- Biển số
- OF-307638
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 469
- Động cơ
- 804,846 Mã lực
Nghe giọng điệu có vẻ rất quen! "Xưa như trái đất ấy nhỉ"? :-|
Lãnh đạo CSGT khẳng định không có "bẫy" vi phạm
(Tin tức thời sự) - Liên quan đến việc phản ánh có "bẫy" hay không ở ngã tư, lãnh đạo đội CSGT số 7 khẳng định không có bẫy vi phạm
Trước đó cộng đồng mạng đang xôn xao chuyện phải trái, đúng sai trong việc rẽ phải ở một ngã tư tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là đoạn ngã tư Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 đã lên tiếng khẳng định không có chuyện bẫy vi phạm ở đây
Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7 cho biết, tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, cơ quan chức năng đã bố trí ở bốn góc của ngã tư hệ thống vạch kẻ dừng, biển báo và đèn tín hiệu hết sức rõ ràng, việc phân làn của vạch kẻ vôi và biển báo cũng đã thông báo cho người tham gia giao thông biết mình phải đi theo làn nào là đúng quy định của Luật giao thông.
Hơn nữa, vì khu vực này đang thi công dự án đường sắt trên cao, trước đó bốn góc của ngã tư khá hẹp, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 cũng đã kiến nghị lên các cấp có thẩm quyển cho xén 4 góc vỉa hè rộng ra để người dân có thể thoải mái rẽ phải, tránh gây tình trạng ùn tắc giao thông vì nơi đây có lưu lượng xe cộ qua lại dày đặc.
"Không có chuyện "bẫy" người vi phạm ở đây!", Trung tá Ninh khẳng định. Vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 phân tích, những hành vi bị CSGT xử lý đều do rẽ phải không đúng làn đường, tức là phải rẽ chuẩn vào khu vực đường xén, còn làn bên ngoài chỉ để đi thẳng.
Trước đó cộng đồng mạng cho rằng nút giao này có "bẫy" người vi phạm trong việc xử phạt lỗi rẽ sai làn đường.
Theo Trung tá Ninh, tất cả những trường hợp bị thổi phạt đều có hành vi đỗ ở làn đi thẳng lúc đèn đỏ rồi khi đèn bật xanh thì cắt mặt các phương tiện để rẽ phải gây xung đột giao thông hoặc nhiều trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ vì không có biển cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Ngoài ra, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh còn khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông, cần nắm rõ luật và chú ý quan sát biển báo, vạch kẻ dừng cũng như đèn tín hiệu.
"Nhiều người không nắm rõ luật nên đôi co với CSGT, trong khi anh em làm nhiệm vụ ngoài đường vất vả, bận bịu, đôi khi không tập trung giải thích được rõ cho dân, dẫn đến hiện tượng bức xúc trong dư luận", Trung tá Ninh chia sẻ.
Trước đó dư luận đồng tình với chủ trương của Công an Hà Nội trong việc xây dựng hình ảnh cảnh sát giao thông “thân thiện” khi làm nhiệm vụ.
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an Hà Nội) - là: “Nghiêm cấm lực lượng CSGT thành phố đứng núp khi làm nhiệm vụ, cấm rút chìa khóa xe, chỉ gậy vào người vi phạm giao thông” - hành vi phản cảm mà dư luận đã từng phê phán gay gắt. Về hành vi này, cần quy định cấm đối với CSGT trên toàn quốc.
Thượng tá Lê Đức Đoàn - công dân ưu tú của thủ đô - nguyên Đội CSGT số 1, Công an Hà Nội cho rằng, việc nghiêm cấm CSGT không được đứng núp khi làm nhiệm vụ, cấm rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm là cần thiết, bởi đây là một quy định rất nhân văn, rất có văn hóa giao thông.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, nên mọi hành vi, ứng xử, cử chỉ chưa đẹp như việc CSGT đứng núp khi làm nhiệm vụ hay rút chìa khóa trên xe người vi phạm là điều cần phải chấn chỉnh.
Trong quy định thì CSGT là lực lượng làm nhiệm vụ công khai, với nhiệm vụ chính là giữ gìn trật tự an toàn giao thông chứ không phải là lực lượng phòng, chống tội phạm nên mọi hành vi, ứng xử đều phải chuẩn mực.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Link:http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/lanh-dao-csgt-khang-dinh-khong-co-bay-vi-pham-3267944/
Lãnh đạo CSGT khẳng định không có "bẫy" vi phạm
(Tin tức thời sự) - Liên quan đến việc phản ánh có "bẫy" hay không ở ngã tư, lãnh đạo đội CSGT số 7 khẳng định không có bẫy vi phạm
Trước đó cộng đồng mạng đang xôn xao chuyện phải trái, đúng sai trong việc rẽ phải ở một ngã tư tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là đoạn ngã tư Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 đã lên tiếng khẳng định không có chuyện bẫy vi phạm ở đây
Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7 cho biết, tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, cơ quan chức năng đã bố trí ở bốn góc của ngã tư hệ thống vạch kẻ dừng, biển báo và đèn tín hiệu hết sức rõ ràng, việc phân làn của vạch kẻ vôi và biển báo cũng đã thông báo cho người tham gia giao thông biết mình phải đi theo làn nào là đúng quy định của Luật giao thông.
Hơn nữa, vì khu vực này đang thi công dự án đường sắt trên cao, trước đó bốn góc của ngã tư khá hẹp, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 cũng đã kiến nghị lên các cấp có thẩm quyển cho xén 4 góc vỉa hè rộng ra để người dân có thể thoải mái rẽ phải, tránh gây tình trạng ùn tắc giao thông vì nơi đây có lưu lượng xe cộ qua lại dày đặc.
"Không có chuyện "bẫy" người vi phạm ở đây!", Trung tá Ninh khẳng định. Vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 phân tích, những hành vi bị CSGT xử lý đều do rẽ phải không đúng làn đường, tức là phải rẽ chuẩn vào khu vực đường xén, còn làn bên ngoài chỉ để đi thẳng.
Trước đó cộng đồng mạng cho rằng nút giao này có "bẫy" người vi phạm trong việc xử phạt lỗi rẽ sai làn đường.
Theo Trung tá Ninh, tất cả những trường hợp bị thổi phạt đều có hành vi đỗ ở làn đi thẳng lúc đèn đỏ rồi khi đèn bật xanh thì cắt mặt các phương tiện để rẽ phải gây xung đột giao thông hoặc nhiều trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ vì không có biển cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Ngoài ra, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh còn khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông, cần nắm rõ luật và chú ý quan sát biển báo, vạch kẻ dừng cũng như đèn tín hiệu.
"Nhiều người không nắm rõ luật nên đôi co với CSGT, trong khi anh em làm nhiệm vụ ngoài đường vất vả, bận bịu, đôi khi không tập trung giải thích được rõ cho dân, dẫn đến hiện tượng bức xúc trong dư luận", Trung tá Ninh chia sẻ.
Trước đó dư luận đồng tình với chủ trương của Công an Hà Nội trong việc xây dựng hình ảnh cảnh sát giao thông “thân thiện” khi làm nhiệm vụ.
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an Hà Nội) - là: “Nghiêm cấm lực lượng CSGT thành phố đứng núp khi làm nhiệm vụ, cấm rút chìa khóa xe, chỉ gậy vào người vi phạm giao thông” - hành vi phản cảm mà dư luận đã từng phê phán gay gắt. Về hành vi này, cần quy định cấm đối với CSGT trên toàn quốc.
Thượng tá Lê Đức Đoàn - công dân ưu tú của thủ đô - nguyên Đội CSGT số 1, Công an Hà Nội cho rằng, việc nghiêm cấm CSGT không được đứng núp khi làm nhiệm vụ, cấm rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm là cần thiết, bởi đây là một quy định rất nhân văn, rất có văn hóa giao thông.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, nên mọi hành vi, ứng xử, cử chỉ chưa đẹp như việc CSGT đứng núp khi làm nhiệm vụ hay rút chìa khóa trên xe người vi phạm là điều cần phải chấn chỉnh.
Trong quy định thì CSGT là lực lượng làm nhiệm vụ công khai, với nhiệm vụ chính là giữ gìn trật tự an toàn giao thông chứ không phải là lực lượng phòng, chống tội phạm nên mọi hành vi, ứng xử đều phải chuẩn mực.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Link:http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/lanh-dao-csgt-khang-dinh-khong-co-bay-vi-pham-3267944/
Chỉnh sửa cuối: