Lang thang trên đất Canada

Speedvn

Xe tải
Biển số
OF-1890
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
466
Động cơ
573,160 Mã lực
Sắp tới em đi Vancouver nhưng từ Vancouver chưa biết đi đâu tiếp hay mà lái xe được dưới 3h, bác nào recommend em vài địa chỉ nhé.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Speedvn nói:
Sắp tới em đi Vancouver nhưng từ Vancouver chưa biết đi đâu tiếp hay mà lái xe được dưới 3h, bác nào recommend em vài địa chỉ nhé.
Bác em sang đó có phải xin visa không? Bác em định chơi bao lâu bên đó vậy?
Bác thử vào link này hỏi xem, thổ dân ở Vancouver chắc sẽ có nhiều gợi ý thú vị cho bác. Bằng không bác cứ anh gúc mà hỏi.

http://www.svcan.com/forum/index.php
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
heavyrain2408 nói:
Bác cbnu ơi sao nhìn mấy con chim cánh cụt cứ như làm bằng nhựa thế nhỉ :s Ngoài nhìn nó có mượt ko :-/
Chim cánh cụt ở trên mặt đất di chuyển khá chậm, nhưng khi xuống nước thì bơi thôi rồi. Lông chim rất mượt vì như thế nó mới làm giảm lực cản dưới nước, giúp chim săn bắt cá, mực hiệu quả hơn.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Mời các bác tiếp tục lượn lờ trên các con phố ở Ottawa



 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Oto trên phố ở Ottawa



 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,391 Mã lực
Ottawa có vẻ thích kiến trúc Gotich quá nhi?
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
hung303 nói:
Ottawa có vẻ thích kiến trúc Gotich quá nhi?
Cá nhân em cũng thích kiến trúc này, trông nó rất hoành tráng và cổ kính
Mời các bác xem ảnh cầu Long Biên ở Ottawa trước cơn mưa chiều



Nét cổ kính soi bóng trên nền hiện đại

 

Speedvn

Xe tải
Biển số
OF-1890
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
466
Động cơ
573,160 Mã lực
đẹp quá mèng ơi, visa chỉ xin single vẫn đi lại nhiều lần được mới hay, xin multiple giá 130 mà single có 65 thôi. Chắc phải làm quen vài đồng chí bên đó hỏi han chỗ đi lại đã chứ không phí công bác nhẩy. tks 4 d link.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Speedvn nói:
đẹp quá mèng ơi, visa chỉ xin single vẫn đi lại nhiều lần được mới hay, xin multiple giá 130 mà single có 65 thôi. Chắc phải làm quen vài đồng chí bên đó hỏi han chỗ đi lại đã chứ không phí công bác nhẩy. tks 4 d link.
Chắc bác đi bằng oto từ US sang Canada thì mới dùng single entry visa để ra vào Canada?. Còn nếu đi máy bay thì single entry visa chỉ được 1 lần thôi.
Lần tới bác nên lên Montreal hoặc Quebec, ở đó là văn hóa Pháp nên có kiểu khác hẳn US.
 

Lambo

Xe máy
Biển số
OF-1120
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
80
Động cơ
576,200 Mã lực
Tuổi
52
Các bác chụp đẹp, nhưng chăng cho bọn em biết lịch sử văn hóa ở nhũng chỗ đó thế nào cả.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Lambo nói:
Các bác chụp đẹp, nhưng chăng cho bọn em biết lịch sử văn hóa ở nhũng chỗ đó thế nào cả.
Em lười viết chữ ra phết bác à. Em sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này.
Mời các bác đi thăm chợ Đồng Xuân ở Ottawa, Byward Market. Chợ này được gọi theo tên của John By, kỹ sư quân sự người Anh. John By tham gia giám sát và chỉ huy xây kênh đào Rideau. Kênh đào này nối 2 thành phố Ottawa và Kingston.



Còn đây là tượng ông John By

 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Trần của 1 gian phòng trong nhà quốc hội ở Ottawa



Bên trong nhà quốc hội

 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
577
Động cơ
10,545,547 Mã lực
(Em copy cái bài này từ dactrung.net về để minh họa thêm cho mấy cái hình của bác cbnu về Montreal & Quebec)

**********************

Québec

Bài viết này nhằm giới thiệu sơ sài Québec với du khách mỹ quốc. Québec là vùng đất văn hoá pháp duy nhứt của bắc mỹ, Đi Tây mà thiếu giờ thiếu tiền thì ta đi Québec đỡ, không khí Québec bề chi cũng đủ mùi baguette, croissant, fromage Camembert y chang.

Québec nhìn bằng những con số :
- Québec là một trong 4 tỉnh bang (province) lập quốc đầu tiên của Canada vào năm 1867, nằm phía đông lục địa mỹ châu, cực đông của Québec là 3 tỉnh bang duyên hải (maritimes) Newfoundland, Nova Scotia, New-Brunsweek, cánh tây sát Ontario và 5 tỉnh bang còn lại.
- Dân số đứng thứ nhì (sau Ontario) với gần 8 triệu người, trong đó tỷ lệ sắc dân chia ra như sau :
. pháp : 81.2 % (và theo công giáo)
. anh : 8.0 %
. thổ dân : 1.0 %
. di dân : 9.0 %
- Québec có 1930 km chiều dài và 1610 km chiều rộng, là tỉnh bang lớn nhứt của liên bang.
- Québec (và toàn Canada) dùng hệ thống đo lường thập phân từ 25 năm nay, (km cho vận tốc và kg cho sức nặng)
- Thủ phủ chánh trị :Thành phố Québec (của tỉnh bang Québec)
- Thủ phủ kinh tế : Thành phố Montréal.
- Quốc khánh : 24 tháng 6, ngày St Jean Baptiste, thánh tổ của tỉnh bang.
- Cờ Gia nã đại : lá phong đỏ trên nền trắng (được gọi nôm na là xứ cờ lá tức Diệp Kỳ)
- Cờ Québec : chữ thập trắng chia nền xanh bleu royal thành 4 khung, với 4 bông huệ tây trắng (lys), biểu hiệu vương quyền pháp quốc, (hồi thời Hồng y giáo chủ Richelieu, gái mãi dâm thường bị trừng phạt bằng cách ấn dấu nung hình bông lys vào bờ vai cho đờn ông con trai khỏi... lấy lầm, vụ ni có được Alexandre Dumas nhắc trong Le Trois Musquetaires.

Québec theo thổ ngữ Algonquin nghĩa là ‘khúc hẹp của dòng sông’ tức sông St Laurent. Thoại tiên viết là Quebeck 1601, sau thành Kebec 1609, rồi 1613 được Samuel de Champlain đổi thành Quebec như hiện nay.

Lịch sử thành lập Québec cũng tùm lum rắc rối hết biết. Sau khi Christophe Colombe (phiên âm là ... Kha Luân Bố) khám phá ra châu mỹ, cùng với việc phát triển ngành hàng hải, các đế quốc âu châu lủ lượt gời người sang tân thế giới cắm cờ dành đất làm màn chiếm cứ thuộc địa.
- 1534, Jaques Cartier, dưới triều vua François 1st, đã 3 lần dẫn đám tùy tùng thám hiểm Québec.
- 1603 Samuel de Champlain tuân lệnh Henri IV đổ bộ và ở lại.
- 1608 Champlain thành lập Québec ở Tân Pháp - Nouvelle France

(1609 Galilée vác viển vọng kính nhìn trời và ngó thấy các vệ tinh trong thái dương hệ rồi dõng dạc tuyên bố : trái đất tròn và xoay quanh mặt trời. Giáo hội công giáo phản đối lên án và ... cất phép thông công, nghĩa là chết sẽ xuống thẳng hỏa ngục, nếu Galilée không rút lời nói lợi !)

- 1627 Hồng y giáo chủ Richelieu thành lập công ty ‘Tân pháp’ – Compagnie de la Nouvelle France - với 100 ‘cổ đông’ góp vốn, nhắm mục đích khai thác vùng đất mới.
- 1642 Paul de Chomedey de Maisoneuve thành lập Ville-Marie, tức thành phố Montréal sau này.
- 1663 Louis 14 (Roi du Soleil) chính thức coi Quebec là lãnh địa pháp và sai bộ trường tài chánh Colbert thiết lập chức vụ toàn quyền để cai trị và thâu thuế.
Cũng trong năm này 775 thiếu nữ pháp (filles du roi) được đưa sang Tân pháp để lập gia đình và sanh con đẻ cháu giữ đất cho xứ sở !
- 1730 – 1749 : 648 tù nhơn hình sự pháp được trả tự do để sang lập nghiệp tại Tân Pháp

Cùng với việc chiếm đóng của Pháp ở phía đông bắc, hai đế quốc Anh và Tây ban nha cũng ào ạt tới cắm dùi ở phiá đông nam.

Lịch sử của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và của Liên bang Gia nã đại ngó chừng có mẫu số chung : Chiến tranh giữa đế quốc với thổ dân và chiến tranh giữa đế quốc với nhau để tranh giành đất đai ảnh hưởng. Kế tiếp thì thần dân đế quốc sang xứ lạ sanh sống mần ăn, sau khi đã an cư lập nghiệp bèn tính chuyện vùng lên đòi quyền làm chủ tự trị. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh (giống PR hết biết) cứ uýnh vùi một hồi xong lại kéo nhau ký kết hoà ước nghỉ lấy sức đặng uýnh tiếp.

Cuộc chiến 7 năm 1754-1760 giữa các đế quốc là cuộc chiến dai dẳng, la guerre de la conquête tức chiến tranh dành thuộc địa, giữa một bên là Pháp-Tây Ban Nha và bên kia là Anh-Phổ.
- 1755 Anh chiếm vùng Maritimes, đẩy 7000 dân Acadian (gốc pháp) chạy xuống phiá nam (Hoa kỳ)
- 1759 tướng Wolfe của vua Anh George 3rd tiến chiếm thành phố Québec. Quân pháp do tướng Montcalm của vua Pháp Louis 15th chỉ huy phản công. Hai bên dàn quân đánh xáp lá cà một trận sống mái ở đồi d’Abraham bên ngoài thành phố Québec. Kết quả Pháp thua trận nhưng cả hai tướng Wolfe và Montcalm đều ... tuý ngọa sa trường, da ngựa bọc thây !
- 1760 quân Anh tiến vào Montreal, Tân-Pháp bị Anh chiếm hoàn toàn.
(Sau này các phê bình gia tôn thư sách lược đã đồng ý rằng, nếu Montcalm là nhà quân sự giỏi thì cục diện chiến trận đã hoàn toàn khác và có thể toàn Gia nã đại sẽ nói hết tiếng pháp hổng chừng !)


- 1763 Hoà ước Paris, Nouvelle France chánh thức (thuộc về và) do Anh cai trị với đạo luật Royal, Tin lành được coi là quốc giáo. Dân số Québec khi ấy dưới 10 ngàn thì đã có tới 2 ngàn bất mản, bỏ Québec để trở về chánh quốc.
(bàn thêm là Louisiana đã là nhượng địa của Pháp cho Tây ban nha năm 1762, rồi Louisiana được trả lại cho Pháp năm 1800. Do biết khó có thể giữ được vùng đất này năm 1803 Pháp bán Louisiana lại cho Hoa Kỳ)

Dân chúng Québec gốc pháp liên kết với thổ dân liên tục chống Anh.
- 1774 để xoa dịu tình hình căng thẳng ở Québec Anh rút lại đạo luật Royal, công nhận một số quyền tự do ‘sắc tộc’ (công giáo trở thành quốc giáo)
- 1775 Dân Hoa Kỳ và Gia nã đại liên minh đòi độc lập và tự trị.
Pháp nhảy vào ủng hộ, cung cấp tài chánh và quân sự cho Hoa Kỳ chống lại Anh (Hầu tước de la Fayette được giao phó trọng trách này)
- 1781 Hoa kỳ chiến thắng. Anh rút quân về.
- 1783 Hiệp ước Versailles được ký kết, Hoa Kỳ tuyên bố độc lập. Anh quốc còn phải nhường cho Pháp một số lãnh địa khác.

Dân Gia nã đại (nhứt là GNĐ gốc pháp) hy vọng tràn trề, rằng Pháp cũng nhơn dịp này sẽ đòi đòi độc lập cho họ, nhưng não nề thay chánh phủ Pháp tỉnh rụi làm lơ Québec !
- 1784 : một số loyalists anh đã di dân từ Hoa Kỳ sang Gia nã đại để biểu lộ lòng trung thành với chánh quốc và Nữ hoàng Anh.
- 1867 Gia nả đại lập quốc nhưng vẫn nằm trong Khối liên hiệp Anh.

Québec tự trị trong Liên bang Gia nã đại. Hiến pháp Gia nã đại hiện nằm ở quốc hội ... mẫu quốc, tức tại London.
Đầu thập niên 1980, Thủ tướng lỗi lạc Pierre Eliott Trudeau (Prime Minister) với ý định thoát ly, đã tìm cách đưa Hiến pháp quốc gia trở về Gia nã đại. Các tổng tài (hay thủ tướng tỉnh bang Premier Minister) đã họp nhau ở Lac Meech để thảo luận ba bốn bữa, nhưng rồi sự việc không thành.
Hội nghị Lac Meech thất bại, thủ tướng liên bang Trudeau buồn quá xá, rồi được nữ luật sư thư ký riêng của thủ thướng tỉnh bang Newfoundland đưa bờ vai cho dựa đỡ giải sầu. Kết quả : mùa thu năm sau, ở tuổi 75, dòng họ Trudeau có thêm một tiểu thư góp mặt với ba công tử của đời vợ cũ (Thế cho có âm có dương đề huề hoà hợp !)

Vấn đề ngôn ngữ của Quebec rất phức tạp và rắc rối. Quebec là vùng tiếng pháp duy nhứt với văn hoá hoàn toàn khác biệt chung quanh. Chuyện tự trị tách rời Quebec ra khỏi Liên bang, chuyện Quebec phải được coi là một xã hội riêng biệt (société distingue) là việc bàn cãi nóng bỏng từ hơn 20 năm nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thoả đáng. Để bảo vệ phong tục tập quán cộng đồng, pháp ngữ đã được duy trì và bảo vệ bằng đạo luật đàng hoàng (luật 101) nhưng ... có vẻ hổng thành công chi mấy, than ơi !

1. Thành phố Montréal.
Montreal là một đảo nhỏ, cộng thêm vùng ngoại ô phụ cận, dân số tổng cộng khoảng 2-3 triệu người. Montreal bắt buộc chuyện song ngữ.
Bus và metro là phương tiện giao thông đại chúng, nối liền toàn đảo với vùng phụ cận, do công ty chuyên chở công cộng của chánh phủ đảm trách. Vì parking khó tìm, thường du khách được khuyên nên xử dụng phương tiện này.

Bus và metro xài chung một vé. Ta có thể :
. hoặc trả tiền mỗi lần ở cửa vào
. hoặc mua một xấp 10 vé cho 10 lần (tính ra rẻ hơn)
. hoặc mua định kỳ (1 tuần hay 1 tháng và tha hồ đi ngang đi dọc).
Mỗi lần lên xe bus hay xuống metro phải hỏi xin cái transfert để dùng cho đoạn đường kế tiếp, transfert này có hiệu lực trong vòng 2 tiếng.


Montreal rộn rịp với những festivals hè suốt từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 thì chấm dứt :
. Francofolie
. International jazz festival
. Just for laugh festival
. Formule 1 (car race)
. Nuits d’Afrique
. Gay parade
- vv và vv......
Đặc biệt năm nay có OutGames Đại hội thể thao thế giới cho lực sĩ gay (nhưng ai tham dự cũng OK ráo)

Các vùng đất của Montreal :
. Dân tàu ở phố tàu (china town)
. Dân âu châu (nhứt là dân pháp) đóng đô ở Plateau Mont-Royal, tại đây có những boutiques nhỏ theo style pháp.
. Dân ý và Bồ ở đường St Laurent (Little Italy)
. Dây Gay ở Gay village (đường chi tui quên rồi)
. Dân Do Thái và VN ở Côte des Neiges
. Dân pakistan và hồi giáo ở Jean Talon
- vv và vv ...

Shopping Montreal : tui mù tịt chuyện này, xin hỏi những người có thẩm quyền khi tới đây. Đặc biệt vì thời tiết nên thành phố có hệ thống shopping underground (nhưng tui chưa đi bao giờ)

Ẩm thực Montreal :
Ăn uống thì thiệt sự tui hổng rành rẻ lắm, xin thành khẩn khai báo dzậy..
Thực phẩm và nhà hàng ở Montreal nổi tiếng ngon và rẻ rề, đủ loại đủ gu hổng thiếu.
. Đồ tàu và việt tìm ở phố tàu và ở khu Côte des neiges.
Quán Tây Hồ phở bắc nổi tiếng ở góc Saint Denis-Bélanger (gần plateau Mont-Royal)
Bánh xèo Minh đường Bélanger (gần nhà thờ VN)
Bún Bò huế quán Rạng Đông đường Victoria gần Metro Côte Ste catherine.
Quán Ông Cả Cần bò bảy món góc St Laurent - Ste Catherine
Nhà hàng tàu Cẩm sính trong Plaza Côte des Neiges, ngon và rẻ.
vv và vv ...

. Đồ pháp : hết xẩy nhưng mắc, trả tiền đau bụng luôn, các nhà hàng này ở hết vùng downtown
Nhà hàng Toquet nổi tiếng thế giới (đường Maisonneuve ?) Hầm toàn rượu xịn !
Nhà hàng La Mère Michel góc đường Guy-Sherbrooke
Nhà hàng của Hôtel Vogue đường De la Montagne.
Nhà hàng của Hôtel Ritz-Carlton đường Sherbrooke.
vv và vv

.Vài tiệm bánh pháp ăn được :
Duc de là Lorraine gần nhà thờ nổi tiếng Oratoire St Joseph.
La Bruxelloise (khu plateau Mont-royal, đường Mont-Royal thì phải ?)
Patisserie Belge (cũng khu Plateau này)

+ Đặc biệt nhứt là tiệm do thái Schwartz (world most famous smoked meat, 3895 St Laurent) nổi tiếng thế giới với món thịt un khói. Tiệm nhỏ xíu dòm nghèo nàn nhưng lúc nào cũng nghẹt người !)

Văn hoá Montréal :
- Khu phố cổ old Montreal là nơi dành riêng cho du khách. Tại đây có :
.Nhà thờ Notre Dame : một ấn bản nhỏ của ND de Paris. Thỉnh thoảng được dùng làm nơi hoà nhạc của dàn symphonic orchestra.
. Nhà thờ Bon Pasteur, cũ nhứt xây từ thế kỷ 14, nằm gọn trong khu phố cổ, cũng thỉnh thoàng cho tổ chức récital (hoà nhạc nhưng nhỏ hơn)
. Oratoire St Joseph với ca đoàn Petits chanteurs de Mont Royal nổi tiếng thế giới.
. Vương cung thánh đường Đức Mẹ thế giới (đường Sherbrooke)
. City Hall : đẹp, nhứt là về bàn tối.
- Viện bảo tàng nghệ thuật : đường Sherbrooke, nhỏ và thường (so với Boston hay New-york)
- Dàn nhạc Montreal symphonic orchestra nổi tiếng, hiện do Nagano điều khiển (sau khi các thành viên biểu tình truất phế Charles Dutoit về tội độc tài và độc đoán)


- Vườn bách thảo Botanic garden (metro Pie IX, lớn thứ tư trên thế giới)
Montreal kết nghĩa với Thượng Hải nên tại Botanic garden có khu chinese garden với nhiều activities, chẳng hạn như hội thả đèn vào dịp trung thu hay điêu khắc trên đá vào mùa đông tết ta.
Vài năm trước Motreal khởi đầu tổ chức Mosaic-culture mỗi năm với sự tham dự của nhiều nước trên thế giới. Sau vì quá thành công nên rồi từ năm ngoái festival này được mang ra khỏi Montreal để lần lượt tới những thành phố của các nước tham dự khác.
- Ballet & Opera : rất trung bình.
- Cirque du soleil : nổi tiếng thế giới, giá vé rẻ so với giá coi ở Mỹ.

Tóm lợi thì tui hổng rành rẻ lắm thành phố Montreal vì ít lui tới. Những hiểu biết ngó chừng còn rất nhiều lỗ hổng. Nếu bạn có người quen nên hỏi để biết thêm.

2. Thành phố Québec.
Québec là nét đặc thù và tiêu biểu cho văn hoá pháp tại Bắc mỹ. Thành phố chia ra làm hai khu Haute Ville và Basse Ville, cách nhau bới một con dốc rất cao và rộng có tên Côte d’Abraham.

Haute Ville : nằm dọc trên đường Grande-Allée, là khu hành chánh gồm Quốc hội và các dinh thự của ngoại giao đoàn. Québec cổ - Old Québec hay Vieux Québec nằm ở cuối đường, đẹp và tấp nập, nhứt là về đêm.
Quebec cổ là một vùng có thành quách bao bọc xung quanh với những họng súng chĩa ra ngoài để phòng chống ‘ngoại xâm’ thời đó. Vua chuá sống trong lâu đài Château Frontenac, và dân chúng ỡ bao bên ngoài, trong những nhà gạch đá. Vì là khu lịch sử nên triệt để được bảo vệ, muốn sửa chi bên trong cũng OK nhưng mặt tiền phải giữ nguyên. Đường phố trong cổ thành nhỏ hẹp vòng vèo và vài chỗ còn giữ nguyên đá lót. Phần lớn nhà cửa ở đây là những hàng quán cửa tiệm và quán trọ dành cho du khách.


Từ château Frontenac ta có thể dùng thang bộ hay thang máy (phải trả tiền) để đi xuống vùng dưới. Dĩ nhiên đi bộ thì vui hơn nhiều. Place Royale giữ nguyên dấu tích thời lập quốc (được dùng làm cảnh để quay phim Taking Lives do Angelina Jodie đóng) Khu dưới với những boutique bán đồ lưu niệm và những hàng ăn lộ thiên.
Terrace Dufferin của chateau để du khách tản bộ, hiện đóng một phần để mấy nhà khảo cổ Quebec và các nước khác đào trộn tìm kiếm chi đó.

Bên ngoài cổ thành, dọc đường Grande-Allée rộn rịp quán ăn lộ thiên mùa hè tấp nập. Vườn hoa Jeanne d’Arc với hơn 1500 loại hoa cỏ, từ đây ta có thể lững thững cuốc bộ ra đồi Abraham, tới thẳng chiến trường nơi giao tranh mấy trăm năm trước.

Mỗi năm một lần, chánh phủ thuê sanh viên kịch nghệ đóng tuồng để diễn lại trận đánh xáp lá cà của hai đạo quân anh pháp tại đây cho du khách thưởng lãm. Tướng Wolfe của Anh có thể chửi thề ỏm tỏi bằng tiếng pháp, và ngược lại tướng Montcalm của Pháp có thể xổ nho tiếng anh có dây có nhợ hổng chừng !
Viện bào tàng nghệ thuật nhỏ xíu khổng đáng kể, dàn nhạc symphonic orchestra cũng khiêm tốn y chang và hiện do Talho chi đó điều khiển (quên rồi)

Đường St Jean cũng từ Old Quebec đi ra, chạy song song với Grande-Allée, là con đường thương mại thị tứ với các boutiques nhỏ dọc hai bên, khu của dân gay cũng nằm ở đây.

Basse Ville : Đi hết Côte d’Abraham là xuống tới basse ville (xin đừng lẫn lộn với cái phía dưới của Old Quebec nói ở trên kia) Basse Ville cũng có nhà cửa và lèo tèo di tích xưa, đẹp nhứt là ga xe lửa và bến tàu.
Đường Vallier ngắn và nhỏ, với 7 tiệm ăn việt, nấu nướng đặc biệt cho du khách ngoại quốc (nếu vô trúng 1 trong 7 tiệm ni và nói Mme Ngô giới thiệu dám sẽ được ăn free hổng chừng !)

Thành phố Québec nhỏ, đẹp và yên. Mỗi năm gia đình tui về đây nghỉ ngơi ít nhứt hai ba bận, dịp spring-break, hè và thanksgiving. Đi dạo dọc Grande-Allée băng ngang đồi Abraham rồi lần vào cổ thành, đi lăng quăng tới nửa đêm mới bò dzìa ngủ, bao giờ cũng là những giây phút thảnh thơi nhứt.

3. Vùng Charlevoix.
Charlevoix cách Québec độ 1½ - 2 giờ lái xe. Phong cảnh rất đẹp và thơ mộng với những con đường núi đồi uốn khúc lên xuống với những Auberge hay Inn nằm hai bên. Ở đây sông St Laurent đã bắt đầu rộng hẳn ra và nước đã bắt đầu mặn vì hoà lẫn nước biển.
Charlevoix có lâu đài nổi tiếng Manoir Richelieu, đứng chênh vênh trên một ghềnh nhìn thẳng ra dòng sông rộng (không rõ bờ bên kia).

Năm 1846 William Busby Lamb bị khung cãnh ở đây mê hoặc nên tới 1867 thì phối hợp với John Willian Chamard để dự tính xây dựng tại đây một dinh thự cho du khách có tên Hotel Chamard’s Lorre House (Hầu tước Lorre là toàn quyền, đại diện nữ hoàng Anh năm 1878-1883)
Thoạt tiên Manoir hoàn toàn bằng gỗ, theo kiểu Normandie, do kiến trúc sư Edward Maxwell thiết kế. Trong thời hoàng kim, manoir là nơi nghỉ hè của giới nghệ thuật (Charlie Chaplin, Jean Harlow ..).
William. B. Taft, tổng thống thứ 27 của Mỹ củng thường tới đây, rồi vùng phụ cận Pointe Au Pic chung quanh Manoir cũng được các nghệ sị và chánh khách tài phiệt mỹ kéo tới mua đất dựng nhà (cho tới nỗi người ta đã phải nói : chánh phủ Mỹ điều khiển nước mỹ từ Manoir !)
Nhưng ...
September 12th 1928 một trận hoả hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn Manoir chỉ để trơ lại những pháo đài (tours & tourelles). Sau trận cháy này vùng Pointe Au Pic cũng từ từ bị bỏ hoang.

Manoir hiện tại được dựng ở vùng gần đó, do Kiến trúc sư John Archibald vẽ, xây bằng bê-tông với xà nhà bằng kim loại phủ đồng. Việc xây cất khó khăn vì địa điểm Manoir khi ấy hầu như biệt lập với bên ngoài, đất đá được chở về hoàn toàn bằng đường biển. Manoir được cắt băng khánh thành vào ngày June 15th 1929.
Sòng bài casino của manoir xây năm 1930 ngay trên nền manoir cũ đã cháy khi xưa.
Rồi kế tiếp là piste trượt tuyết (alpin & cross country) hồ bơi, sân Golf ... vv Tóm lại đây là một địa điểm nghỉ mát quanh năm.

1996 Manoir Richelieu lọt vào tay Hệ thống khách sạn Fairmount của mỹ. Vườn hoa phía trước được sửa sang lại (english style), sân đậu xe nới rộng và xây thêm. Giá tiền phòng do đó cũng tăng lên ... nhiều chút (350-500 đô cho một phòng loại trung bình) Nếu tới Charlevoix có lẽ ngủ ở những motel xa xa đỡ tiền hơn !

Cách Charlevoix độ 20 phút lái xe là vùng Tadoussac (cap à l'aigle rất đẹp) nơi con sông nhỏ Saguenay đổ vào sông lớn St Laurent. Tadoussac là vùng đất rung liên tục nên không xây được cầu, vì thế phải dùng phà để qua lại hai bên bờ sông Saguenay (10 phút). Sông St Laurent khúc này thì nước đã mặn chát và không thấy được bờ bên kia. Hàng năm vào tháng 9-10, cá ông từ biển bơi vào tới tận đây để tìm thức ăn (vì nước sông bắt đầu ấm lại), người ta thường xuống tàu đi ra giữa sông St laurent để ngoạn cảnh và coi cá ông phun nước, nhưng vì cá hổng ưng nghe tiếng động cơ tàu lớn nên du khách được mặc áo phao và ngồi vào Zodiac đi ra xa tàu hơn để có thể thấy cá trồi lên tò mò dòm mình (hay đội cho zodiac lật úp xuống rồi được tàu mang canoe tới vớt về).

Kết.
Québec mang nét đặc thù văn hoá pháp nhưng người québec hổng phải người pháp. Nói lén sau lưng Québec thì thế này : Tổ tiên dân quebec, đờn ông là đám thất học đầu trộm đuôi cướp, đờn bà dám là đĩ điếm đày tớ hổng chừng. Cái đám ni bị tống xuống thuyền đưa sang đặng sanh sống đẻ con cho chật vùng Tân pháp. Bên cạnh đó là giới tu sĩ tới mở mang nước chúa (thường là các cha Jésuites). Thời xưa chưa có la dô internet như bây giờ, thế nên cái đám ni nói toàn một loại pháp ngữ cổ xưa của thế kỷ 15-16 (mà còn nói sai nữa chớ trời !) Thành ra rồi dân tây chánh hiệu có sang đây nghe thì cũng bí lù như thường ! Mãi sau này, nhứt là chừng 25 năm nay thôi, việc thông tin giao dịch gọn lẹ, tiếng tây của Québec có mòi đỡ hơn nhưng bù lại tiếng anh được tây hoá thành tiếng pháp cũng nhiều bộn trong đối thoại hàng ngày.
Quebec phần lớn lè phè đại khái nên nhịp sống ngó bộ chậm hơn tại mỹ là cái cẳng. Dân Québec y hình hổng ưa tây thứ thiệt, nhứt là đám Parisiens, hổng rõ vì mặc cảm dzăng-hoá hay vì chuyện bị Pháp bỏ rơi (để giữ lấy Guadeloupe), hay có thể vì mất gốc thứ thiệt nên quê mẹ coi như pha hổng chừng !

Năm 1967 tướng de Gaulle của Đại Pháp sang Québec, đứng trước toà thị chánh Montreal đọc diễn văn rồi hứng chí hoảng tiều một câu ‘Vive le Québec libre’ (hoan hô Québec độc lập) Câu nói ni khơi mào cho phòng trào tự trị vốn dĩ âm ỉ từ lâu.
Chánh trị tỉnh bang Québec bấp bênh, lâu lâu lại cứ có màn trưng cầu dân ý đặng tách khỏi Liên bang, bị vậy nên kinh tế Québec ỉu xìu như bánh phồng nhúng nước, hãng xưởng lớn lần lượt dời nhà, dọn sang Ontario hay Alberta cho ăn chắc. Mới đây một ông giáo sư xã hội học đã tỉnh bơ tiên đoán : Québec sẽ biến mất hoàn toàn trên bản đồ thế giới trong vòng 70 năm nữa, cùng với nền văn hoá pháp đang cố cạnh tranh với văn hoá anh và với sản phẩm Trung cộng nhưng cạnh tranh ... hổng lợi !

Sơ sài thăm Québec vài bữa thì chỉ có vậy.
Dĩ nhiên còn những thắng cảnh hoang dã khác ở bên kia bờ sông St laurent. Đi phà từ bên này sang thành phố Matane bên kia sông mất sơ sơ 2½-3 tiếng hổng ít. Ở Matane tuỳ mùa (xuân hay thu) ta có thể thấy từng đàn cá hồi (salmon) bơi từ biển ngược dòng nước về sông đẻ trứng hay bơi xuôi dòng từ sông ra biển.
Percé, Gaspé hay đảo Madeleine là những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng khác.
 

Hcivic 2006

Xe đạp
Biển số
OF-1709
Ngày cấp bằng
26/9/06
Số km
11
Động cơ
570,110 Mã lực
Tuổi
48
quá tuyệt, cảm ơn các bác nhé! thế nào tôi cũng phải làm một chuyến.
@CBNU: bác đi kiểu balo hay công tác, hay du lịch theo tour?
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Hcivic 2006 nói:
quá tuyệt, cảm ơn các bác nhé! thế nào tôi cũng phải làm một chuyến.
@CBNU: bác đi kiểu balo hay công tác, hay du lịch theo tour?
Chuyến đi sang Canada của em là đi chơi kiểu balo. Em không thích đi theo tour, em thích tự tìm hiểu thông tin rồi lọ mọ.

--
Cám ơn bác NoWD đã múa phụ họa giúp em
--
Mời các bác thêm mấy hình ảnh ở Ottawa, trước khi đến thăm Toronto nhé

Ảnh này chụp ở gần nhà quốc hội



Thư viện của nhà quốc hội

Thư viện đầu tiên được khởi công năm 1859 và hoàn tất vào năm năm 1876. Vào năm 1916 nhà quốc hội bị hỏa hoạn, nhờ có một người làm công ở đây là M. MacCormac đã nhanh tay đóng tấm của sắt chặn lối vào thư viện, nên thư viện này là phần còn lại nguyên vẹn sau vụ cháy.
Đến năm 1952 thư viện bị cháy thực sự do chập điện. Lính cứu hỏa phải mất 10 tiếng và 908,000 lít nước để dập lửa.
Thư viện sau đó đã phải đóng cửa 46 tháng để sửa chữa. Đến năm 2002 thư viện lại được nâng cấp sữa chữa và đến 3/2006 mới hoàn tất

 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Mời các bác chuyển sang Toronto.
The CN Tower với chiều cao 553.33 met.
Vào năm1968, Đường sắt quốc gia Canada (Canadian National Railway) có dự định xây 1 tháp vô tuyến và radio lớn để phục vụ cho Toronto và các vùng phụ cận, đồng thời thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp Canada.
Vào ngày 6 tháng 1 năm 1973 CN tower được chính thức khởi công. Tháp CN được xây dựng trong thời gian chỉ có 4 tháng.



Tàu điện trên phố Dundas, một trong những con phố chính ở Toronto

 

Accord_00

Xe máy
Biển số
OF-2234
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
75
Động cơ
567,050 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
T.O
Bác cbnu cho em hỏi ngu tí , bác ở canada ahh , sao mà bác có lắm hình về canada thế?
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
785
Động cơ
583,366 Mã lực
Accord_00 nói:
Bác cbnu cho em hỏi ngu tí , bác ở canada ahh , sao mà bác có lắm hình về canada thế?
Em chỉ sang Canada chơi cuối thu năm 2006 thôi.
 
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,165
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Bác cbnu ơi, lúc leo lên CN tower bác có dám đi lên cái sàn làm bằng kính nhìn thông xuống mặt đất không? hãi ra phết ấy nhỉ, lúc đang rón rén đi qua có thằng nhóc đứng lên đó nhảy rầm rầm làm em suýt tè ra quần. :P.
Từ Toronto bác lái xe khoảng 1 tiếng về Niagara Fall gần đó có 1 thị trấn nhỏ tên là Niagara on the Lake rất thơ mộng bác ạ, thị trấn nhỏ xinh này từng được bầu chọn là thị trấn đẹp nhất thế giới đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top