- Biển số
- OF-34040
- Ngày cấp bằng
- 26/4/09
- Số km
- 4,588
- Động cơ
- 461,213 Mã lực
(Bí mật quân sự) - Phóng viên X. Osipov của tờ AIF (Luận chứng và sự kiện- Nga) là phóng viên đầu tiên được phép tiếp cận Trung tâm huấn luyện của Học viện bộ đội tên lửa chiến lược Nga cách đây không lâu. Ông đã kể lại một số chi tiết khá thú vị về Bộ đội tên lửa chiến lược - lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia Nga hiện nay. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Trung tâm huấn luyện của Học viện bộ đội tên lửa chiến lược Nga được đặt tại thành phố Balabanovo thuộc vùng Kaluga. Thành phố này thì bất cứ một kẻ nghiện thuốc lá và bà nội trợ nào ở Nga cũng biết- chính là nơi sản xuất diêm nổi tiếng cả nước (trước đây làm gì có bật lửa ga) nhưng ít ai biết về sự tồn tại của Trung tâm huấn luyện tại đây .
Dọc bức tường kính này là các tên lửa của những năm 40 – 60 thế kỷ trước, từ R-2 đến R-36
2. Tại trung tâm huấn luyện này có một phòng trưng bày (đúng hơn là bảo tàng) lạ lùng nhất trên thế giới: 1/ Đây bảo tàng mật, không ai được phép thăm quan - nó chỉ dành riêng cho các sỹ quan của Bộ đội tên lửa chiến lược. 2/ Hiện vật trưng bày có kích thước nhỏ nhất tại đây cũng dài tới 15m.
Sở chỉ huy của một trung đoàn tên lửa (đã được đưa lên mặt đất làm học cụ huấn luyện). Tầng có con số 11 là nơi kíp trực chiến làm việc.
3. Có ý kiến cho rằng, tên lửa đầu tiên của Liên Xô là bản copy của tên lửa “Fau-2” của Đức. Không hoàn toàn như vậy: nếu người Đức sử dụng tới 88 loại thép để chế tạo “Fau-2” thì lúc đó, nền công nghiệp Liên Xô chỉ có khả năng cung cấp 20 loại thép. Buộc phải có sáng kiến tìm vật liệu thay thế. Một ví dụ cụ thể trong các sáng kiến đó là chế tạo thùng chứa nhiên liệu bằng gỗ, cụ thể hơn nữa – từ gỗ cây tuyết tùng Xibiri.
4. Tên lửa Xô Viết đầu tiên, nói theo cách nói hiện đại là rất thân thiện với môi trường- chúng sử dụng oxy lỏng (chất oxy hóa) và rượu etylic 75 độ (làm nhiên liệu). Người ta nói rằng (có thể là nói đùa) – chính vì nguyên nhân này mà trong các lần thử nghiệm, không phải lúc nào tên lửa cũng bay tới được mục tiêu đã định vì thiếu nhiên liệu, lý do - các khẩu đội đã rút nhiên liệu từ trong thùng ra và sử dụng ngay (tuy không đúng mục đích), thậm chí không cần phải pha thêm nước.
5. Nhưng sau đó, vào những năm 60 của thế kỷ trước, rượu được thay bằng heptil. Đây là chất cực độc. Nó không những không thể uống được (như loại nhiên liệu trước) mà ngay cả ngửi cũng không thể được. Mỗi người chỉ có thể ngửi được mùi của heptil một lần duy nhất trong đời. Chính vì thế mà không ai có thể kể cho bạn nghe một cách chính xác là heptil có mùi như thế nào.
6. R-5 là tên lửa Xô Viết duy nhất được thử nghiệm với đầu tác chiến thật và cho nổ hạt nhân thật ở cuối qũy đạo bay.
7. R-12- là loại tên lửa đầu tiên được đưa vào hầm phóng. Trước đó, các phiên bản đặt trên mặt đất đã được bố trí ở Cuba trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Caribe. Theo các tiêu chí hiện nay thì kiểu tên lửa này không lớn- chỉ dài 22 m, chính vì thế mà có thể xếp chúng trong các khoang chứa hàng của tàu thủy một cách dễ dàng (tên lửa này đã được đưa đến Cuba bằng cách đó).
8. Để chế tạo R- 12 và R-14 – các chuyên gia đã sử dụng iốt thường (dĩ nhiên là không phải chỉ iôt). Vì cần một lượng iôt rất lớn (cả mấy trăm tấn) nên trong cả một khoảng thời gian dài, tất cả các lọ iôt trong các hiệu thuốc trên lãnh thổ Liên Xô đã biến mất. Các tờ báo trung ương cùng thời gian đó đồng loạt đăng các bài ca ngợi tính chất sát trùng tuyệt hảo của một số loại thảo mộc. Cũng may mà chúng (các loại thảo mộc nói trên) không liên quan gì đến công nghệ chế tạo tên lửa.
9. Thảm kịch lớn nhất trong lịch sử ngành chế tạo tên lửa Xô Viết là vụ tai nạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên – R-16. Ngày 24/10/1960 tại Baikonur, khi các chuyên gia đang chuẩn bị cho phóng tên lửa thì động cơ tầng 2 bất ngờ khởi động trong khi tầng một đã được đổ đầy nhiên liệu và rất nhiều người có mặt ở đó. Hơn 100 người đã thiệt mạng, trong đó có cả nguyên soái, Tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược Nhedelin. Công trình sư trưởng Iangel may mắn sống sót- lý do, do ông này nghiện thuốc lá nên đã đi ra ngoài hút thuốc khi vụ tai nạn xảy ra.
10. R-36 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên có các đầu tác chiến tự tách. Là nguyên mẫu của tên lửa huyền thoại “Satana”, hiện vẫn đang trực chiến. Nó có thể mang đầu tác chiến công suất tới 20 Mt. Cũng chính nó là hiện vật có chiều dài lớn nhất trong bảo tàng và đang được sử dụng làm một cột đỡ cho mái của nhà bảo tàng này. .
11. RS-12 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên. Là tiền thân của các loại tên lửa nổi tiếng hiện nay: “Topol-M” và “Iars”.
12. Ngày tận thế bắt đầu như thế nào?
Đây là một buổi thực hành của các học viên Học viện bộ đội tên lửa chiến lược. Lớp học mô phỏng sở chỉ huy của một trận địa tên lửa chiến lược và những thao tác mà các học viên này thực hiện sẽ là những thao tác mà kíp trực tác chiến thật sẽ thực hiện khi xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Các thao tác khi xảy ra chiến tranh hạt nhân
Các bước cụ thể hơn như sau:
1/ Kíp trực chiến nhận tín hiệu về việc tên lửa đạn đạo đã được phóng lên từ lãnh thổ “đối phương tiềm năng”.
2/ Trong 3 phút sau đó sẽ mở cặp tài liệu chứa các mã số phóng tên lửa, nhận thông tin xác nhận các mã số đó qua đường dây liên lạc riêng.
3/ Nạp dữ liệu (các dãy số) bằng bàn phím trên bàn và
4/. Dùng chìa khóa sang nấc “phóng” (start). Chiếc chìa khóa này trông giống như chìa khóa một căn phòng bình thường.
Sau đó, kíp trực chỉ còn mỗi một việc là thắt chặt 4 dây đai buộc chặt mình vào ghế và chuyển sang trạng thái “hoạt động thụ động”. Tại sao lại phải thắt chặt các dây đai vào ghế? Sau khi các tên lửa của đối phương tiếp cận mặt đất, kíp trực sẽ ở trong tình trạng rung lắc giống như một con ếch trong một quả bóng đá trên sân.
Mà các chàng trai dễ thương rất nên được bảo vệ bởi vì rất có thể là sau một cuộc chiến tranh hạt nhân thì những con người ở trong boongker sâu dưới lòng đất này sẽ là những đại diện cuối cùng của loài người còn sót lại trên trái đất.
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/lan-dau-tiet-lo-bi-mat-bo-doi-ten-lua-nga-2363161/
1. Trung tâm huấn luyện của Học viện bộ đội tên lửa chiến lược Nga được đặt tại thành phố Balabanovo thuộc vùng Kaluga. Thành phố này thì bất cứ một kẻ nghiện thuốc lá và bà nội trợ nào ở Nga cũng biết- chính là nơi sản xuất diêm nổi tiếng cả nước (trước đây làm gì có bật lửa ga) nhưng ít ai biết về sự tồn tại của Trung tâm huấn luyện tại đây .
Dọc bức tường kính này là các tên lửa của những năm 40 – 60 thế kỷ trước, từ R-2 đến R-36
2. Tại trung tâm huấn luyện này có một phòng trưng bày (đúng hơn là bảo tàng) lạ lùng nhất trên thế giới: 1/ Đây bảo tàng mật, không ai được phép thăm quan - nó chỉ dành riêng cho các sỹ quan của Bộ đội tên lửa chiến lược. 2/ Hiện vật trưng bày có kích thước nhỏ nhất tại đây cũng dài tới 15m.
Sở chỉ huy của một trung đoàn tên lửa (đã được đưa lên mặt đất làm học cụ huấn luyện). Tầng có con số 11 là nơi kíp trực chiến làm việc.
3. Có ý kiến cho rằng, tên lửa đầu tiên của Liên Xô là bản copy của tên lửa “Fau-2” của Đức. Không hoàn toàn như vậy: nếu người Đức sử dụng tới 88 loại thép để chế tạo “Fau-2” thì lúc đó, nền công nghiệp Liên Xô chỉ có khả năng cung cấp 20 loại thép. Buộc phải có sáng kiến tìm vật liệu thay thế. Một ví dụ cụ thể trong các sáng kiến đó là chế tạo thùng chứa nhiên liệu bằng gỗ, cụ thể hơn nữa – từ gỗ cây tuyết tùng Xibiri.
4. Tên lửa Xô Viết đầu tiên, nói theo cách nói hiện đại là rất thân thiện với môi trường- chúng sử dụng oxy lỏng (chất oxy hóa) và rượu etylic 75 độ (làm nhiên liệu). Người ta nói rằng (có thể là nói đùa) – chính vì nguyên nhân này mà trong các lần thử nghiệm, không phải lúc nào tên lửa cũng bay tới được mục tiêu đã định vì thiếu nhiên liệu, lý do - các khẩu đội đã rút nhiên liệu từ trong thùng ra và sử dụng ngay (tuy không đúng mục đích), thậm chí không cần phải pha thêm nước.
5. Nhưng sau đó, vào những năm 60 của thế kỷ trước, rượu được thay bằng heptil. Đây là chất cực độc. Nó không những không thể uống được (như loại nhiên liệu trước) mà ngay cả ngửi cũng không thể được. Mỗi người chỉ có thể ngửi được mùi của heptil một lần duy nhất trong đời. Chính vì thế mà không ai có thể kể cho bạn nghe một cách chính xác là heptil có mùi như thế nào.
6. R-5 là tên lửa Xô Viết duy nhất được thử nghiệm với đầu tác chiến thật và cho nổ hạt nhân thật ở cuối qũy đạo bay.
7. R-12- là loại tên lửa đầu tiên được đưa vào hầm phóng. Trước đó, các phiên bản đặt trên mặt đất đã được bố trí ở Cuba trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Caribe. Theo các tiêu chí hiện nay thì kiểu tên lửa này không lớn- chỉ dài 22 m, chính vì thế mà có thể xếp chúng trong các khoang chứa hàng của tàu thủy một cách dễ dàng (tên lửa này đã được đưa đến Cuba bằng cách đó).
8. Để chế tạo R- 12 và R-14 – các chuyên gia đã sử dụng iốt thường (dĩ nhiên là không phải chỉ iôt). Vì cần một lượng iôt rất lớn (cả mấy trăm tấn) nên trong cả một khoảng thời gian dài, tất cả các lọ iôt trong các hiệu thuốc trên lãnh thổ Liên Xô đã biến mất. Các tờ báo trung ương cùng thời gian đó đồng loạt đăng các bài ca ngợi tính chất sát trùng tuyệt hảo của một số loại thảo mộc. Cũng may mà chúng (các loại thảo mộc nói trên) không liên quan gì đến công nghệ chế tạo tên lửa.
9. Thảm kịch lớn nhất trong lịch sử ngành chế tạo tên lửa Xô Viết là vụ tai nạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên – R-16. Ngày 24/10/1960 tại Baikonur, khi các chuyên gia đang chuẩn bị cho phóng tên lửa thì động cơ tầng 2 bất ngờ khởi động trong khi tầng một đã được đổ đầy nhiên liệu và rất nhiều người có mặt ở đó. Hơn 100 người đã thiệt mạng, trong đó có cả nguyên soái, Tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược Nhedelin. Công trình sư trưởng Iangel may mắn sống sót- lý do, do ông này nghiện thuốc lá nên đã đi ra ngoài hút thuốc khi vụ tai nạn xảy ra.
10. R-36 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên có các đầu tác chiến tự tách. Là nguyên mẫu của tên lửa huyền thoại “Satana”, hiện vẫn đang trực chiến. Nó có thể mang đầu tác chiến công suất tới 20 Mt. Cũng chính nó là hiện vật có chiều dài lớn nhất trong bảo tàng và đang được sử dụng làm một cột đỡ cho mái của nhà bảo tàng này. .
11. RS-12 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên. Là tiền thân của các loại tên lửa nổi tiếng hiện nay: “Topol-M” và “Iars”.
12. Ngày tận thế bắt đầu như thế nào?
Đây là một buổi thực hành của các học viên Học viện bộ đội tên lửa chiến lược. Lớp học mô phỏng sở chỉ huy của một trận địa tên lửa chiến lược và những thao tác mà các học viên này thực hiện sẽ là những thao tác mà kíp trực tác chiến thật sẽ thực hiện khi xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Các thao tác khi xảy ra chiến tranh hạt nhân
Các bước cụ thể hơn như sau:
1/ Kíp trực chiến nhận tín hiệu về việc tên lửa đạn đạo đã được phóng lên từ lãnh thổ “đối phương tiềm năng”.
2/ Trong 3 phút sau đó sẽ mở cặp tài liệu chứa các mã số phóng tên lửa, nhận thông tin xác nhận các mã số đó qua đường dây liên lạc riêng.
3/ Nạp dữ liệu (các dãy số) bằng bàn phím trên bàn và
4/. Dùng chìa khóa sang nấc “phóng” (start). Chiếc chìa khóa này trông giống như chìa khóa một căn phòng bình thường.
Sau đó, kíp trực chỉ còn mỗi một việc là thắt chặt 4 dây đai buộc chặt mình vào ghế và chuyển sang trạng thái “hoạt động thụ động”. Tại sao lại phải thắt chặt các dây đai vào ghế? Sau khi các tên lửa của đối phương tiếp cận mặt đất, kíp trực sẽ ở trong tình trạng rung lắc giống như một con ếch trong một quả bóng đá trên sân.
Mà các chàng trai dễ thương rất nên được bảo vệ bởi vì rất có thể là sau một cuộc chiến tranh hạt nhân thì những con người ở trong boongker sâu dưới lòng đất này sẽ là những đại diện cuối cùng của loài người còn sót lại trên trái đất.
Mở cặp tài liệu mật chứa các mã số và kiểm tra xác nhận các mã số đó qua đường dây liên lạc mật.
Tay trái đặt lên “nút đỏ”, tay phải dùng chìa khóa bật sang nấc “phóng”
Thắt chặt 4 dây đai gắn vào ghế và chờ đòn tấn công tên lửa của đối phương
Tay trái đặt lên “nút đỏ”, tay phải dùng chìa khóa bật sang nấc “phóng”
Thắt chặt 4 dây đai gắn vào ghế và chờ đòn tấn công tên lửa của đối phương
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/lan-dau-tiet-lo-bi-mat-bo-doi-ten-lua-nga-2363161/
Chỉnh sửa cuối: