- Biển số
- OF-417133
- Ngày cấp bằng
- 17/4/16
- Số km
- 1,608
- Động cơ
- 231,960 Mã lực
Một người làm từ thiện lâu năm và bài bản như bác Trần Đăng Tuấn mà còn tâm tư thế này thì những nguời như mình thì sao đây:
Bài trên Face nhà bác Tuấn Cơm có thịt.
Ai có khôn ý gì chia sẻ với bác ấy nhé.
Bản Lòm.
Người chồng (áo xanh) nhỏ thó, ngồi ngoài quán. Đối diện là nhà sàn nhìn lếch thếch như đa số các nhà ở đây. Bà vợ, không đoán được bao nhiêu tuổi, ngồi bên cửa nhìn ra ngoài (cũng như đa số người dân ở đây, đi đâu cũng gặp họ ngồi cửa nhìn, trẻ con thì trốn khi có người lạ ngó lên). Người ta nói nhà có 11 đứa con. Tôi trèo lên vì tò mò làm sao cái nhà như thế mà chứa được bằng ấy người. Người phụ nữ bảo: Không 11 đâu, 13 đấy. Một đứa chết, một đứa còn nằm trong bụng đây này.
Trong nhà, trẻ con góc này, góc nọ. Mặt mũi khá xinh xắn, lanh lợi. Nhưng cũng cứ đứng ngồi thế rồi nhìn ra ngoài chứ không làm gì cả.
Ngoài hiên hẹp có mấy củ sắn. Tôi không phát hiện thấy lương thực nào khác. Tôi hỏi: Gạo còn không? Lắc đầu. Vậy sắn ít thế này thì con nó sao đủ ăn? Trả lời: Còn nhiều sắn chứ. Hỏi thế giấu ở đâu thì hất hàm về phía núi. Sau tôi mới hiểu là có nương sắn trên đó. Hết thì lên đào về.
Dưới đất có con lợn nái. Hỏi về lợn con thì người đàn bà hết vốn tiếng Kinh, không nói được cho tôi biết thêm có nuôi nhiều lợn không.
Tìm hiểu ra thì thế này: Nhà nước cấp 5 tháng gạo cho tất cả. Họ ăn hết gạo này thì còn có gạo 15 kg/tháng cấp cho trẻ con đi học, 9 tháng mỗi năm. Ăn hết thì thôi, ăn sắn. Sắn mà hết thì thôi, nhịn. Rồi thế nào nhà nước cũng biết, và cứu đói.
Họ cóthấy họ khổ không? Chưa chắc. Khi còn sắn, gạo cứu trợ bộ đội biên phòng phải chở vào tận nơi, chứ dân không xuống núi nhận (mà cũng xa). Thậm chí đến đầu bản rồi, vướng cái suối, xe biên phòng không đi được, gọi dân ra lấy thì người ra, người kệ. Lại phải tăng bo mang vào đến tận nhà.
Đi cả bản, thấy các nhà giống nhau, người giống nhau: người lớn ngồi ngoài cửa nhìn trời đất, còn bên trong thì trẻ con. Nhìn nhà cửa mình nghĩ giống như vài thế kỷ trước hoặc xa hơn nữa. Nhìn quần áo thì thấy đủ cả các loại in hình dán mác từ New York đến Seoul. Vì là quần áo cũ ai cho thì mặc.
Trên đường về, tôi nghiêm túc nghĩ: Nếu là chủ tịch xã, hay chủ tịch huyện, hay gì gì đó...thì tôi có thể làm gì để họ có cuộc sống khác? Để họ không ngồi bên cửa nhìn ra đợi sắn đang mọc, đợi gạo cứu trợ, vậy là yên bình sống?
Làm gì?
Sau cùng, tôi nhận ra, là hiện tôi không nghĩ ra được làm gì, làm thế nào. Tôi đã đi nhiều vùng như thế, nên tôi chưa bao giờ dám hăng hái nói chuyện xoá nghèo thế nào.
Điều chắc chắn là nếu tôi là chủ tịch xã, tôi có đủ tâm huyết tranh thủ gặp các nhà cứu trợ, tận dụng mọi nguồn cứu trợ. Mà tâm huyết ấy cũng phải cố mà giữ, chứ nó có thể cũng nguội đi, biết đâu, khi năm nào cũng vậy...
Bài trên Face nhà bác Tuấn Cơm có thịt.
Ai có khôn ý gì chia sẻ với bác ấy nhé.
Bản Lòm.
Người chồng (áo xanh) nhỏ thó, ngồi ngoài quán. Đối diện là nhà sàn nhìn lếch thếch như đa số các nhà ở đây. Bà vợ, không đoán được bao nhiêu tuổi, ngồi bên cửa nhìn ra ngoài (cũng như đa số người dân ở đây, đi đâu cũng gặp họ ngồi cửa nhìn, trẻ con thì trốn khi có người lạ ngó lên). Người ta nói nhà có 11 đứa con. Tôi trèo lên vì tò mò làm sao cái nhà như thế mà chứa được bằng ấy người. Người phụ nữ bảo: Không 11 đâu, 13 đấy. Một đứa chết, một đứa còn nằm trong bụng đây này.
Trong nhà, trẻ con góc này, góc nọ. Mặt mũi khá xinh xắn, lanh lợi. Nhưng cũng cứ đứng ngồi thế rồi nhìn ra ngoài chứ không làm gì cả.
Ngoài hiên hẹp có mấy củ sắn. Tôi không phát hiện thấy lương thực nào khác. Tôi hỏi: Gạo còn không? Lắc đầu. Vậy sắn ít thế này thì con nó sao đủ ăn? Trả lời: Còn nhiều sắn chứ. Hỏi thế giấu ở đâu thì hất hàm về phía núi. Sau tôi mới hiểu là có nương sắn trên đó. Hết thì lên đào về.
Dưới đất có con lợn nái. Hỏi về lợn con thì người đàn bà hết vốn tiếng Kinh, không nói được cho tôi biết thêm có nuôi nhiều lợn không.
Tìm hiểu ra thì thế này: Nhà nước cấp 5 tháng gạo cho tất cả. Họ ăn hết gạo này thì còn có gạo 15 kg/tháng cấp cho trẻ con đi học, 9 tháng mỗi năm. Ăn hết thì thôi, ăn sắn. Sắn mà hết thì thôi, nhịn. Rồi thế nào nhà nước cũng biết, và cứu đói.
Họ cóthấy họ khổ không? Chưa chắc. Khi còn sắn, gạo cứu trợ bộ đội biên phòng phải chở vào tận nơi, chứ dân không xuống núi nhận (mà cũng xa). Thậm chí đến đầu bản rồi, vướng cái suối, xe biên phòng không đi được, gọi dân ra lấy thì người ra, người kệ. Lại phải tăng bo mang vào đến tận nhà.
Đi cả bản, thấy các nhà giống nhau, người giống nhau: người lớn ngồi ngoài cửa nhìn trời đất, còn bên trong thì trẻ con. Nhìn nhà cửa mình nghĩ giống như vài thế kỷ trước hoặc xa hơn nữa. Nhìn quần áo thì thấy đủ cả các loại in hình dán mác từ New York đến Seoul. Vì là quần áo cũ ai cho thì mặc.
Trên đường về, tôi nghiêm túc nghĩ: Nếu là chủ tịch xã, hay chủ tịch huyện, hay gì gì đó...thì tôi có thể làm gì để họ có cuộc sống khác? Để họ không ngồi bên cửa nhìn ra đợi sắn đang mọc, đợi gạo cứu trợ, vậy là yên bình sống?
Làm gì?
Sau cùng, tôi nhận ra, là hiện tôi không nghĩ ra được làm gì, làm thế nào. Tôi đã đi nhiều vùng như thế, nên tôi chưa bao giờ dám hăng hái nói chuyện xoá nghèo thế nào.
Điều chắc chắn là nếu tôi là chủ tịch xã, tôi có đủ tâm huyết tranh thủ gặp các nhà cứu trợ, tận dụng mọi nguồn cứu trợ. Mà tâm huyết ấy cũng phải cố mà giữ, chứ nó có thể cũng nguội đi, biết đâu, khi năm nào cũng vậy...