Cái này kinh nghiệm sách vở thì nhiều, thực tế thì chả có ai ra khỏi chuồng hổ để nói phét cả:
Thời Nê rông thì có ông chiết gia bị tống vào chuồng hổ, bảo nó em mà xơi anh là phải đọc diễn van đáp từ, thế là hỗ hãi té mất.
Thời Soviet thì có một cụ xiếc sư tử kể lại khi vào chuồng nó lúc không biểu diễn để tập thử thì do hồm trước có tý cồn nên sư tử nó lạ hơi vồ luôn, đúng lúc nó há mồm định đớp đầu thì ông này liều lên thò tay vào *** nó, may vớ được cái lưỡi thế là xoắn gãy lưỡi nó luôn, kết quả tý cụt một tay, sư tử thì chết do thối lưỡi.
Thực tế nghe kể thì ngoài cụ Võ Tòng đã quá nổi thì có anh liên lạc ở mặt trận Play me thời chống Mỹ có đánh hổ ngồi gốc cây gạo, anh này tên Khương gì đó, cầm khẩu CKC có gắn lê, thấy ôổ bắn được một phát thì kẹt đạn thế là cứ xoay quanh gốc gạo mà đâm hổ, lúc cuối hổ nó bẻ cả lê thì cứ xoay xoay mà đâm, kết cục có bộ đội đi qua bắn nó chết, trong sách "Thú rừng Tây nguyên" bảo đâm gần trăm nhát mà nó không chết, anh Khương ốm cả tuần.
Chuyện này với chuyện Võ Tòng cho thấy nếu trong tay có cái giáo và biết kxy thuật, lại có cái cây cành thấp thấp để càn thế vồ của hổ thì có thể đánh được nhưng khôgn chắc chắn. Cụ Tòng cũng may mà có cái cây nên né thế hổ vồ được, chưa kể con hổ ăn thịt người thường là hổ già, không nhanh lắm hay thậm chí có tật như thọt hay chột nên có cơ may, chưa nói Cảnh Dương Cương do cảnh báo cẩn thận nên hổ khả năng là đứt bữa hơi lâu, mắt hoa chân run nên vả mất chuẩn.
Ấy nhắc đến cụ Tòng em lại nể cái cụ Tòng oánh được hai cái hổ YV với Kim Xuân gì gì. Cái thế "Tế công bê bao gạo" hai tay cuồn cuộn xăm rồng nhấc bổng cô hổ trông rất nõn lên mà đập bôm bốp vào đại huyệt, thật là khí độ bất phàm, Tòng Võ xét ra thua Tòng Thanh một bậc