Cảm ơn các cụ, các mợ đã tham gia đề tài mà tôi nêu lên, sau đây tôi xin được mạn phép đưa ra một số ý kiến (mang tính chủ quan cá nhân) của tôi về vấn đề làm thầy hay làm thợ.
trước tiên trong thời đại hiện nay các bạn trẻ và phụ huynh được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin có cả chính thống lẫn không chính thống. Có lẽ đây cũng là một thuận lợi những đồng thời cũng là một khó khăn trước việc quyết định cho mình một con đường. Chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều trường hợp (thậm chí ngay cả trong gia đình và ngừoi thân của chúng ta) sau hơn 4 năm dùi mài kinh sử trên ghê trường đại học khi ra trường rồi cung chẳng tim được một công việc chuyên môn đúng với ngành học của mình, đành phải xếp tâm bằng đại học lại để đi tìm một công việc chân tay kiếm sống nuôi thân.
Ơ đây chung ta không cần đề cập đến những vấn đề to lớn của xã hội là nguồn nhân lực đao tạo bị lãng phí Như thế nào? mà chúng ta hãy nghĩ đến chính sự đầu tư của mỗi gia đình. Hãy làm một phép tính đầu tư: 4 năm học với sự chu cấp tối thiểu của gia đình mỗi năm vừa học phí vừa tiền ăn ở khoảng 100 triệu như vây cả đi lại tiêu pha cho một cậu cử, cô cử khi ra trường phải tới 500 triệu. Đối với đa số các gia đình ở Việt Nam thì số tiên trên là quá lớn. cứ cho đây là một sự đầu tư cho tương lai con em và như sách vở nói là đầu tư vào giáo dục là khoản đầu tư đúng đắn và có lãi nhất. Xin thưa đó chỉ là lý thuyết sách vở mà thôi. Nếu có một khảo sát về công việc của các bạn trẻ được làm sau khi ra trường thì tỷ lệ có việc làm đúng với chuyên môn có lẽ là rất khiêm tốn và nếu gia đình có chạy vạy lo lót được một công việc (thường là cũng phải mất chi phí) thì mức lương của các bạn cũng rất thấp chưa chắc đã tự nuôi thân đươc.. Tôi đưa ra bức tranh Viễn cảnh của Sự đầu tư cho việc đầu tư cho các cậu cử, cô cử tuy cũng không phải là đúng toàn phần nhưng những trường hợp cá biệt Thành công như các bạn quá xuất sắc, có chí tiến thủ, năng động hoặc có nền tảng của gia đình (có người thân làm quan) thì bạn hãy xem có rơi vào trường hợp con em mình hay không?
thế chúng ta có nhìn thấy vấn đề này hay không? Chắc chắn có nhìn thấy! Vậy tại sao chung ta vẫn cố tình đi vào vết xe đó? ĐIều đầu tiên phải nhìn nhận lỗi thuộc phụ huynh chúng ta. Người Việt Nam có quan niệm con cái là niềm tư hào của gia đình, với quan niêm này cho nên bằng mọi giá các gia đình đua nhau cho con lên thành phố để vào được một trường đại học nào đó (cho dù là dân lập) để đẹp mặt với dòng họ, với chòm xóm, láng giềng. Ít có gia đình nào vượt qua tâm lý này, nhìn nhân vào năng lực của con em họ để đưa ra một quyết định Đầu tư phù hợp với khả năng của con em họ. Điều tiếp theo là lỗi từ chính bản thân các bạn trẻ. Khi mới vào đời ảnh hưởng của phim ảnh, của Internet cư nghĩ rằng mọi việc phía trước đều màu hồng. Nếu cso một cuộc khảo sát tời các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế đại học trả lời cầu hỏi là bạn học để làm ghì, tương lai ra trường bạn làm ghì thì chắc chắn các bạn sẽ trả lời rất trơn tru lưu loát nhưng liệu rằng trong số đó có bao nhiêu bạn có thể hình dung ra bức tranh không lây ghì sáng sủa đang chờ các bạn sau khi ra trường.
Khi xã hội phát triển cùng với sự mở cửa của kinh tế thì sự khao khát đổi đời cho con em thông qua việc học hành của các gia đình ngày càng lớn. Vào những năm cuối của thế kỷ trước thị trường lao động Việt Nam đã cảnh báo tình trạng thừa thầy thiếu thợ nhưng cơn khát học của mọi gia đình mọi người dân dường như chưa dừng lại
Trở lại với câu chuyện Chọn cho mình con đường làm thầy hay làm thợ, vừa qua Chính phủ đã bắt đầu nhìn nhận vấn Để này và trở lại đề xuất chương trình đào tạo 9+ tức là sẽ phân luống giáo dục từ cuối năm cấp 2, nếu bạn muốn đi tiếp Con đường đại học thì đi tiếp cấp 3, nhưng nếu bạn không có khả năng học tiếp vì bất cứ lý do gì thì có thể Rẽ sang con đường học nghề. Thực tế vấn đề này không có gì mới mẻ, nếu các cụ thuộc thế hệ 6X thì vào những thập kỷ 60/70/80 thì Việt Nam Cũng đã áp dụng chính sách học trung cấp, học nghề cho các học sinh tốt nghiệp Cấp 2 Có thể vào học luôn học nghề và sau đó 2 đến 3 năm sau vào độ tuổi 18 đến 19 tuổi là có thể có được một nghề trong tay và ra đi làm luôn.
Như vậy cuối cùng thì cũng đã có sự can thiệp vĩ mô của Chính phủ vào lĩnh vực đào tạo nghề.
Thế còn chúng ta thì sao, liệu bạn hay tôi có dám cho con đi học nghề thay vì học đại học hay không? Bạn có vượt qua được rào cản về tâm lý, về thể diện để đưa ra một quyết định phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của con bạn và gia đình bạn hay không? Liệu các bạn trẻ có nhận thấy rằng con đường khởi nghiệp của họ không nhất thiết phải có tấm bằng đại học hay không? Điều nay tuỳ thuộc vào bạn vào tôi vào các bạn trẻ.