Làm mạch Dimmer tự động cho đèn trần, Các cụ giúp em với?

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Chả là em có cái ham muốn từ lâu mà chưa biết làm như thế nào. Vấn đề em muốn nêu là cái đèn trần của xe em (cỏ dại) nó sáng cũng lóe một cái lên luôn và tắt cũng phụp một phát là ngóm luôn. Em thì con nhà lính tính lại ham mê nhà quan thấy các bác xe hịn hơn xe em có cái đèn trần trong xe khi tắt rất từ từ lịm đi rồi mới tắt hẳn. E muốn xin tí kiến thức và kinh nghiệm của các cụ về làm một cái mạch để gắn vào đèn trần cho nó được lịm đi từ từ chứ không bất đắc kỳ tử như xe em nữa. Các cụ giúp em nhé. Vodka các cụ ạ:>
 

Công Nông

Xe điện
Biển số
OF-4028
Ngày cấp bằng
27/3/07
Số km
2,242
Động cơ
574,007 Mã lực
Kính cụ

 

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Em dự quả không sai. Chỉ có cụ Công Nông là người mẫn cán và hiểu biết nhất với em hiện giờ đới =D>. Cụ giúp em thêm cái chú thích vì em ko phải dân điện tử nhìn vào như bức vách cụ ạ. Cái hình mũi tên chỗ VR1 nghĩa là sao hả cụ? Cụ cho em chú thích tên linh kiện với ná :P
 

truonghx74

Xe máy
Biển số
OF-136173
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
54
Động cơ
369,640 Mã lực
Em dự quả không sai. Chỉ có cụ Công Nông là người mẫn cán và hiểu biết nhất với em hiện giờ đới =D>. Cụ giúp em thêm cái chú thích vì em ko phải dân điện tử nhìn vào như bức vách cụ ạ. Cái hình mũi tên chỗ VR1 nghĩa là sao hả cụ? Cụ cho em chú thích tên linh kiện với ná :P
Vr1 là chiết áp điều chỉnh thời gian lịm của đèn cụ ạ. Có thể phân tích nguyên lý hoạt động của mạch này như sau: đầu tiên tụ được nạp qua công tắc và đầy rất nhanh do đó chân 3 của ic 741 có điện áp 12 vdc , đây là mạch lặp điện áp nên đầu ra số 6 có điện áp 12 v nên 2n3055 mở và đèn sáng ngay. Khi tắt công tắc thì tụ 22f sẽ phóng qua VR1 và điện trở 10k việc phóng này cần có thời gian T do vậy điện áp chân 3 iC sẽ giảm từ 12vdc xuống 0 v từ từ và chân 6 đầu ra cũng thay đổi giống như chân 3 do đó Tranzito khóa dần theo thời gian T và bác sẽ thấy đèn sẽ tắt từ từ. Đây là mạch sáng luôn nhưng tắt từ từ.
Theo em mạch điện trên dùng 2N3055 là hơi to, dòng Ibe lớn nên sợ con 741 không mở nổi, mặt khác đèn trần thì không cần công suất lớn như thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

ctgisall

Xe buýt
Biển số
OF-69120
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
887
Động cơ
439,010 Mã lực
Nơi ở
LEDtech, 28A Phạm Hùng, Hà Nội
Website
ledtechvn.com
lâu em không vẽ vời nên proteus voi orcad em xóa hết rồi các cụ thông cảm. Nhưng theo em để dễ làm cho các cụ không rành về điện tử thì mạch này dùng tụ to hơn chút đưa vào Tranzito C1815 (dùng 1 biến trở nối tiếp 1 trở để điều chỉnh thời gian xả cho tụ) không biết có được không ạ. Em có chút thiển ý không biết đúng sai thế nào mong các cụ lượng thứ
 

truonghx74

Xe máy
Biển số
OF-136173
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
54
Động cơ
369,640 Mã lực
lâu em không vẽ vời nên proteus voi orcad em xóa hết rồi các cụ thông cảm. Nhưng theo em để dễ làm cho các cụ không rành về điện tử thì mạch này dùng tụ to hơn chút đưa vào Tranzito C1815 (dùng 1 biến trở nối tiếp 1 trở để điều chỉnh thời gian xả cho tụ) không biết có được không ạ. Em có chút thiển ý không biết đúng sai thế nào mong các cụ lượng thứ
Có rất nhiều cách để làm việc này cụ ạ.
 

bagiahuhu

Xe buýt
Biển số
OF-59693
Ngày cấp bằng
22/3/10
Số km
777
Động cơ
450,466 Mã lực
Mạch này hơi hiện đại quá khó cho các cụ ko có cơ bản về điện tử.

Có thể đơn giản mạch này bằng cách lược bỏ con 741, đấu nối tiếp VR2 với VR1 (xen giữa VR1 và âm nguồn); con tránistor có thể dùng sò than có công suất khoảng 20-30w là vừa (con 3055 hơi lớn quá).

Có thể phải điều chỉnh trị số của tụ và các điện trở, biến trở cho phù hợp.
 

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Mạch này hơi hiện đại quá khó cho các cụ ko có cơ bản về điện tử.

Có thể đơn giản mạch này bằng cách lược bỏ con 741, đấu nối tiếp VR2 với VR1 (xen giữa VR1 và âm nguồn); con tránistor có thể dùng sò than có công suất khoảng 20-30w là vừa (con 3055 hơi lớn quá).

Có thể phải điều chỉnh trị số của tụ và các điện trở, biến trở cho phù hợp.
Cụ cho em xin cái thiết kế và chi tiết đi ạ??????
 

bagiahuhu

Xe buýt
Biển số
OF-59693
Ngày cấp bằng
22/3/10
Số km
777
Động cơ
450,466 Mã lực
Cụ cho em xin cái thiết kế và chi tiết đi ạ??????
Ở sơ đồ sịn của tây do cụ công nông up lên có con 741 làm mạch lặp điện áp hệ số khuyếch đại = 1.
Mạch hoạt động như sau:
- khi công tắc đóng thì tụ nạp đầy, điện áp cửa vào ko đảo của 741 = 12v, cửa ra chân 6 có điện áp = 12V đặt lên biến trở VR2 được điều chỉnh đủ để mở thông tiếp giáp EB của con 3055 làm cho 3055 thông bão hòa, điện áp sụt trên CE = 0 V, điện áp trên bóng đèn = 12V -> đèn sáng.
- khi công tắc door mở, tụ phóng điện qua điện trở 10 k và VR1 nối tiếp thời gian lâu hay mau điều chỉnh bằng VR1. Khi tụ phóng điện áp ở đầu vào ko đảo của 741 giảm, điện áp đầu ra cũng giảm tương ứng đến thời điểm mà điện áp ở điểm giữa của VR2 giảm xuống dưới 0,7V thì con 3055 bắt đầu khóa dần và đèn tối dần đi, khi tụ phóng gần hết thì 3055 khóa hoàn toàn và đèn tắt.

Để đơn giản, cũng với hoạt động như trên, cụ bỏ con 741 đi, nối đầu trên của VR2 với đầu dưới của VR1, mọi thứ khác giữ nguyên là mạch cũng có thể chạy được.
Để chỉnh độ trễ cụ vặn VR1, để chỉnh ngưỡng đóng mở của 3055 cụ vặn thêm VR2. Với sơ đồ đơn giản này để đủ dòng kích cho 3055 cụ có thể phải giảm tổng trở của mạch hiện bao gồm 10k+VR1+VR2 (em dự là giảm còn 1/5 đến 1/10 là ok); khi giảm tổng trở thì để đảm bảo độ trễ thì cụ cần tăng dung lượng của tụ tương ứng.

Em on bằng mobi nên tả bằng mồm cho cụ như vậy là tương đối chi tiết rồi, cụ tha lỗi mobi chả vẽ được.

Chúc cụ thành công.
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,170
Động cơ
452,270 Mã lực
Em lạy cụ monkey_love_car, cụ không hiểu gi về điện mà cụ định tự chế mạch đèn. Cụ mua firestop chưa?
 

bagiahuhu

Xe buýt
Biển số
OF-59693
Ngày cấp bằng
22/3/10
Số km
777
Động cơ
450,466 Mã lực
Em lạy cụ monkey_love_car, cụ không hiểu gi về điện mà cụ định tự chế mạch đèn. Cụ mua firestop chưa?
Bình thường mà cụ.
Ở sơ đồ trên, kể cả trường hợp đơn giản hóa thì xấu nhất là chập đèn công suất 3055 tuy nhiên trong trường hợp này thì tác hại của nó là bóng đèn trần sẽ sáng lên thôi chắc cũng ko gây cháy được nhưng có thể làm hết điện ắc qui nếu để lâu ko phát hiện và sửa chữa.
Trường hợp xấu vừa là tụ bị chập, trường hợp này ít xảy ra do cánh cửa thường đóng chỉ thỉnh thoảng mới mở nên tụ ít khi được cấp điện; mặt khác tụ chập thường bị nổ và gây đứt mạch luôn nên ko cháy được.
Cuối cùng thì còn cầu chì bảo vệ nữa, tuy nhiên mọi thứ cũng còn phụ thuộc cụ chủ hàn mạch có đúng ko.
 

Công Nông

Xe điện
Biển số
OF-4028
Ngày cấp bằng
27/3/07
Số km
2,242
Động cơ
574,007 Mã lực

truonghx74

Xe máy
Biển số
OF-136173
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
54
Động cơ
369,640 Mã lực
Ở sơ đồ sịn của tây do cụ công nông up lên có con 741 làm mạch lặp điện áp hệ số khuyếch đại = 1.
Mạch hoạt động như sau:
- khi công tắc đóng thì tụ nạp đầy, điện áp cửa vào ko đảo của 741 = 12v, cửa ra chân 6 có điện áp = 12V đặt lên biến trở VR2 được điều chỉnh đủ để mở thông tiếp giáp EB của con 3055 làm cho 3055 thông bão hòa, điện áp sụt trên CE = 0 V, điện áp trên bóng đèn = 12V -> đèn sáng.
- khi công tắc door mở, tụ phóng điện qua điện trở 10 k và VR1 nối tiếp thời gian lâu hay mau điều chỉnh bằng VR1. Khi tụ phóng điện áp ở đầu vào ko đảo của 741 giảm, điện áp đầu ra cũng giảm tương ứng đến thời điểm mà điện áp ở điểm giữa của VR2 giảm xuống dưới 0,7V thì con 3055 bắt đầu khóa dần và đèn tối dần đi, khi tụ phóng gần hết thì 3055 khóa hoàn toàn và đèn tắt.

Để đơn giản, cũng với hoạt động như trên, cụ bỏ con 741 đi, nối đầu trên của VR2 với đầu dưới của VR1, mọi thứ khác giữ nguyên là mạch cũng có thể chạy được.
Để chỉnh độ trễ cụ vặn VR1, để chỉnh ngưỡng đóng mở của 3055 cụ vặn thêm VR2. Với sơ đồ đơn giản này để đủ dòng kích cho 3055 cụ có thể phải giảm tổng trở của mạch hiện bao gồm 10k+VR1+VR2 (em dự là giảm còn 1/5 đến 1/10 là ok); khi giảm tổng trở thì để đảm bảo độ trễ thì cụ cần tăng dung lượng của tụ tương ứng.

Em on bằng mobi nên tả bằng mồm cho cụ như vậy là tương đối chi tiết rồi, cụ tha lỗi mobi chả vẽ được.

Chúc cụ thành công.
Mạch này theo em là có vấn đề và không sử dụng được em xin trình bày như sau : 2N3055 là Transitor có IC dòng 15A và dòng Ib trong đoạn tuyến tính là từ 7-50mA và đây là loại công suất lớn mặt khác khuếch đại thuật toán 741 có dòng đầu ra lớn nhất khoảng 25mA , mạch không có điện trở hạn chế dòng đầu ra cho 741, Nếu điều chỉnh chiết áp VR2 về 0 sẽ gây ngắn mạch IC741 và có thể cháy hoặc hỏng IC 741. Bác có thể dùng con C2335 để thay cho 2N3055 và lắp vào một con điện trở khoảng 1K vào đầu ra của IC đề bảo vệ nó.
Nhưng theo em lắp mạch có IC741 đối với các bác không chuyên về điện tử là dễ nhất vì lắp phát ăn liền không phải phối hợp trở kháng với đầu vào của Tranzitor . Các bác chỉ việc lắp theo đúng sơ đồ nguyên lý là OK ngay.
 

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Em thì chưa mua cái firestop cụ Lưu Gù tv1 ạ. Nhưng mà cái máu phá xe nó ăn vào trong người em sâu quá rồi muốn thay máu thì đắt quá không thay được. Mỗi khi độ điếc cái món nào xong là lại dòm dòm ngó ngó các xe của các cụ khác có cái nào vừa ăn mà mình chưa có là lại nổi máu ngay. Chả dừng được mới chết. Chả biết không chừng dăm năm sau xe nhà em thành "siêu xe cỏ" cũng nên vì em thấy cái tính năng nào hay & lạ là lại bon chen độ điếc. Mà em lại máu tự làm mới thú cụ ạ. Em nghĩ tâm lý chung của các cụ thích độ xe là thế. Kiểu gì cũng có lý do để chọc ngoái v2. Em thì dốt về điện tử chả biết chữ nào. Nghe cụ bagiahuhu và cụ truonghx nói mà em tẩu hỏa nhập ma rồi ~X(~X(~X( Không biết em nên theo cụ nào? Các cụ đã giúp em thì giúp cho trót với ạ. 2 cụ cho em xin cái sơ đồ cụ thể và liệt kê thông số của các linh kiện. Em đã thay đèn trần bằng LED rồi ạ. [-O<[-O<
 

***boagu***

Xe buýt
Biển số
OF-106268
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
505
Động cơ
399,230 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ phân tích chuyên sâu quá, chẳng hiểu zề.
Các cụ xem có cái mạch nào đơn giản dễ làm, phổ biến cho anh em thích nghịch ngợm với ạ.
 

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Các cụ phân tích chuyên sâu quá, chẳng hiểu zề.
Các cụ xem có cái mạch nào đơn giản dễ làm, phổ biến cho anh em thích nghịch ngợm với ạ.
vâng em cũng thế ạ. Em họ dốt tên nát cái môn điện tử nên các cụ cho em xin cái nào "đơn giãn" đi ạ
 

bagiahuhu

Xe buýt
Biển số
OF-59693
Ngày cấp bằng
22/3/10
Số km
777
Động cơ
450,466 Mã lực
Mạch này theo em là có vấn đề và không sử dụng được em xin trình bày như sau : 2N3055 là Transitor có IC dòng 15A và dòng Ib trong đoạn tuyến tính là từ 7-50mA và đây là loại công suất lớn mặt khác khuếch đại thuật toán 741 có dòng đầu ra lớn nhất khoảng 25mA , mạch không có điện trở hạn chế dòng đầu ra cho 741, Nếu điều chỉnh chiết áp VR2 về 0 sẽ gây ngắn mạch IC741 và có thể cháy hoặc hỏng IC 741. Bác có thể dùng con C2335 để thay cho 2N3055 và lắp vào một con điện trở khoảng 1K vào đầu ra của IC đề bảo vệ nó.
Nhưng theo em lắp mạch có IC741 đối với các bác không chuyên về điện tử là dễ nhất vì lắp phát ăn liền không phải phối hợp trở kháng với đầu vào của Tranzitor . Các bác chỉ việc lắp theo đúng sơ đồ nguyên lý là OK ngay.
Cụ nói rất chính xác, con 3055 ko phù hợp cho mạch này, thuật ngữ 3055 trong bài của em chỉ để thay cho cụm từ "sò công suất thôi", bản thân em cũng ko khuyến nghị nên dùng 3055 vì nó to quá; em đề nghị sài một con sò than nào đó thì gọn hơn.

Về mặt dòng kích thì còn tùy con đèn cụ thể sử dụng để thiết kế mạch, trường hợp cần thiết thì có thể lắp thêm con đèn đệm kiểu darlington là okie thôi tuy nhiên cụ chủ thớt ko có căn bản về điện tử nên nói nó cũng khó hiểu.

Có điều phân tích của cụ hơi cầu toàn ở chỗ cái mạch này ko cần khoảng làm việc tuyến tính cho lắm, nó chỉ làm cái công tắc thôi và hoạt động ở chế độ bão hòa thì chả thể nói đến tuyến tính được :D

Ví dụ mạch như thế này:


Thêm con tụ song song với điện trở chân B nối đất là có độ trễ thôi, mấy con biến trở VR1,2 để vặn điều chỉnh cho sướng còn nếu ko thì cho con trở cố định như hình vẽ là được.
 
Chỉnh sửa cuối:

truonghx74

Xe máy
Biển số
OF-136173
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
54
Động cơ
369,640 Mã lực
Cụ nói rất chính xác, con 3055 ko phù hợp cho mạch này, thuật ngữ 3055 trong bài của em chỉ để thay cho cụm từ "sò công suất thôi", bản thân em cũng ko khuyến nghị nên dùng 3055 vì nó to quá; em đề nghị sài một con sò than nào đó thì gọn hơn.

Về mặt dòng kích thì còn tùy con đèn cụ thể sử dụng để thiết kế mạch, trường hợp cần thiết thì có thể lắp thêm con đèn đệm kiểu darlington là okie thôi tuy nhiên cụ chủ thớt ko có căn bản về điện tử nên nói nó cũng khó hiểu.

Có điều phân tích của cụ hơi cầu toàn ở chỗ cái mạch này ko cần khoảng làm việc tuyến tính cho lắm, nó chỉ làm cái công tắc thôi và hoạt động ở chế độ bão hòa thì chả thể nói đến tuyến tính được :D

Ví dụ mạch như thế này:


Thêm con tụ song song với điện trở chân B nối đất là có độ trễ thôi, mấy con biến trở VR1,2 để vặn điều chỉnh cho sướng còn nếu ko thì cho con trở cố định như hình vẽ là được.
Ô hay sao không thể nói là tuyến tính hả cụ, cụ chủ thớt đang muốn tối từ từ mà. Khi tắt đèn mà muốn điện áp Trên bóng đèn giảm từ 12 v đến 0 v theo một thời gian nhất định thì đó là tuyến tính còn gì nữa cụ. ở chế độ bão hòa nghĩa là on hoặc off mở hết hoặc khóa hết. Nói như cụ thì chỉ làm rơ le thời gian thôi. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

monkey_love_car

Xe tải
Biển số
OF-79953
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
419
Động cơ
420,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội ạ
Hic các cụ làm em ~X(~X(~X(~X(#:-s#:-s chạ hiệu zề cạ. Cụ truonghx74 giúp em cái sơ đồ ngon đi ạ? Em đã vodka cụ rồi ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top