Mỗi khi có những suy nghĩ tham lam, ham muốn tội lỗi, tóm lại những điều mà mình biết là không tốt, không nên nhưng vẫn không thể thoát ra được, các cụ/mợ thường làm gì để thoát khỏi chuyện này?...
Nhà cháu hầu chuyện cụ. Thực ra, có thể cốt lõi vấn đề chẳng có gì quá phức tạp. Cụ hãy để ý chiện này: những thứ đồ đánh rơi nơi công cộng ở Nhật Bản gần như ko thể mất, ngược lại, ở ta thì sao ạ? Đơn giản: vì họ đã được dạy dỗ đến nơi đến chốn, từ nhà ra phố: rằng cái gì ko phải là của mình thì ko được lấy. Họ được dạy lý thuyết như vậy, và được nhìn thấy thói quen hành xử chung của hầu hết tất cả mọi người. Còn ở ta, có thể được dạy lý thuyết như vậy, nhưng khi nhìn thấy thói quen hành xử nó lại..ko giống lắm. Nếu ko có cách tư duy của riêng mình thì dễ làm theo. Tỉ dụ như ta có thể tức điên khi thấy thèng nào đó đi bậy, gây tai nạn cho nguời khác, nhưng có dám chắc mình luôn luôn ý thức đi đúng luật, hay nếu vi phạm được thì vẫn vi phạm?
Chính vì thế, biết chưa đủ, phải hiểu, phải trở thành thói quen tư duy, mà đạo Phật gọi hẳn là giác ngộ ấy ạ. Ông ấy ngồi thiền, quỷ sứ đi qua trêu chọc, chửi bới...ông ấy ko phản ứng gì. Quỷ mới hỏi: sao ông ko tức giận? Trả lời: vì chửi bới là việc của ông, đâu phải việc của tôi...
Trở lại với câu chuyện của ông F1 nhà em: cách đây vài tuần, cu cậu được cô giáo chủ nhiệm chọn cùng với một bạn khác viết một cái đề tài về "ảnh hưởng của game online" đối với giới trẻ. Nhà em đoán chắc đây chỉ nhằm mục đích giáo dục cách làm cho các cháu, ko ai đặt nặng tính học thuật vào đây, vì các cháu làm gì đủ kiến thức và kỹ năng để làm cái thứ quá khó như thế. Nhưng vì cô giáo này mắc cái bệnh thành tích-đúng nghĩa là bệnh luôn. Sau khi hai cháu đã cố gắng tìm số liệu, đề cương...cô giáo chợt tìm ra được một bạn khác có phụ huynh dạy ở ĐH lao động chi chi đó...thế là chọn luôn bạn đó với mục đích nhờ mẹ bạn này viết, nhằm đạt giải thành phố gì đó.
Thằng F1 nhà em buồn, em quá hiểu, điều đó khiến cậu tổn thương. Cách ứng xử của cô như vậy là quá thô bạo và phản giáo dục, thôi em ko bàn. Điều quan trọng là em nói với F1 để cậu hiểu: bố và con cùng trao đổi cụ thể về tình huống này: mục đích đề án, cách làm, cách ứng xử của cô...con hãy như một người chững chạc, đánh giá những điều đó, đừng buồn chỉ vì cô giáo làm vậy với con...
Điều em muốn nói ở đây là sự độc lập trong suy nghĩ, hãy nhìn mọi thứ theo cách của mình, đừng để bị tư duy theo đám đông dù đôi khi mình biết chắc sai, ko muốn làm nhưng vì đám đông thế nên mình vẫn thế. Hãy nghĩ thật kỹ, và hãy làm hết sức nếu mình đã tin rằng điều đó là đúng, và vui với cái mình có, bất luận nhiều ít. Ko so sánh, chỉ thế thôi.
Dông dài chiều cuối tuần...chấm hết.