nhặt lại niềm vui trong núi nỗi sầu
Em làm nhỏ thấy dễ thở không cần đi quan hệ cứ theo luật làm , không biết sau ra saoCụ thấy khác nhiều Việt Nam ko ah
Ngành em nhập gần 100%, từ thô tới vi lượngAi bảo làm doanh nghiệp ở VN khổ, tôi thấy sướng bỏ mẹ. Thị trường VN bây giờ đang hở hoác, nguyên liệu, thành phẩm, cái gì cũng nhập. Các cụ thử làm được cái gì đó thay thế hàng nhập xem, có mà ngồi vứt tiền đ hết.
Tôi tóm tắt thế này: Ở đâu cũng thế, có tài là sướng, bất tài là khổ. Làm doanh nghiệp ở VN có khổ hơn chút về điều kiện hoạt động, nhưng sướng hơn về thị trường. Đi làm thuê ở VN thì đúng là khổ hơn ở Tây, nên các cụ nên hoặc là thành ông chủ ở VN, hoặc là sang Tây làm thuê. Chứ đừng mơ sang Tây có thể làm chủ, khó lắm.
Cụ chém tiếp đi ah, cháu đang hóng thêm đây. Muốn biết nhiều và sâu hơn nữa ahMinh thua họ đầu tiên là trình độ sản xuất (bao gồm cả công nghệ, quản lý), năng suất lao động (công nhân tay nghề thấp, tác phong làm việc tuỳ tiện), sau đó là rất nhiều thứ phải nhập của họ...
Rồi các loại chi phí không chính thức ở VN rất cao!
Đêm nay e lại thứcCụ tiếp khách như nào mà vất thế? mất cả ngủ. Cụ dậy chưa? cháu mời cụ ly cafe cho tỉnh táo
E cũng mong vậy. ở Việt Nam nhiều khi thấy lãi cao. Nhưng thực tế ko phải vậy.Em làm nhỏ thấy dễ thở không cần đi quan hệ cứ theo luật làm , không biết sau ra sao
E thấy cụ nói quá chuẩn mà. E chỉ thêm một ý là các doanh nghiệp Việt Nam đa số là mãi không thể lớn được. Do nhiều yếu tốDoang nghiệp Việt ít có doanh nghiệp hđ theo quy chuẩn vì hàng nghìn giấy phép cùng cơ chế hành chính, các kiểu phạt về thuế 99% giám đốc ko thể hiểu hết ma trận thủ tục vì vậy làm doanh nghiệp việt nam khổ và làm thuê càng khổ. Chỉ có một số biết lách trong vùng nhỏ mình kinh doanh là sướng thôi phát triển rộng nghành nghề là lại chết toi ngay. Vài lời mạo muội các cụ thấy sai bỏ qua nhé hehe
Giá bán thậm chí giá thành sản phẩm là sự kết tinh của NVl, nhân công, trăm thứ thuế và chi phí tham nhũng cụ ạNhân tiện có nhiều cụ làm chủ DN trên đây cho nhà cháu hỏi ng u 1 tý là:
Trong các mặt hàng đc sx tại Vn, các chi phí như NVL, nhân công... thấp hơn TQ vậy sao hàng hóa của ta vẫn chưa cạnh tranh được. Trong các mặt hàng vn sx được thì hàng hóa nào có thể cạnh tranh được với TQ cả về chất lượng và giá cả ah. Rượu Em đã chuẩn bị sẵn mời CCCM.
DN tư nhân thì không khổ mà là Nhục ợ ,có khi còn dính vào vòng lao lý !...em biết ở trên này có nhiều cụ làm doanh nghiệp. Một đêm mất ngủ sau khi đi tiếp khách về e muốn nghe ý kiến góp ý các cụ
Ko sướng cụ ạ, áp lực công việc nó cũng làm mệt mỏi tinh thần lắm chứ bộMần ra được xèng thì đỡ, mà không ra được thì vỡ. Cứ 8 giờ cặp đến cơ quan, chiều 4 rưỡi cắp mít về, là sướng ạ
Cụ thể hơn nữa lại thay đổi tùy từng doanh nghiệp cụ thể!Cụ chém tiếp đi ah, cháu đang hóng thêm đây. Muốn biết nhiều và sâu hơn nữa ahcoolpix8700 nói:Minh thua họ đầu tiên là trình độ sản xuất (bao gồm cả công nghệ, quản lý), năng suất lao động (công nhân tay nghề thấp, tác phong làm việc tuỳ tiện), sau đó là rất nhiều thứ phải nhập của họ...
Rồi các loại chi phí không chính thức ở VN rất cao!
Cụ nói rất chuẩn. Làm doanh nghiệp ở Việt Nam ko dc hỗ trợ gì. Khi e sang hàn quốc chính phủ họ hỗ trợ rất nhiều. Từ vay vốn, xúc tiến thương mại. Khi e sang đó trực tiếp thị trưởng tp đó ra tiếp và làm cv xúc tiến thương mại như giám đốc các công ty và họ nói doanh nghiệp ở tp chúng tôi có phát triển thì tỉnh chúng tôi mới phát triển dcCụ thể hơn nữa lại thay đổi tùy từng doanh nghiệp cụ thể!
Nói chung trình độ sản xuất của đại đa số các doanh nghiệp Việt đều rất lạc hậu (dù có thể đã được tranh bị 1 hay 2 cái máy rất hiện đại). Nguyên nhân ở vốn ít, khó để có thể đầu tư bài bản và hầu như các doanh nghiệp đều tự bươn trải, chẳng nhận được 1 sự hỗ trợ nhỏ nào của Nhà nước (em chỉ viết về các doanh nghiệp tự lực làm ăn, không đề cập đến các thể loại doanh nghiệp sân sau, được dựng lên để hứng tiền ngân sách Nhà nước). Trình độ quản lý kém do các cá nhân chủ doanh nghiệp đều tự làm rồi tự tìm hiểu. Nhiều người nói doanh nghiệp cứ mở rộng ra là chết là rất đúng, nhưng nguyên nhân chính là ở khả năng quản lý, làm nhỏ thì công việc nắm trong tầm bao quát, nhưng khi mở rộng hơn là mất khả năng kiếm soát (dù không vướng vào pháp luật cũng tự phá sản vì cụt vốn).
Hệ thống pháp luật lỏng lẻo, tuyệt đối không hề hỗ trợ hoạt động của các chủ doanh nghiệp. Nhân viên vì để lấy được 1 đồng của chủ sẽ phá hơn 10 đồng và khi bị phát hiện thì chủ chỉ có thể tiễn chào để nhận nhân viên khác (mà không hề sử dụng được công cụ luật pháp). Ông vừa được tiễn chào sẽ sang doanh nghiệp khác và ông chủ lại nhận nhân viên từ doanh nghiệp khác (cũng vừa phá xong như vậy ở bên kia)!
Về nhân công, đúng là giá rẻ khi so sánh với rất nhiều nơi khác, nhưng chất lượng thấp. Chất lượng nhân công bao gồm cả kỹ năng nghề và ý thức làm việc (chấp hành kỷ luật lao động) và cả 2 mặt đều rất thấp làm cho việc trả lương có vẻ rẻ, nhưng thực sự thì chẳng rẻ do năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém (tỷ lệ sản phẩm tốt/nguyên - vật liệu thấp).
Không phải chỉ ở tầu, mà ngay tại các nước phát triển khác, 1 cách bù lỗ của Nhà nước (hay hỗ trợ - subvention) cho sản xuất chính là bằng hệ thống đào tạo nghề, việc thiếu hẳn ở VN. Doanh nghiệp Việt nhận người lao động đơn giản để tự đào tạo, phần lớn chỉ nửa chừng là bị doanh nghiệp khác mời chào kéo níu đi mất hoặc nguời lao động tự bỏ ra thành lập doanh nghiệp riêng. Đều này làm cho hiện tại ở VN thiếu trầm trọng người có kỹ năng làm việc tốt!
Tất cả (và còn nhiều yếu tố khác) làm cho giá thành sản xuất cao và chất lượng sản phẩm kém, thiếu khả năng cạnh tranh. Rất cần sự thay đổi về cách nhìn của Nhà nước (với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam) mới có thể làm thay đổi nền kinh tế hiện tại.