Em chưa được cầm bộ SGK này nên cũng chưa hiểu hết được lỗi của bộ SGK này, một số lỗi về "sạn" em đã được đọc qua báo chí rồi, nhưng theo như bài báo thì PGS Đạt nói là do phương pháp biên soạn chưa chuẩn. Vậy phương pháp biên soạn chuẩn là như nào và phương pháp chưa chuẩn mà bộ SGK này áp dụng là gì? Cụ nào làm trong ngành thông não giúp em để hiểu thêm với
Em méo làm trong ngành, cũng méo có liên quan lợi ích gì trong ngành này. Nhưng em đã đọc hết cả 5 bộ TV lớp 1 mới, cụ muốn đọc thì có bản online đấy. Vì con em đúng độ tuổi đọc sách này. Nó có 2 vấn đề chính sau:
1) Về học đánh vần: Sách cũ thì dạy chữ cái/vần, rồi cho câu (thường là thơ văn ngắn) có dùng vần/chữ cái đó. Vì phải dùng cả những vần chưa học, nên sách cũ thường chọn những câu thơ hay, ngắn và quen thuộc cho dễ nhớ. Sách mới thì bày ra trò "cải tiến", là tìm mọi cách ép đoạn văn minh họa chỉ được sử dụng các chữ cái/vần đã học, hạn chế tối đa các từ chưa học. Nên mới xuất hiện các đoạn văn ngu ngơ lấc cấc như báo đã đưa.
2) Về phần kể chuyện: Sách đánh vần, theo em, chỉ cần kết hợp gợi cho trẻ em tình yêu tiếng Việt, yêu quê hương đất nước là đủ. Đằng này sách mới nó tham lam nhét từ đầu đến cuối các bài học đạo đức vào, đồng thời vẫn áp dụng công thức ép chữ/vần như phần 1). Muốn học đạo đức thì có môn đạo đức rồi, việc chó gì phải ôm đồm thế. Nó dẫn tới chương trình cho các con nặng lên 1 cách không cần thiết, thậm chí còn là ngu xuẩn vì dạy con trẻ lấc cấc với câu cú ép chữ/vần như đã nói.
Thế thôi ạ, cả 5 bộ TV 1 đều mắc 2 lỗi này, không ít thì nhiều. Thế mới lạ, không biết là sáng tạo của cụ nào ốp xuống.