Làm cách nào để tiêu diệt tàu sân bay?

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
VN bắt tay với Philippine thỉnh thoảng mời anh Mẽo mang TSB vào chơi trò tập trận.
Thời buổi bây giờ đánh nhau là phải có đồng minh, bọn Mỹ, Pháp, Anh nó mạnh thế mà có bao giờ tự mang quân đi đánh mấy nước tiểu yêu như Afghanistan, Irak, Kosovo, Libi đâu, toàn kêu gọi động minh hết.

Thằng TQ rất muốn thịt VN vì phía trên có Nga ngố, phía trái có Ấn Độ, phía phải có ĐL, HQ, Nhật, nếu như VN mà theo Mẽo nốt thì TQ coi như bị giam lỏng.
Công nhận cụ mơ hay phết .. ;))
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Thì đi về, kệ con bà nó. Dây vào làm gì cho mệt!
 

tran_thuat_lai

Xe lăn
Biển số
OF-1757
Ngày cấp bằng
1/10/06
Số km
11,116
Động cơ
677,910 Mã lực
Tuổi
43
Việt nam sẽ cử Yết Kiêu ra tập trận vấy Mẽo, mấy thứ nhố nhăng nài...chấp
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Mời các cụ bình luận về loạt bài đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần (TTCT):


* Hồ sơ: Tranh hùng dưới đáy Thái Bình Dương - Kỳ 1:

TỪ SANTA BARBARA ĐẾN LOS ANGELES


TTCT - 7g10 tối 23-2-1942, một tàu ngầm Nhật nổi lên chỉ cách bờ biển Santa Barbara (California, Mỹ) có vài trăm mét. Năm phút sau tàu này bắt đầu nã đạn từ khẩu đại bác 140mm trên boong.

68 năm sau, tối thứ hai 8-11-2010, dân chúng Los Angeles nhốn nháo khi truyền hình CBS chiếu lại một vệt khói được cho là của một tên lửa phóng đi từ một tàu ngầm Trung Quốc áp sát bờ Tây Los Angeles!


Vệt khói Los Angeles được cho là phóng đi từ một tàu ngầm - Ảnh: thelivingmoon

CBS News loan tin một quả tên lửa đã được phóng đi từ cách bờ biển Los Angeles, ngay phía bắc hòn đảo du lịch Catalina vào khoảng 5g chiều hôm ấy. Một trực thăng của Hãng truyền hình KCBS News, lúc đó đang bay trong khu vực này, đã ghi hình làn khói được cho là từ một quả tên lửa phóng đi từ dưới nước (1). Dân chúng thất kinh: Catalina là một hòn đảo du lịch êm đềm mà đến cuối tuần họ vẫn thường đáp phà qua nghỉ mát, vậy mà tàu ngầm “lạ” của ai đó lại bén mảng tới đó phóng tên lửa!

Tàu ngầm Nhật pháo kích bờ Tây!

Nếu quả thật đây là một “tàu lạ” mang sứ mạng quấy rối biểu diễn sát bờ Tây nước Mỹ được như thế, ắt hẳn phải do một thủy thủ đoàn rất dày dạn kinh nghiệm, không chỉ sử dụng thành thạo con tàu của mình, nhất là kỹ thuật tàng hình, mà còn đã đạt trình độ thượng thừa trong hải hành và tác chiến dưới đáy biển.

Dân tình cứ thế mà nhốn nháo, càng khiến nhớ lại câu chuyện cũ tháng 2-1942 về chiếc tàu ngầm Nhật I-17, đã bất thình lình ngoi lên mặt nước và nhắm bắn vào các bồn chứa xăng máy bay ở kho Richfield, trong khu vực mỏ dầu Ellwood gần thành phố Santa Barbara. 20 phút sau, tàu ngầm Nhật ngưng tác xạ, tổng cộng đếm được 24 quả đạn, tiếc là bắn không chính xác, chỉ có một quả rơi cách một bồn chứa 27m, không gây thiệt hại gì lớn (2).
Cuộc pháo kích từ tàu ngầm này có ý nghĩa như một vụ Trân Châu cảng (bỏ túi) mới cách đó hai tháng hơn, mà thay cho hàng đàn máy bay bắn phá xuất phát từ cả một hạm đội tàu sân bay là một kẻ thù từ dưới đáy biển nổi lên khơi khơi bắn phá bờ Tây nước Mỹ. Vụ tấn công “rát mặt” hạm đội Thái Bình Dương này là “cú roi ngựa” đốc thúc phòng thủ bờ biển hữu hiệu hơn. Suốt trong chiến tranh Mỹ - Nhật tiếp tục sau đó, chỉ có một vụ tương tự nhắm vào căn cứ Fort Stevens (Oregon).

Tàu ngầm Trung Quốc đã áp sát Los Angeles?

Phát biểu đầu tiên của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Dave Lapan về vụ này thành thật một cách “tội nghiệp”: “Không ai trong Bộ Quốc phòng mà chúng tôi đã tiếp xúc có thể giải thích vệt khói đó là gì, từ đâu đến”! Sau đó, Bộ tư lệnh Phòng không không gian Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ chỉ huy Quân khu Bắc Mỹ (NORTHCOM) cùng ra thông cáo quả quyết rằng “vệt khói này không đến từ một vụ phóng tên lửa quân sự của nước ngoài nào” và rằng “đó không phải là một đe dọa cho đất nước”.

Song thông cáo này không cung cấp bất cứ chi tiết nào giải thích cho sự quả quyết phủ định đó (3).

Tuy nhiên theo Cơ quan Hàng không liên bang (FAA), vào thời điểm đó không có máy bay nào bay trong khu vực này, tức gián tiếp bác bỏ những phủ nhận của Bộ Quốc phòng và NORAD! Không ai xác nhận có phải là tên lửa Trung Quốc hay không nên cuối cùng được cho là UFO, một “vật lạ” bay trên không chưa được xác định (4).

Thiếu tướng không quân hồi hưu Jim Cash, từng chỉ huy một phi đội F-15 rồi một không đoàn F-15 trước khi trở thành trợ lý chỉ huy tác chiến căn cứ Cheyenne Mountain của NORAD, “rành sáu câu” về cách hành động ứng xử của NORAD trong những trường hợp tương tự, không tin vào giải thích mù mờ trên của NORAD: “Tại sao NORAD lại “im ru” cho rằng Bắc Mỹ “không sao đâu”?

Tuyệt đối không thể nghi ngờ gì được rằng hình ảnh video ngoài khơi California là của một vụ phóng tên lửa, và vụ này đã được NORAD quan sát rồi sau đó được một tướng lĩnh bốn sao lượng giá trong báo cáo và báo cáo đó được chuyển ngay đến tổng thống. Cần lưu ý đến thời điểm của vụ này, tổng thống lúc đó đang sắp công du Trung Quốc...” (5).

Wayne Madsen, một cựu sĩ quan hải quân từng làm việc tại Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) và Bộ chỉ huy Dữ liệu tự hành của hải quân (NDAC), cho rằng đây là một tên lửa phóng đi từ một tàu ngầm hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc, và rằng đây không phải là lần đầu tiên hệ thống cảm ứng cảnh báo tàu ngầm của hải quân Mỹ bị “lủng” (6).

Nếu đúng là tàu ngầm Trung Quốc áp sát Los Angeles, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Barack Obama lên đường sang Seoul dự thượng đỉnh G20, sau đó sang Nhật dự thượng đỉnh APEC, rồi sang Trung Quốc, bắt đầu vòng công du châu Á đầu tiên của ông, thì quả đây là một cái tát vào mặt nhà lãnh đạo mới của Nhà Trắng!

Tàu ngầm Jin

Jin là tên gọi của một lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công bằng tên lửa đạn đạo thứ nhì của Trung Quốc, số hiệu 094. Đây là sản phẩm của Viện thiết kế Vũ Hán số 2 với sự hỗ trợ của Viện thiết kế trung ương Rubin ở St Petersburg (Nga), một trong những cái nôi của hạm đội tàu ngầm Liên Xô cũ. Lớp tàu ngầm Jin thay thế lớp Xia, số hiệu 092, chào đời từ năm 1983.

Lớp Jin hiện gồm hai chiếc, chiếc thứ nhất hạ thủy tháng 7-2004, chiếc thứ nhì năm 2007. Cả hai chiếc này đều đang trong giai đoạn huấn luyện và chỉ được đưa vào hoạt động tác chiến từ năm 2012-2015 (7).

Sinodefence.com khoe rằng: “Lớp tàu ngầm 094 có khả năng mang theo 12 tên lửa đạn đạo phóng đi từ dưới nước Julang-2 có tầm bắn từ 700-800km. Lớp tàu ngầm 094 đã đến gần sát với tính năng và khả năng của các tàu ngầm hạt nhân tấn công bằng tên lửa đạn đạo hiện đại của Nga và phương Tây, đặc biệt là độ thinh lặng và số tên lửa mang theo. Đến khi hoàn toàn vào giai đoạn khả dụng tác chiến, tàu ngầm này còn cung cấp cho hải quân Trung Quốc khả năng đánh trả hạt nhân từ biển có độ tin cậy nhiều hơn lớp tàu ngầm Xia 092 trước đó”.

Trở lại với vụ phóng tên lửa ngoài khơi Los Angeles năm 2010, nếu quả thật đây là một “tàu lạ” mang sứ mạng quấy rối biểu diễn sát bờ Tây nước Mỹ được như thế, ắt hẳn phải do một thủy thủ đoàn rất dày dạn kinh nghiệm, không chỉ sử dụng thành thạo con tàu của mình, nhất là kỹ thuật tàng hình, mà còn đạt trình độ thượng thừa trong hải hành và tác chiến dưới đáy biển.

Giả định đây là một tàu ngầm lớp Jin thì có thể ngờ rằng đây là chiếc thứ nhất, hạ thủy từ năm 2004 song đến năm 2012 này mới chính thức đưa vào biên chế tác chiến, sau tám năm tập huấn vận hành, sử dụng trang thiết bị, vũ khí, hải hành, tìm và diệt... thật thuần thục trước khi có thể được giao các nhiệm vụ tuần tiễu, thu thập tin tức, truyền dữ liệu, bảo vệ hạm đội, phòng thủ khu vực, tấn công mục tiêu trên đất liền, đổ bộ biệt kích... (8).

Đơn giản mà nói, một tàu ngầm tàng hình khi di chuyển dưới nước thật êm khiến sonar, dụng cụ nghe sóng âm thanh dưới nước, của đối phương không nghe thấy được, và ngược lại sonar của nó có thể “nghe thấy” tiếng động của tàu đối phương. Để có thể “tàng hình” đến mức “đến không ai biết, đi không ai hay” này, ngoài độ êm của toàn bộ hệ thống máy móc còn là khả năng giữ im lặng tuyệt đối của thủy thủ đoàn không chỉ trong thao tác mà cả trong sinh hoạt, độ thính tai của nhân viên sonar, kinh nghiệm chỉ huy vận hành và tác chiến tinh quái của hạm trưởng.

Trang bị kỹ thuật của khí tài quân sự sử dụng là “chín”, còn kinh nghiệm sử dụng, tác chiến là “mười”. Trong thư hùng trên hay dưới đáy biển, không đơn giản chỉ là có được bao nhiêu tàu và thuộc lớp nào, mà là độ tinh thông và can trường của thủy thủ đoàn đến đâu.

So với vụ đột kích năm 1942 ở bờ biển Santa Barbara của chiếc tàu ngầm I-17 của Nhật Bản, vụ “đột kích” năm 2010 được ngờ là của một chiếc Jin của Trung Quốc ngoài khơi Los Angeles chính là một hồi chuông nữa cảnh cáo hệ thống phòng thủ và săn tàu ngầm của hải quân và không quân Mỹ bờ biển Tây của Mỹ, để đừng có những lỗ thủng nghiêm trọng trước thuật “tàng hình” của tàu ngầm đối phương như năm 1942.

HỮU NGHỊ

__________
(1) http://www.stevequayle.com/News.alert/10_Global/101111.missiles.just.in.alert.html
(2) http://www.infowars.com/wayne-madsen-china-fired-missile-seen-in-southern-california/
(3) http://www.militarymuseum.org/Ellwood.html
(4) http://losangeles.cbslocal.com/2010/11/09/exclusive-raw-video-mysterious-missile-launch-off-california-coast/
(5) http://state-of-the-nation.com/2766/full-statement-jim-cash-brig-general-usaf-ret-assigned-norad-command-director-initially-assistant-director-operations-norad/
(6) http://www.examiner.com/ufo-in-national/unknown-missile-streaks-across-coastal-area-near-la
(7) http://www.wnd.com/2010/11/230425/
(8) http://www.sinodefence.com/navy/sub/type094jin.asp



* Hồ sơ: Tranh hùng dưới đáy Thái Bình Dương - Kỳ 2:

TÀU NGẦM HẠ TÀU SÂN BAY

TTCT - Từ sau Thế chiến thứ nhì, nhất là các trận Trân Châu Cảng và Midway mà vai trò chủ công là của các tàu sân bay, tin tức về các tàu ngầm, cho dù là hạt nhân, vẫn không “đinh tai nhức óc” bằng tàu sân bay.

Thật ra tàu ngầm vẫn luôn là một sát thủ thầm lặng rất đáng sợ, ngay cả đối với tàu sân bay.


Tàu sân bay Kitty Hawk - Ảnh: navy.memorieshop

Ngày 15-9-1942, hai tàu sân bay USS Wasp và USS Hornet cùng chục tàu chiến khác đang hộ tống đoàn quân vận hạm chuyên chở trung đoàn 7 thủy quân lục chiến Mỹ đến tăng cường cho đảo Guadalcanal. Đến 14g20, chiếc Wasp tung tám máy bay Wildcat và 18 máy bay Dauntlesses lên trời, nghĩa là “trên đầu” hải đội tàu sân bay Mỹ đang có đến 26 máy bay chiến đấu hộ tống.

Từ Wasp đến Kitty Hawk: Mỹ ê mặt!

Ấy vậy mà vào lúc 14g44, một loạt sáu quả thủy lôi rẽ sóng lao vào tàu sân bay Wasp. Ba quả đánh trúng mục tiêu: một quả chọc thủng mạn sườn ngay trên mép nước, hai quả khác đâm vào bồn chứa nhiên liệu và kho vũ khí. Hai quả khác trượt qua mũi chiếc Wasp song lại đâm vào khu trục hạm O’Brein. Quả thứ sáu đánh trúng khu trục hạm North Carolina.
“Tác giả” của sáu quả thủy lôi đó là chiếc tàu ngầm mang số hiệu I-19 của Nhật. Chiếc Wasp chìm lúc 9g tối ở tọa độ 12°24'58" Nam, 164°8'0" Đông, 193 thủy thủ thiệt mạng (1). Trận hải chiến ngày 15-9-1942 này cho thấy tác hại “vô biên” của tàu ngầm: chỉ một loạt sáu quả thủy lôi phóng đi cũng đã đánh chìm được một tàu sân bay và hai khu trục hạm!

64 năm sau, một tàu ngầm Trung Quốc bất ngờ “vẫy tay chào” tàu sân bay Kitty Hawk hôm 26-10-2006. Hơn nửa tháng sau, tờ Washington Times (2) là tờ báo đầu tiên tiết lộ: “Theo các quan chức Bộ Quốc phòng, chiếc tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel của Trung Quốc đã bám sát chiếc Kitty Hawk mà không bị phát hiện rồi trồi lên chỉ trong khoảng cách 5 hải lý hôm 26-10 vừa qua.

Chiếc tàu ngầm đơn độc của Trung Quốc đã lượn qua ít nhất một tá tàu chiến Mỹ. Vậy mà cả hệ thống phòng thủ đắt tiền đó, trong đó có ít nhất hai tàu ngầm theo đúng thông lệ, lại bất lực không phát hiện chiếc tàu ngầm đơn thương độc mã kia. Mãi đến khi một máy bay thám thính của tàu sân bay Kitty Hawk phát hiện tàu ngầm quái ác này cách tàu mẹ không đầy 5 hải lý, còi báo động mới được huýt lên. Sau này mới biết đó là một tàu ngầm của Trung Quốc lớp Song.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bryan Whitman thừa nhận rằng lúc đó chiếc Kitty Hawk đang thao diễn gần đảo Okinawa” (3).

Làm thế nào mà cả chiếc Kitty Hawk lẫn đoàn tàu hộ tống đều “điếc” không “nghe thấy” tàu ngầm đối phương đang đeo bám mình trong chừng đó thời gian?!

Thường thì để tàng hình, tàu ngầm phải “rón rén” mở máy chạy từ nguồn điện ăcquy, đàng này chiếc tàu ngầm nọ đã “ung dung” rượt theo chiếc Kitty Hawk trong chừng ấy thời gian mà không bị phát hiện. Nếu là chiến tranh thật sự, không chỉ chiếc Kitty Hawk mà còn cả vài chiếc tàu hộ tống khác cũng đã bị cho “đi mò tôm”, y hệt vụ tàu sân bay Wasp năm 1942!


Khu trục hạm USS John McCain - Ảnh: wikimedia

Khu trục hạm USS John Mccain bị "vuốt râu"

Sau sự cố trên, Richard Fisher, một chuyên gia của Trung tâm Lượng giá chiến lược quốc tế (IASC), cảnh báo: “Trò này sẽ còn tái diễn. Đơn giản là 40-50 hạm trưởng tàu ngầm Trung Quốc đều muốn thử tài với hạm đội 7”. Lời cảnh báo này không sai: không đầy ba năm sau vụ tàu sân bay Kitty Hawk, một tàu ngầm khác của Trung Quốc lại “dằn mặt” tàu khu trục USS John McCain của hải quân Mỹ.

Thông tin từ hải quân Mỹ (4) cho biết hôm 10-6-2009, một chiếc tàu ngầm “lạ” đã lượn phía sau tàu khu trục Mỹ, thậm chí đụng ngay vào dàn sonar dò tàu ngầm của tàu này đang thả phía sau đuôi tàu cách khoảng 1 hải lý, khiến dàn sonar bị hư, sau đó tàu ngầm này ung dung bỏ đi. May mà “tàu lạ” nọ đã không thèm cắt cáp dàn sonar của khu trục hạm USS John McCain! Địa điểm “dằn mặt” chỉ cách vịnh Subic của Philippines khoảng 144 hải lý về phía nam, tức trên vùng biển quốc tế.

Sau sự cố, phía Trung Quốc nhìn nhận đó là tàu ngầm của mình, còn phía Mỹ giải thích rằng đây là một “va chạm tình cờ không chủ ý” do cả hai bên đều “mù”.

Vụ thử sức trên xảy ra chỉ ba tháng sau vụ ngư dân Trung Quốc trên mấy chiếc tàu cá bao vây một tàu tuần tra của Mỹ, chiếc USS Impeccable, hôm 10-3 cùng năm 2009, lấy gậy gộc “đánh đuổi” ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ, cho dù địa điểm bao vây vẫn cách đảo Hải Nam những 120km, tức ngoài hải phận Trung Quốc.

Các vụ “nắn gân nhau” này y hệt vụ hai chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc hôm 1-4-2001 “chặn đầu” một máy bay thám thính EP-3 của Mỹ cách đảo Hải Nam khoảng 70 dặm. Hai vòng bay chặn đầu đầu tiên không sao, đến lần thứ ba thì chiếc EP-3 bốn chong chóng to xác hơn đã ủi thẳng vào một chiếc J-8 vốn bé tí.

Bầu rađa dưới bụng chiếc EP-3 bị văng do va chạm với buồng lái của chiếc J-8 khiến buồng lái vỡ tan, viên phi công chiếc J-8 hi sinh và mất xác. Mảnh đuôi của chiếc J-8 văng trúng một động cơ chiếc EP-3 khiến chiếc này hai lần chúc mũi rơi tự do, may mà trung úy phi công Shane Osborn cả hai lần đều kéo cần lái ngóc đầu máy bay lên kịp thời, lần cuối cùng mới gượng lấy lại thăng bằng nhưng buộc phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam sau đó.

Vụ va chạm máy bay gần đảo Hải Nam và các vụ tàu ngầm rượt đuổi kia cho thấy Trung Quốc muốn biểu thị bằng mọi hình thức: “chớ héo lánh vùng đặc quyền kinh tế của ta” cho dù vùng đó chồng lấn với những vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, mà theo Công ước quốc tế về luật biển, tàu bè các nước, kể cả tàu chiến, đều có quyền tự do đi lại.

Huấn luyện "như thiệt"

Đề cập đến vụ tàu Kitty Hawk bó tay trước tàu ngầm Trung Quốc, phó đề đốc Stephen Saunders của hải quân Anh, chủ bút của tạp chí quốc phòng Jane’s Defense, giải thích: “Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ ít quan tâm đến hình thái tác chiến bằng tàu ngầm” (5). Hậu quả là hải quân Mỹ “lụt nghề” chống tàu ngầm như đã thấy, không chỉ với Trung Quốc.

Tháng 9-2003, ba tàu ngầm hải quân Úc thuộc lớp Collins (cũ kỹ chạy bằng động cơ diesel) đã “hủy diệt” hai tàu ngầm cùng một tàu sân bay của hải quân Mỹ trong khuôn khổ các cuộc tập trận hải quân Mỹ - Úc ngoài khơi nước Úc (6). Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Úc, phó đề đốc Mike Deeks, cho biết các tàu ngầm “giẻ rách” của ông “trong mỗi cuộc tập trận có khi kéo dài đến ba tuần đều đã đè bẹp các tàu “đối phương” (Mỹ) siêu hiện đại, và rồi đến khi kết thúc cuộc tập trận, người Mỹ mới mở mắt ra mà nhìn nhận rằng có một lực lượng hải quân khác (là Úc) cũng biết thao tác tàu ngầm”.

Đúng là hải quân Mỹ “công tử bột” trong lĩnh vực chống tàu ngầm, như nhận xét của phó đề đốc Mike Deeks của hải quân Úc. Thường thì hải quân các nước rèn luyện qua những cuộc tập trận hỗn hợp giữa các lực lượng hải quân đồng minh. Song hải quân một số nước lại hay tìm cách “cọ xát” đối phương cho dù bất cứ sơ sẩy hay quá đà nào cũng có thể không chỉ gây nguy hiểm cho sinh mạng của cả con tàu, mà còn tạo ra một cuộc khủng hoảng.

Tháng 11-2004, hải quân Nhật báo động sau khi một tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xâm nhập lảng vảng gần một khu mỏ khí đốt của Nhật gần nhóm đảo Sakishima trong suốt ba giờ, ở một vị trí cách đảo Okinawa chừng 180 hải lý về phía tây nam (7). Nếu nhớ rằng Okinawa chính là nơi đặt căn cứ lớn nhất của Mỹ trên Thái Bình Dương thì sẽ thấy đây không còn là một bài tập huấn luyện đơn thuần nữa, mà là một bài tập “thử sức” trong điều kiện “như thật”.

Hải quân Hàn Quốc hân hạnh được thường xuyên “tập trận” với hải quân Bắc Triều Tiên trong điều kiện như thật. Tháng 9-2011, một bản phúc trình của Bộ tổng tham mưu cùng cơ quan tình báo quân đội Hàn Quốc cho biết tàu ngầm Bắc Triều Tiên ngày càng tăng diễn tập xâm nhập trong biển Tây của Hàn Quốc. Năm 2008, tàu ngầm Bắc Triều Tiên chỉ xâm nhập có hai lần từ tháng 1 đến tháng 8, thì qua năm 2009 cũng trong quãng thời gian đó đã xâm nhập những năm lần; đến năm 2010 xâm nhập 28 lần; năm 2011 những 50 lần cũng từ tháng 1 đến tháng 8!

Còn trên biển Đông của Hàn Quốc, tàu ngầm Bắc Triều Tiên đã xâm nhập 39 lần năm 2011, so với 25 lần năm 2010. Đáng tiếc là hải quân Hàn Quốc chỉ phát hiện được có 28% lượt tàu ngầm Bắc Triều Tiên “diễn tập” xâm nhập mà thôi. Vụ tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc trúng một quả thủy lôi phóng đi từ một tàu ngầm “bỏ túi” hôm 26-3-2010 khiến 46 thủy thủ bỏ mạng là một thí dụ đau thương cho thấy tàu ngầm vẫn cứ là sát thủ thầm lặng.

HỮU NGHỊ

__________
(1) USS Wasp (CV-7), from Wikipedia
(2) http://www.washingtontimes.com/news/2006/nov/13/20061113-121539-3317r/?page=all#pagebreak
(3), (5) http://www.dailymail.co.uk/news/article-492804/The-uninvited-guest-Chinese-sub-pops-middle-U-S-Navy-exercise-leaving-military-chiefs-red-faced.html
(4) http://www.navytimes.com/news/2009/06/navy_mccain_china_061909w/
(6) http://www.theage.com.au/articles/2003/09/23/1064082993693.html
(7) http://www.washtimes.com/national/20040716-123134-8152r.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,496
Động cơ
427,042 Mã lực
Tiêu diệt thằng Thị Lang thì không khó, nhưng tiêu diệt nó xong rồi thì phản ứng tiếp theo của thằng khựa mới quan trọng
 

Ngô Đại

Xe tải
Biển số
OF-23805
Ngày cấp bằng
8/11/08
Số km
277
Động cơ
495,456 Mã lực
Nó xuất kích J15 lên chặn thì biết làm sao ...
Bọn nó còn có cái này chặn nữa:
Lần đầu tiên, chiếc tàu khu trục số hiệu 891 của Hải quân Trung Quốc phô diễn hệ thống tên lửa phòng không trên tàu chiến của họ trước Hải quân Nga. Theo như quan sát, tên lửa được phóng lên thuộc hệ thống phòng không HQ-9, bản sao chép trên tàu từ loại S-300 của Nga.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Tiêu diệt thằng Thị Lang thì không khó, nhưng tiêu diệt nó xong rồi thì phản ứng tiếp theo của thằng khựa mới quan trọng
Vậy ta thống nhất là tha cho nó các cụ nhé, không lại lôi thôi với thằng Khựa :))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Iem đọc bài này thấy hay hay, poste lên cùng AE chém gió chơi:

Biển Đông căng thẳng, phương Tây không thể đứng ngoài

Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.
VietnamDefence: Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

Le Monde: Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?

Jean de Préneuf: Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.

Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Robert Frank: Ngày nay chúng ta đang thấy có sự gia tăng số lượng các đấu thủ, điều gợi nhớ đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Đức và Anh vào cuối thế kỷ XIX. Hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tồn tại sự bất đối xứng nhất định. Ấn Độ vẫn chưa thể tự giải thoát khỏi những ký ức thất bại trước Trung Quốc vào năm 1962. Vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể là một trường hợp điển hình. Bắc Kinh chắc chắn toan tính tiến xa hết mức chừng nào có thể mà không gây ra chiến tranh. Mặc dù, dĩ nhiên là điều đó tiềm ẩn đầy những sự cố nguy hiểm. Trong trường hợp leo thang căng thẳng, phương Tây đơn giản là không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nước lớn dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận với nhau về một giải pháp.

Nguy hiểm xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước nhỏ, các nước trung bình, cũng như giữa các nước nhỏ, trung bình và lớn. Những tình huống khó tiên liệu - đó là sự tính toán sai mà Tổng thống Argentina Galtieri mắc phải đối với Thatcher năm 1982, Saddam Hussein đối với George Bush năm 1990 và Gruzia đối với nước Nga của Putin năm 2008. Ngoài ra, ngày nay đang nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến sự xuất hiện trên biển của các đấu thủ phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở trường hợp đấu tranh chống ngành săn bắt cá voi và những sự cố mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Sức mạnh hải quân vẫn là lập luận tốt để răn đe chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia​
- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?

Jean de Préneuf: Kể từ thời điểm kết thúc hai cuộc thế chiến, không còn xảy ra một trận chiến trên biển quy mô lớn nào nữa. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh đã dẫn tới sự xuất hiện đối đầu toàn cầu trên biển, vốn là sự tiếp diễn của logic các trận chiến ở Đại Tây Dương và các chiến dịch đổ bộ lớn.

Vì thế, năm 1945 không hề đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh có sử dụng hải quân. Danh sách có được khá dài: Triều Tiên từ năm 1950-1953, kênh đào Suez năm 1956, Việt Nam từ năm 1965-1973, Falklands (Malvinas) năm 1982, Kosovo năm 1999 và cho đến tận Libya năm 2011. Thậm chí trong các cuộc xung đột cơ bản khai diễn trên không và mặt đất thì luôn có chỗ cho hạm đội: điều đó đã xảy ra trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và 1971, trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, ở Afghanistan từ năm 2001, ở Li-băng năm 2006.

Điều đó cũng liên quan cả đến các tình huống khủng hoảng. Ví dụ, trong chiến dịch Praying Mantis ngày 14/4/1988 toàn bộ một hạm đội Iran đã bị tiêu diệt để đáp lại việc Tehran phong tỏa vịnh Persique. Nó đã cho thấy rằng, biển vấn là không gian xung đột với sự tham gia của các nước thứ ba kể cả khi nó họ không phải là các bên tham chiến trực tiếp. Ngoài ra, toàn bộ cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 nhắc nhở chúng ta rằng, các cường quốc hạng hai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các hạm đội lớn bằng các phương tiện phi đối xứng, trong số đó trước hết là thủy lôi.

Robert Frank: Ở Cận đông, vấn đề eo biển Hormuz liên quan không chỉ đến triển vọng một trận hải chiến lớn bởi để làm việc đó lực lượng của các hạm đội cần phải gần tương đương nhau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát đối với huyết mạch sống còn này cũng đang được giải quyết cả trên biển bởi vì Iran đã rút ra các bài học của những năm 1980 và đã hiện đại hóa không chỉ hạm đội của họ mà cả vũ khí chống hạm triển khai trên bộ.

Ở Tây Phi, hạm đội đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống cướp biển, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta lại không thể nói đến các trận hải chiến quy mô lớn. Liên quan đến Thái Bình Dương và Đông Á, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự, cần tính đến việc họ còn có những lá bài khác để khẳng định vị thế đứng đầu trong khu vực. Nếu như nói về triển vọng gia tăng căng thẳng, nguy cơ chủ yếu xuất phát từ quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng nhỏ. Trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, không thể loại trừ kịch bản đó.

Jean de Préneuf: Việc triển khai tàu chiến hiện nay xung quanh vịnh Persique khiến người ta nhớ lại các cuộc điều động binh lực của Mỹ năm 1988, tháng 1/1980 trong cuộc khủng hoảng con tin hay năm 1971 trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan. Từ góc độ chính thị, có thể nói đến “ngoại giao 80.000 tấn” mà tàu sân bay Mỹ đại diện. Pháp cũng đã hành động tương tự trong chiến dịch Prométhée năm 1988 trong cuộc chiến Iran-Iraq. Việc phái một cụm tàu sân bay là yếu tố quyết định để bảo đảm an ninh cho vận chuyển dầu mỏ, lẫn để gây áp lực với Tehran trong đàm phán về các vấn đề người tị nạn và chương trình hạt nhân.

Robert Frank: Lịch sử đã biết đến những trường hợp, khi mà hạm đội của một nước đang phát triển đã chiến thắng một cường quốc hải quân: năm 1905, hạm đội Nhật Bản (gồm chủ yếu là các tàu chiến Anh) đã đánh tan lực lượng hải quân của đế quốc Nga trong trận hải chiến Đối Mã (Tsushima). Tình hình hiện nay khác với thế kỷ XIX ở chỗ các đấu thủ mới có vũ khí hạt nhân: trong cuộc đối kháng giữa họ, sự kiềm chế có thể có tác dụng. Ví dụ, trước năm 1914, cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc châu Âu mang tính kiềm chế và không hoàn toàn hướng đến chiến tranh. Tuy nhiên, các đế quốc ốm yếu Nga và Áo-Hung đã có thể chấp nhận rủi ro chiến tranh bởi vì họ định bằng cách đó giải quyết các vấn đề nội bộ. Các cường quốc mới trong kỷ nguyên không hạt nhân không thể cho phép mình sự xa xỉ đó.

Ngày nay, hạm đội có thể là công cụ kiềm chế hiệu quả và đồng thời không phải là nguyên nhân làm tình hình thêm căng thẳng. Ngoài ra, ngày nay, ở mức độ lớn hơn nhiều so với hôm qua, nó là công cụ kiến tạo hòa bình và phương tiện ngăn ngừa xung đột. Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của hạm đội. Vai trò của nó là bảo đảm an ninh trên các tuyến giao thông và bằng sự hiện diện của mình ngăn chặn những điều khó chịu có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là công cụ phô trương sức mạnh, có thể làm chức năng kiểm chế. Khi một tàu sân bay xuất hiện gần bờ biển, người ta buộc phải tính toán đến điều đó.

- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển không?

Jean de Préneuf:
Vấn đề chủ quyền liên quan trước hết đến các tài nguyên biển. Cần nhớ rằng, năm 1904, vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa Pháp và Anh là Newfoundland và cụ thể là quyền đánh bắt cá. Ngày nay, sự gia tăng căng thẳng ở quần đào Falklands (Malvinas), nơi mới đây phát hiện ra tài nguyên dầu lửa, đang diễn ra đúng theo sơ đồ từng xảy ra giai đoạn từ 1976-1982.

Trước đó, mỗi bên đều đã tìm cách giành ưu thế trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình đã được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngày nay, tầm nhìn toàn cầu bắt đầu thắng thế. Việc phân chia lãnh thổ trên không gian biển ngày càng dịch chuyển theo hướng quy mô đại dương.

Tình hình ở Đông Nam Á và Biển Đông tất yếu liên quan đến việc phân chia tài nguyên biển. Ngoài ra, băng hà tan chảy ở Bắc Cực cũng đang dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khu vực. Đó là chuyện làm sao giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường biển mà trong tương lai có thể trở thành một trong những tuyến giao thương then chốt và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?
Jean de Préneuf:
Cán cân giữa hải quân và không quân luôn luân phiên thay đổi tùy thuộc vào mốt và những khunh hướng ưa thích kỹ thuật nào đó, hơn nữa nhiều khi là hy sinh yếu tố hiệu quả. Những dao động này là sự phản ánh sự cạnh tranh giữa các quân chủng trong việc bảo đảm an ninh ở cự ly xa và với chi phí nhỏ nhất. Chẳng hạn, vào cuối thế kỷ XIX, ở Anh người ta tin rằng, hạm đội là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Anh lại ưu tiên không quân, lực lượng mà người ta cho là sẽ ngăn ngừa sự tái xuất hiện mối đe dọa trên lục địa và bảo đảm trật tự trong đế quốc.

Ngày nay, người ta thường cho rằng, hạm đội hải quân toàn cầu là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều chủ yếu là tìm ra điểm giữa tối ưu giữa hai thái cực. Vấn đề là ở chỗ, đóng vai trò lớn ở đây không chỉ là khả năng phô diễn sức mạnh của mình ở tầm xa, mà còn thực hiện chính sách hiện diện vốn giúp giải quyết mềm các cuộc xung đột.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, khả năng quân sự của Bắc Kinh được cân đối rất tốt, trong khi trước đó hạm đội của họ về mặt cơ cấu là bộ phận yếu nhất quân đội, bởi vì nguồn gốc các mối đe dọa trước hết là ở trên bộ. Điều đó cũng đúng với cả Ấn Độ. Về khả năng chiến lược, cả hai nước đều chọn xây dựng quân đội đa dạng hóa mà trong cơ cấu của nó có cả các tàu ngầm.

Robert Frank: Ở châu Âu, hạm đội tương ứng với địa vị thứ bậc của các cường quốc. Chẳng hạn, nước Đức là cường quốc hạng trung, mặc dù trong EU, họ vẫn mạnh hơn Pháp và Anh. Trong khi đó, khác với Đức, cả hai quốc gia Pháp và Anh lại là cường quốc “thế giới” và các hạm đội của họ hậu thuẫn cho trậ tự đó. Tuy nhiên, các hạm đội ở châu Âu đang đi đến giới hạn của mình. Hiện tại, các xu hướng chính là thiết lập các hiệp định đối tác và chia xẻ chủ quyền.

Jean de Préneuf: Vấn đề tiền bạc cũng có liên quan đến tương lai. Một số chỉ muốn hạn chế ở mức sở hữu vũ khí hạt nhân. Số khác lại đề xuất dựa tất vào không quân dựa trên ưu thế công nghệ của mình. Những giải pháp như thế sẽ cho phép bảo vệ chủ quyền ở tầm xa và với chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nước đang phát triển mạnh nhất và các quốc gia phương Tây lớn nhất không ủng hộ tính toán đó. Họ đang cố cân bằng các kho quân bị của mình cùng lúc từ hai quan điểm: tìm ra sự cân bằng giữa các lực lượng vũ trụ, không quân, lục quân và hải quân, cũng như cố xây dựng hạm đội cân đối gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay.

- Vấn đề này được giải quyết ra sao ở Pháp?

Jean de Préneuf:
Vào cái ngày Pháp từ bỏ các kế hoạch đại dương toàn cầu của mình, cũng là khi Pháp ký nhận là nước này đồng ý với vai trò cường quốc hạng hai, không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi cần. Vì lý do đó, thậm chí sau những thất bại năm 1871 và 1945, Pháp cũng đã không cắt giảm quá 30% chi phí cho hạm đội. Hơn nữa, sự cắt giảm đó luôn chỉ là hiện tượng tạm thời, kéo dài không quá 5-6 năm.

Không nên quên rằng, sự phổ biến vũ khí trang bị hiện đại là một hiện tượng có từ lâu mà việc xem nhẹ nó đã nhiều lần buộc các nước phương Tây trả giá đắt, hơn nữa tất cả đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh, các tàu Pháp được đóng trong hoàn cảnh tiết kiệm dành cho các chiến dịch xa xôi ở các thuộc địa đã thua kém về uy lực và tốc độ so với các tàu tuần dương của nhà Thanh do Đức đóng mà theo kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp đó lại là mục tiêu mà các tàu Pháp phải truy kích!

  • Nguồn: L'Occident serait concerné en cas d'escalade militaire en mer de Chine du Sud / Nathalie Guibert // Le Monde, 26.4.12; Inosmi, MP, 30.04.12.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top