Để hát một bài cần 2 yếu tố cơ bản là: hát đúng nhịp phách; hát đúng cao độ.
Văn nghệ quần chúng chỉ cần đảm bảo được 2 yếu tố này đã là hay rồi.
Cảm giác về nhịp phách và cao độ được quyết định bởi năng khiếu của từng người. Do vậy, khả năng hát tốt hay ko thì 90% do năng khiếu.
Em đánh giá chủ quan:
- Khoảng 0,5% dân số hát ổn và hay.
- Có khoảng ~20% dân số mù năng khiếu. Nghĩa là họ ko phân biệt đc nhịp phách, cao độ. Hát cả đời vẫn sai nhịp, cao độ thì chênh vênh (gọi chung là hát phô). Họ có một đặc điểm là hát sai nhưng họ ko biết mình sai (phân biệt được thì đã hát đúng). Nếu những người này mà có đam mê vô bờ bến thì thật sự ác mộng cho cộng đồng. Việc mù năng khiếu này nó là "lỗi nhà xuất bản", ko thầy nào dạy nổi. Đời ko cho mình hát hay thì sẽ cho mình bàn tay điêu luyện. Ko có gì phải buồn cả. Hãy luyện cho mình bàn khéo léo thì lốp nào mình cũng móc đc hết, vinh quang sẽ chào đón miễn là bạn đừng đụng vào cái Mic.
- Khoảng 80% là năng khiếu trung bình. Đa số các cụ mợ nằm ở nhóm này. Nghĩa là hát cũng tàm tạm, nhưng nghe nó vẫn chua chua...
Để cải thiện thì phải nghe nhiều, giả dụ muốn tập hát bài A. Thì tốt nhất là nghe kết hợp (nhìn vào lời bài + chân đập nhịp theo nhạc), nhớ câu nào rơi vào phách mạnh. Nghe đi nghe lại một cách nghiêm túc, tập trung.
Nếu có điều kiện thì đi học một số buổi. Thầy sẽ xác định giọng của các cụ ở cữ nào. Phù hợp với những ca sỹ nào. Cữ giọng thuật ngữ gọi là âm vực.
Giả dụ, giọng mình nam trầm (bass) mà cố hát những bài của nam cao (teno) thì chả khác gì bắt con cá leo lên ngọn cây.
Chỉ cần xác định và kiểm soát được mấy yếu tố trên. Chắc chắn các bác sẽ hát tốt.