[TT Hữu ích] Lâm Bưu bị chết như thế nào?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Linbiao.jpg

Năm 1955, Lâm Bưu được phong nguyên soái và thường xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như nhân vật số hai trong quân đội.
Năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ Chính trị Đảng C ộng sản Trung Quốc cùng lúc với Đặng Tiểu Bình và đến năm 1958, Lâm Bưu là một trong 5 Phó Chủ tịch Đảng C ộng sản Trung Quốc.
Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng C ộng sản Trung Quốc lần thứ IX (1969) Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".
Lâm Bưu còn là Phó Thủ tướng từ năm 1954 cho đến lúc mất (1971).
Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài, người đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa.
Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Tuy nhiên có người cho rằng Lâm Bưu không phải chết vì máy bay bị rơi mà do súng B-40 bắn vào xe khi đi ăn tiệc về.
Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng C ộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng.
Em từng mở thớt tương tự
https://www.otofun.net/threads/dai-nhay-vot-cach-mang-van-hoa-tham-sat-thien-an-mon.1221927/
Lần này những thông tin của em mới hơn, ảnh cũng rõ ràng hơn, hành văn vẫn khác hơn. Em chỉ viết đến đoạn Lâm Bưu chết vào năm 1971, không đụng đến sự kiện Thiên An Môn
Mong các cụ theo dõi và ủng hộ
 

Visser III

Xe tăng
Biển số
OF-613353
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
1,412
Động cơ
191,746 Mã lực
Tuổi
43
Em luôn theo dõi và ủng hộ cụ. Chúc cụ thật nhiều sức khỏe
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1949_10_1 (2a).jpg

Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, uy tín Mao Trạch Đông (gọi tắt là Mao, với ý kính trọng) lên rất cao trong nhân dân Trung Quốc
Mao tìm sự giúp đỡ từ Liên Xô. Thật không may cho Mao, lúc đó đang chiến tranh lạnh, đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ. Stalin nhận thấy sự xuất hiện nước Trung Hoa láng giềng có thể gây khó cho Liên Xô nếu Trung Quốc ngả sang Mỹ.
Stalin đồng ý giúp đỡ Trung Quốc về kinh tế và một chút về quân sự. Những hiệp định buôn bán là "hàng đổi hàng". Liên Xô sẽ thu lại sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêu dùng.... của Trung Quốc
Liên Xô cũng chỉ viện trợ quân sự cho Trung Quốc ở mức rất thấp. Trong khi Mao đang cố sức tấn công giải phóng Đài Loan, nhưng lực quá yếu
1949, Kim Nhật Thành sang gặp Stalin đề nghị Liên Xô giúp đỡ nếu Kim tấn công Hàn Quốc. Stalin trả lời "Không", vì lúc đó Liên Xô chưa có bom nguyên tử, nên lo ngại đụng chạm với Hoa Kỳ
Kim cũng hỏi Mao câu hỏi đó. Mao dứt khoát "Không"
Một năm sau, 1950, lúc này Liên Xô đã chế tạo được bom nguyên tử (hôm 20/9/1949) thì Stalin lại đồng ý với Kim, và nói rằng sẽ không tham chiến, bảo Kim sang hỏi Mao giúp đỡ
Kím hỏi Mao. Mao gặt phắt đi. Nhưng Stalin rất khôn đã nói với Mao, sẽ giúp đỡ "kinh tế và quân sự"
Giúp đỡ "kinh tế và quân sự", vế thứ nhất thì Mao không cần, nhưng vế thứ hai thì mắt Mao sáng lên, vì Mao cần vũ khí để tấn công Đài Loan
Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Mao mới biết rằng mình sơi quả đắng của Stalin. Liên Xô chỉ che chở không quân cho những khu vực sát biên giới Trung Quốc - Triều Tiên, chứ không che chở cho quân đội Trung Quốc trên khắp mặt trận. Lỡ rồi đành chịu
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc buôn bán thương mại với Liên Xô là chủ yếu, chiếm tới 70% hàng hoá nhập khẩu
Kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc (1953-57) không khấm khá là mấy vì chủ yếu là nông nghiệp, không có công nghiệp.
Tháng 11/1957, Mao sang Liên Xô dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga.
Trung Quốc 1957_11_2 (1).jpg
Trung Quốc 1957_11_2 (2).jpg
Trung Quốc 1957_11_2 (3).jpg

Khrushchev phát biểu "Liên Xô sẽ đuổi kịp Mỹ về sát thép trong vòng 15 năm"
Cảm hừng này truyền sang Mao. Về nước ông phát biểu "Trung Quốc sẽ đuổi kịp Anh về sản xuất thép trong vòng 15 năm".
Thế là Kế hoạch năm năm lần thứ hai (1958-1962) được Mao gọi là Đại Nhảy Vọt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Về nông nghiệp, Mao cho cấp tốc xây dựng "Công xã nhân dân" tức là gom tất cả những Hợp tác xã vào thành Công Xã. Mỗi công xã có chừng 5000 hộ, chừng 25.000 nhân khẩu. Cả nước Trung Hoa có 26.000 Công xã như thế
Tất cả đi làm, thóc nộp nhà nước, công xá trả bằng "công điểm", không có tiền mtj hay hiện vật gì hết
Để đuổi kịp Anh về sản xuất thép, với sức lao động vô kể của nông dân ở công xã, những xưởng luyện thép mọc lên như nấm. Nồi niêu, xoong, chảo, sắt vụn, lò xo tống hết vào lò. Nhiên liệu là củi, than, gỗ cánh cửa và đốn cây trên rừng.... Sản phẩm thu được, không nói các cụ cũng biết, đó là những cục sắt vô giá trị
Năm 1958, lại mất mùa, kể ra thì không đến nỗi chết đói vì Trung Quốc vẫn xuất khẩu gạo sang Liên Xô, việc này không dừng được vì hiệp định "hàng đổi hàng" đã ký. Thế là dân đói. Các nước phương tây ngỏ ý giúp đỡ thì Mao sĩ diện, gạt đi, không cần.
Trong thời kỳ ""Đại nhảy vọt", Trung Quốc chết chừng 20 triệu người (con số Trung Quốc sau này đưa ra). Hồi đó em còn nhớ tuyên giáo Việt Nam cũng nói với dân chuyện này, nhưng họ gán cho nguyên nhân "Liên Xô đểu cáng, đòi nợ". Lúc đó Việt Nam không ưa Liên Xô vì cho là "bọn xét lại"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1958 (2).jpg

Trung Quốc 1958_1.jpg

Lò sản xuất thép ở một công xã nhân dân
Trung Quốc 1958_10_1 (1).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (2).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1958_10_1 (4).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (5).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1958_10_1 (9).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (10).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (11).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1958_10_1 (13).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (14).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (15).jpg
Trung Quốc 1958_10_1 (16).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1958_12 (1).jpg

Trung Quốc 1958_12_17 (1).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Để che giấu sai lầm của "Đại nhảy vọt", các chính quyền địa phương bắt đầu khai khống sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp lên Trung ương. Còn Trung ương ảo tưởng rằng công cuộc của mình đang đi đúng hướng hay cố tình lờ đi những thất bại. Dù vì lý do gì, thì Mao vẫn tiếp tục giữ chỉ tiễu ở mức cao phi lý và thậm chí còn đi huênh hoang khoe khoang về thành tích này trong khi người dân trong nước thì chết dần chết mòn.
Sau 4 năm, chính quyền Mao Trạch Đông cuối cùng cũng phải công khai thừa nhận sai lầm của "Đại nhảy vọt" và kết thúc nó vào năm 1962, ước tính 20 đến 30 triệu người chết đói
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Phải chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình, Mao Trạch Đông buộc phải nhường chức Chủ tịch nước cho Lưu Thiếu Kỳ và rút lui dần khỏi các vai trò quan trọng trong Đảng và giờ đây Mao chỉ còn là biểu tượng về tinh thần và ý thức cho Đảng c ộng sản Trung Quốc
Vậy là thời gian với Mao đã hết. Không. Đây vẫn chưa phải là kết thúc.
Trong khi Trung Quốc đang lục đục vì „Đại nhảy vọt“ thì ở Liên Xô một cuộc chuyển biến quan trọng đang diễn ra. Joshep Stalin, người mà Mao luôn nể trọng và thậm chí còn áp dụng tư tưởng Stalin lên nhà nước của mình đã qua đời. Không lâu sau, người kế vị Stalin là Khrushchev đã hạ bệ những tư tưởng của Stalin trong một cuộc cải cách mà chúng ta gọi là „phi Stalin hoá“
Không chỉ lật ngược và bài xích những tư tưởng Stalin, Khrushchev còn loại bỏ sự sùng bái cá nhân đối với Stalin ở Liên Xô.
Từ Trung Quốc, Mao nhìn thấy hết những điều này. Ông bắt đầu lo sợ.
Mao đã thống nhất được Trung Quốc, nhưng đó là chuyện từ hơn 10 năm trước. Thảm hoạ của „Đại nhảy vọt“ khiến những người tin tưởng Mao, nhất là giai cấp nông dân cũng bắt đầu quay lưng lại với Mao và tư tưởng của ông.
Hơn cả thế, những người nắm quyền thay Mao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và thậm chí cả Chu Ân Lai là những người theo chủ nghĩa thực dụng, đi ngược hoàn tioàn với tư tưởng của Mao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Mao sợ rằng di sản của mình sẽ bị xoá sạch như Stalin. Khrushchev thậm chí cũng bị hạ bệ ở Liên Xô tháng 10/1964. Mao cảm thấy không ai có vùng an toàn cả. Đó là lúc mà Máo xắn tay áo lên và nghĩ đến lúc phải tạo nên một cuộc cách mạng mới rồi.
Mao Trạch Đông nổi tiếng là một người thích bơi. Không chỉ để rèn luyện sức khoẻ mà còn để tuyên truyền cho lý tưởng của ông ta. Theo Mao, việc một vị lãnh tụ thường xuyên rèn luyện sức khoẻ sẽ gạt được cái biệt danh con bệnh của châu Á gán cho Trung Quốc trong 100 năm ô nhục và khẳng định ông là một người luôn hành động, thay vì chỉ nói.
 

Kbm123

Xe máy
Biển số
OF-734186
Ngày cấp bằng
28/6/20
Số km
50
Động cơ
67,970 Mã lực
Tuổi
43
Em nhớ không nhầm thì Lâm Bưu với Bành Đức Hoài đánh đấm kinh nhất của bọn khựa,hơn cả Chu Đức và Diệp Kiếm Anh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Mười năm trước khi cuộc Cách mạng Văn hoá bắt đầu, Mao từng bơi qua sông Trường Giang. Mười năm sau, Mao lại xuống sông Trường Giang, nhưng lần này không giống như lần trước không phải để xoá đi hình ảnh một con bệnh cho Trung Quốc. Năm 1966, một một lần nữa hoà mình vào giòng nước để xoá đi con bệnh cho chính mình. Thất bại của „Đại nhảy vọt“ khiến Mao phải rút lui khỏi các vị trí chủ chốt Đảng C ộng sản Trung Quốc và ít xuất hiện trước công chúng, từ đây đã có những tin đồn về việc sức khoẻ Mao đang đi xuống trầm trọng hoặc thậm chí đã chết.
Khi đến Trường Giang để bơi, Mao đã chụp những tấm hình này một là Mao đang hoà mình dưới giòng nước, hai là Mao đang vẫy tay về đám đông đằng sau là cây cầu bắc qua sông Trường Giang. Cây cầu này từng bị nghĩ là không thể xây được. Đó là lý do tại sao nó trở thành biểu tượng cho sự phát triển của Đảng C ộng sản Trung Quốc. Mao muốn đưa ra một thông điệp: ông vẫn còn đủ khoẻ và sẵn sàng trở lại cho một cuộc cách mạng mới xoay quanh mình
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Trung Quốc 1966_7_26 (1).jpg

26-7-1966 – Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng những người hộ tống đang bơi vượt sông Dương Tử, để thể hiện ý chí thực hiện Cách mạng Văn hóa. Trong cuộc bơi này, Mao dù 73 tuổi, đã bơi 15 km trong vòng 1 giờ 5 phút (3,84m/giây), hơn xa những tay bơi thế hệ sau này như: Sun Yang người Trung Quốc, người giành được huy chương vàng Olympic London 2012 trong nội dung bơi tự do 1,500 mét với thời gian 14 phút 31,02 giây (1,72m/giây), lập kỷ lục thế giới mới. Ước tính nếu anh ta bơi 15km thì sẽ phải mất hơn 2 giờ. Tay bơi huyền thoại Michael Phelps đạt vận tốc trung bình 8,8km/h cho nội dung 100m và 7,6km/h cho nội dung 200m, vận tốc tổng thể của Michael Phelps nằm vào xấp xỉ 2m/giây

Sau nhiều thập kỷ lãnh đạo Đảng C ộng sản Trung Quốc và sau đó là CHND Trung Hoa, Mao Trạch Đông, lúc này 72 tuổi đã bắt đầu lo lắng về việc mình sẽ được nhớ đến như thế nào cũng lo sợ rằng di sản của ông sẽ bị hủy hoại bởi những tai tiếng qua các chiến dịch Trăm Hoa đua nở, Đại nhảy vọt,…và những phần tử cơ hội bên trong Đảng. Vì vậy, vào tháng 7 năm 1966, với mục đích bảo đảm quyền lực của mình, Mao đã quảng bá hình ảnh của mình bằng việc bơi qua sông Dương Tử để cho thế giới thấy rằng ông vẫn còn khỏe mạnh.
Trung Quốc 1966_7_26 (7).jpg
Trung Quốc 1966_7_26 (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Họ đi khắp các thành phố, các địa phương mang trên tay cuốn sách nhỏ màu đỏ (gọi là Mao tuyển) ghi chép những tư tưởng của Mao mà họ xem như báu vật.
Hàng triệu Hồng Vệ Binh tập trung ở Thiên An Môn hô hào động viên những người trẻ tuổi hãy phá huỷ những gì mà Mao nó là phản cách mạng, nhưng thực tế là đối thủ của Mao.
Mao cho phép Hồng Vệ Binh được đi miễn phí tàu hoả, ngắn cảnh sát can thiệp các hành động của Hồng Vệ Binh. Với sự che chở của Mao, những người trẻ tuổi này đưa sự hỗn loạn và bạo lực ra khắp ra khắp toàn quốc mang theo mình nhiệm vụ phá TỨ CỰU (tiêu diệt bốn cái cũ)
- Văn hoá cũ
- Tư tưởng cũ
- Phong tục cũ
- Tập quán cũ
Cơ bản là công cuộc phá huỷ những thứ mà họ cho là của đế quốc, phong kiến: đền chùa, di vật lịch sử. Hồng Vệ Binh bắt giữ tra tấn làm nhục bất cứ ai mà họ cho là đối địch với chủ nghĩa của Mao và thậm chí cả những quan chức cấp cao của Trung Quốc
Tất cả đều viết lại lịch sử Trung Hoa với nhân vật trung tâm là Mao Trạch Đông. Người dân Trung Quốc tôn Mao lên như một á thần, một vị thánh sống, một kiểu tôn thời cá nhân chưa từng có ở lịch sử hiện đại.
 

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
169
Động cơ
6,133 Mã lực
Em đặt gạch hóng thớt cụ Ngao.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top