Lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời

Biển số
OF-726847
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
18
Động cơ
74,380 Mã lực
Tuổi
29
Với những người mới tập lái, những người đam mê cảm giác làm chủ thì ôtô số sàn (hay số tay, viết tắt là MT) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi.

Chuyển về số 0 khi khởi động

Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.

Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.

Nhịp nhàng côn ra ga vào

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.



Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ...là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn. ảnh CT

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

Số phù hợp tốc độ

Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.

Không đạp côn trước khi phanh

Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Dùng phanh tay đúng cách

Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.



Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.

Kinh nghiệm đề-pa

Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.

Không nên lạm dụng số 0

Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Chúc các bạn thượng lộ bình an!
Hay và ý nghĩa
 

Dave

Xe tải
Biển số
OF-34193
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
291
Động cơ
478,125 Mã lực
Mo và phanh chứ bác, xe sẽ êm dịu hơn nhiều, và tránh được dồn số, chết máy!
em chạy số sàn bao lâu giờ mới thấy cụ nói về Mo khi vào cua, em không biết tại sao cụ vào cua lại về mo mà không để nguyên số 3/4/5? Người ta đổ đèo còn phải về số thấp 1/2 để ghì xe cụ lại về Mo khi vào cua, thiệt là vãi chưởng.
 

Rob Tran

Xe điện
Biển số
OF-129377
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
2,460
Động cơ
397,780 Mã lực
Nơi ở
Điên mà nói ra
em chạy số sàn bao lâu giờ mới thấy cụ nói về Mo khi vào cua, em không biết tại sao cụ vào cua lại về mo mà không để nguyên số 3/4/5? Người ta đổ đèo còn phải về số thấp 1/2 để ghì xe cụ lại về Mo khi vào cua, thiệt là vãi chưởng.
Cụ chưa đọc kỹ lời em rồi, em bảo một lái xe chuyên nghiệp mách lại vậy. Em chạy xe AT!
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,121
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
42
Chân côn được xem là vấn đề khó khăn đối với mỗi người khi đi xe số sàn. Thế nhưng cũng chính chân côn sẽ giúp việc lái xe an toàn hơn rất nhiều so với xe số tự động.
Nếu muốn xe ô tô của bạn vận hành êm ái trong thành phố, hãy nhớ đạp côn phải vào hết. Cùng với đó, khi nhả côn gần hết hãy dừng lại khoảng 3 đến 5 giây cho xe bắt đầu chuyển bánh, sau đó mới nhả hoàn toàn côn ra.
Khi đạp côn mà xe không khựng lại hoặc vọt đi chứng tỏ tài xế đang dùng chân côn đúng cách. Đồng thời, côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp không bị đột ngột còn giúp xe bền hơn.
Khi đi ở các đoạn cua hoặc xe thay đổi số từ cao xuống thấp, điều tài xế cần làm là vù ga về số để xe di chuyển êm và tuổi thọ của hộp số cũng lâu hơn.
Cụ thể, nếu bạn đang đi ở số 3 mà muốn về số 2 thì trước hết cần phải giảm tốc độ rồi sau đó vừa phanh vừa đạp chân côn rồi về số 2. Khi về số như vậy, vòng tua cần được tăng tốc độ để xe không bị giật. Để làm được điều này, bạn vẫn giữ chân côn nhưng đồng thời đạp phanh ga để vòng tua của máy lên cao hơn, sao cho phù hợp với tốc độ của xe. Sau cùng, bạn có thể bỏ chân côn và tiếp tục cho xe chạy ở số 2.
 

minhchief

Xe tải
Biển số
OF-188203
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
275
Động cơ
334,881 Mã lực
Thỉnh thoảng lại phải vào đọc lại bài này kẻo quên. :D
 

Tukitran

Đi bộ
Biển số
OF-742594
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
3
Động cơ
60,230 Mã lực
Tuổi
39
Thanks chủ thớt. Cóbý nào hay hơn cụ nào biết thì bổ sung nói cho ae mới nghe với. Cứ nói nta copy bài rồi balabala.... Các cụ có bài nào hay copy cho ae mới với không copy cho ae mà cứ nói nta hoài
 

lhduong2002

Xe tăng
Biển số
OF-75296
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
1,669
Động cơ
440,145 Mã lực
Nơi ở
Định công xã, Xóm trại thôn
Với những người mới tập lái, những người đam mê cảm giác làm chủ thì ôtô số sàn (hay số tay, viết tắt là MT) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi.

Chuyển về số 0 khi khởi động

Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.

Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.

Nhịp nhàng côn ra ga vào

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.



Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ...là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn. ảnh CT

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

Số phù hợp tốc độ

Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.

Không đạp côn trước khi phanh

Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Dùng phanh tay đúng cách

Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.



Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.

Kinh nghiệm đề-pa

Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.

Không nên lạm dụng số 0

Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Chúc các bạn thượng lộ bình an!
Xe Innova 2019 của em ko đạp sát sàn ko đề được luôn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top