Lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời

cartoys

Xe tải
Biển số
OF-138710
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
358
Động cơ
370,680 Mã lực
Nơi ở
37A Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội
Với những người mới tập lái, những người đam mê cảm giác làm chủ thì ôtô số sàn (hay số tay, viết tắt là MT) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi.

Chuyển về số 0 khi khởi động


Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.

Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.

Nhịp nhàng côn ra ga vào

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.



Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ...là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn. ảnh CT

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

Số phù hợp tốc độ


Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.

Không đạp côn trước khi phanh


Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Dùng phanh tay đúng cách


Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.



Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.

Kinh nghiệm đề-pa


Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.

Không nên lạm dụng số 0

Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Chúc các bạn thượng lộ bình an!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh nghiệm của cụ thì quá hay, còn nếu là cóp pết thì cụ nên để nguồn trích dẫn. Ta nên tôn trọng tác giả.
Cái này gọi là kiến thức chung thôi và thường ở trong trường các thầy đều dậy. Thêm chữ "để đời" làm em cứ tưởng một kinh nghiệm cụ thể khi chạy xe trên đường..
 

tou1368

Xe điện
Biển số
OF-97499
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
2,797
Động cơ
426,860 Mã lực
Nơi ở
Động Rồng-Hang Rắn
Kinh nghiệm của cụ thì quá hay, còn nếu là cóp pết thì cụ nên để nguồn trích dẫn. Ta nên tôn trọng tác giả.
Cái này gọi là kiến thức chung thôi và thường ở trong trường các thầy đều dậy. Thêm chữ "để đời" làm em cứ tưởng một kinh nghiệm cụ thể khi chạy xe trên đường..
Em cũng định nói như cụ này :D
 

khanhwin100

Xe buýt
Biển số
OF-73358
Ngày cấp bằng
20/9/10
Số km
944
Động cơ
434,076 Mã lực
Nơi ở
On 4B
cảm ơn cụ.
 

amunike

Xe tăng
Biển số
OF-44474
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
1,862
Động cơ
481,275 Mã lực
Híc, em tập xe số sàn, ba năm nay từ ngày lấy bằng toàn chạy số tự động, bậy giờ ngồi lên số sàn lóng nga lóng ngóng, côn ra ga vào loạn cả lên
 

hoangnn

Xe container
Biển số
OF-38389
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
5,250
Động cơ
522,410 Mã lực
Nơi ở
SFC & KFC
Website
refacestudio.com
Sao lại côn đc nhả hoàn toàn nhỉ? Nhiều xe ko cắt hết côn còn ko khởi động đc mà :-/
:) Bài viết này nó hơi out-date cụ ạ :)) với các xe MT đời mới p' đạp hết côn mới khởi động được!
----------
Em thấy bài viết này cũng giống kiến thức các thầy dạy thoai, coi như 1 lần ôn tập cho các lái mới :D cũng chưa có gì là "để đời" cả ^^!
 

tou1368

Xe điện
Biển số
OF-97499
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
2,797
Động cơ
426,860 Mã lực
Nơi ở
Động Rồng-Hang Rắn
Híc, em tập xe số sàn, ba năm nay từ ngày lấy bằng toàn chạy số tự động, bậy giờ ngồi lên số sàn lóng nga lóng ngóng, côn ra ga vào loạn cả lên
Em thì ngược lại với cụ nên khi sang số tự động chân phanh nhầm chân ga là chuyện thường, cùng lắm thì đổ tại " mắc dây giầy" ;))
 

cartoys

Xe tải
Biển số
OF-138710
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
358
Động cơ
370,680 Mã lực
Nơi ở
37A Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội
Sao lại côn đc nhả hoàn toàn nhỉ? Nhiều xe ko cắt hết côn còn ko khởi động đc mà :-/
Dạ loại mới vậy em chưa gặp cụ ạ.
Thông thường mọi người cứ lên xe là đạp kịch côn. Như vậy nhanh mòn côn lắm cụ ạ
 

tman75hd

Xe hơi
Biển số
OF-59462
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
146
Động cơ
444,400 Mã lực
Nơi ở
Chí Linh, Hải Dương
Website
tman75hd.blogspot.com
Bài này không có gì mới - trừ cái 'không đạp côn khi khởi động' - nhưng e không áp dụng được với Lac se
 

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ loại mới vậy em chưa gặp cụ ạ.
Thông thường mọi người cứ lên xe là đạp kịch côn. Như vậy nhanh mòn côn lắm cụ ạ
Cụ chịu khó copy & paste nhẩy! Tuy, có cái dòng này mà đọc mãi không hiểu: Tại sao "đạp kịch côn lai nhanh mòn" hở cụ? Mong cụ giải thích rõ để nhà cháu được khai sáng ạ. ;;)
 

HaJolie

Xe buýt
Biển số
OF-139456
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
779
Động cơ
374,390 Mã lực
Nơi ở
Nơi đâu cũng là nhà - vợ cả để cho ai
Cụ chủ định re-ports để tính số lượng bài viết hả :D
- Chưa nói chuyện xe đời mới bắt buộc phải cắt côn, mà thông thường cắt côn khi đề sẽ an toàn hơn mà không ảnh hưởng gì đến côn vì lúc này ly hợp đã ngắt hoàn toàn.
- Không phải "côn ra, ga vào" đúng với mọi trường hợp. "Côn ra, ga vào" chỉ đúng trong trường hợp đường thoáng hoặc chạy đường trường. Đối với đường đông ở HN (khi bắt đầu đèn xanh chẳng hạn) vào số 1, chỉ cần từ từ nhả côn, chạy hết 1 thân xe rồi vào số 2 luôn (bởi không có đủ khoảng cách để vù ga).
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,534
Động cơ
514,125 Mã lực
Dạ loại mới vậy em chưa gặp cụ ạ.
Thông thường mọi người cứ lên xe là đạp kịch côn. Như vậy nhanh mòn côn lắm cụ ạ
KO gặp à, Lac SE của tớ đây, cần tớ cho thử, ko đạp côn có mà khởi động đc
Đây là 1 ưuw điểm an toàn của xe MT hiện đại, vì nhiều lúc cũng sẽ có 1% trường hợp quên ko ra hết số , nếu kd mà ko đạp côn rất nguy hiểm
Còn nữa, đi trong phố, số thấp, ko đạp côn mà phanh trước, có mà chết máy
Chỉ là lý thuyết thoai
 

hoangnn

Xe container
Biển số
OF-38389
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
5,250
Động cơ
522,410 Mã lực
Nơi ở
SFC & KFC
Website
refacestudio.com
KO gặp à, Lac SE của tớ đây, cần tớ cho thử, ko đạp côn có mà khởi động đc
Đây là 1 ưuw điểm an toàn của xe MT hiện đại, vì nhiều lúc cũng sẽ có 1% trường hợp quên ko ra hết số , nếu kd mà ko đạp côn rất nguy hiểm
Còn nữa, đi trong phố, số thấp, ko đạp côn mà phanh trước, có mà chết máy
Chỉ là lý thuyết thoai
Tất cả các xe MT đời mới đều rứa cụ ợ, ko riêng gì Lac SE, chính xác là nó để nâng cao hệ số an toàn thôi :)
-------------
Nhiều khi còn p' cố tình để số khi đỗ nưa cơ cụ ợ :D, chạy xe du lịch chắc không có chiêu này chứ ai đã chạy xe tải là p' biết chiêu trò này =)) Nhất là khi đỗ trên đường dốc :) vì phanh tay xe tải lởm lắm :D, tải trọng xe lại lớn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tất cả các xe MT đời mới đều rứa cụ ợ, ko riêng gì Lac SE, chính xác là nó để nâng cao hệ số an toàn thôi :)
-------------
Nhiều khi còn p' cố tình để số khi đỗ nưa cơ cụ ợ :D, chạy xe du lịch chắc không có chiêu này chứ ai đã chạy xe tải là p' biết chiêu trò này =)) Nhất là khi đỗ trên đường dốc :) vì phanh tay xe tải lởm lắm :D, tải trọng xe lại lớn.
Vừa nâng cao hệ số an toàn, vừa làm nhẹ dòng khởi động => dễ khởi động hơn. Vì khi cắt côn, trục chủ động của hộp số không quay khi ta đề máy, nó nhẹ đi tương đối đấy.
Bao giờ em cũng đạp côn và để mo rồi mới đề, mặc dù xe em cứ quay chìa khóa là động cơ đề làm việc, kể cả vẫn để số !
Tại sao phải vừa đạp côn, vừa kiểm tra cần số về mo rồi mới đề? đơn giản vì nhiều khi ta quên , mà quên là hay quên một món thôi: quên về mo hoặc quên đạp côn. Chứ quên cả 2 thì hiếm lắm !
 

Rob Tran

Xe điện
Biển số
OF-129377
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
2,460
Động cơ
397,780 Mã lực
Nơi ở
Điên mà nói ra
E cũng có thói quen cắt côn rồi mới nổ máy, cắt côn rồi mới phanh (sợ tắt máy). Giờ nhiều người khuyên khác nhau, không biết thế nào là đúng (ví dụ có tay lái chuyên nghiệp lâu năm khuyên e là đang chạy đường trường, muốn vào cua thì trả về mo, ôm cua theo quán tính, sau đó tùy vào tốc độ mà sang số phù hợp. Trong khi rất nhiều người lại bảo về số thấp rồi vào cua). Theo e, cứ làm cái nào mình thấy tiện và nghĩ là đúng là được nhỉ?
 

vutamhoan

Xe tăng
Biển số
OF-42137
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
1,881
Động cơ
483,054 Mã lực
Tất cả các xe MT đời mới đều rứa cụ ợ, ko riêng gì Lac SE, chính xác là nó để nâng cao hệ số an toàn thôi :)
-------------
Nhiều khi còn p' cố tình để số khi đỗ nưa cơ cụ ợ :D, chạy xe du lịch chắc không có chiêu này chứ ai đã chạy xe tải là p' biết chiêu trò này =)) Nhất là khi đỗ trên đường dốc :) vì phanh tay xe tải lởm lắm :D, tải trọng xe lại lớn.
Hí hí hí, Fiesta của ông anh cháu không đạp côn vẫn đề nổ được. Chắc là xe pho huyền :D
 

trungtroc250

Xe buýt
Biển số
OF-95362
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
792
Động cơ
408,790 Mã lực
Nơi ở
Innova _Club
Bài này không có gì mới - trừ cái 'không đạp côn khi khởi động' - nhưng e không áp dụng được với Lac se
em cũng thế ,khác mỗi chữ ''để đời '' nghe mà thấy khiếp...^:)^ lạy hồn
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E cũng có thói quen cắt côn rồi mới nổ máy, cắt côn rồi mới phanh (sợ tắt máy). Giờ nhiều người khuyên khác nhau, không biết thế nào là đúng (ví dụ có tay lái chuyên nghiệp lâu năm khuyên e là đang chạy đường trường, muốn vào cua thì trả về mo, ôm cua theo quán tính, sau đó tùy vào tốc độ mà sang số phù hợp. Trong khi rất nhiều người lại bảo về số thấp rồi vào cua). Theo e, cứ làm cái nào mình thấy tiện và nghĩ là đúng là được nhỉ?
Cái này thì đúng là tùy. Vào cua phải tùy hoàn cảnh mới về số thấp. Nếu vắng thì về làm gì, cứ để xe ôm cua. Mà theo em cụ cũng không nên vào cua và đẩy về mo. Bản thân xe bám số cũng là thêm một bậc tự do để điều khiển xe tốt hơn. Nếu dư đà thì có thể dận côn là được rồi.
Em đồng ý với cụ. Đi thế nào ta cảm thấy thoải mái, an toàn, không hại xe, không hao xăng là chuẩn nhất. Các cụ có để ý không, mấy tài taxi hay đi số cao, thậm chí đề pa từ số 2, đôi khi nghe xe rùng mình hoặc lạch cạch do ép số. Có vẻ đỡ tí xăng đấy, nhưng hại xe (xe của hãng, họ đâu cần, còn xăng dư là họ hưởng).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top