Chuẩn rồi cụ, chênh 1% là vượt kỳ vọng rồi, nếu đang gửi dài hạn (từ 12 tháng trở lên và mới qua chưa được 6-7 tuần) thì thực sự rất nên cân nhắc đến việc tất toán sớm.
Tuy nhiên, nếu kỳ vọng rằng ls sẽ còn lên nữa và sớm vượt các mốc 12, 13%++ trong vòng 6 tháng tới thì trước khi tất toán nên lập bảng tính cụ thể để xác định việc tái cơ cấu lại danh mục tiết kiệm. Chọn "all in" vào 1 bank (hoặc 1 kỳ hạn) hay "chia trứng ra nhiều giỏ" (vào nhiều banks hoặc nhiều kỳ hạn) tùy thuộc hoàn toàn vào khẩu vị của từng cụ/mợ - diễn biến tài chính chứa quá nhiều ẩn số nên không ai dám nói hay cả
Thông tin chia sẻ thêm để cccm tính toán:
1. Lần họp tiếp theo của FED sẽ vào 13-14/12, đồng thời điểm ls dự kiến sẽ tăng tiếp khoảng 0.5% trong đợt này. FED cũng nhiều lần thể hiện "tham vọng cháy bỏng" là kiểm soát lạm phát nên 2023 có lẽ sẽ chứng kiến thêm vài lần nâng ls từ tổ chức này, bất chấp nguy cơ gây suy thoái. Có lẽ trong mắt cụ Powell thì suy thoái dễ xử lý hơn chăng?
2. Chuyện ở VN, theo Bộ Tài chính, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là khoảng 144.500 tỷ đồng, nhưng sang năm 2023-2024 con số này lần lượt ở mức 271.400 tỷ đồng và 329.500 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh đồng $ tăng giá, đầu tư công chậm giải ngân, trái phiếu phát hành mới không thu hút được số đông trong khi số lượng TP đã phát hành giờ đến hạn chi trả thì việc các Ngân hàng đua nhau hút tiền gửi thông qua LS hấp dẫn liệu có trở thành một cuộc chiến "khốc liệt" hơn nữa?
3. Có cái tin đồn đang lan truyền liên quan đến đầu tư qua KSFinance (thuộc hệ sinh thái Sunshine, Umee v...v), các cụ mợ cũng nên cân nhắc nếu tin này là đúng sự thật.
View attachment 7499473
Lại là đôi dòng chém gió, chúc cccm cuối tuần vui!