Hỏi: Dùng nhớt xe gắn máy thay cho ô tô có phù hợp và ảnh hưởng gì đến độ bền, tuổi thọ của động cơ ô tô không?
Trả lời: Thông thường người ta phân loại nhớt theo cấp độ (tính năng của nhớt) và độ nhớt (khả năng bôi trơn) chứ không phân biệt loại nhớt nào dùng cho xe máy, ô tô. Để phân biệt tính năng của nhớt, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) chia nhớt thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao, dùng cho động cơ 4 thì, 2 thì, hoặc động cơ diesel, không nên dùng chung một loại nhớt cho tất cả các loại động cơ. Với động cơ 4 thì như xe gắn máy, ô tô du lịch, API phân theo cấp độ từ SA, SB, SC… theo tính năng từ thấp đến cao, phù hợp với đòi hỏi của động cơ tùy theo đời chế tạo. Để phân biệt độ nhớt, người ta dựa trên chỉ số độ nhớt SAE như 5, 10, 15…
Về sau, để cải thiện hơn nữa khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, người ta còn pha chế các loại nhớt có độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ còn gọi là nhớt đa cấp (phân biệt với nhớt đơn cấp) thường được ký hiệu thêm chữ W (weather-thời tiết). Ví dụ 5W50, 15W40,… và thông thường, loại nhớt này được quảng bá là có khả năng bảo vệ động cơ ngay khi khởi động, do khi động cơ còn nguội, độ nhớt của nhớt rất thấp, dễ dàng bơm đến các nơi cần bôi trơn của động cơ ngay khi động cơ khởi động. Hơn nữa tại các xứ lạnh, nhiệt độ thường rất thấp, nếu dùng nhớt đơn cấp, có khả năng nhớt dễ đông khi xe để qua đêm khiến động cơ không thể khởi động.
Để chọn đúng loại nhớt thích hợp cho xe máy lẫn ô tô, điều cốt yếu người sử dụng phải xem động cơ đó thích hợp dùng loại nhớt gì, độ nhớt ra sao. Thông thường với các loại xe mới, nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40 hay 15W40), động cơ đã sử dụng lâu nên chọn nhớt đặc đa cấp (20W50, 15W50). Đối với ô tô, thông thường nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40, hay 5W40).
(Microtech)
Trả lời: Thông thường người ta phân loại nhớt theo cấp độ (tính năng của nhớt) và độ nhớt (khả năng bôi trơn) chứ không phân biệt loại nhớt nào dùng cho xe máy, ô tô. Để phân biệt tính năng của nhớt, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) chia nhớt thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao, dùng cho động cơ 4 thì, 2 thì, hoặc động cơ diesel, không nên dùng chung một loại nhớt cho tất cả các loại động cơ. Với động cơ 4 thì như xe gắn máy, ô tô du lịch, API phân theo cấp độ từ SA, SB, SC… theo tính năng từ thấp đến cao, phù hợp với đòi hỏi của động cơ tùy theo đời chế tạo. Để phân biệt độ nhớt, người ta dựa trên chỉ số độ nhớt SAE như 5, 10, 15…
Về sau, để cải thiện hơn nữa khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, người ta còn pha chế các loại nhớt có độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ còn gọi là nhớt đa cấp (phân biệt với nhớt đơn cấp) thường được ký hiệu thêm chữ W (weather-thời tiết). Ví dụ 5W50, 15W40,… và thông thường, loại nhớt này được quảng bá là có khả năng bảo vệ động cơ ngay khi khởi động, do khi động cơ còn nguội, độ nhớt của nhớt rất thấp, dễ dàng bơm đến các nơi cần bôi trơn của động cơ ngay khi động cơ khởi động. Hơn nữa tại các xứ lạnh, nhiệt độ thường rất thấp, nếu dùng nhớt đơn cấp, có khả năng nhớt dễ đông khi xe để qua đêm khiến động cơ không thể khởi động.
Để chọn đúng loại nhớt thích hợp cho xe máy lẫn ô tô, điều cốt yếu người sử dụng phải xem động cơ đó thích hợp dùng loại nhớt gì, độ nhớt ra sao. Thông thường với các loại xe mới, nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40 hay 15W40), động cơ đã sử dụng lâu nên chọn nhớt đặc đa cấp (20W50, 15W50). Đối với ô tô, thông thường nên chọn nhớt loãng đa cấp (10W40, hay 5W40).
(Microtech)