Cái này thì em nghĩ hơi khác 1 chút. Giống như bây giờ em hỏi cụ "bánh dày" hay "bánh giày" đúng, "Phủ Giày" hay "Phủ Giày" đúng.
Em nhớ có 1 số nhà nghiên cứu ngôn ngữ cổ phân tích "giày" mới đúng vì tính biến âm của ngôn ngữ Việt cổ.
Ví dụ"Blời/Chời/Trời/Giời ơi",ông "TRăng/Giăng" , "Chường / Giường"- âm Ch/Tr bị biến thành Gi.
Trong từ "bánh giày", ngày xưa đây gọi là bánh chì/trì , trải qua thời gian "Ch/Tr" thành "Gi", "i" thành "ầy" (kiểu như bên ni - bên ầy) -> bánh chì -> bánh giầy.
Thánh Gióng cũng thế - ngày xưa gọi là Thánh Chóng (vì chóng lớn như thổi) sau chữ Ch -> Gi gọi là "Thánh Gióng"
Còn tên Phủ Giầy cũng khá tương tự, em mượn 1 đoạn phân tích sau:
[FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Trở lại tên Phủ Giầy. Phủ là đền thờ Mẫu. Còn
Giầy nghĩa là gì ?[/SIZE][/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Theo thần phả thì Liễu Hạnh
vi thiên muội, vi chúng Mẫu, vi tiên phật thần thánh (Bà là em của trời, là mẹ của muôn người, là thánh thần tiên phật). Bà là
Thiên tiên Thánh mẫu, một vị tiên trên trời giáng thế. Dân gian tôn bà là Mẫu Thượng Thiên, nôm na là Mẫu Giời (người miền Bắc quen gọi ông trời là ông giời).
Giời nói trại thành
Giầy (cũng như Mẫu
Thủy nói trại thành Mẫu
Thoải, cái gầu
giây thành gầu
giai).[/SIZE][/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]Phủ
Giầy là nơi thờ Mẫu
Giời.[/SIZE][/FONT]
Thánh Gióng hay Thánh Dóng ?