Nhờ các cụ vào giải ngố giúp em xem những cái này là gì với ạ ?
- Loa component
- Loa coaxial
- Loa phân tần
- Loa toàn dải
Có phải loa Component = loa phân tần, loa Coaxial = loa toàn dải. Ngoài ra không còn loại loa cánh nào khác nữa nhỉ ?
- Tép rời: cái này có thể mua thêm tùy ý và đấu luôn vào hệ thống âm thanh hiện có để tăng cường treble phải không ạ? Có bị giới hạn gì đối với công suất của HU/amply trên xe không?
Thực ra câu hỏi của bác cũng khá nhiều người quan tâm. Nó không phải vấn đề khó, nhưng có thể do không để ý nên vẫn có một số lẫn lộn về khái niệm qua các tên gọi...
Em vắn tắt một vài dòng để hầu bác:
Component:
Loa nhiều hơn 1 đường tiếng, có các driver tách rời, mỗi driver làm việc với một khoảng tần khác nhau.
Loa này bắt buộc phải được phân tần, nên mỗi bộ sẽ có đi kèm phân tần passive (theo đặc tính của mỗi driver). Đối với các loa cao cấp, một số hãng sẽ ra thêm bản "active" (không bán kèm phân tần) có giá rẻ hơn, để hỗ trợ người dùng sử dụng trên cấu hình active.
Coaxial:
Loa có nhiều hơn 1 đường tiếng. Là loại loa có loa tweeter (midrange nếu là 3-way) được thiết kế nằm chung trên cấu trúc khung (frame) của loa woofer. Phân tần của dạng loa này hoặc được làm rời như của loa component, hoặc là nằm luôn trên frame. Một số hãng có thiết kế linh động, từ một bộ loa component có thể dễ dàng chuyển sang dạng coaxial, tạo thuận lợi cho việc lắp đặt (khi bí chỗ để lắp loa tweeter thì có thể chuyển về dạng đồng trục)
Loa phân tần (?)
Em chưa rõ hết về câu hỏi của bác, nhưng cũng trả lời thêm một chút: Khi một cặp loa có nhiều hơn một đường tiếng thì phải được phân tần khi hoạt động (phân tần active hoặc passive)
Loa toàn dải:
Được gọi là loa "full range". Là dạng loa có thể làm việc với mọi tần số với chỉ một màng loa duy nhất.
Thực ra, loa này thường bị hạn chế ở dải động (không xuống thấp quá, cũng chẳng lên cao quá). Ưu điểm của loa là có độ focus tốt.
Tweeter rời:
Mục đích thì nhiều: Thay thế các tweeter dở hơn của một bộ loa, lắp thêm (trường hợp loa theo xe không có tweeter) để tăng cường tiếng treble (về âm lượng, bổ xung dải tần ...). Nói chung, việc thay thế hay lắp thêm loa tweeter ít nhất phải đảm bảo được độ cân bằng giữa các dải trong hệ thống thì mới phát huy tác dụng. Nó là một tải, đương nhiên sẽ tiêu tốn về công suất, và nếu là trường hợp lắp thêm, (nếu không sử dụng thêm kênh amplifier) chắc chắn sẽ có sự thay đổi về trở kháng ...
Các tweeter cao cấp của các hãng được bán riêng, mục đích chính nhằm phục vụ cho nhu cầu lựa chọn "phối ghép" trong hệ thống active, chứ không nhằm để cải thiện một hệ thống passive có sẵn