Lái mới rất mong các cụ chỉ giáo về vấn đề sử dụng côn. Nếu trùng lặp thì mong các cụ bỏ qua nhé:
1. Khi xuống dốc (dốc an toàn): Thì nên đạp côn, về N, phanh; hay chỉ đạp côn rồi phanh thôi
2. Khi đề: Chỉ cần đạp côn rồi đề; hay phải về N rồi mới đề
3. Chuyển từ số 1 lên 2: Lúc vào số 2 thì nhả hết côn rồi nhấn ga; hay cũng giữ côn 1 lúc rồi mới nhả
Rất mong các cụ chỉ giáo!
1."Khi xuống dốc (dốc
an toàn)..." hay không an toàn,tùy vào bác tài :
-Tài già trầm tính không thích cảm giác mạnh thì không bao giờ về N (Mo)!
-Tài già thích cảm giác mạnh chút + tiết kiệm tí ti xăng thì về N.
Nhưng họ luôn trong thế chủ động : 2 tay chắc volang,có thể đá pha,kèn bất kỳ lúc nào.Chân phải đã hờm sẵn trên phanh rồi.Mọi sự diễn ra 2 bên đường đều được họ quan sát tốt,xàng lọc các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như người xe đi ngược xuôi chiều,thậm chí là con chó đang vui đùa bên vệ đường...
-Còn bác tài mới lái thì...em xin đừng bao giờ N & cố học theo tài già : 2 tay chắc volang,có thể đá pha,kèn bất kỳ lúc nào.Chân phải đã hờm sẵn trên phanh rồi.Mọi sự diễn ra 2 bên đường đều được họ quan sát tốt,xàng lọc các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như người hay xe đi ngược xuôi chiều,thậm chí là con chó đang vui đùa bên vệ đường...
2. "Khi đề..."mà xe đang dừng,tất nhiên N.Khi xe đang lăn bánh thì khỏi N vẫn đề tốt & tất nhiên đạp côn rồi.Nhưng các xe đời mới bây giờ có khi phải N đề nó mới cho nổ máy đấy bác à.
3.Bác phải học 1 khóa cái gọi là
đồng tốc : biết nhận định tua máy & tốc độ xe sao cho càng gần nhau càng tốt (+ thêm yếu tố : tải trọng xe,đường bằng phẳng hay dốc lên,xuống,máy xe yếu hay mạnh) từ đó phối hợp nhịp nhàng côn nhả nhanh hay chậm,ga nhấn nhiều hay ít!!!
Nhưng không bao giờ nhấn ga mà giữ côn 1 lúc mới nhả => Hao nguyên liệu,mau mòn côn!!!
-Hì,bác đăng ký đi học lái xe thôi!