[Funland] Lại mất hết tiền khi gửi VietcomBank.

Minhbeboi

Xe buýt
Biển số
OF-578874
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
671
Động cơ
146,083 Mã lực
Tuổi
39
Dạo này nhiều người kêu Vietcombank quá,trừ phí nhiều,phí đắt nữa
 

KatKik

Xe điện
Biển số
OF-565689
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
3,843
Động cơ
186,326 Mã lực
Cái đoạn nhiên chuyển sổ sang ko kỳ hạn mà mãi 3 năm sau mới sờ đến. Có cái j đấy ko bình thường.
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Vưng cụ, nhiều lúc cũng run, các bạn ấy mà cấu kết với nhau hô biến thì dữ liệu mất sạch :D,có quyển sổ cầm tay làm bằng còn đỡ, chứ cứ gửi online chả biết thế nào í, hiện đại cũng hại điện cụ nhỉ.
Ngược lại cụ ơi. Cụ gửi tiền nhận sổ tức là Cụ đưa tiền mặt ở quầy. Chỉ cần trong hôm đó có ai có lòng tham là họ có thể làm giả giấy tờ để chiếm đoạt luôn số tiền đấy của Cụ. Ngược lại để mở tiết kiệm online thì Cụ phải đang có 1 số tiền trong TK rồi, bank chỉ cắt số tiền đấy để làm 1 cái STK online cho Cụ thôi. Nhân viên Bank có nổi lòng tham thì cũng không có tiền tươi thóc thật ở đấy để mà chiếm đoạt được. Trường hợp mà muốn xóa thông tin lịch sử giao dịch thì một là rất khó, hai là xóa xong cái cục tiền đang nằm trên đấy nó sẽ lơ ngơ không biết đi đâu (nên nhớ nó chỉ là một chuỗi lệnh nhé) nên sẽ làm lệch số liệu đầu ngày và cuối ngày nên khả năng cao là hệ thống sẽ cảnh báo cho 1 bên độc lập (vì không có giao dịch rút ra trong ngày mà cuối ngày tổng số dư lại giảm xuống) nên nếu bị kiểm tra sẽ lộ ra ngay. Sẽ không có ai chọn cách xóa database để chiếm đoạt tiền của KH cả (vì làm gì có tiền thật mà chiếm đoạt) nên nếu có việc xóa database thật Em nghĩ chỉ có thể là các cấp rất cao ở bank cố tình chỉ đạo xóa để loại trừ liên hệ của bank ra khỏi 1 giao dịch nào đó thôi. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thì việc này chắc chắn sẽ để lại vết trên hệ thống nên chỉ cần bên Cục an ninh công nghệ cao vào cuộc cái là lộ ra ngay.
 

Ngoc.Vpbank

Xe tải
Biển số
OF-449559
Ngày cấp bằng
30/8/16
Số km
374
Động cơ
211,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
chungminhtaichinh247.com.vn
Cứ có vấn đề gì thì lại ra la làng với ăn vạ ngân hàng, ko cần biết sự thật vấn đề ở đâu. Ngân hàng đúng là có những vụ nhân viên làm sai khiến khách hàng mất tiền, nhưng bây giờ bọn phóng viên cứ hở ra là viết bài kêu lỗi của ngân hàng để ăn tiền, chán quá các cụ à :(
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Ngược lại cụ ơi. Cụ gửi tiền nhận sổ tức là Cụ đưa tiền mặt ở quầy. Chỉ cần trong hôm đó có ai có lòng tham là họ có thể làm giả giấy tờ để chiếm đoạt luôn số tiền đấy của Cụ. Ngược lại để mở tiết kiệm online thì Cụ phải đang có 1 số tiền trong TK rồi, bank chỉ cắt số tiền đấy để làm 1 cái STK online cho Cụ thôi. Nhân viên Bank có nổi lòng tham thì cũng không có tiền tươi thóc thật ở đấy để mà chiếm đoạt được. Trường hợp mà muốn xóa thông tin lịch sử giao dịch thì một là rất khó, hai là xóa xong cái cục tiền đang nằm trên đấy nó sẽ lơ ngơ không biết đi đâu (nên nhớ nó chỉ là một chuỗi lệnh nhé) nên sẽ làm lệch số liệu đầu ngày và cuối ngày nên khả năng cao là hệ thống sẽ cảnh báo cho 1 bên độc lập (vì không có giao dịch rút ra trong ngày mà cuối ngày tổng số dư lại giảm xuống) nên nếu bị kiểm tra sẽ lộ ra ngay. Sẽ không có ai chọn cách xóa database để chiếm đoạt tiền của KH cả (vì làm gì có tiền thật mà chiếm đoạt) nên nếu có việc xóa database thật Em nghĩ chỉ có thể là các cấp rất cao ở bank cố tình chỉ đạo xóa để loại trừ liên hệ của bank ra khỏi 1 giao dịch nào đó thôi. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thì việc này chắc chắn sẽ để lại vết trên hệ thống nên chỉ cần bên Cục an ninh công nghệ cao vào cuộc cái là lộ ra ngay.
Chỗ bôi đậm là thế nào hả cụ, cụ nói thế thì còn ai dám vác tiền đến bank để gửi nữa. Có phải ai cũng có trình độ để mà sử dụng online đâu, nhất là ở nông thôn hay các cụ già có tí tiền TK mang đi gửi :-?:((
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Cái này thì do mình thôi mà Cụ. Đa phần những người biết gửi tiết kiệm online là kiến thức công nghệ cũng khá rồi. Nếu thế thì khả năng họ không biết cách để nhận được mail từ bank gửi là rất thấp. Cá nhân Em thì ủng hộ các giao dịch dưới dạng điện tử như này càng nhiều càng tốt, nó sẽ hạn chế tối đa được sự tham gia của con người, giảm được việc nhân viên bank tiếp xúc với tiền nên cũng hạn chế rất nhiều lòng tham và các ý định xấu. Có lần Em đi rút tiền cho Sếp cầm có 4 tỷ thôi mà ngồi trên xe về cũng còn xuất hiện suy nghĩ là nếu bây giờ mình cầm cục tiền này đi luôn thì sao nhỉ? Nhân viên bank thì cũng là người thôi, ngày ngày tiếp xúc 1 đống tiền trước mặt, chẳng may vào lúc túng quẫn mà bắt họ không nghĩ quẩn, làm liều cũng khó.
Cái gửi mail xác nhận này cũng có thật. Nhưng lắm lúc mail nó vào spam hoặc k check được thì cũng rủi ro nhỉ. Tốt nhất chắc là có bao tiền tiêu hết nhỉ các cụ, ấm vào thân khỏi phải gửi ngân hàng.he. Nhà e thì đang còng lưng cõng nợ ngân hàng vs nợ ngoài nên cũng k lo lắm.@@
 
Biển số
OF-606914
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
131
Động cơ
128,801 Mã lực
Cái này thì do mình thôi mà Cụ. Đa phần những người biết gửi tiết kiệm online là kiến thức công nghệ cũng khá rồi. Nếu thế thì khả năng họ không biết cách để nhận được mail từ bank gửi là rất thấp. Cá nhân Em thì ủng hộ các giao dịch dưới dạng điện tử như này càng nhiều càng tốt, nó sẽ hạn chế tối đa được sự tham gia của con người, giảm được việc nhân viên bank tiếp xúc với tiền nên cũng hạn chế rất nhiều lòng tham và các ý định xấu. Có lần Em đi rút tiền cho Sếp cầm có 4 tỷ thôi mà ngồi trên xe về cũng còn xuất hiện suy nghĩ là nếu bây giờ mình cầm cục tiền này đi luôn thì sao nhỉ? Nhân viên bank thì cũng là người thôi, ngày ngày tiếp xúc 1 đống tiền trước mặt, chẳng may vào lúc túng quẫn mà bắt họ không nghĩ quẩn, làm liều cũng khó.
Cụ nói chuẩn em cũng ủng hộ giao dịch điện tử, trước giờ nếu có e toàn gửi tiết kiệm điện tử. Hồi em bán mảnh đất cũ để mua nhà e bây giờ ô anh mua đất gửi tiết kiệm sổ ở Agibank, có cái từ mấy năm trước. Bà nhân viên khoảng gần 5x tuổi thao tác chậm kinh khủng rồi đến lúc ông ấy ký khổ nỗi nó lại không giống cái chữ ký hồi ấy. Ổng bảo bây giờ e mới đổi cách ký (e nghĩ cũng nhiều cụ đổi chữ ký lắm vì nó chưa đẹp chẳng hạn.he). Rồi bà kia xoay hẳn cái màn máy tính cho xem ảnh chụp chữ ký cũ mà ký be bét vào vẫn không giống vì nó khá phức tạp. Em ngồi ngoài xốt ruột vãi vì e đã ký kết giấy tờ rồi, đất đai là của ổng r. Giờ nghĩ lại vẫn hoang mang, nếu tiết kiệm điện tử thì mất 1p để gỡ ra và chuyển tiền, đây e mất cả nửa buổi sáng mà lo vãi.Haizz
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Chỗ bôi đậm là thế nào hả cụ, cụ nói thế thì còn ai dám vác tiền đến bank để gửi nữa. Có phải ai cũng có trình độ để mà sử dụng online đâu, nhất là ở nông thôn hay các cụ già có tí tiền TK mang đi gửi :-?:((
Em ví dụ là Cụ mang tiền đi gửi, Cụ đưa tiền cho nhân viên bank. Lý thuyết là bạn đó phải ghi thông tin mở STK trên hệ thống rồi đưa STK cho Cụ. Nếu bạn ấy nầy lòng tham và muốn chiếm tiền của Cụ thì có thể có mấy cách:
- In STK khống và đưa cho Cụ mà không mở STK trên hệ thống: việc này thường phải có dây (1 giao dịch viên - 1 kiểm soát viên - 1 GĐ/PGĐ) thì mới làm và có lãnh đạo ký tên, đóng dấu được. Do tiền chưa vào hệ thống nên khi Cụ đi rút lần sau thì Cụ sẽ được báo là Cụ chưa bao giờ gửi tiền tại bank cả và Cụ đã mất tiền rồi. Tuy nhiên Cụ yên tâm là nếu gặp trường hợp này Cụ có thể làm đơn (gửi Công an, gửi Hội sở của Bank) để yêu cầu được xem lại video hôm Cụ đến giao dịch. Thông thường các video này sẽ nối thẳng về hội sở và các đơn vị ở dưới không tác động được nên Cụ sẽ không lo mất video đâu. Trong video có cảnh Cụ đến giao dịch mà tiền không vào hệ thống thì Cụ sẽ được chả tiền thôi. Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để xác minh xong thông tin và số tiền Cụ đã mất đấy.
- Cho tiền vào hệ thống thật sau đấy làm giả chữ ký của Cụ để rút tiền ra khỏi hệ thống: Cách này cũng phải có dây vì 1 mình GDV không bao giờ làm lệnh xuất tiền được, thủ quỹ nó không bao giờ đưa tiền cho GDV để trả khi mà không có khách đang ngồi trực tiếp cả (trừ khách VIP). Trường hợp này thì Cụ cũng phải làm giống như trên và đòi xem video thôi.
Nói chung là muốn ăn chắc thì các Cụ cứ đến trực tiếp bank, ngồi thì nên ngắm chỗ nào mà Cam nó soi rõ mình nhất ấy. Các vụ mất tiền đa phàn là Khách Vip hoặc quá tin tưởng nhân viên bank nên không chịu đến bank giao dịch, khi có sự việc xảy ra thì không có chứng cứ gì để bảo vệ mình cả. Nếu mất thời gian quá thì phải cố tiếp cận công nghệ để sử dụng các tính năng giao dịch điện tử của bank nhằm tiết kiệm thời gian thôi.
 

Saigon3

Xe tải
Biển số
OF-140257
Ngày cấp bằng
1/5/12
Số km
400
Động cơ
361,210 Mã lực
Vietcombank đã trả lời như thế này:

Bản thông báo của ngân hàng nêu rõ, sau khi nhận được đơn kiến nghị của chị Hoa, phía Vietcombank đã tiến hành rà soát thông tin tiền gửi, tiền vay trên hệ thống, đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ gốc liên quan đến các giao dịch lưu trữ tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, Vietcombank chi nhánh Vinh cũng gửi yêu cầu giám định chữ ký của các mẫu tài liệu giao dịch tại ngân hàng còn lưu giữ, đến Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Nghệ An, đề nghị giám định.

Sau khi rà soát các thông tin, dữ liệu, Vietcombank Vinh xác định từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016, chị Hoa đã thực hiện gửi và rút 6 sổ tiết kiệm tại Vietcombank Vinh và Vietcombank Nghệ An. Trong đó có 1 sổ tiết kiệm (trị giá 300 triệu đồng) được chị Hoa cầm cố tại nhà băng này để vay số tiền 250 triệu đồng.

Các giao dịch của chị Hoa được ngân hàng Vietcombank nêu rõ như sau: Chị Hoa gửi 50 triệu vào ngày 27/1/2016 và rút ra ngày 14/3/2016.
Ngày 28/3, chị Hoa tiếp tục gửi 150 triệu đồng và rút ra ngày 12/4. Ngày 6/4, chị Hoa gửi 100 triệu và rút sau 6 ngày gửi.

Ngày 14/3, chị Hoa gửi 40 triệu và rút ra ngày 29/4. Ngày 5/4, chị Hoa gửi 400 triệu và cũng rút vào ngày 29/4. Cũng trong ngày 29/4 này, chị Hoa gửi vào 300 triệu và rút vào ngày 1/6.

Trong đó, sổ tiết kiệm 300 triệu được chị Hoa gửi ngày 29/4 thì đến ngày 23/5, chị Hoa dùng để cầm cố vay 250 triệu. Đến ngày 1/6, chị Hoa đã tất toán sổ tiết kiệm và khoản vay này tại ngân hàng.

Về chữ ký, chữ viết của chị Hoa trên các yêu cầu rút tiền từ sổ tiết kiệm, phía ngân hàng Vietcombank Vinh đã gửi yêu cầu giám định chữ ký tới Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy, các chữ ký này đúng là của khách hàng Hoa đã ký để yêu cầu rút tiền.

“Chữ ký, chữ viết Nguyễn Thị Hoa trên các yêu cầu rút tiền so với mẫu chữ ký, chữ viết của bà Nguyễn Thị Hoa trên yêu cầu gửi tiền, đơn khiếu nại ngày 15/1/2019 là do cùng một người ký, viết ra (Gửi kèm văn bản trả lời kết quả giám định số 05,06 ngày 16/1/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Nghệ An", bản thông báo nêu rõ để trả lời cho khách hàng Hoa.

http://soha.vn/vu-khach-nu-to-mat-15-ty-ngan-hang-ra-thong-bao-mat-khach-hang-van-khong-dong-tinh-2019012216124614.htm
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Chuyện này gặp thường xuyên mà Cụ. Làm được giao dịch điện tử là nhanh, chuẩn nhất. Chuyển tiền ấn nút 1 cái là bên kia nhận luôn, thích thì ra bank nó in sao kê xem tiền đã ra chưa. Hồi trước Em mua cái nhà mà phải đến bank Em để rút tiền, Em bảo chuyển khoản sang bank ông bán (phí Em chịu) mà ông ấy nhất định không, bắt Em đi theo sang tận bên đấy để bank nó đếm lại tiền (chắc sợ Em trộn tiền giả) rồi mở STK ông ấy mới yên tâm. Làm Em mất cả buổi sáng.
Bây giờ Em mua nhà cả năm trời chả gặp chủ đầu tư ngày nào, đến ngày đóng tiền Em làm 1 phát chuyển tiền là Chủ đầu tư nó 30' sau có Email xác nhận cho Em. Đến ngày đến giờ Em đến nhận bàn giao nhà, cầm đầy đủ hóa đơn. Mấy bà kế toán còn bảo ai cũng như Em thì bọn chị nhàn, cuối công trình bảo bank nó lọc danh sách theo số tài khoản gửi đến hoặc theo cấu trúc chuyển tiền là biết ngay ai đã đóng bao nhiêu, đỡ phải ngồi so lại từng cái chứng từ một.
Cụ nói chuẩn em cũng ủng hộ giao dịch điện tử, trước giờ nếu có e toàn gửi tiết kiệm điện tử. Hồi em bán mảnh đất cũ để mua nhà e bây giờ ô anh mua đất gửi tiết kiệm sổ ở Agibank, có cái từ mấy năm trước. Bà nhân viên khoảng gần 5x tuổi thao tác chậm kinh khủng rồi đến lúc ông ấy ký khổ nỗi nó lại không giống cái chữ ký hồi ấy. Ổng bảo bây giờ e mới đổi cách ký (e nghĩ cũng nhiều cụ đổi chữ ký lắm vì nó chưa đẹp chẳng hạn.he). Rồi bà kia xoay hẳn cái màn máy tính cho xem ảnh chụp chữ ký cũ mà ký be bét vào vẫn không giống vì nó khá phức tạp. Em ngồi ngoài xốt ruột vãi vì e đã ký kết giấy tờ rồi, đất đai là của ổng r. Giờ nghĩ lại vẫn hoang mang, nếu tiết kiệm điện tử thì mất 1p để gỡ ra và chuyển tiền, đây e mất cả nửa buổi sáng mà lo vãi.Haizz
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Em ví dụ là Cụ mang tiền đi gửi, Cụ đưa tiền cho nhân viên bank. Lý thuyết là bạn đó phải ghi thông tin mở STK trên hệ thống rồi đưa STK cho Cụ. Nếu bạn ấy nầy lòng tham và muốn chiếm tiền của Cụ thì có thể có mấy cách:
- In STK khống và đưa cho Cụ mà không mở STK trên hệ thống: việc này thường phải có dây (1 giao dịch viên - 1 kiểm soát viên - 1 GĐ/PGĐ) thì mới làm và có lãnh đạo ký tên, đóng dấu được. Do tiền chưa vào hệ thống nên khi Cụ đi rút lần sau thì Cụ sẽ được báo là Cụ chưa bao giờ gửi tiền tại bank cả và Cụ đã mất tiền rồi. Tuy nhiên Cụ yên tâm là nếu gặp trường hợp này Cụ có thể làm đơn (gửi Công an, gửi Hội sở của Bank) để yêu cầu được xem lại video hôm Cụ đến giao dịch. Thông thường các video này sẽ nối thẳng về hội sở và các đơn vị ở dưới không tác động được nên Cụ sẽ không lo mất video đâu. Trong video có cảnh Cụ đến giao dịch mà tiền không vào hệ thống thì Cụ sẽ được chả tiền thôi. Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để xác minh xong thông tin và số tiền Cụ đã mất đấy.
- Cho tiền vào hệ thống thật sau đấy làm giả chữ ký của Cụ để rút tiền ra khỏi hệ thống: Cách này cũng phải có dây vì 1 mình GDV không bao giờ làm lệnh xuất tiền được, thủ quỹ nó không bao giờ đưa tiền cho GDV để trả khi mà không có khách đang ngồi trực tiếp cả (trừ khách VIP). Trường hợp này thì Cụ cũng phải làm giống như trên và đòi xem video thôi.
Nói chung là muốn ăn chắc thì các Cụ cứ đến trực tiếp bank, ngồi thì nên ngắm chỗ nào mà Cam nó soi rõ mình nhất ấy. Các vụ mất tiền đa phàn là Khách Vip hoặc quá tin tưởng nhân viên bank nên không chịu đến bank giao dịch, khi có sự việc xảy ra thì không có chứng cứ gì để bảo vệ mình cả. Nếu mất thời gian quá thì phải cố tiếp cận công nghệ để sử dụng các tính năng giao dịch điện tử của bank nhằm tiết kiệm thời gian thôi.
Em mời cụ rượu nhiều quá máy nó không cho. Đùa chứ nghe cụ phân tích thì em chả biết tin vào cái mịa gì ở xứ này cả. Chắc mỗi lần như thế cứ phải lăm lăm cái điện thoại mà quay cụ nhỉ. Vấn đề là em nói các cụ già hay những những ít hiểu biết mà gặp phải mấy em banker bất lương thì chắc thả gà ra mà đuổi à.
À mà cụ ơi, em thấy nhiều bank thì các bạn GDV kiêm luôn hết mà cụ chứ làm gì có thủ quỹ riêng đâu, tự in sổ TK, trả tiền thu tiền, chỉ có ký sổ thì đem đi cho PGĐ hoặc GĐ PGD ký mà cụ (Em hay GD ở các PGD)
 

Sơn1989

Xe hơi
Biển số
OF-592411
Ngày cấp bằng
28/9/18
Số km
134
Động cơ
132,928 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội Phố
Theo thông tin có được thì em tạm suy đoán thế này:
- Vụ bà khách 2018 vẫn rút tiền lãi là có thật, vì đã gửi công văn như thế thì khó có thể nào bịa ra được
- Ngân hàng khẳng định đã tất toán từ 2016, có đầy đủ chữ ký: Vẫn là thật
Nhưng do lỗi tác nghiệp thế nào đấy từ NH mà tất toán rồi nhưng không đưa lên hệ thống, thế là vẫn trả lãi bình thường. Bà khách hàng thấy vẫn nhận lãi bình thường nên sinh ra ý định khai báo mất sổ để lấy tiền ^^
Cụ quả tinh tường
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Ra đường mà lo tai nạn thì tốt nhất không ra đường, nếu gửi tk thì cứ làm cái sms banking với internet banking, hàng ngày vào check cái tài khoản của mình xem mất còn ra sao thế là yên tâm.
 

Joan_tèo

Xe tải
Biển số
OF-389248
Ngày cấp bằng
27/10/15
Số km
406
Động cơ
242,872 Mã lực
Tuổi
39
Em ví dụ là Cụ mang tiền đi gửi, Cụ đưa tiền cho nhân viên bank. Lý thuyết là bạn đó phải ghi thông tin mở STK trên hệ thống rồi đưa STK cho Cụ. Nếu bạn ấy nầy lòng tham và muốn chiếm tiền của Cụ thì có thể có mấy cách:
- In STK khống và đưa cho Cụ mà không mở STK trên hệ thống: việc này thường phải có dây (1 giao dịch viên - 1 kiểm soát viên - 1 GĐ/PGĐ) thì mới làm và có lãnh đạo ký tên, đóng dấu được. Do tiền chưa vào hệ thống nên khi Cụ đi rút lần sau thì Cụ sẽ được báo là Cụ chưa bao giờ gửi tiền tại bank cả và Cụ đã mất tiền rồi. Tuy nhiên Cụ yên tâm là nếu gặp trường hợp này Cụ có thể làm đơn (gửi Công an, gửi Hội sở của Bank) để yêu cầu được xem lại video hôm Cụ đến giao dịch. Thông thường các video này sẽ nối thẳng về hội sở và các đơn vị ở dưới không tác động được nên Cụ sẽ không lo mất video đâu. Trong video có cảnh Cụ đến giao dịch mà tiền không vào hệ thống thì Cụ sẽ được chả tiền thôi. Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để xác minh xong thông tin và số tiền Cụ đã mất đấy.
- Cho tiền vào hệ thống thật sau đấy làm giả chữ ký của Cụ để rút tiền ra khỏi hệ thống: Cách này cũng phải có dây vì 1 mình GDV không bao giờ làm lệnh xuất tiền được, thủ quỹ nó không bao giờ đưa tiền cho GDV để trả khi mà không có khách đang ngồi trực tiếp cả (trừ khách VIP). Trường hợp này thì Cụ cũng phải làm giống như trên và đòi xem video thôi.
Nói chung là muốn ăn chắc thì các Cụ cứ đến trực tiếp bank, ngồi thì nên ngắm chỗ nào mà Cam nó soi rõ mình nhất ấy. Các vụ mất tiền đa phàn là Khách Vip hoặc quá tin tưởng nhân viên bank nên không chịu đến bank giao dịch, khi có sự việc xảy ra thì không có chứng cứ gì để bảo vệ mình cả. Nếu mất thời gian quá thì phải cố tiếp cận công nghệ để sử dụng các tính năng giao dịch điện tử của bank nhằm tiết kiệm thời gian thôi.

Cụ này nói chuẩn tuy nhiên vẫn còn thiếu 1 số trường hợp. Vụ Huyền Như thì chỉ cần 1 Huyền Như thôi và chẳng cần 1 dây (trường hợp KH VIP). Khi cụ là GĐ hay Trưởng Phòng thì dùng cái uy của mình để ép nhân viên làm sai quy trình (vụ Huyền Như: đưa tờ khai giả cho nv, ép nv thực hiện giao dịch khi không có mặt KH với chữ ký giả) như vậy nv ngờ nghệch + cái vị trí GĐ hay trưởng phòng của 1 người là làm được.
 

Lee Saker

Xe điện
Biển số
OF-28525
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
3,041
Động cơ
517,818 Mã lực
Ngược lại cụ ơi. Cụ gửi tiền nhận sổ tức là Cụ đưa tiền mặt ở quầy. Chỉ cần trong hôm đó có ai có lòng tham là họ có thể làm giả giấy tờ để chiếm đoạt luôn số tiền đấy của Cụ. Ngược lại để mở tiết kiệm online thì Cụ phải đang có 1 số tiền trong TK rồi, bank chỉ cắt số tiền đấy để làm 1 cái STK online cho Cụ thôi. Nhân viên Bank có nổi lòng tham thì cũng không có tiền tươi thóc thật ở đấy để mà chiếm đoạt được. Trường hợp mà muốn xóa thông tin lịch sử giao dịch thì một là rất khó, hai là xóa xong cái cục tiền đang nằm trên đấy nó sẽ lơ ngơ không biết đi đâu (nên nhớ nó chỉ là một chuỗi lệnh nhé) nên sẽ làm lệch số liệu đầu ngày và cuối ngày nên khả năng cao là hệ thống sẽ cảnh báo cho 1 bên độc lập (vì không có giao dịch rút ra trong ngày mà cuối ngày tổng số dư lại giảm xuống) nên nếu bị kiểm tra sẽ lộ ra ngay. Sẽ không có ai chọn cách xóa database để chiếm đoạt tiền của KH cả (vì làm gì có tiền thật mà chiếm đoạt) nên nếu có việc xóa database thật Em nghĩ chỉ có thể là các cấp rất cao ở bank cố tình chỉ đạo xóa để loại trừ liên hệ của bank ra khỏi 1 giao dịch nào đó thôi. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thì việc này chắc chắn sẽ để lại vết trên hệ thống nên chỉ cần bên Cục an ninh công nghệ cao vào cuộc cái là lộ ra ngay.
Cụ ngủ chưa dậy à..
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Em mời cụ rượu nhiều quá máy nó không cho. Đùa chứ nghe cụ phân tích thì em chả biết tin vào cái mịa gì ở xứ này cả. Chắc mỗi lần như thế cứ phải lăm lăm cái điện thoại mà quay cụ nhỉ. Vấn đề là em nói các cụ già hay những những ít hiểu biết mà gặp phải mấy em banker bất lương thì chắc thả gà ra mà đuổi à.
À mà cụ ơi, em thấy nhiều bank thì các bạn GDV kiêm luôn hết mà cụ chứ làm gì có thủ quỹ riêng đâu, tự in sổ TK, trả tiền thu tiền, chỉ có ký sổ thì đem đi cho PGĐ hoặc GĐ PGD ký mà cụ (Em hay GD ở các PGD)
Dạ ở PGD thì thường không có KSV mà chỉ có thủ quỹ. Thực ra Em phân tích thế thôi chứ về cơ bản là 99% banker là người tốt, các hệ thống của bank (nhất là các bank lớn) họ sinh ra nhiều lớp để kiểm tra chéo nhau nên muốn lấy được tiền khách hàng cũng khó lắm ạ. Đa phần các vụ đấy đều phải có GĐ/PGĐ của bank thông đồng hoặc cầm đầu thì mới làm được cụ ạ. Còn tất nhiên là tiền của Cụ đã đưa ra ngoài thì nó sẽ rủi ro hơn Cụ cầm rồi, có thế thì Cụ mới có tiền lãi chứ ạ :)
 

quanghung1986

Xe buýt
Biển số
OF-324254
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
561
Động cơ
293,359 Mã lực
Cụ này nói chuẩn tuy nhiên vẫn còn thiếu 1 số trường hợp. Vụ Huyền Như thì chỉ cần 1 Huyền Như thôi và chẳng cần 1 dây (trường hợp KH VIP). Khi cụ là GĐ hay Trưởng Phòng thì dùng cái uy của mình để ép nhân viên làm sai quy trình (vụ Huyền Như: đưa tờ khai giả cho nv, ép nv thực hiện giao dịch khi không có mặt KH với chữ ký giả) như vậy nv ngờ nghệch + cái vị trí GĐ hay trưởng phòng của 1 người là làm được.
Vụ HN Em có đi ngồi tòa, tại tòa thì có xin cho mấy bạn kia chứ không nó khép tội đồng phạm cũng khó cãi. Sếp ép thì các bạn ấy phải làm sai quy trình nhưng không báo lại nên khó mà bảo là vô can được. Nói chung là ở bank mà muốn lấy tiền ra thì thường cũng phải là 1 người tương đối có chức vụ cầm đầu thì mới lôi kéo/ép người khác làm sai được.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Dạ ở PGD thì thường không có KSV mà chỉ có thủ quỹ. Thực ra Em phân tích thế thôi chứ về cơ bản là 99% banker là người tốt, các hệ thống của bank (nhất là các bank lớn) họ sinh ra nhiều lớp để kiểm tra chéo nhau nên muốn lấy được tiền khách hàng cũng khó lắm ạ. Đa phần các vụ đấy đều phải có GĐ/PGĐ của bank thông đồng hoặc cầm đầu thì mới làm được cụ ạ. Còn tất nhiên là tiền của Cụ đã đưa ra ngoài thì nó sẽ rủi ro hơn Cụ cầm rồi, có thế thì Cụ mới có tiền lãi chứ ạ :)
Chỗ bôi đậm cụ có nhầm không nhỉ, các PGD em thấy không có thủ quỹ riêng, mà từng bạn GDV kiêm hết tất cả, họ cầm cả tập sổ TK, khách gửi tiền họ thu, rồi họ chi tiền luôn mà, mỗi GDV tự chịu trách nhiệm mọi giao dịch. Ngoài ra thì kiểm soát là một bạn PGĐ phòng GD.
 

NguyenChum1219

Xe tăng
Biển số
OF-610409
Ngày cấp bằng
18/1/19
Số km
1,576
Động cơ
149,043 Mã lực
Tuổi
38
Câu chuyện này có gì đó bất thường:
"T 5/2016- tháng 6/2016 rút lãi và chuyển sổ tiết kiệm 1,5 tỷ về kỳ hạn gửi không thời hạn" để đến tháng 1/2019. Chẳng ai lại để tiền ko thời hạn dài như vậy cả, trước đó gửi TK có kỳ hạn 1 tháng đc 34 tr tiền lãi, vậy mà lại chuyển sang ko thời hạn đến tận 2019 mới ra rút tiền thì lạ thật, mỗi tháng mất không hơn 30 tr?. Ở quê có 1.5 tỷ mà không thèm để ý đến trong thời gian dài từ 2016 đến 2019?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top