[Funland] Lại là vấn đề giảm 2% thuế VAT

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,092
Động cơ
352,733 Mã lực
Đúng 0 giờ hôm nay Tầu nhanh có đăng bài viết về việc giảm thuế VAT 2%. Vẫn phong cách quen thuộc kiểu như lương ít nhưng tiết kiệm đủ tiền mua nhà và vẫn là văn phong của mục tâm sự, Tàu nhanh có đưa ra ví dụ sau:

"Giảm 2% thuế VAT, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, mang lại tác động về tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng, theo chuyên gia.

Chị Bình, 37 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội nói bản thân thấy nhẹ nhõm khi nghe tin thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể được giảm 2% năm nay. Năm ngoái, nhờ chính sách này được áp dụng, mỗi tháng gia đình chị tiết kiệm khoảng 300.000-400.000 đồng."

Làm một phép tính nhẩm đơn giản, như vậy nhân vật Bình kia phải chi tiêu tầm 15 tr - 20 tr để có được khoản tiết kiệm 300k - 400k này. Thực sự em thấy người mà đã tiêu được 15tr - 20tr một tháng họ sẽ không quá băn khoăn đến 300k-400k. Mà thực sự 400k bây giờ nó khá là nhỏ đối với người tiêu dùng.

Đó là phân tích trên con số, còn trên thực tế thì rất nhiều cửa hàng và hàng hóa dịch vụ được đăng giá bán đã bao gồm VAT. Khi thuế VAT giảm, quan sát của riêng em thấy là nhiều mặt hàng và dịch vụ giá không hề giảm theo. Vậy có nghĩa là người tiêu dùng cuối cùng đâu có được hưởng lợi? Đa số là doanh nghiệp bán lẻ đang nắm thị trường là được hưởng lợi thôi.

Quay lại góc độ quản lý doanh nghiệp, khi thuế suất thay đổi là em phải đôn đáo điều chỉnh setup của hệ thống ERP của doanh nghiệp em. Rất mất thời gian và tốn kém. Chưa hết, rất nhiều rắc rối nảy sinh với khách hàng và nhà cung cấp do các tranh cãi xoay quanh thuế suất áp dụng và thời điểm áp dụng. Rủi do bị phạt sau này cũng tăng cao. Nói chung là tốn nhiều chi phí admin cho cái vụ thay đổi thuế suất này.

Em cho rằng bản thân mỗi người tiêu dùng thực tế khó mà được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế VAT. 2% là con số quá nhỏ đối với túi tiền của từng hộ gia đình để có thể thấy ảnh hưởng. Ngược lại, nhà nước thực ra cũng chẳng có lợi gì ở chính sách này vì 2% này nhà nước vẫn bị mất. Các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ đang chiếm lĩnh thị trường mới chính là các đối tượng hưởng lợi, họ có vô vàn cách để hoặc giảm giá rất ít hoặc không giảm giá và hưởng trọn phần thuế kia.

 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,650
Động cơ
573,717 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Giảm thuế thì tăng giá chưa thuế :P là xong.
 
Biển số
OF-784985
Ngày cấp bằng
20/7/21
Số km
740
Động cơ
71,069 Mã lực
Ví dụ:
Hãng xe A nhập con xe về từ đầu năm lúc đó thuế VAT vẫn đang là 10% (giá bán xe thời điểm đó 1 tỉ đã bao gồm VAT). Đến tháng 6 em đi mua xe thuế giảm về 8% . khi này:
1) Hãng vẫn bán 1 tỷ đã bao gồm VAT. Em chả được hưởng lợi gì?
2) Em đi đăng ký xe, nộp thuế VAT bên Thuế họ sẽ thu 8% và em đc hưởng lợi 2%?
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,092
Động cơ
352,733 Mã lực
Ví dụ:
Hãng xe A nhập con xe về từ đầu năm lúc đó thuế VAT vẫn đang là 10% (giá bán xe thời điểm đó 1 tỉ đã bao gồm VAT). Đến tháng 6 em đi mua xe thuế giảm về 8% . khi này:
1) Hãng vẫn bán 1 tỷ đã bao gồm VAT. Em chả được hưởng lợi gì?
2) Em đi đăng ký xe, nộp thuế VAT bên Thuế họ sẽ thu 8% và em đc hưởng lợi 2%?
Câu hỏi của cụ chính là vấn đề em có đề cập ở trên:
#1 - hãng vẫn bán 1 tỷ thì cụ không lợi mà hãng lợi 2% vì lúc mua thì hãng đã được VAT khấu trừ đầu vào 10% nhưng chỉ xuất hóa đơn đầu ra và nộp thuế đầu ra 8%.

#2 - nếu cụ là người dùng đầu cuối thì cụ không nộp thuế VAT. Nếu cụ đăng ký xe tên doanh nghiệp thì cụ sẽ được kê khai VAT đầu vào ở cái hóa đơn hãng xuất cho cụ. Hóa đơn đó là 8%, cụ không có lơi gì hết vì cụ vẫn trả đúng 1 tỷ cho cái xe.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,092
Động cơ
352,733 Mã lực
Giảm thuế thì tăng giá chưa thuế :P là xong.
Thực tế là doanh nghiệp thường đăng giá sau thuế cho người dùng cuối cùng. Đo đó, nếu doanh nghiệp không giảm giá thì người dùng cuối cùng không được lợi. Chỉ doanh nghiệp bán hàng cho người dùng cuối cùng được lợi.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,001
Động cơ
768,069 Mã lực
Đúng 0 giờ hôm nay Tầu nhanh có đăng bài viết về việc giảm thuế VAT 2%. Vẫn phong cách quen thuộc kiểu như lương ít nhưng tiết kiệm đủ tiền mua nhà và vẫn là văn phong của mục tâm sự, Tàu nhanh có đưa ra ví dụ sau:

"Giảm 2% thuế VAT, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, mang lại tác động về tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng, theo chuyên gia.

Chị Bình, 37 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội nói bản thân thấy nhẹ nhõm khi nghe tin thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể được giảm 2% năm nay. Năm ngoái, nhờ chính sách này được áp dụng, mỗi tháng gia đình chị tiết kiệm khoảng 300.000-400.000 đồng."

Làm một phép tính nhẩm đơn giản, như vậy nhân vật Bình kia phải chi tiêu tầm 15 tr - 20 tr để có được khoản tiết kiệm 300k - 400k này. Thực sự em thấy người mà đã tiêu được 15tr - 20tr một tháng họ sẽ không quá băn khoăn đến 300k-400k. Mà thực sự 400k bây giờ nó khá là nhỏ đối với người tiêu dùng.

Đó là phân tích trên con số, còn trên thực tế thì rất nhiều cửa hàng và hàng hóa dịch vụ được đăng giá bán đã bao gồm VAT. Khi thuế VAT giảm, quan sát của riêng em thấy là nhiều mặt hàng và dịch vụ giá không hề giảm theo. Vậy có nghĩa là người tiêu dùng cuối cùng đâu có được hưởng lợi? Đa số là doanh nghiệp bán lẻ đang nắm thị trường là được hưởng lợi thôi.

Quay lại góc độ quản lý doanh nghiệp, khi thuế suất thay đổi là em phải đôn đáo điều chỉnh setup của hệ thống ERP của doanh nghiệp em. Rất mất thời gian và tốn kém. Chưa hết, rất nhiều rắc rối nảy sinh với khách hàng và nhà cung cấp do các tranh cãi xoay quanh thuế suất áp dụng và thời điểm áp dụng. Rủi do bị phạt sau này cũng tăng cao. Nói chung là tốn nhiều chi phí admin cho cái vụ thay đổi thuế suất này.

Em cho rằng bản thân mỗi người tiêu dùng thực tế khó mà được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế VAT. 2% là con số quá nhỏ đối với túi tiền của từng hộ gia đình để có thể thấy ảnh hưởng. Ngược lại, nhà nước thực ra cũng chẳng có lợi gì ở chính sách này vì 2% này nhà nước vẫn bị mất. Các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ đang chiếm lĩnh thị trường mới chính là các đối tượng hưởng lợi, họ có vô vàn cách để hoặc giảm giá rất ít hoặc không giảm giá và hưởng trọn phần thuế kia.

Đọc bài tầu nhanh thối nhỉ
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,074
Động cơ
82,145 Mã lực
Giảm thuế thì tăng giá chưa thuế :P là xong.
Ví dụ:
Hãng xe A nhập con xe về từ đầu năm lúc đó thuế VAT vẫn đang là 10% (giá bán xe thời điểm đó 1 tỉ đã bao gồm VAT). Đến tháng 6 em đi mua xe thuế giảm về 8% . khi này:
1) Hãng vẫn bán 1 tỷ đã bao gồm VAT. Em chả được hưởng lợi gì?
2) Em đi đăng ký xe, nộp thuế VAT bên Thuế họ sẽ thu 8% và em đc hưởng lợi 2%?
Ý các cụ là như này::

Con xe A trước đây bán 1tỷ (Đã bao gồm VAT 10%). Hãng họ xuất hóa đơn là:
Giá trước thuế: 909.090.909
Thuế GTGT 10%: 90.909.091
Tổng tiền TT: 1.000.000.000
Bây giờ thuế GTGT giảm xuống còn 8%. Họ vẫn bán 1 tỷ ((Đã bao gồm VAT 8%) và họ xuất hóa đơn là:

Giá trước thuế: 925.925.926
Thuế GTGT 8%: 74.074.074
Tổng tiền TT: 1.000.000.000

Thế là người mua vẫn phải trả 1 tỷ chả được lợi gì
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
376
Động cơ
102,700 Mã lực
Tuổi
34
Giảm 2% VAT thì ta tăng giá điện. Hehe.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,893
Động cơ
502,310 Mã lực
Câu hỏi của cụ chính là vấn đề em có đề cập ở trên:
#1 - hãng vẫn bán 1 tỷ thì cụ không lợi mà hãng lợi 2% vì lúc mua thì hãng đã được VAT khấu trừ đầu vào 10% nhưng chỉ xuất hóa đơn đầu ra và nộp thuế đầu ra 8%.

#2 - nếu cụ là người dùng đầu cuối thì cụ không nộp thuế VAT. Nếu cụ đăng ký xe tên doanh nghiệp thì cụ sẽ được kê khai VAT đầu vào ở cái hóa đơn hãng xuất cho cụ. Hóa đơn đó là 8%, cụ không có lơi gì hết vì cụ vẫn trả đúng 1 tỷ cho cái xe.
Chắc lợi 2% VAT tiền biển 20tr là 400K :D
 
Biển số
OF-784985
Ngày cấp bằng
20/7/21
Số km
740
Động cơ
71,069 Mã lực
#2 - nếu cụ là người dùng đầu cuối thì cụ không nộp thuế VAT. Nếu cụ đăng ký xe tên doanh nghiệp thì cụ sẽ được kê khai VAT đầu vào ở cái hóa đơn hãng xuất cho cụ. Hóa đơn đó là 8%, cụ không có lơi gì hết vì cụ vẫn trả đúng 1 tỷ cho cái xe.
Nếu xe đứng tên cty. Hoá đơn mua xe oto VAT 8% thì cty cũng chả được lợi gì khi Hãng đã tăng giá trước thuế.
Thậm chí vài năm sau VAT quay về 10%, lúc đó Cty bán xe lại xuất ra 10% hạch toán sẽ rất loằng ngoằng.
Em thấy người tiêu dùng sẽ bị khâu trung gian (thương mại) ăn chặn.
Lợi cho mấy ông đào khoáng sản là nhìn thấy rõ nhất.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,970
Động cơ
1,252,673 Mã lực
Giảm 2% không ý nghĩa thì chắc tăng 2% cũng chả nghĩa ý gì
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,092
Động cơ
352,733 Mã lực
Nếu xe đứng tên cty. Hoá đơn mua xe oto VAT 8% thì cty cũng chả được lợi gì khi Hãng đã tăng giá trước thuế.
Thậm chí vài năm sau VAT quay về 10%, lúc đó Cty bán xe lại xuất ra 10% hạch toán sẽ rất loằng ngoằng.
Em thấy người tiêu dùng sẽ bị khâu trung gian (thương mại) ăn chặn.
Lợi cho mấy ông đào khoáng sản là nhìn thấy rõ nhất.
Vâng, chuyên gia làm việc trên giấy thấy thuế VAT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nên suy ra giảm thuế là có lợi cho người tiêu dùng. Nhưng thực tế em thấy nó khác nhiều so với chuyên gia mà đặc biệt là chuyên gia của Tàu nhanh.

Hàng tiêu dùng thiết yếu thì em vẫn phải mua. Kể nhà nước có tăng thuế lên 12% chắc em cũng không thể cắt giảm chi tiêu. Trong khi dịch vụ và hàng tiêu dùng không thiết yếu thì 2% lại chẳng đủ hấp dẫn để kích cầu. Nói chung là chỉ có lợi cho các công ty thương mại thôi.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,092
Động cơ
352,733 Mã lực
Giảm 2% không ý nghĩa thì chắc tăng 2% cũng chả nghĩa ý gì
Điện tăng giá mà nhà em vẫn bật 2 cái điều hòa vù vù đây cụ. Những thứ thiết yếu như điện, nước, xăng thì có tăng giá vẫn phải cố mà tiêu dùng thôi :))
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Đúng 0 giờ hôm nay Tầu nhanh có đăng bài viết về việc giảm thuế VAT 2%. Vẫn phong cách quen thuộc kiểu như lương ít nhưng tiết kiệm đủ tiền mua nhà và vẫn là văn phong của mục tâm sự, Tàu nhanh có đưa ra ví dụ sau:

"Giảm 2% thuế VAT, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, mang lại tác động về tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng, theo chuyên gia.

Chị Bình, 37 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội nói bản thân thấy nhẹ nhõm khi nghe tin thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể được giảm 2% năm nay. Năm ngoái, nhờ chính sách này được áp dụng, mỗi tháng gia đình chị tiết kiệm khoảng 300.000-400.000 đồng."

Làm một phép tính nhẩm đơn giản, như vậy nhân vật Bình kia phải chi tiêu tầm 15 tr - 20 tr để có được khoản tiết kiệm 300k - 400k này. Thực sự em thấy người mà đã tiêu được 15tr - 20tr một tháng họ sẽ không quá băn khoăn đến 300k-400k. Mà thực sự 400k bây giờ nó khá là nhỏ đối với người tiêu dùng.

Đó là phân tích trên con số, còn trên thực tế thì rất nhiều cửa hàng và hàng hóa dịch vụ được đăng giá bán đã bao gồm VAT. Khi thuế VAT giảm, quan sát của riêng em thấy là nhiều mặt hàng và dịch vụ giá không hề giảm theo. Vậy có nghĩa là người tiêu dùng cuối cùng đâu có được hưởng lợi? Đa số là doanh nghiệp bán lẻ đang nắm thị trường là được hưởng lợi thôi.

Quay lại góc độ quản lý doanh nghiệp, khi thuế suất thay đổi là em phải đôn đáo điều chỉnh setup của hệ thống ERP của doanh nghiệp em. Rất mất thời gian và tốn kém. Chưa hết, rất nhiều rắc rối nảy sinh với khách hàng và nhà cung cấp do các tranh cãi xoay quanh thuế suất áp dụng và thời điểm áp dụng. Rủi do bị phạt sau này cũng tăng cao. Nói chung là tốn nhiều chi phí admin cho cái vụ thay đổi thuế suất này.

Em cho rằng bản thân mỗi người tiêu dùng thực tế khó mà được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế VAT. 2% là con số quá nhỏ đối với túi tiền của từng hộ gia đình để có thể thấy ảnh hưởng. Ngược lại, nhà nước thực ra cũng chẳng có lợi gì ở chính sách này vì 2% này nhà nước vẫn bị mất. Các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ đang chiếm lĩnh thị trường mới chính là các đối tượng hưởng lợi, họ có vô vàn cách để hoặc giảm giá rất ít hoặc không giảm giá và hưởng trọn phần thuế kia.

Cái sự giảm 2% VAT, đã đành là hướng tới Doanh nghiệp, nhưng nó thực sự có ích với Người tiêu dùng đấy bác.
Vì các mặt hàng, nhiều mặt hàng sẽ giảm giá tương ứng.
Ví dụ cái phone của bác: Hồi tôi mua là khoảng 26 triệu, tức 24 củ + 10% = 26.4 củ.
Giờ, vẫn cái đó, nó còn 24 củ + 8% = 25.92 củ, hay giảm 480K.
Đấy là 1 con số thực sự lớn, nếu Hoàng Hà không giảm => Khách nhảy sang FPT ngay.
Đã có thời, tôi đi so kiểu đó và thấy là, Hoàng Hà hay Cell phones thấp hơn độ 500K, vậy thì tội gì, khi mà tôi đi bộ cũng đến được FPT, TGDĐ hay 2 anh trên.

Tất nhiên, tôi vẫn đi loại 300K (VAT included) ở Trần Duy Hưng, các cháu đó chắc là không giảm VAT cho tôi, đã đành.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,970
Động cơ
1,252,673 Mã lực
Thực tế là doanh nghiệp thường đăng giá sau thuế cho người dùng cuối cùng. Đo đó, nếu doanh nghiệp không giảm giá thì người dùng cuối cùng không được lợi. Chỉ doanh nghiệp bán hàng cho người dùng cuối cùng được lợi.
Cụ chỉ em phát.
Thời ít cạnh tranh mới có chuyện giá niêm yết 'đã bao gồm vat'.
Giờ cạnh tranh khốc liệt nên bên bán thường niêm yết chưa vat 'cho có vẻ rẻ' để người mua xuống tay.
.
100% hàng ở siêu thị niêm yết là chưa vat
 
Biển số
OF-784985
Ngày cấp bằng
20/7/21
Số km
740
Động cơ
71,069 Mã lực
Cái sự giảm 2% VAT, đã đành là hướng tới Doanh nghiệp, nhưng nó thực sự có ích với Người tiêu dùng đấy bác.
Vì các mặt hàng, nhiều mặt hàng sẽ giảm giá tương ứng.
Ví dụ cái phone của bác: Hồi tôi mua là khoảng 26 triệu, tức 24 củ + 10% = 26.4 củ.
Giờ, vẫn cái đó, nó còn 24 củ + 8% = 25.92 củ, hay giảm 480K.
Đấy là 1 con số thực sự lớn, nếu Hoàng Hà không giảm => Khách nhảy sang FPT ngay.
Đã có thời, tôi đi so kiểu đó và thấy là, Hoàng Hà hay Cell phones thấp hơn độ 500K, vậy thì tội gì, khi mà tôi đi bộ cũng đến được FPT, TGDĐ hay 2 anh trên.

Tất nhiên, tôi vẫn đi loại 300K (VAT included) ở Trần Duy Hưng, các cháu đó chắc là không giảm VAT cho tôi, đã đành.
Câu chuyện của bác là đúng. Nhưng nó ko đại diện cho số đông. Ko đại diện cho lợi ích của người thu nhập nhấp.
Người yếu thế chủ yếu mua nhu yếu phẩm, các hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống. Mà các hàng hoá, dịch vụ đó lại đang bị khâu thương mại "ăn chặn".
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,970
Động cơ
1,252,673 Mã lực
Còn nói việc giảm thuế trong nền kinh tế vĩ mô: thuế là cái nn thu không của dn, người dân. Nếu chưa giảm nn thu 100k tỉ thì giờ 'bá kiến quăng lại 20k tỉ' cũng tốt mà.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
9,487
Động cơ
485,109 Mã lực
Thì ngồi đút chân gầm bàn cũng phải nghĩ được cái gì giúp ích cho dân trong thời buổi khó khăn chứ.:))
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Câu chuyện của bác là đúng. Nhưng nó ko đại diện cho số đông. Ko đại diện cho lợi ích của người thu nhập nhấp.
Người yếu thế chủ yếu mua nhu yếu phẩm, các hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống. Mà các hàng hoá, dịch vụ đó lại đang bị khâu thương mại "ăn chặn".
Thì tôi đưa ngay ra ví dụ với Trần Duy Hưng đấy thôi.
Tiêu dùng thiết yếu, nếu bác mua ở những chỗ khá lớn như BigC hay Metro, con số đó nó nhìn thấy ngay.
Tương tự với Điện Nước Viễn thông.

Còn bác mua bao thuốc lá 30K thì khó lòng đòi hỏi 500 đồng tiền chênh VAT rồi.

Còn với những người mua đồ thiết yếu toàn từ chợ dân sinh như gia đình tôi, và chắc là tuyệt đại đa số ọp pơ cũng vậy, thì giảm VAT không ảnh hưởng gì tới cả 2 bên Bán và Mua.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top