- Biển số
- OF-133778
- Ngày cấp bằng
- 9/3/12
- Số km
- 183
- Động cơ
- 371,555 Mã lực
Bộ Giao thông bỏ đề xuất phạt xe không chính chủ
Việc xử phạt chủ xe không sang tên đổi chủ, phạt chủ phương tiện không đóng phí bảo trì đường bộ đã không được đưa vào dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt.
>Bộ trưởng Thăng: 'Chưa xử phạt xe không chính chủ'/ Quy định phạt xe không chính chủ có thể sớm lạc hậu
Theo dự thảo được Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến các ban ngành và người dân ngày 26/3, nội dung phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được bãi bỏ. Theo Bộ Giao thông, đã có 2 luồng ý kiến trong quá trình soạn thảo. Thứ nhất là cần tiếp tục quy định xử phạt đối với hành vi này để buộc chủ phương tiện tuân thủ quy định của pháp luật về đăng ký phương tiện.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng không nên xử phạt hành vi này vì qua thực tiễn triển khai Nghị định 71 cho thấy tính khả thi của quy định chưa cao, chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số quần chúng. Ngoài ra, quy định hiện hành liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu phương tiện còn chưa thật sự thuận lợi dẫn đến tồn đọng một lượng lớn xe chưa chuyển tên. Do vậy, dự thảo nghị định này đang thể hiện theo luồng ý kiến thứ hai.
Cảnh sát giao thông sẽ phạt xe không chính chủ trong một số trường hợp từ 15/4. Ảnh: Bá Đô
Điểm mới của dự thảo nghị định lần này là bổ sung xử phạt hành vi đội mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm, nhưng không có đủ ba bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Nội dung phạt người không mua phí bảo trì đường bộ cũng không được đưa vào dự thảo với lý do sẽ được đưa vào Nghị định xử phạt phí và lệ phí.
Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành thông tư 11 hướng dẫn xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện trong một số trường hợp từ 15/4.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sẽ được trình Chính phủ vào tháng 5. Do vậy, nếu dự thảo Nghị định này được Chính phủ thông qua để thực thi từ 1/7 thì thông tư của Bộ Công an chỉ có hiệu lực trong 3 tháng.
Việc xử phạt chủ xe không sang tên đổi chủ, phạt chủ phương tiện không đóng phí bảo trì đường bộ đã không được đưa vào dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt.
>Bộ trưởng Thăng: 'Chưa xử phạt xe không chính chủ'/ Quy định phạt xe không chính chủ có thể sớm lạc hậu
Theo dự thảo được Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến các ban ngành và người dân ngày 26/3, nội dung phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được bãi bỏ. Theo Bộ Giao thông, đã có 2 luồng ý kiến trong quá trình soạn thảo. Thứ nhất là cần tiếp tục quy định xử phạt đối với hành vi này để buộc chủ phương tiện tuân thủ quy định của pháp luật về đăng ký phương tiện.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng không nên xử phạt hành vi này vì qua thực tiễn triển khai Nghị định 71 cho thấy tính khả thi của quy định chưa cao, chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số quần chúng. Ngoài ra, quy định hiện hành liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu phương tiện còn chưa thật sự thuận lợi dẫn đến tồn đọng một lượng lớn xe chưa chuyển tên. Do vậy, dự thảo nghị định này đang thể hiện theo luồng ý kiến thứ hai.
Cảnh sát giao thông sẽ phạt xe không chính chủ trong một số trường hợp từ 15/4. Ảnh: Bá Đô
Điểm mới của dự thảo nghị định lần này là bổ sung xử phạt hành vi đội mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm, nhưng không có đủ ba bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Nội dung phạt người không mua phí bảo trì đường bộ cũng không được đưa vào dự thảo với lý do sẽ được đưa vào Nghị định xử phạt phí và lệ phí.
Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành thông tư 11 hướng dẫn xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện trong một số trường hợp từ 15/4.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sẽ được trình Chính phủ vào tháng 5. Do vậy, nếu dự thảo Nghị định này được Chính phủ thông qua để thực thi từ 1/7 thì thông tư của Bộ Công an chỉ có hiệu lực trong 3 tháng.