Đọc đâu dấy bảo k54 này kể cả khoá chốt rồi xóc mạnh vẫn đập kim hoả gây nổ.
Như này có nhẽ đúng, xóc mạnh làm chi chả cướp cò.
Cụ có lý..
http://vietquansu.blogspot.com/2015/03/sung-ngan-k54-va-nhung-ieu-chua-biet.html
Súng ngắn K54 và những điều chưa biết
Tác giả: Shop Hạnh . Ngày viết:
8:16:00 AM / Bình luận: 1
Trong biên chế thời chiến, mỗi sĩ quan sẽ được biên chế một khẩu súng ngắn (thường là K54)- nhưng đằng sau khẩu súng này còn nhiều điều bí mật bạn chưa biết. Bắn súng như thế nào? Tháo súng như thế nào? khóa an toàn như thế nào? có giống như
James Bond 2 tay vừa bay vừa bắn không??
Ở Việt Nam mọi người gọi là súng ngắn K54 - vì sao thì bạn đọc tiếp nhé. Còn thực chất tên gọi nguyên gốc của khẩu súng này là Tokarev (TT-33).
Súng k54. Nguồn vietquansu
1. Nguồn gốc:
TT-33 (viết tắt của Tokarev Tulla 1933) là loại súng ngắn bán tự động cỡ 7,62 mm của Liên Xô được Fedor Tokarev thiết kế vào năm 1929 với mục đích dự kiến thay thế cho người tiền nhiệm Nagant M1895. Bản mẫu chế thử TT-30 vượt qua cuộc thử nghiệm cấp quốc gia ngày 23/12/1930, năm 1933 súng được cải tiến lần cuối dùng, đồng thời là bước ngoặt cho khẩu súng này: cơ cấu cò đẩy thay cho cò quay và năm 1934 bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Súng ngắn TT-33 được sản xuất theo giấy phép tại một số quốc gia đồng minh của Liên Xô như Hungary, Triều Tiên, Ba Lan, Rumani, Nam Tư... Từ những năm 1950. Trung Quốc sao chép lại TT-33(không được cấp phép) và gọi là súng ngắn "Kiểu 1954- tức Type 54", khi loại súng này vào Việt Nam nó được định danh Việt hóa theo cách gọi của Trung Quốc thành K54. Súng được Liên Xô và cả Trung Quốc viện trợ cho bộ đội VN trong chiến tranh chống đế quốc. Nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc đã giúp Việt Nam số lượng lớn súng "Type 54.
2. Cải tiến và phiên bản mới
Hiện nay K54 vẫn là súng ngắn phổ biến nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thường được trang bị cho sĩ quan cấp úy, tá hay lính cảnh vệ. Mặc dù nhiều quốc gia khác đã chuyển sang sử dụng các loại súng ngắn hiện đại hơn nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy K54 sẽ sớm được Việt Nam cho “nghỉ hưu”.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng súng ngắn K54 sử dụng trong các đơn vị quân đội qua các năm huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đều đã xuống cấp, không đạt chất lượng và thiếu hụt số lượng. Từ năm 2001, Viện Vũ khí (Trung tâm Khoa học - Kĩ thuật công nghệ quân sự)/quân đội Việt Nam đã căn cứ trên mẫu súng TT-33 của Liên Xô và K54 của Trung Quốc, xây dựng bộ tài liệu thiết kế súng ngắn K54-VN.
Trong thời gian này, nhóm đề tài thuộc nhà máy Z111 đã có một số cải tiến về nòng súng, thân khóa nòng, thân súng, hộp tiếp đạn, nghiên cứu thay đổi làm cho các mối ghép chính xác hơn, đảm bảo cho súng hoạt động tin cậy và chính xác hơn. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của
súng ngắn K14 “made in Vietnam”. Đầu tháng 10/2014, 50 khẩu súng ngắn K14 đã được bàn giao cho các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Đoàn bắn súng quân dụng bắn thử nghiệm thành công tại trường bắn Miếu Môn. Bạn có thể đọ
c bài súng ngắn K14 để biết thêm chi tiết.
3. Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng: 840 g; (cả đạn): 910 g.
- Dài: 196 mm.
- Nòng dài: 116 mm.
- Trọng lượng: 840 g; (cả đạn): 910 gam .
- Súng TT-33 sử dụng đạn có vỏ 7,62x25mm.
- Hộp đạn của TT-33 chứa được 8 viên.
- Thiết kế điểm chạm của đạn trên mục tiêu có độ cao chênh lệch lên 15,6 cm so với điểm ngắm (ở cự ly 25 m).
- Tầm bắn có hiệu quả (với độ tản mát dưới 35 cm) lên đến 50 m hoặc hơn nữa nếu được luyện tập nhiều.
- Tầm bắn sát thương: đến 150 m.
- Tầm bắn thẳng: 25 m
4. Điểm khác biệt với các súng khác
Thân súng K54 hoàn toàn làm bằng thép, máy súng khá đơn giản và tin cậy, không dùng một bulong hoặc đinh vít nào mà kết nối các bộ phận bằng các khe, rãnh, lẫy và chốt hãm. Việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cũng rất đơn giản khi chỉ cần sử dụng hộp tiếp đạn và tay không là có thể tháo rời khẩu súng thành từng bộ phận.
Hộp tiếp đạn chỉ chứa được 8 viên nhưng người ta có thể lắp thêm viên thứ 9 trực tiếp vào buồng đạn của nòng súng trước khi tra hộp đạn đã lắp 8 viên vào thân súng.
Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc chính trị viên
Alexei Eremenko Junior Gordeevich phát động xung phong với khẩu TT-33 trong trận đánh ở Voroshilovgrad tháng 7/1942.
-
K54 không có khóa an toàn !
+ Nó khóa bằng cách chặn búa đập : Ngón tay cái giữ búa , ngón trỏ bóp cò , ngón cái từ từ hạ búa về tư thế nghỉ . Cò bị khóa cứng ngắc .
+ Khi bắn , ngón cái kéo búa xuóng , nghe " tách " 1 cái là đã sẵn sàng . Bóp cò là : Đoàng !
Nhưng cũng chính vì thế súng có thể nổ nếu chịu va đập, rung lắc mạnh. Cách duy nhất để giữ những khẩu súng này an toàn là tháo rời hộp đạn ra khỏi súng.