Thực ra có một phần lỗi ở cụ, đọc bài em cảm thấy cụ không thực sự yêu thương vợ cụ theo đúng nghĩa (xin lỗi em cảm nhận vậy theo ý kiến cá nhân, nếu sai cụ thứ lỗi nhé).
Khi 2 vợ chồng không thực sự yêu thương nhau, chỉ coi nhau như một thành phần của gia đình và muốn có khoảng trời riêng của mình thì sự tôn trọng, quan tâm đến người kia sẽ kém rất nhiều. Coi trọng mong muốn và quan điểm cũng như sở thích của mình là cao nhất, mà ít quan tâm đến những điều tương tự của người kia.
Vậy việc sinh ra tư tưởng thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường, không quan tâm đến người kia là điều dễ hiểu. Và đó là mầm mống của mọi xung đột dai dẳng trong gia đình. Em dám cá với cụ là phần lớn đàn ông Việt mình không ít thì nhiều đều có quan điểm và suy nghĩ đó (em cũng đôi khi như vậy ).
Quay lại chuyện của cụ chủ, nếu cụ còn muốn giữ gia đình thì bản thân cụ cũng nên quan tâm đến vợ hơn, thay đổi chính mình và cân bằng hơn giữa công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Em nghĩ sẽ tốt hơn trong trường hợp này.
Thỉnh thoảng đưa cả nhà đi ăn, đi chơi đâu đó hoặc có những món quà nho nhỏ nhân dịp kỷ niệm của gia đình chẳng hạn v.v.. Ngoài ra cụ cũng nên cho vợ đi làm hoặc mở cửa hàng gì đó cho vợ làm, suốt ngày ở nhà cơm cơm nước nước không chịu nổi đâu (cụ thử đi thì biết).
Khi cụ thay đổi tốt hơn cụ sẽ suy nghĩ tích cực và vị tha hơn, yêu gia đình mình hơn, còn vợ cụ được hưởng sự yêu thương quan tâm của cụ cũng sẽ tự thay đổi và điều chỉnh lại mình để gia đình êm ấm hơn.
Ai cũng sẵn sàng phá cái mà mình không coi trọng, nhưng nếu đó là điều quý giá thì mọi người sẽ tự biết cách mà giữ.
Phản ứng cãi cọ dằn vặt nhau hay yêu thương quan tâm nhau chính là kết quả của sự tương tác giữa những thành viên trong gia đình thôi. Đừng bắt một người tự thay đổi trong khi người kia cứ giữ nguyên.
P/s: Em nói hơi lý thuyết
Nhưng thực sự gia đình em cũng đã từng có giai đoạn giống nhà cụ, sau 2 vợ chồng em cùng điều chỉnh và thay đổi, giờ em thấy cs dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đây.
Khi 2 vợ chồng không thực sự yêu thương nhau, chỉ coi nhau như một thành phần của gia đình và muốn có khoảng trời riêng của mình thì sự tôn trọng, quan tâm đến người kia sẽ kém rất nhiều. Coi trọng mong muốn và quan điểm cũng như sở thích của mình là cao nhất, mà ít quan tâm đến những điều tương tự của người kia.
Vậy việc sinh ra tư tưởng thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường, không quan tâm đến người kia là điều dễ hiểu. Và đó là mầm mống của mọi xung đột dai dẳng trong gia đình. Em dám cá với cụ là phần lớn đàn ông Việt mình không ít thì nhiều đều có quan điểm và suy nghĩ đó (em cũng đôi khi như vậy ).
Quay lại chuyện của cụ chủ, nếu cụ còn muốn giữ gia đình thì bản thân cụ cũng nên quan tâm đến vợ hơn, thay đổi chính mình và cân bằng hơn giữa công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Em nghĩ sẽ tốt hơn trong trường hợp này.
Thỉnh thoảng đưa cả nhà đi ăn, đi chơi đâu đó hoặc có những món quà nho nhỏ nhân dịp kỷ niệm của gia đình chẳng hạn v.v.. Ngoài ra cụ cũng nên cho vợ đi làm hoặc mở cửa hàng gì đó cho vợ làm, suốt ngày ở nhà cơm cơm nước nước không chịu nổi đâu (cụ thử đi thì biết).
Khi cụ thay đổi tốt hơn cụ sẽ suy nghĩ tích cực và vị tha hơn, yêu gia đình mình hơn, còn vợ cụ được hưởng sự yêu thương quan tâm của cụ cũng sẽ tự thay đổi và điều chỉnh lại mình để gia đình êm ấm hơn.
Ai cũng sẵn sàng phá cái mà mình không coi trọng, nhưng nếu đó là điều quý giá thì mọi người sẽ tự biết cách mà giữ.
Phản ứng cãi cọ dằn vặt nhau hay yêu thương quan tâm nhau chính là kết quả của sự tương tác giữa những thành viên trong gia đình thôi. Đừng bắt một người tự thay đổi trong khi người kia cứ giữ nguyên.
P/s: Em nói hơi lý thuyết
Nhưng thực sự gia đình em cũng đã từng có giai đoạn giống nhà cụ, sau 2 vợ chồng em cùng điều chỉnh và thay đổi, giờ em thấy cs dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đây.