Theo em , chạy như thế không thể gọi là vượt phải vì cả 2 làn đều cho phép chạy với tốc đọ tối đa như nhau , người lái xe thấy làn nào phù hợp thì chạy thôi , miễn là chuyển làn phải có tín hiệu và quan sát cẩn thận . Thực ra nếu xe trước nhường làn cho xe sau thì cũng phải chuyển làn thôi .
E đồng ý với quan điểm chạy xe như thế không coi là hành vi 'vượt' , do vậy không thể qui vào lỗi ' vượt phải' hay 'vượt trái' được . Về luật , xxx ko có đủ cơ sở để bắt lỗi ' vượt phải' . Tuy nhiên , e muốn nhắc đến yếu tố an toàn ạ . Thực tế , làn xe bên phải là được ưu tiên cho các PT chạy với tốc độ thấp như xe tải , xe máy/ xe thô sơ ,... Để 'vượt qua' một xe đang chạy chậm trên làn trái , cụ buộc phải chạy tốc độ cao bên làn bên phải ( dù có thể chưa vượt qua giới hạn tốc độ cho phép ) . Điều này có thể gây nguy hiểm cho các PT đang lưu thông với tốc độ thấp trên làn đó . Cụ nào đã từng đi đoạn vành đai QL10 qua TP.Nam Định , TB sẽ chứng kiến xe khách họ vượt bên phải nguy hiểm như thế nào .
Túm lại , chiêu này chỉ nên áp dụng trong tình huống bất khả kháng . Ngoài việc '' cãi'' cho mình , cần phải ghi lại BKS & kiến nghị với xxx xử lý nghiêm các TH không nhường đường cho xe xin vượt gây cản trở GT .