- Biển số
- OF-165369
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 4,421
- Động cơ
- 477,780 Mã lực
Tiếp phần 2.Nhà ống cũng có mấy dạng. Nhà chỉ có một mặt thoáng hoặc 2 mặt thoáng, nhà có ban công và nhà xây không có ban công.
Vậy theo hướng giảm thiểu đó, dân nhà ống phải làm thế nào, đi theo từng bước để giảm thiểu như trên.
1. Hệ thống điện: tốt nhất là có Aptomat chuẩn, có khả năng phát hiện và ngắt ngay khi phát hiện ra move (đánh lửa) điện. Cái này khá khó chịu, trẻ con công tắc bật tắt nhấp nháy nhanh cũng khi nhảy áp, nhưng an toàn trên hết. Còn dựa vào cơm, thì các cụ phải quán triệt đúng câu chỉ đạo: Ra khỏi phòng phải tắt hết các thiết bị điện. Nhưng nói thật làm kiểu cơm khó lắm.
2.Hệ thống báo cháy/báo khói: Khuyên dùng hệ thống báo khói, báo cháy dùng pin, có cảnh báo khi hết pin. Vừa dễ lắp đặt vừa không yêu cầu nguồn điện phụ như lắp hộp báo cháy tổng. Nơi lắp đặt: tốt nhất là ở cầu thang (với báo khói) và ở nơi khả năng phát sinh cháy cao khi không có người (phòng bếp, phòng để xe máy, xe điện, phòng cắm thiết bị điện liên tục). Báo khói lắp càng cao càng tốt, báo cháy càng gần nguồn dễ phát sinh càng tốt. Và thi thoảng kiểm tra chút, đa số các hệ thống chạy pin đều có nút Test (thử nghiệm) hoặc có thể phả tý khói, tý lửa vào đầu nhận để xem có kêu không.
3. Hệ thống chữa cháy: Nhà ống rất khó cải tạo/xây mới để dùng hệ thống cứu hỏa tự động (vấn đề áp lực nước), nên đa số chỉ trang bị hệ thống chữa cháy cầm tay. Tuy vậy phải quán triệt, dùng bóng nổ tự động tại các khu vực dễ xảy ra cháy, nếu dùng bình cứu hoả thì phải ở vị trí thoát hiểm, đừng để ở cầu thang. Mỗi tầng một bình, riêng tầng một nếu không phân phòng thì để ở nơi thuận tiện lấy nhất. Kiểm tra hàng tháng áp lực bình với bình bột và cân bình với bình khí. Nếu có thể có xô cát chống cháy lan xăng dầu thì càng tốt.
4. Hệ thống thoát hiểm: Nhà có ban công thì phòng có ban công, ban công chính là thoát hiểm của tầng đó, nếu không có ban công thì phòng có mặt thoáng là phòng thoát hiểm. Như vậy ban công nếu có chuồng cọp thì phải có cửa thoát hiểm, không có ban công thì cửa/cửa sổ phòng mặt thoáng phải có cửa thoát hiểm. Nhiều nhà xây lấn lưu không, chỉ có cửa sổ ra mặt thoáng hoặc có ban công nhưng không thể thoát sang nhà hàng xóm thì nên dùng “dây thoát hiểm thả chậm” lắp sẵn, chứ dùng thang dây, các anh PCCC nói luôn, đến các anh chuyên nghiệp còn ngại dùng vì khó sử dụng (do sức khoẻ, cách vận hành...). Nhà có ban công nên lắp đặt vòi nước ngoài ban công lấy nước từ bể tầng thượng, lúc bình thường có thể dùng tưới cây rửa ráy, lúc cháy chính là nguồn ngăn lửa tạm khá tốt.
5. Quy tắc khi xảy ra cháy: Nếu không thể tự dập cháy được, thì đã có lối thoát hiểm từng tầng đạt yêu cầu (có thể thoát mà không bị khói, lửa vây) phải hướng dẫn người nhà, người đến ở cùng... cách thoát, chứ đừng để đến khi cháy lại phi ra cầu thang với nhà tắm cạnh cầu thang thì hoá ra tự làm ngạt chính mình. Mất do cháy nhà, đa số do ngạt khói.