Vấn đề cụ hỏi cũng hay, cụ
hungisu cũng đã có phân tích còm đó.
Em chỉ có vài câu thơ, có thể sáng tỏ phần nào:
"Mười mộ trên một sườn đồi
Một ngôi kết phát chín ngôi hao mòn"
Câu đó chỉ sự hơn kém của các ngôi mộ, mặc dù cảnh quan là của chung, rộng lớn xung quanh, nhìn như nhau cả.
Vì sao hơn kém nhau:
"Mạch đi muôn vạn dặm trường
Đến nơi kết huyệt chỉ bằng chiếu con"
Tức là khí mạch không tản rộng khắp cái vùng ấy, mà nó tập trung ở một điểm nhỏ. Thế nên các ngôi sẽ nhận khí theo kiểu "thừa" hay "tiếp", "chính" hay "bàng", "đắc" hay "vô"...rất khác nhau.
Còn làm sao để tìm ra "cái chiếu con" ấy, và dùng cái chiếu con ấy thế nào, thì liên quan đến các kiến thức rất sâu, tính toán phức tạp và chính xác, để có thể "điểm huyệt" và lập mộ.