Công nhận nhìn ảnh cụ chụp đẹp quá, cháu có làm việc với đối tác Ấn một vài lần thì có cảm giác họ hiểu mình hơn mình hiểu họ thế nào ấy!
Vâng, 1 đất nước 1,5 tỷ người với các tiểu vương quốc hợp lại, Ladakh cũng là 1 vương quốc độc lập trong 1 thời gian dài trước khi nhập vào Ấn Độ. Ở sân bay Dehli, 1 bạn sinh viên Ấn nói chuyện với em và tỏ ý xin lỗi về thái độ làm việc của bộ phận an ninh sân bay Lên máy bay thì ngồi cạnh 1 bạn rất lịch sự nhưng cách đó vài hàng ghế thì khôngCông nhận nhìn ảnh cụ chụp đẹp quá, cháu có làm việc với đối tác Ấn một vài lần thì có cảm giác họ hiểu mình hơn mình hiểu họ thế nào ấy!
Ladakh an toàn bác ạ, cô bạn em còn đi 1 mình qua đó chục ngày cơ. Dân mình mấy năm nay đi du lịch Ladakh khá nhiều, bữa em ăn tối ở chợ Leh mà mấy bàn bên cạnh toàn người Việt. Bảo quay lại Ladakh thì em đi chứ Delhi thì thôi. Em chỉ ngồi trên xem ngắm đường phố mà đã cảm thấy bất an rồi, dân vô gia cư nhiều, nằm ngồi vạ vật bên đường ấy.Cảnh đẹp quá, nhìn mê ạ, nhưng cứ nghĩ đến Ấn độ an ninh hơi sợ sợ
Nguyên chuyến đi em chỉ bị say độ cao lúc lên đèo này, trưa đó là ngồi gẩy cơm chứ mệt ko ăn nổi. Bác đi tháng mấy mà có vẻ nóng, mợ nhà mặc phong phanh thế kia chứ em đi 2/9 lên chỗ này vẫn phải quàng khăn đội mũ len, bỏ ra 1 lúc là gió thổi lạnh ko chịu được.Ngày 2 - phần 1: Leh - đèo Khardung La (5250m) - Nubra Valley. Hôm nay là ngày chạy thực sự nên ae xe máy mặc áo giáp đầy đủ và đề phòng lên đèo lạnh.
Tuy chỉ tầm 130km nhưng đi ở đây cũng không nhanh được, lại vừa đi vừa chụp ảnh, nghỉ ngơi ăn trưa nên xuất phát ở Leh lúc 9h sáng nhưng đến 4h chiều đoàn mới đến Hunder (thuộc thung lũng Nubra).
Chụp cái ảnh tạm biệt khách sạn Palam Hills, hẹn ngày trở về.
Từ Leh muốn lên đèo Khardung La du khách phải qua 1 trạm kiểm soát và có giấy thông hành. Đường lên Khardung La 2 làn, ko quá dốc, nói chung là nhẹ nhàng.
Độ cao của Leh 3450m, đỉnh đèo Khardung La khoảng 5250m. Thời gian chạy lên đỉnh trong vòng 1 tiếng nên có 1 chút lo ngại về sốc độ cao. Tuy nhiên sức khỏe cả đoàn khá tốt nên ko ai gặp vấn đề gì.
Lên đèo được 1 đoạn thì phải dừng chờ dọn đá tầm 15 phút (không rõ là đá sạt hay nổ mìn). Em rất ngại dừng xe giữa đèo, vì chạy liên tục thì không sao chứ dừng xe lâu là thấy khó thở vì thiếu oxy. Chạy xe gió thổi oxy vào mũi bơm turbo, tour này mặc dù đường bụi + gió thổi khô mũi nhưng em luôn mở kính mũ chạy cho dễ thở.
Trên đường lên đèo cũng gặp tuyết hai bên đường đang tan ra, lên từ sáng sớm chắc đẹp hơn.
Từ trên đèo Khardung La nhìn xuống.
Biển cảnh báo giao thông trên đèo lấy từ 1 đầu xe ô tô bị tai nạn. Em nghe nói ở đây người ta sẽ không kéo xe bị rơi xuống đèo lên vì chi phí quá tốn kém (người thì ko rõ). Lái xe ở vùng này thì chắc toàn tay lái hàng khủng, tuy nhiên không ai nói trc đc chuyện gì. Địa hình núi ở đây hoàn toàn không có cây nên rơi xuống taluy âm thì không có gì cản lại được.
Do đoàn xuất phát muộn nên khi lên đến đỉnh đèo thì chật kín người, ai cũng muốn chụp ảnh check in ở đây (trên biển ghi là đỉnh đèo cao nhất thế giới nhưng thực ra thì không phải, đỉnh đèo cao nhất phương tiện cơ giới lên được là Umling La 5900m, cũng ở Ladakh nhưng hướng khác).
Vc em vào xếp hàng để được chụp check in 1 kiểu
Trên tấm bia đèo Khardung La có dòng chữ: Your adventure is our daily routine. Lúc đầu em tưởng đấy là 1 câu troll đội chụp ảnh check in nhưng sau khi nhìn thấy những công nhân hàng ngày ngồi thùng xe tải lên đèo làm đường, em mới thấy rằng công sức để duy trì những con đường ở vùng Ladakh này thực sự là khủng khiếp. Ở độ cao 5000m, đi bộ đã thấy mệt rồi chứ đừng nói là cầm cuốc, xẻng, búa để làm đường.
Trên đèo tầm 30 phút bắt đầu thấy hơi nhức đầu, em lên xe xuống trước (trên này họ khuyến cáo mọi người chỉ nên lưu lại tầm 20 phút do thiếu oxy).
Dòng suối dưới chân đèo Khardung La nơi đoàn nghỉ chân, gom đoàn trước khi đi ăn trưa.
Nhà em đi đầu tháng 8 vừa rồi, hôm đó trời nóng + lên đèo lúc gần trưa nên nóng. Lên còn gặp 1 mợ VN mặc đầm 2 dây chụp ảnh, vợ e ăn thua gìNguyên chuyến đi em chỉ bị say độ cao lúc lên đèo này, trưa đó là ngồi gẩy cơm chứ mệt ko ăn nổi. Bác đi tháng mấy mà có vẻ nóng, mợ nhà mặc phong phanh thế kia chứ em đi 2/9 lên chỗ này vẫn phải quàng khăn đội mũ len, bỏ ra 1 lúc là gió thổi lạnh ko chịu được.
Vấn đề cần lưu tâm nhất ở Ladakh là sức khỏe mợ ạ, vì ở đây chênh lệch độ cao so Việt Nam hơn 3000m mà mình lại di chuyển đến ngay lập tức nên dễ sốc độ cao. Nhà em cũng bị triệu chứng sốc độ cao vào đêm đầu tiên tại Leh nhưng sau đó thì ok. Theo em, đi Ladakh thì nên đi theo tour vì có gì còn có người cứu mình cho dễ.Cảnh đẹp quá, nhìn mê ạ, nhưng cứ nghĩ đến Ấn độ an ninh hơi sợ sợ
Cái này là do chúng ta may mắn ở nơi có địa hình, thổ nhưỡng tốt, khí hậu thuận hòa nên mới vậy cụ ơi. Nói đâu xa, lên cao nguyên đá Đồng Văn là đã ăn mèn mén với bánh tam giác mạch rồi. Khí hậu, địa hình Ladakh khắc nghiệt nên em nghĩ việc ăn uống của người dân ở đây là để tồn tại chứ không phải hưởng thụ. Do việc ăn uống thiếu dưỡng chất và lao động nặng nhọc nên dân ở đây nhìn già hơn so với tuổi thật rất nhiều.Đi ra các nước nhiều mới thấy ẩm thực ở VN quá ngon, đa dạng và giá hợp lý. Mà ẩm thực VN thường rất hài hòa về dinh dưỡng.