angkorwat nói:
Lính rừng ông nào chẳng một lần đánh cá bằng bộc phá. Cũng nhiều ông chết vì đánh cá rồi. Muốn đánh được nhiều thì dây cháy chậm phải cắt thật ngắn. Chạm mặt nước là nổ, cá không kịp chạy. Rơi xuống nước mà dây cháy còn ùng ục là chỉ còn cứt cá
. Vậy nên nhiều ông toi. Có ông còn chơi hai trái, một trái ném phía trên để lùa cá chạy xuống, đốt hai quả một lúc. Ném một quả rồi, còn một quả cứ giơ ngang đầu nhìn cá chạy hướng nào. Vậy là... Ùng... Bay luôn cả đầu.
Chẩn rồi anh, thế nên em mới bảo không có kinh nghiệm cho oai, chứ vụ đấy về B phó chửi là ngu như... cơ
Và đúng như anh nói, quả đấy chạm nước nổ nên thu được kha khá cá. Các ma cũ sau cũng dậy như anh bảo, cắt ngắn ném sao chớm nước thì nổ mới chuẩn. Nhưng sau lần giật mình đấy, thì bảo thôi của các công cả, tối ứ chơi món này
Chắc là đánh suối rất nông mới để nó vừa chạm mặt nước đã nổ.
Cách đánh này ở khúc suối sâu hay sông sẽ tạo lên 1 cột nước cao vút, rồi dội xuống, nhưng áp lực trong nước không cao, không xa.
Suối nông tụi em bắn AK xuống cũng vớt được cá.
Còn chỗ nước sâu thì tối ưu nhất là khối thuốc nổ chìm xuống độ nửa mét đến gần 1 mét mới nổ. Mặt nước rung lên rất mạnh, chỗ khối thuốc nổ chỉ hơi dâng lồi lên với rất nhiều vòng tròn bọt xoáy. Áp suất sẽ được truyền khá xa nên tác động rộng. 1 lúc là cá bắt đầu chao lên, rồi nổi. Nhưng cũng chỉ vài phút là chúng chìm dần nếu không vớt được nhanh.
Nếu dây cháy chậm để dài quá, khối thuốc chìm sâu, nhất là chạm đáy và đáy có bùn thì chỉ thấy ục 1 cái, mặt nước rung nhẹ, gần như chẳng có con cá nào nổi lên.
angkorwat nói:
Đốt dây cháy chậm thì lúc nào cũng phải xoay người che nắng đi. Bài học đầu tiên khi đánh bộc phá. Không phải dân công binh nên mới ếch vậy.
Ném cá kiêng nhất là dùng lửa hở, chưa cần đến nắng trực tiếp mà ánh sáng ban ngày sẽ gây khó để nhận biết dây cháy chậm đã bắt lửa, mà chỉ được dùng dạng cháy kiểu than đỏ như thuốc lá, que hương (hay các loại cành gỗ nhỏ có than giữ được lâu).
Dây cháy chậm cắt vát, trước khi châm thì bẻ nhẹ cho bột thuốc lồi ra 1 ít. Gạt tàn hương hay thuốc lá (ngay sau khi rít nhẹ 1 hơi) tay phải giơ ngang mặt cầm khối thuốc gập lại theo tư thế sẵn sang ném, tay trái que hương hay điếu thuốc gí nhẹ đầu đang đỏ vào chỗ thuốc lồi ra ở đầu dây cháy chậm, nhìn chăm chú đầu dây thấy khói xì ra là ném ngay.
Tụi em thường cắt đoạn dây cháy chậm tới mắt cáo của kíp độ gần 2 đốt ngón tay. Mấy cái kíp dài quá thì cắt bớt đầu đi.
Khó nhất là nhận biết được khói xì ra từ đầu dây, nhưng đầu thuốc hay que hương đang cháy không có ngọn lửa sẽ giúp nhận biết dễ dàng hơn. Người không quen, dát quá sẽ hay bị ném đi mà đầu dây vẫn chưa bắt lửa.
Có 1 loại dây cháy chậm không thể sử dụng được để ném cá nếu không có nụ xòe, đó là loại dây ni lông ruột là sợi bông (ni t'rô xen lu lô). Vì rất khó nhận biết khi nó bắt lửa.
Không phải vào lính em mới có được những kinh nghiệm này, mà từ hồi còn học phổ thông hay theo tụi trẻ con lẻn vào kho khu sơ tán của mấy trường sỹ quan hay của mấy công trường đá lấy trộm thuốc nổ về nghịch. Thuốc của bộ đội thì có TNT cục hay hạt như vảy ngô. Đổ vào ống nứa bằng cách đun nóng chảy trong xoong nhôm trên than đỏ. Còn của các công trường đá thì rất đa dạng,từ amonal đến các loại thuốc bột tụi em cũng chẳng biết tên mà cứ để ẩm là chúng chảy nhão ra, đem phơi nắng là dùng lại được. Kíp mìn thì có cả kíp đồng, kíp nhôm và cả kíp giấy. Kíp giấy chỉ để nghịch, chứ tụi em không dùng để kích nổ các khổi thuốc. Nụ xòe tụi em dùng với thuốc nổ làm bom bay. Tung lên trời cả nửa ký TNT cho nổ như tên lửa (tụi em là em viết vể 3 anh em chúng em, em làm đầu têu).
Thời ở lính thì chỉ dám dùng AK bắn cá thôi. Lúc ở dưới cứ đơn vị đóng ngay cạnh sông Bạc, chỗ gầm cầu sắt cá khá to bơi lội tung tăng nhưng bốt vệ binh cũng ngay gần đấy!