Kỹ thuật vào số xe ôtô.

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,361
Động cơ
596,573 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
Lái xe an toàn, ngoài việc quan sát và xử lý tốt các tình huống, phối hợp các thao tác khi tăng giảm số cũng không phải là đơn giản.







Khi tăng số :


Bạn bắt đầu khởi hành xe ở vị trí số 1, đạp chân ga tăng tốc độ của xe để lấy đà khi đã đủ đà xe bạn sẽ nghe tiếng động cơ nổ tròn, tiến hành đạp bàn đạp ly hợp đi xuống để cắt động lực phân động cơ và nâng chân ga lên để động cơ chạy chậm lúc này tay bạn nắm núm cần số, điều khiển càn số ra vị trí số 0, nâng nhanh chân ly hợp để nối động lực xuống hộp số, nhanh chóng đạp chân ly hợp, tay phải điều khiển cần số vào vị trí số cao hơn. Nâng chân bàn đạp ly hợp lên để nối động lực đẩy xe đi, 2/3 phía dưới chân phanh, 1/3 còn lại nâng chậm để xe không bị giật đột ngột. Tiếp tục đạp chân ga để tăng tốc độ của xe, lấy đà xe. Khi đủ đà, bạn có thể tiếp tục thực hiện quy trình tăng số như trên. Bạn nên nhớ phải tăng số theo thứ tự từ thấp lên cao, không được tăng tắt số. Khi tăng số theo thứ tự, lực kéo mới phù hợp với lực quán tính của xe để đẩy xe chuyển động.

Khi giảm số :


Xe đang chạy ở tốc độ cao, bạn muốn giảm tốc độ cho xe chạy chậm lại. tương ứng với tốc độ số thấp hơn. Lúc này bạn đạp chân ly hợp đi xuống, cắt động lực phần máy, tay phải điều khiển cần số ra vị trí số 0, đưa cần số về vị trí của số cần giảm, nâng nhanh chân bàn đạp ly hợp để cho động lực chuyền xuống hộp số. Đạp chân ga đột ngột tăng tốc độ động cơ, đạp bàn đạp ly hợp cắt động lực xuống hộp số, tay phải điều khiển cần số vào vị trí số cần giảm. Nâng chân bàn đạp ly hợp lên để nối động lực về phía sau tiếp tục đẩy xe đi (2/3 bên dưới nâng phanh, 1/3 bên trên nâng từ từ để xe chuyển động êm dịu, ta tiếp tục giảm ga và về các số theo thứ tự như trên).

Khi về số bạn cũng thực hiện dần theo thứ tự các số trừ trường hợp đặc biệt do xử lý phanh quá chậm thì có thể chọn số cho phù hợp với tốc độ lúc đó để về số cho phù hợp.

Bạn không nên tăng tốc đột ngột ở vị trí số 0 là để khắc phục độ không đồng đều của các cặp bánh răng cài số ở trong hộp số. Tất nhiên bạn vẫn có thể về tắt số vì các nhà chế tạo đã lắp đặt bộ đồng tốc của các cặp bánh răng cài số,nhưng như vậy bộ đồng tốc sẽ làm việc nhiều và bị mòn nhanh hơn.

nguồn: Báo otoxemay
 

binxehoi

Xe đạp
Biển số
OF-247
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
20
Động cơ
580,900 Mã lực
Cám ơn bác nhìu,em chưa có xe và chỉ mới lấy bằng 3 tháng nay,giờ chạy xe chưa nhiều nên những kinh nghiệm thế này rất cần với những người như em
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
HUYNHC240 nói:
Lái xe an toàn, ngoài việc quan sát và xử lý tốt các tình huống, phối hợp các thao tác khi tăng giảm số cũng không phải là đơn giản.







Khi tăng số :


Bạn bắt đầu khởi hành xe ở vị trí số 1, đạp chân ga tăng tốc độ của xe để lấy đà khi đã đủ đà xe bạn sẽ nghe tiếng động cơ nổ tròn, tiến hành đạp bàn đạp ly hợp đi xuống để cắt động lực phân động cơ và nâng chân ga lên để động cơ chạy chậm lúc này tay bạn nắm núm cần số, điều khiển càn số ra vị trí số 0, nâng nhanh chân ly hợp để nối động lực xuống hộp số, nhanh chóng đạp chân ly hợp, tay phải điều khiển cần số vào vị trí số cao hơn. Nâng chân bàn đạp ly hợp lên để nối động lực đẩy xe đi, 2/3 phía dưới chân phanh, 1/3 còn lại nâng chậm để xe không bị giật đột ngột. Tiếp tục đạp chân ga để tăng tốc độ của xe, lấy đà xe. Khi đủ đà, bạn có thể tiếp tục thực hiện quy trình tăng số như trên. Bạn nên nhớ phải tăng số theo thứ tự từ thấp lên cao, không được tăng tắt số. Khi tăng số theo thứ tự, lực kéo mới phù hợp với lực quán tính của xe để đẩy xe chuyển động.

Khi giảm số :


Xe đang chạy ở tốc độ cao, bạn muốn giảm tốc độ cho xe chạy chậm lại. tương ứng với tốc độ số thấp hơn. Lúc này bạn đạp chân ly hợp đi xuống, cắt động lực phần máy, tay phải điều khiển cần số ra vị trí số 0, đưa cần số về vị trí của số cần giảm, nâng nhanh chân bàn đạp ly hợp để cho động lực chuyền xuống hộp số. Đạp chân ga đột ngột tăng tốc độ động cơ, đạp bàn đạp ly hợp cắt động lực xuống hộp số, tay phải điều khiển cần số vào vị trí số cần giảm. Nâng chân bàn đạp ly hợp lên để nối động lực về phía sau tiếp tục đẩy xe đi (2/3 bên dưới nâng phanh, 1/3 bên trên nâng từ từ để xe chuyển động êm dịu, ta tiếp tục giảm ga và về các số theo thứ tự như trên).

Khi về số bạn cũng thực hiện dần theo thứ tự các số trừ trường hợp đặc biệt do xử lý phanh quá chậm thì có thể chọn số cho phù hợp với tốc độ lúc đó để về số cho phù hợp.

Bạn không nên tăng tốc đột ngột ở vị trí số 0 là để khắc phục độ không đồng đều của các cặp bánh răng cài số ở trong hộp số. Tất nhiên bạn vẫn có thể về tắt số vì các nhà chế tạo đã lắp đặt bộ đồng tốc của các cặp bánh răng cài số,nhưng như vậy bộ đồng tốc sẽ làm việc nhiều và bị mòn nhanh hơn.

nguồn: Báo otoxemay
Ngày xưa các bác ở những nơi dạy lái xe ưa xài lọai xe Uát và Bắc Kinh đời cũ nên cơ cấu đồng tốc kém hiệu quả hơn những lọai xe đời mới chế tạo tại các nước có nên công nghệ ô tô tân tiến hơn

chính vì vậy mới có câu "
" sang số thì phải lấy đà
về số thì phải vù ga giữa chừng"

hay cái công thức " Hai Côn" vù cạch vù như bác đây sưu tầm
ngày nay ít có lái xe nào , ( nhứt là xe DL) lại sử dụng cái công thức 2 côn này nữa , tuy nhiên nếu là xe tải thì xài kiểu này có lẽ cũng tăng tuổi thọ bộ đồng tốc lên chút đỉnh , tuy rằng hơi mất công hơn!!!
 

isabinh

Xe điện
Biển số
OF-168
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,664
Động cơ
604,647 Mã lực
Xe du lịch thì em cu ra số 0 binh thương chả phải con củng gì. Khi vào số thi mới đạp côn. Không biết thế có đungd không nhể, nhưng mà đi ngọt thỉu a
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,671
Động cơ
645,432 Mã lực
Bài vào số của bác Huynh là đi hai côn, em nghĩ chắc bây giờ ít xe phải chạy kiểu này, bởi vì hộp số của hầu hết các xe ôtô con bây giờ đều có bộ đồng tốc rất tốt rồi.

Bây giờ hầu hết các loại xe con chỉ việc đạp côn vào sang số luôn sau đó thì nhả côn ra là xong. Trước đây những xe ko có đồng tốc, trước khi vào số còn phải vù ga rất phức tạp, sang số mất rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên nói thế chứ con Ford Everest của em nếu muốn đi êm thì thỉng thoảng vẫn phải sử dụng cách đi như trên, có điều ko sử dụng tất cả các bước trên mà chỉ sử dụng 1 phần thôi.

Ví dụ : Con FE của em, chạy ở 25 km là tốc độ rất hay phải chạy ở trong thành phố thì nếu sử dụng số 3 thì hơi đuối, số 3 thường phải chạy ở trên 30 km/h thì mới bốc. Trong trường hợp muốn xe bốc và để tăng tốc thì lúc đó phải về số 2, nhưng nếu về số 2 mà thả chân côn ra thì thường là xe sẽ bị khựng lại và mất đà. Chính vì vậy khi chạy ở tốc độ này nếu muốn về số 2 thì sau khi cắt côn, kéo cần số từ số 3 về số 2 thì đồng thời vù ga lên một chút, sau đó nhả chân côn ra, xe sẽ rất êm ko bị khựng lại. Cách này là vẫn là cách đi 1 côn nhưng có vù ga
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,310
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
ở trường dạy lái xe vẫn dạy đi 2 côn theo cách như trên và khi thi lấy bằng cũng thế (bà xã mới thi năm rồi). trên thực tế hầu hết lái xe đều sang số với 1 lần đạp côn.
 

919

Xe đạp
Biển số
OF-320
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
31
Động cơ
580,710 Mã lực
Nơi ở
Đội cấn Hà Nội.
Thực ra bây chừ đi xe 1 côn cũng ổn cả. Tuy nhiên, nếu chạy 2 côn thì khi vào số vẫn ngọt hơn, nhất là khi tăng số. Thi thoảng tui xem trên TV chương trình Oto của Đức , thấy các pác ấy vẫn chạy 2 côn bình thường (nhìn họ đưa cần số về vị trí 0 rồi sau đó 1 giây họ mới đưa tiếp đến vị trí số cần đến nên tui đoán họ chạy 2 côn). Bản thân tui cũng lúc chạy 2 côn lúc 1 côn nhưng tui thấy chạy 2 côn vào số vẫn ngọt hơn. Các pác cứ thử xem sao.
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Xe nào côn nặng như Jolie mà chơi 2 côn chắc đùi to gấp bây giờ! [:D]

Đùa vậy thôi, các sách hướng dẫn lái xe hiện nay đều chỉ yêu cầu cắt hoàn toàn côn khi chuyển số chứ không đề cập gì đến vụ 2 côn.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,769
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
919 nói:
..... Thi thoảng tui xem trên TV chương trình Oto của Đức , thấy các pác ấy vẫn chạy 2 côn bình thường (nhìn họ đưa cần số về vị trí 0 rồi sau đó 1 giây họ mới đưa tiếp đến vị trí số cần đến nên tui đoán họ chạy 2 côn).
.

Cách đưa cần số như vậy là đúng bài bản (nhưng chưa chắc là 2 côn đâu bác).

Sau khi cắt côn, thao tác đổi số gồm 2 bước như sau:

Bước 1: dùng bàn tay nắm đầu cần số, kéo nhẹ cần số ra khỏi vị trí số đang đi. Khi cần số ra khỏi vị trí thì nó sẽ tự động trả về vị trí trung tâm (số mo - N). Trong khi cần số tự di chuyển thì bàn tay ôm nhẹ đầu cần số và đưa theo (nhưng kg tác động lực lên cần số).

Bước 2: từ vị trí N, xác định cửa số cần cài và dùng lực bàn tay đẩy cần số vào vị trí theo đường thẳng hoặc L....(tuyệt đối không đẩy chéo).

Khi số đã vào vị trí thì nhả chân côn (cũng 2 bước) và thêm ga vào chạy tiếp.

Mục đích đi số thành 2 bước là để tránh tình trạng đi nhầm số, đẩy kg đúng khe nên không vào được số ....(người mới tập rất hay bị lỗi này).

Tuy nhiên, đối với dân quen xe và sành điệu một tý thì thao tác chuyển số rất nhanh -> nhìn qua ưởng như họ đi một bước.


P/s Côn ra 2 bước là: ra nhanh khoảng 2/3 cân côn. Khi có hiện tượng có tải thì ra từ từ cho đến khi thấy hết lực đẩy từ chân côn -> bỏ chân ra khỏi bàn đạp côn.
 

hon nhien

Xe điện
Biển số
OF-202
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
2,018
Động cơ
600,880 Mã lực
Em đi xe trong thành phố, nếu lên số thì đơn giản rồi. Nhưng về số thì em không bao giờ về số thấp ngay, cắt côn để chạy theo quán tính sau đó căn cứ vào tốc độ để vào số thích hợp. Em thấy đi như thế thì rất nhàn, xe không bị giật, đỡ tốn xăng nhưng mức độ sử dụng côn nhiều hơn thì không hiểu có hại côn không nhỉ?
 

Nexus

Xe điện
Biển số
OF-337
Ngày cấp bằng
15/6/06
Số km
2,203
Động cơ
602,410 Mã lực
Nơi ở
HCMC
Website
www.tuoitre.com.vn
@hon nhien: bác bị bệnh lạm dụng côn rồi đấy, bệnh này nhẹ mà khó chữa vì nó thành thói quen rồi, chẳng tiết kiệm xăng nhưng lại rất hại côn (nhanh mòn) Njiều khi bệnh này lại do chính mấy ông thầy dạy lái xe tập cho mình nhiễm vì có vẻ an tòan hơn cho người đang học hoặc mới biết chạy xe.
Xe cứ để chạy bình thường, gặp chỗ đông để giảm tốc độ từ từ bằng cách buông chân ga và ko đạp côn (phanh côn) đến mức nào xe bắt đầu chớm zật thì đỡ côn vào từ từ, đỡ đến 3/4 rồi mà tình hình lưu thông phía trước vẫn không có cải thiện thì đạp hết côn và trả số thấp ngay
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
em xin chia sẻ với các bác kinh nghiệm chuyển số của xe Lacetti 1.6. cái xe này nó có bệnh là đạp côn thì ga tự vọt lên (bệnh rồ ga). để khắc phục, khi sang số/về số, mình nhả chân ga ra, đếm 1-2 (khoảng 2 giây), đạp côn, chuyển số. bệnh rồ ga sẽ giảm hoặc hết hẳn. tuy nhiên, cách đi này chỉ thích hợp khi mình đi từ tốn.
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
431
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
isabinh nói:
Xe du lịch thì em cu ra số 0 binh thương chả phải con củng gì. Khi vào số thi mới đạp côn. Không biết thế có đungd không nhể, nhưng mà đi ngọt thỉu a
Em cũng từng thử như bác,được gần 2 tháng phải thay bố côn mà không hiểu tại sao, sau nghĩ lại mới thấy hình như la do không đạp côn khi về N.
Bở vậy em khuyên bác không nên dùng kiểu sang số này nữa. :( :(
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Kể cả xe đời mới, khi về số thấp thường cũng khó vào hơn là lên số cao, cho nên việc dùng số thay phanh lúc khẩn cấp cũng chẳng dễ.
 

B.DTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-34
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,263
Động cơ
595,233 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
taplai nói:
Kể cả xe đời mới, khi về số thấp thường cũng khó vào hơn là lên số cao, cho nên việc dùng số thay phanh lúc khẩn cấp cũng chẳng dễ.

Tại sao lại thế các bác nhỉ?:^)
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,402
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
noza nói:
Ví dụ : Con FE của em, chạy ở 25 km là tốc độ rất hay phải chạy ở trong thành phố thì nếu sử dụng số 3 thì hơi đuối, số 3 thường phải chạy ở trên 30 km/h thì mới bốc. Trong trường hợp muốn xe bốc và để tăng tốc thì lúc đó phải về số 2, nhưng nếu về số 2 mà thả chân côn ra thì thường là xe sẽ bị khựng lại và mất đà. Chính vì vậy khi chạy ở tốc độ này nếu muốn về số 2 thì sau khi cắt côn, kéo cần số từ số 3 về số 2 thì đồng thời vù ga lên một chút, sau đó nhả chân côn ra, xe sẽ rất êm ko bị khựng lại. Cách này là vẫn là cách đi 1 côn nhưng có vù ga
Vậy là bác vừa côn vừa ga hả ? vậy có sợ phải thay lá côn sớm hơn thường kỳ không bác ?
 

kar

Xe điện
Biển số
OF-152
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,008
Động cơ
601,030 Mã lực
Tuổi
51
Em vẫn chạy 2 côn như thường đây mấy bác ôi (nhưng mà là xe Nivea he he). Thao tác 2 côn mà lại đạp để cắt hoàn toàn động lực của động cơ là hổng fải rùi. Thực tế các bác tài đi khi đạp bàn đạp côn hết tầm chỉ cần vẩy chân lên 1 chút để bàn ép tiếp xúc thật nhanh với đĩa ly hợp rồi lại nhấn xuống chứ đi 2 côn mà chờ mấy giây thì hỏng. Nhà em nói sai các bác cứ mắng.Nhá!
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,451
Động cơ
641,331 Mã lực
Awake:
em xin chia sẻ với các bác kinh nghiệm chuyển số của xe Lacetti 1.6. cái xe này nó có bệnh là đạp côn thì ga tự vọt lên (bệnh rồ ga). để khắc phục, khi sang số/về số, mình nhả chân ga ra, đếm 1-2 (khoảng 2 giây), đạp côn, chuyển số. bệnh rồ ga sẽ giảm hoặc hết hẳn. tuy nhiên, cách đi này chỉ thích hợp khi mình đi từ tốn.
Thế này thì các lái xe Lacetti đi trong thành phố mỏi mồm lắm nhỉ:D. Với lại khó mà ăn uống trên xe, cũng không được nhai kẹo cao su nữa!

Em thấy quả chuyển số 2 côn này xưa rồi, bây giờ chỉ cánh lái xe tải dùng thôi. Ngay cả manual xe em đoạn hướng dẫn đổi số cũng không đề cập đến 2 côn, mà theo quy trình đúng như bác Gấu nói. Đi đường đông, côn số liên tục mà còn cứ 2 côn thì phức tạp lắm, cái hơn thì không rõ ràng, cái kém là nhãn tiền vì phải thực hiện thêm động tác => không an toàn.:)
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,402
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
"Trăm hay ko bằng tay quen" bác ơi ! chính bác cũng nói
Mazspeed nói:
bây giờ chỉ cánh lái xe tải dùng thôi.
Không lẽ xe tải ko gặp đường đông ? bác chưa dùng bao giờ hoặc ít dùng thì thấy nhiêu khê, chứ quen chân rồi thì nó tự thành phản xạ, chả có gì là thiếu an toàn cả. Em thấy quả 2 côn này đối với xe đời mới thì hữu dụng khi muốn dùng động cơ để ghìm tốc độ từ xa, đang đi số cao mà muốn về số thấp hơn thì phải vù ga để chuyển số êm và xe ko bị khựng, thực ra thì có thể sử dụng phanh để giảm tốc độ, rồi về số thích hợp nhưng hình như các tay lái pờ rồ thường ko thích xe mình đỏ đít nhiều.
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,299
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
hailua_dichat nói:
hay cái công thức " Hai Côn" vù cạch vù như bác đây sưu tầm
hè hè... hồi em học là cạch - vù - cạch (côn 1 - vù ga - côn 2) :D :D

kar nói:
...khi đạp bàn đạp côn hết tầm chỉ cần vẩy chân lên 1 chút để bàn ép tiếp xúc thật nhanh với đĩa ly hợp rồi lại nhấn xuống ....Nhá!
Khổ lắm... chân ông dài, như cái que tăm, lại hay ngó ngoáy nên ông mới vẩy được... chứ vừa ngắn vừa to như chân tôi thì có mà vẩy vào mắt! :)) :))

Về Laccetti, về số thấp sẽ không bao giờ vọt ga nếu ta phanh giảm tốc độ rồi mới cắt côn, cũng như khi tăng số, ta nhả ga ra để máy ghì lại rồi mới cắt côn lên số cũng chẳng bị rồ ga. Đi Lac quen thì sẽ thấy là khi rồ ga là có nghĩa ta đã đi sai chế độ... Bi giờ em đi chả mấy khi bị rồ ga (trừ lúc nào vội hoặc đang ngớ ngẩn cái gì đó trong đâu, ko để ý)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top