Kỹ Thuật Tập Luyện Xe Đạp

caffe_1minh

Đi bộ
Biển số
OF-332222
Ngày cấp bằng
21/8/14
Số km
3
Động cơ
281,430 Mã lực
Ùi, em mua xe đã lâu mà giờ mới đọc đến những thông tin cơ bản này ạh T.T
 

HieuPhuong

Đi bộ
Biển số
OF-419041
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
9
Động cơ
220,120 Mã lực
Tuổi
39
Em muốn hỏi một chút ạ. Bạn em mới đạp xe được khoảng 2 tuần, hum vừa rùi có đạp khoảng 60km (Cả buổi sáng), bàn tay bị đau đến hum nay vẫn chưa hết. Có phải sai tư thế hay gì không ạ. Có cách nào để đạp xe mà bàn tay không bị đau khi tỳ vào tay cầm xe không ạ
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Em muốn hỏi một chút ạ. Bạn em mới đạp xe được khoảng 2 tuần, hum vừa rùi có đạp khoảng 60km (Cả buổi sáng), bàn tay bị đau đến hum nay vẫn chưa hết. Có phải sai tư thế hay gì không ạ. Có cách nào để đạp xe mà bàn tay không bị đau khi tỳ vào tay cầm xe không ạ
Tê tay khi đạp dài. lâu thì vẫn thường xảy ra. Nhưng bảo đau thì em không hiểu đau thế nào ? Em thấy các cụ khi lắp xe hoặc độp thường có mấy cách:
- Lắp thêm đệm cao su cho em hơn so với nguyên bản
- Lắp thêm bộ phận để tỳ tay ngoài tư thế truyền thống là nắm chặt ghi đông khi đạp
- Đi gang tay

Riêng em không độp nhiều và xa như mấy cụ road nên em chỉ làm theo cách 1
 

ducanhha17

Xe tải
Biển số
OF-349234
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
304
Động cơ
270,120 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Đông Anh - Hà Nội
Bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi chút là:
Em mới lấy con giant bộ đề avilo, Khi vào cái líp nhỏ nhất thường kêu to và 1 lúc sau mới chuyển sang, rồi mình đạp như kiểu bị hụt chân ý.
Em k biết như thế có vấn đề gì k? vì em mới chơi, có mỗi 1 xe, nên k biết các xe khác thế nào?
 

onglaodanhcaVNS

Xe tải
Biển số
OF-341226
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
236
Động cơ
275,900 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Trong luyện tập xe đạp, có 2 kỹ thuật đạp cơ bản đó là Đạp nhấn (Mashing) và Đạp quay (Spinning).

Trước khi vào chi tiết 2 kỹ thuật đạp này, chúng ta cần đi qua 1 số thuật ngữ:
- Cadence: là nhịp đạp/guồng đạp - là tốc đọ vòng quay của đôi chân, được tính theo số vòng/phút (rpm). Cadence trung bình của người đạp bình thường vào khoảng 60-70rpm, còn đối với VĐV thì lên đến 110-120rpm.
- Fast twitch và slow twitch fibres: là 2 nhóm sơ trong cơ bắp của chúng ta
+ Sơ fast twitch: đốt cháy gluco dự trữ trong cơ bắp làm năng lượng, lượng dữ trữ có giới hạn và cần thời gian dài để tái tạo nguồn năng lượng này. Khi sử dụng nhóm sơ này nhiều sẽ mau gây mỏi cơ và thời gian hồi phục cũng dài.
Ví dụ: khi chạy bộ với tốc độ nhanh, khi chúng ta mệt thở hồng hộc, rồi thì có nghỉ xả hơi xong cũng không thể chạy nổi nữa và có khi về nghỉ mấy ngày sau cơ vẫn còn đau!
+ Sơ slow twitch: đốt cháy mỡ làm năng lượng, lượng mỡ dự trữ có thể nói là vô hạn kể cả đối với người ốm. Khi sử dụng nhóm sơ này, sẽ lâu mỏi cơ và thời gian hồi phục cơ bắp cũng rất nhanh
Ví dụ: cũng là "hăng cải", nhưng nếu cứ đi bộ tàng tàng, có thấy mệt, nghỉ chừng 5-10p, lại cứ thế phà phà mà đi, và cũng không bị cái cảm giác nhấc chân, đứng lên ngồi xuống mà cũng nhăn mặt mấy ngày sau.

- Đạp nhấn: là kỹ thuật đạp tốc độ với cadence thấp (tức là đạp ở số cao - đĩa lớn, líp nhỏ - dụng lực nhấn lớn lên pedal).
Khi đạp nhấn, Sơ fast twitch được sử dụng chủ yếu.

- Đạp quay: là kỹ thuật đạp tốc độ với cadence cao (thường là đạp ở số thấp - đĩa nhỏ, líp lớn - lực tác động lên pedal ít hơn).
Khi đạp quay, Sơ slow twitch được sử dụng chủ yếu.

Vậy câu hỏi đặt ra là tập luyện kỹ thuật nào là phù hợp?
Thật ra, chẳng ai dám khẳng định là mashing hay spinning tối ưu hơn, nó phụ thuộc vào cơ thể, khả năng của mỗi người mà lựa chọn cho đúng. Vì cả dân chuyên nghiệp cũng cần có sự phân tích tư vấn của chuyên gia, HLV... Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, đối với ACE chúng ta, mục đích đạp xe đơn thuần để cải thiện sức khỏe thì có lẽ phương pháp đạp quay là phù hợp nhất. Bởi theo những điểm ở trên, đạp quay phù hợp hơn đạp nhấn:
- Sử dụng Sơ slow twitch -> rất tốt cho việc giảm mỡ. So với đạp nhấn phải sử dụng nguồn gluco dự trữ đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý, và nếu đạp nặng quá dễ dẫn đến tổn thương cơ, khớp.
- Đạp ở cadence cao: rất tốt cho nhịp tim.
- Phù hợp với âm mưu đi tour, vì sử dụng Sơ slow twitch thì nghỉ ngơi ngắn là phục hồi được cơ để đi tiếp.

Sưu Tầm
cảm ơn cụ nhiều
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,501
Động cơ
474,965 Mã lực
e mới ty toe tậu xe được mấy hôm. thú thực là rất "phê" và muốn đạp mãi nhưng mới được 3 hôm thì e thấy cái lưng hơi có vấn đề. các bác cho e hỏi vì sao lại như vậy? có phải e chưa quen đạp xe hay tư thế chưa chuẩn?
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,501
Động cơ
474,965 Mã lực
dạ e nó là Bianchi, e sẽ thử tiếp mấy hôm nữa.
 

runan89

Xe hơi
Biển số
OF-423937
Ngày cấp bằng
21/5/16
Số km
151
Động cơ
218,600 Mã lực
Tuổi
35
có kĩ thuật nào đạp xe mà không đổ mồ hôi không ạ:)
 

HieuPhuong

Đi bộ
Biển số
OF-419041
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
9
Động cơ
220,120 Mã lực
Tuổi
39
Tê tay khi đạp dài. lâu thì vẫn thường xảy ra. Nhưng bảo đau thì em không hiểu đau thế nào ? Em thấy các cụ khi lắp xe hoặc độp thường có mấy cách:
- Lắp thêm đệm cao su cho em hơn so với nguyên bản
- Lắp thêm bộ phận để tỳ tay ngoài tư thế truyền thống là nắm chặt ghi đông khi đạp
- Đi gang tay

Riêng em không độp nhiều và xa như mấy cụ road nên em chỉ làm theo cách 1
Em có lắp đệm cao su rùi ạ, cơ mà cứ bị tỳ cái lòng bàn tay vào khi đạp nên bị đau. Kiểu đau cơ ấy ạ. Vài hum sau thì hết nhưng nếu cứ đi đường dài là lại đau
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Em có lắp đệm cao su rùi ạ, cơ mà cứ bị tỳ cái lòng bàn tay vào khi đạp nên bị đau. Kiểu đau cơ ấy ạ. Vài hum sau thì hết nhưng nếu cứ đi đường dài là lại đau
Cụ mới đi xe có hai tuần mà độp luôn 60Km đau cũng đúng thôi. Theo em nên từ từ 10-20Km rồi tăng. Cố quá sức sẽ căng cơ, mỏi mệt, mất hứng thú. Em cũng đạp khoảng 3 năm rồi nhưng bây giờ tập luyện hằng ngày cũng chỉ duy trì 20-30Km/lần. Hôm nào rỗi rãi thì làm quả 40Km. Rèn luyện là chính chứ cũng ko nhằm mục tiêu đi nhanh, đi xa
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top