- Biển số
- OF-120596
- Ngày cấp bằng
- 14/11/11
- Số km
- 4
- Động cơ
- 382,540 Mã lực
Dear các bác,Khi các trường hợp tai nạn xảy ra, đôi khi chúng ta rất lúng túng trong việc xử lý. Nếu có thể thì có lẽ em nghĩ nên đi học lớp sơ cứu, tuy nhiên nếu ko thể thì ít nhất cũng nên nắm được những lý thuyết cơ bản.
Các vết thương và sự chảy máu
Bất kỳ vết đứt thủng, gãy nào trên da hoặc cơ thể đều gọi là vết thương. Hầu hết các vết thương đều hở vết nứt ở da làm cơ thể mất máu và các chất khác, đồng thời mầm bệnh có thể xâm nhập gây nhiêm trùng. Vết thương kín cho phép máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không chảy ra ngoài cơ thể - xuất huyết nội. Bản chất của vết thương xác định loại vết thương và cách chữa trị thích hợp.
Người sơ cấp cứu nên:
*
Hạn chế việc mất máu bằng cách nén lên vết thương và nâng phần bị thương lên.
*
Tiến hành các bước làm giảm thiểu cơn sốt gây nên do mất máu quá nhiều.
*
Bảo vệ vết thương tránh viêm nhiễm và kích thích chữa lành tự nhiên bằng cách băng bó vết thương.
*
Vì mầm bệnh hiện diện trong máu chảy ra nên lúc nào cũng phải chú ý giữ vệ sinh cho nạn nhân và bản thân bạn cẩn thận
Cầm máu vết thương
http://www.suckhoecongdong.com/content/view/39/43/
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên
- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên
- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Chú ý:
* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
Công nghệ cầm máu mới là không dùng garo mà dùng băng chun - loại các bác hay dùng để quấn khi chấn thương dây chằng khi tập thể thao quá sức đấy ạ. Việc garo quá mức có thể dẫn đến hoại tử khi máu không được lưu thông.