Chào các cụ các mợ,
Em không phải dân chơi ảnh chuyên nghiệp, nhìn history của em thì sẽ thấy là em là dân chui gầm xe, mặc dù nghề chính của em là ngồi văn phòng. Em càng không dám mơ làm nghệ sỹ, chỉ nghiên cứu cốt phục vụ vợ con bạn bè là chính. Em nghĩ nhiều cụ trên này chắc cũng như em nên mong rằng thớt này sẽ hữu ích với những cụ mới sa chân.
Trong thớt này, em tóm lược kiến thức tối giản, ngắn gọn nhất, đúng tiêu chí nhanh gọn nhẹ, để các cụ đọc xong có thể áp dụng luôn và có những bức ảnh như ý.
Với nhiếp ảnh nói chung, khoảnh khắc là cực kỳ quan trọng, một đi không trở lại, và chế độ Auto nhiều khi không đáp ứng được điều này. Vì thế, cần phải làm quen và thường xuyên chụp bằng Manual.
Hai tiêu chí cơ bản của một bức ảnh là rõ nét và đủ sáng. Đủ sáng thì mới đủ chi tiết.
Đủ sáng:
Kỹ thuật mà nói, một bức ảnh được gọi là một sự phơi sáng, exposure. Sự phơi sáng này cấu thành từ 3 yếu tố. Sự biến đổi của mỗi yếu tố này lại mang theo những hiệu ứng quang học nhất định. Dựa trên mục đích của bức ảnh, chúng ta chỉ việc lựa chọn (hoặc loại trừ) các tiêu chí này sao cho tấm ảnh vẫn đủ sáng mà không bị các hiệu ứng này ảnh hưởng mà còn bổ trợ thêm cho nội dung bức ảnh.
ISO
Độ nhạy sáng của cảm biến (hay như trước kia là của phim). Độ nhạy càng cao thì ảnh càng sáng nhưng cũng càng nhiều sạn, nhạy thấp thì càng mịn, ít sạn.
SPEED (S)
Là thời gian phơi sáng, cũng chính là tốc độ của màn trập (ngăn ánh sáng đi vào cảm biến). Tốc độ càng chậm thì ảnh càng sáng và cũng càng dễ bị nhòe (do máy hoặc mẫu run) tạo hiệu ứng vệt sáng. Càng nhanh thì càng tối nhưng tạo hiệu ứng đông cứng.
APERTURE (f)
Khẩu độ mở của ống kính (lens). Mở càng lớn thì ảnh càng sáng nhưng trường ảnh (DOF) khoảng cách trong đó chủ thể rõ nét, ngắn tạo hiệu ứng xóa phông. Càng nhỏ thì ảnh tối nhưng trường ảnh sâu, mọi chi tiết đều nét.
Mơi các cụ ngâm cứu hình minh họa cho dễ hiểu.
Trong hầu hết các điều kiện ánh sáng, chúng ta có thể để máy tự điều chỉnh 3 thông số này (chế độ Auto) cho ảnh đủ sáng. Tuy nhiên, chưa chắc các hiệu ứng quang học sẽ được sử dụng hợp lý cho nội dung bức ảnh hoặc theo ý muốn chủ quan. Do đó, cách dễ dàng nhất là loại bỏ sự tính toán của máy và chụp theo thiết lập của mình. Chúng ta có thể dùng 1 hoặc cả 2 thông số để bù trừ cho thông số thứ 3, đồng thời sử dụng được hiệu ứng quang học đi kèm với thông số đó. Ngoài 3 yếu tố này, chúng ta còn nhiều “công cụ hỗ trợ” khác để khắc phục như tripod, filter, flash.
Ví dụ, trường hợp buổi tối hoặc hơi thiếu sáng với 1 lens cơ bản F3.5-5.6
F = 3.5 Mở khẩu độ lớn nhất có thể.
S = 1/125 Tối thiểu 125 để loại bỏ cử động cơ thể. Với trẻ con thì S từ 150.
ISO 1200 (hoặc auto cho chắc)
Như vậy, máy sẽ chạy ISO tự động sao cho ảnh đủ sáng, trong đó mẫu không bị nhòe. Tuy nhiên ảnh có thể sẽ hơi sạn do ISO cao. Ta có thể khắc phục thêm nữa bằng đèn flash, máy sẽ giảm ISO bù cho phần hỗ trợ của đèn và ta có tấm ảnh chấp nhận được.
Như vậy chúng ta chỉ cần nhớ một số thông số cần thiết, thực ra không nhiều, để có tấm ảnh như ý. Gợi ý của em chỉ mang tính minh họa để các cụ cảm nhận để có thông số tương thích.
ISO
100 Trời nắng
200 Hơi mây, bình minh
400 Trong nhà
800 Nhiều mây
1250 Hoàng hôn, đèn điện
1600 Thiếu sáng
S
Dưới 125 Nhòe thác nước, city night
1/125 Tối thiểu chân dung
1/150 Xe đạp
1/250 Trẻ con
1/500 Thể thao
1/1000 Ô tô
1/2000 Chim bay
1/4000 Fast & Furious
f
Độ dài của DOF tùy thuộc vào nhiều yếu tố tiêu cự của ống kính, khoảng cách tới mẫu.
Ví vụ, ở lens 50mm và cách mẫu 5m, f2.8 cho khoảng 1m. f5.6 cho khoảng 4m.
Cũng ở khoảng cách 4m, lens 28mm cho vô cực trong khi lens 200mm cho 10cm.
Nói chung là hơi phức tạp và mắt chúng ta cũng không có nhiều kinh nghiệm trong ước lượng khoảng cách ngoài 5m.
Chỉ cần nhớ:
Lens càng dài DOF càng ngắn
f càng nhỏ (khẩu độ càng lớn) thì DOF càng ngắn.
DOF trải 2/3 ở sau điểm lấy nét và 1/3 ở trước điểm này.
Hiệu ứng sun star khi chụp dêm với f lớn
Hoặc có thể dùng phương pháp bù trừ với S để xác định như sau:
Đứng trước mỗi bối cảnh, điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng xác định tiêu chí, mục đích chụp rõ ràng và setup máy theo tiêu chí đó. Ví dụ khi các cụ chụp gia đình, đầu tiên là tìm back drop khả quan tí. Sau đó xác định hướng nguồn sáng, thậm chí hướng gió nếu mợ nhà tóc dài, và ước chừng vị trí của mẫu. Vì cuối cùng là tìm chỗ đứng của mình. Nếu thừa sáng thì ISO 100, f tối thiểu, cho chạy S tự động. Hoặc S250 cho ISO tự động, back drop chán quá thì f2 xóa phông v.v... tùy tình huống. Và kiên nhẫn. Chờ.
Đo sáng
Trừ khi chụp full manual và tự xác định f – s – iso, chỉ cần 1 thông số do máy quyết định thì ta lại phải hiểu cơ chế đo sáng của máy. Mỗi phương pháp đo sáng sẽ mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau
Cơ bản, nó lấy giá trị sáng ở một vài điểm (hoặc vùng) trên khung hình và tính ra giá trị trung bình của khung hình đó, từ đó luận ra thông số f-s-iso cho phù hợp. Như vậy những vùng sáng nằm ngoài khoảng đo được này sẽ bị tối hoặc cháy. Thông thường ta có thể chấp nhận khả năng này nhưng trong những trường hợp ánh sáng quá tương phản giữa các vật thể (đốm nắng dưới giàn hoa, trời sáng-người tối) thì ta có một tấm ảnh nhờ nhờ, nửa tối nửa sáng, không ra đâu vào đâu. Những trường hợp này các cụ cần quyết định chụp dải sáng nào (giải tối hơn, hay giải sáng hơn). Từ đó, thay đổi cơ chế đo sáng của máy (đo điểm, vùng hay tiểu vùng) và đo vào vùng mình muốn chụp.
Ví dụ bức ảnh này, tác giả đo sáng điểm vào bầu trời làm cho phần lưng chủ thể (đáng nhẽ nhìn thấy được) tối hoàn toàn, tạo hiệu ứng rọi bóng silhouette, nhưng lại kéo bù sáng +1/3 để giữa lại một số chi tiết trên lưng mẫu, thành ra near- silhouette, thay vì một tấm ảnh nửa tối nửa sáng nếu dùng đo sáng vùng.
Em đảm bảo chụp với Manual, ảnh sẽ sắc hơn, ánh sáng rõ ràng hơn và quan trọng là trải nghiệm... sướng hơn. Phải chơi Manual các cụ ạ
Em không phải dân chơi ảnh chuyên nghiệp, nhìn history của em thì sẽ thấy là em là dân chui gầm xe, mặc dù nghề chính của em là ngồi văn phòng. Em càng không dám mơ làm nghệ sỹ, chỉ nghiên cứu cốt phục vụ vợ con bạn bè là chính. Em nghĩ nhiều cụ trên này chắc cũng như em nên mong rằng thớt này sẽ hữu ích với những cụ mới sa chân.
Trong thớt này, em tóm lược kiến thức tối giản, ngắn gọn nhất, đúng tiêu chí nhanh gọn nhẹ, để các cụ đọc xong có thể áp dụng luôn và có những bức ảnh như ý.
Với nhiếp ảnh nói chung, khoảnh khắc là cực kỳ quan trọng, một đi không trở lại, và chế độ Auto nhiều khi không đáp ứng được điều này. Vì thế, cần phải làm quen và thường xuyên chụp bằng Manual.
Hai tiêu chí cơ bản của một bức ảnh là rõ nét và đủ sáng. Đủ sáng thì mới đủ chi tiết.
Đủ sáng:
Kỹ thuật mà nói, một bức ảnh được gọi là một sự phơi sáng, exposure. Sự phơi sáng này cấu thành từ 3 yếu tố. Sự biến đổi của mỗi yếu tố này lại mang theo những hiệu ứng quang học nhất định. Dựa trên mục đích của bức ảnh, chúng ta chỉ việc lựa chọn (hoặc loại trừ) các tiêu chí này sao cho tấm ảnh vẫn đủ sáng mà không bị các hiệu ứng này ảnh hưởng mà còn bổ trợ thêm cho nội dung bức ảnh.
ISO
Độ nhạy sáng của cảm biến (hay như trước kia là của phim). Độ nhạy càng cao thì ảnh càng sáng nhưng cũng càng nhiều sạn, nhạy thấp thì càng mịn, ít sạn.
SPEED (S)
Là thời gian phơi sáng, cũng chính là tốc độ của màn trập (ngăn ánh sáng đi vào cảm biến). Tốc độ càng chậm thì ảnh càng sáng và cũng càng dễ bị nhòe (do máy hoặc mẫu run) tạo hiệu ứng vệt sáng. Càng nhanh thì càng tối nhưng tạo hiệu ứng đông cứng.
APERTURE (f)
Khẩu độ mở của ống kính (lens). Mở càng lớn thì ảnh càng sáng nhưng trường ảnh (DOF) khoảng cách trong đó chủ thể rõ nét, ngắn tạo hiệu ứng xóa phông. Càng nhỏ thì ảnh tối nhưng trường ảnh sâu, mọi chi tiết đều nét.
Mơi các cụ ngâm cứu hình minh họa cho dễ hiểu.
Trong hầu hết các điều kiện ánh sáng, chúng ta có thể để máy tự điều chỉnh 3 thông số này (chế độ Auto) cho ảnh đủ sáng. Tuy nhiên, chưa chắc các hiệu ứng quang học sẽ được sử dụng hợp lý cho nội dung bức ảnh hoặc theo ý muốn chủ quan. Do đó, cách dễ dàng nhất là loại bỏ sự tính toán của máy và chụp theo thiết lập của mình. Chúng ta có thể dùng 1 hoặc cả 2 thông số để bù trừ cho thông số thứ 3, đồng thời sử dụng được hiệu ứng quang học đi kèm với thông số đó. Ngoài 3 yếu tố này, chúng ta còn nhiều “công cụ hỗ trợ” khác để khắc phục như tripod, filter, flash.
Ví dụ, trường hợp buổi tối hoặc hơi thiếu sáng với 1 lens cơ bản F3.5-5.6
F = 3.5 Mở khẩu độ lớn nhất có thể.
S = 1/125 Tối thiểu 125 để loại bỏ cử động cơ thể. Với trẻ con thì S từ 150.
ISO 1200 (hoặc auto cho chắc)
Như vậy, máy sẽ chạy ISO tự động sao cho ảnh đủ sáng, trong đó mẫu không bị nhòe. Tuy nhiên ảnh có thể sẽ hơi sạn do ISO cao. Ta có thể khắc phục thêm nữa bằng đèn flash, máy sẽ giảm ISO bù cho phần hỗ trợ của đèn và ta có tấm ảnh chấp nhận được.
Như vậy chúng ta chỉ cần nhớ một số thông số cần thiết, thực ra không nhiều, để có tấm ảnh như ý. Gợi ý của em chỉ mang tính minh họa để các cụ cảm nhận để có thông số tương thích.
ISO
100 Trời nắng
200 Hơi mây, bình minh
400 Trong nhà
800 Nhiều mây
1250 Hoàng hôn, đèn điện
1600 Thiếu sáng
S
Dưới 125 Nhòe thác nước, city night
1/125 Tối thiểu chân dung
1/150 Xe đạp
1/250 Trẻ con
1/500 Thể thao
1/1000 Ô tô
1/2000 Chim bay
1/4000 Fast & Furious
f
Độ dài của DOF tùy thuộc vào nhiều yếu tố tiêu cự của ống kính, khoảng cách tới mẫu.
Ví vụ, ở lens 50mm và cách mẫu 5m, f2.8 cho khoảng 1m. f5.6 cho khoảng 4m.
Cũng ở khoảng cách 4m, lens 28mm cho vô cực trong khi lens 200mm cho 10cm.
Nói chung là hơi phức tạp và mắt chúng ta cũng không có nhiều kinh nghiệm trong ước lượng khoảng cách ngoài 5m.
Chỉ cần nhớ:
Lens càng dài DOF càng ngắn
f càng nhỏ (khẩu độ càng lớn) thì DOF càng ngắn.
DOF trải 2/3 ở sau điểm lấy nét và 1/3 ở trước điểm này.
Hiệu ứng sun star khi chụp dêm với f lớn
Hoặc có thể dùng phương pháp bù trừ với S để xác định như sau:
Đứng trước mỗi bối cảnh, điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng xác định tiêu chí, mục đích chụp rõ ràng và setup máy theo tiêu chí đó. Ví dụ khi các cụ chụp gia đình, đầu tiên là tìm back drop khả quan tí. Sau đó xác định hướng nguồn sáng, thậm chí hướng gió nếu mợ nhà tóc dài, và ước chừng vị trí của mẫu. Vì cuối cùng là tìm chỗ đứng của mình. Nếu thừa sáng thì ISO 100, f tối thiểu, cho chạy S tự động. Hoặc S250 cho ISO tự động, back drop chán quá thì f2 xóa phông v.v... tùy tình huống. Và kiên nhẫn. Chờ.
Đo sáng
Trừ khi chụp full manual và tự xác định f – s – iso, chỉ cần 1 thông số do máy quyết định thì ta lại phải hiểu cơ chế đo sáng của máy. Mỗi phương pháp đo sáng sẽ mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau
Cơ bản, nó lấy giá trị sáng ở một vài điểm (hoặc vùng) trên khung hình và tính ra giá trị trung bình của khung hình đó, từ đó luận ra thông số f-s-iso cho phù hợp. Như vậy những vùng sáng nằm ngoài khoảng đo được này sẽ bị tối hoặc cháy. Thông thường ta có thể chấp nhận khả năng này nhưng trong những trường hợp ánh sáng quá tương phản giữa các vật thể (đốm nắng dưới giàn hoa, trời sáng-người tối) thì ta có một tấm ảnh nhờ nhờ, nửa tối nửa sáng, không ra đâu vào đâu. Những trường hợp này các cụ cần quyết định chụp dải sáng nào (giải tối hơn, hay giải sáng hơn). Từ đó, thay đổi cơ chế đo sáng của máy (đo điểm, vùng hay tiểu vùng) và đo vào vùng mình muốn chụp.
Ví dụ bức ảnh này, tác giả đo sáng điểm vào bầu trời làm cho phần lưng chủ thể (đáng nhẽ nhìn thấy được) tối hoàn toàn, tạo hiệu ứng rọi bóng silhouette, nhưng lại kéo bù sáng +1/3 để giữa lại một số chi tiết trên lưng mẫu, thành ra near- silhouette, thay vì một tấm ảnh nửa tối nửa sáng nếu dùng đo sáng vùng.
Em đảm bảo chụp với Manual, ảnh sẽ sắc hơn, ánh sáng rõ ràng hơn và quan trọng là trải nghiệm... sướng hơn. Phải chơi Manual các cụ ạ
Chỉnh sửa cuối: