[Thảo luận] Kỹ thuật lái xe oto

Tina Tran

Xe tải
Biển số
OF-73806
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
340
Động cơ
427,500 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.


1. Lỗi điển hình thứ nhất - Tư thế ngồi sai

Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”!


Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.


2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe

Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.


Bước 1- giảm tốc độ

Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.


Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm

Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.


Bước 3– đã vượt khúc cua

Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…
Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân


3. Thử phản ứng của xe

Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).


Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…


Điều quan trọng cuối cùng

Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố
 
Chỉnh sửa cuối:

Tina Tran

Xe tải
Biển số
OF-73806
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
340
Động cơ
427,500 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn


Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ “khủng khiếp” làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:



1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.



2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.



3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.



4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.



5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.



6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.
 

Tina Tran

Xe tải
Biển số
OF-73806
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
340
Động cơ
427,500 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
K[FONT=&quot]Ỹ[/FONT] THU[FONT=&quot]Ậ[/FONT]T LÁI XE GI[FONT=&quot]Ỏ[/FONT]I
[FONT=&quot]Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn thử kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn không?[/FONT]
[FONT=&quot]1- Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?[/FONT]
[FONT=&quot]Có 2 yếu tố.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Thứ nhất, đó là kiến thức kỹ thuật cao.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống.[/FONT]
[FONT=&quot]Để trở thành một tài xế giỏi, cần có 2 kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.[/FONT]
[FONT=&quot]2- Điều gì quan trọng hơn đối với tài xế - khoẻ mạnh về thể lực hay tinh thần?[/FONT]
[FONT=&quot]Những yếu tố này không thể tách rời nhau. Phản xạ nhanh của tài xế không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp , mà còn phụ thuộc vào nhận thức cần thực hiện thao tác này hay thao tác khác hay không.[/FONT]
[FONT=&quot]3- Có tồn tại kỹ thuật đặc biệt nào được coi là ưu việt hơn các kỹ thuật lái xe khác?[/FONT]
[FONT=&quot]Kỹ thuật lái xe tốt nhất được coi là kỹ thuật “tự vệ”. Người cầm lái càng cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn. Tất nhiên, kiềm chế được mình trong làn xe cộ đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó mới là đức tính của một tài xế giỏi.[/FONT]
[FONT=&quot]4- Khoảng cách nào luôn phải giữ đối với các xe khác?[/FONT]
[FONT=&quot]Phép tính rất đơn giản: một thân xe cho 15km/h của vận tốc. Cũng có cách tính đơn giản hơn – theo thời gian. Khoảng cách cần tính là 2 giây. Hãy chọn vật định hướng mà chiếc xe đi trước vừa chạy qua. Nếu xe của bạn chạy qua trước 2 giây thì có nghĩa là khoảng cách chưa đủ.[/FONT]
[FONT=&quot]5- Vị trí tay trên vô-lăng thế nào được coi là đúng?[/FONT]
[FONT=&quot]Người ta thường được dạy hãy coi vô-lăng như mặt đồng hồ và vị trí đúng nhất là tay[/FONT]
[FONT=&quot]trái đặt ở số 9, tay phải- số 2. Tuy nhiên, vị trí 10 và 3 được ưa thích hơn do đảm bảo[/FONT]
[FONT=&quot]độ cơ động cao hơn và cơ tay đỡ mỏi hơn - điều này rất quan trọng khi đi đường trường.[/FONT]
[FONT=&quot]6- Trạng thái nào cho phép người lái “sẵn sàng” cho những chuyến đi xa nhiều[/FONT]
[FONT=&quot]giờ đồng hồ?[/FONT]
[FONT=&quot]Phương pháp tốt nhất bảo đảm sự minh mẫn và phản xạ nhanh nhạy cho người lái chính là sự luôn sẵn sàng của toàn bộ cơ thể, hay cụ thể hơn là tư thế ngồi hợp lý. Không nên ngồi trong tư thế “co ro” và phải “lắng nghe” chiếc xe của mình bằng cả cơ thể. Vòng cua quá gấp sẽ được các cơ hông cảm nhận đầu tiên, còn sau đó mới đến tay cảm nhận “sự bất thường”. Chính vì vậy người lái phải ngồi trong tư thế thoải mái, nhưng không quá “thư giãn” để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.[/FONT]
[FONT=&quot]7- Có phải vận tốc tối đa ghi trên biển báo là luôn luôn đúng?[/FONT]
[FONT=&quot]Không phải. Giới hạn vận tốc trên đường luôn được xác định đối với các điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu thì lẽ dĩ nhiên cần đi[/FONT]
 

Takeshi

Xe tải
Biển số
OF-71592
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
304
Động cơ
429,710 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân - HN
Mợ này copy - paste rất đúng LÝ THUYẾT >:)
 

MagnusL6

Xe hơi
Biển số
OF-31202
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
187
Động cơ
482,070 Mã lực
Nơi ở
In the midle of nowhere
1. Có bài "KỸ THUẬT LÁI XE GIỎI" rồi thì 2 bài kia để làm gì ạ? Em cứ ngồi học thuộc bài này thôi! 2. Cứ học thuộc bài này thì ra đường sẽ không bao giờ "làm sao" ạ? (Em cực kỳ kỵ từ "tai nạn" ạ ;)) )
 

Vuvit

Xe tăng
Biển số
OF-50214
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
1,070
Động cơ
467,100 Mã lực
Cám ơn cụ đã cho e ôn lại một số kiến thức e đã được đọc>:D<
 

homthurac

Xe tăng
Biển số
OF-64563
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
1,541
Động cơ
450,986 Mã lực
Cảm ơn bác! Cẩn thận không bao giờ thừa!
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,533
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Tất cả những kiến thức sách vở trên đã cũ nhưng luôn cần thiết đấy ạh .. thực tế đi ngoài đường nó khác và phức tạp hơn nhiều nhất là GT ở Vịt mình nên luôn luôn chú ý quan sát, phán đoán mọi tình huống và phát sinh trên đường, cẩn thận khi đến các đường giao cắt.. gặp các hung thần thì nhường đường theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào", giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước và nhường đường cho người đi bộ ...
Dù sao cũng vote cho chủ thớt vì lý thuyết cũ trên ... <:-P
 

Tina Tran

Xe tải
Biển số
OF-73806
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
340
Động cơ
427,500 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Có bài "KỸ THUẬT LÁI XE GIỎI" rồi thì 2 bài kia để làm gì ạ? Em cứ ngồi học thuộc bài này thôi! 2. Cứ học thuộc bài này thì ra đường sẽ không bao giờ "làm sao" ạ? (Em cực kỳ kỵ từ "tai nạn" ạ ;)) )
hjk, ngay tu khi tham gia, e da gioi thieu e la linh moi toe, moi ca tu ve kinh nghiem lai xe cung nhu la thanh vien cua otofun, vi vay sang nay e ngoi luot web, doc duoc nhung bai tren mang chi day ve lai xe can than va len doc sao cho an toan nen da bon chen copy va paste de tat ca cung doc, nhung hoa ca ra nha minh toan tay lai gia, co moi minh em non kem nhat, ah ma lan sau e co copy paste e se nho de ten duong dan aaaaaa :D
 

Tina Tran

Xe tải
Biển số
OF-73806
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
340
Động cơ
427,500 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tất cả những kiến thức sách vở trên đã cũ nhưng luôn cần thiết đấy ạh .. thực tế đi ngoài đường nó khác và phức tạp hơn nhiều nhất là GT ở Vịt mình nên luôn luôn chú ý quan sát, phán đoán mọi tình huống và phát sinh trên đường, cẩn thận khi đến các đường giao cắt.. gặp các hung thần thì nhường đường theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào", giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước và nhường đường cho người đi bộ ...
Dù sao cũng vote cho chủ thớt vì lý thuyết cũ trên ... <:-P
rat hay va tri ly, anh chi bao cho e cach lui xe va do xe sao cho dep , e lui xe vao gara thi danh sang trai cung bi va vao tuong, danh sang pai cung the, lui thang thi 1 xe may do chong kenh =((
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top