- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,638
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Kỹ thuật kéo nổ hoặc dẫn xe hỏng đến xưởng
Thông thường xe ô tô nào cũng có móc kéo ở đầu và đuôi xe để có thể kéo xe khác hoặc để nhận sự trợ giúp. Dây kéo có hai loại: dây mềm bằng sợi tổng hợp hoặc thừng nilon chịu lực.Dây cứng, thường là một ống túy, bên trong là xích hoặc dây cáp để nối với móc kéo trên xe.
Lưu ý: Nếu phải kéo xe qua cầu, phà bắt buộc phải dùng thanh nối cứng.
Nếu dùng cáp thép hoặc dây có móc sắt ở đầu sẽ khá nguy hiểm, vì khi quá căng và đứt bung ra, đầu dây có thể đập vỡ kính trước của xe sau hoặc kính sau xe trước. Cả hai xe luôn đặt chế độ nháy cả 4 xi-nhan (sự cố) để các phương tiện khác chú ý.
Trước khi tiến hành kéo xe, hai tài xế phải thỏa thuận trước các tín hiệu cần trao đổi, ví dụ: nháy pha một lần là xuất phát, nháy kép là nhanh thêm một chút, còi ngắt quãng là đi chậm lại, còi bấm kép là dừng lại hoặc máy đã nổ rồi...
Hãy xác định mục đích kéo nổ hay chỉ dẫn chiếc xe hỏng về trạm sửa, tránh những cú thử vào số gây giật bất ngờ cho xe trước. Để kéo nổ, xe sau nên cài số 2 hoặc số 3 tùy thuộc độ khỏe của xe phía trước và tốc độ kéo. Cả hai xe sẽ bị giật khi phía sau nhả côn, nếu máy đã nổ xe phía sau lập tức trả về số 0 (hoặc đạp côn) giữ chân ga và rà phanh tay. Chú ý tránh trường hợp nhấn ga chồm lên xe trước hoặc phanh gấp làm đứt dây kéo.
Người lái xe phía trước cần duy trì được sức kéo cho xe mình bằng cách giữ sâu chân ga và sử dụng số 2 và 3, điểm quan trọng là xe kéo phải chạy đều và khỏe, phản ứng nhạy bén với các cú vít dây của xe phía sau. Khi kéo một xe khác, người tài xế phía trước phải xác định nhiệm vụ dẫn hướng chính, trong khi căn đường và vào cua phải tính đến chiều dài tổng cộng của dây và xe sau. Nếu ngoặt gấp quá sẽ dẫn đến tình huống kéo ngang đầu xe sau, khá nguy hiểm. Tóm lại công việc này đòi hỏi kỹ thuật như việc lái một chiếc xe tải sơ-mi rơ-moóc.
Việc dẫn một chiếc xe không thể nổ được về xưởng đơn giản hơn một chút, mọi việc cần phải làm là giữ khoảng cách và dây căng đều giữa 2 xe.
Cần lưu ý là cơ cấu hỗ trợ lái (nếu có) của chiếc xe hỏng thường không hoạt động nên việc vần vô-lăng sẽ nặng nề hơn nhiều. Nếu xe sau gặp các sự cố về điện, có thể một số cơ cấu như đèn lái, xi-nhan và thậm chí hệ thống ABS cũng không hoạt động.
Nếu chiếc xe hỏng có hộp số tự động, người ta không áp dụng phương pháp kéo nổ. Thông thường trên tay số của xe loại này có một vị trí cho phép ngắt truyền động để phục vụ việc kéo về xưởng.
Lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống là gọi một chiếc xe cứu hộ chuyên dụng, 2 bánh trước của chiếc xe hỏng sẽ được đặt trên một bộ gá nâng và kẹp chặt chẽ để nó tự chạy theo xe dẫn, không cần người lái.
Trong trường hợp phải kéo xe có hộp số tự động nên tuân thủ những nguyên tắc như: chọn chế độ N, tốc độ kéo xe không quá 30 km/h và hành trình kéo xe không quá 50 km.
Thông thường xe ô tô nào cũng có móc kéo ở đầu và đuôi xe để có thể kéo xe khác hoặc để nhận sự trợ giúp. Dây kéo có hai loại: dây mềm bằng sợi tổng hợp hoặc thừng nilon chịu lực.Dây cứng, thường là một ống túy, bên trong là xích hoặc dây cáp để nối với móc kéo trên xe.
Lưu ý: Nếu phải kéo xe qua cầu, phà bắt buộc phải dùng thanh nối cứng.
Nếu dùng cáp thép hoặc dây có móc sắt ở đầu sẽ khá nguy hiểm, vì khi quá căng và đứt bung ra, đầu dây có thể đập vỡ kính trước của xe sau hoặc kính sau xe trước. Cả hai xe luôn đặt chế độ nháy cả 4 xi-nhan (sự cố) để các phương tiện khác chú ý.
Trước khi tiến hành kéo xe, hai tài xế phải thỏa thuận trước các tín hiệu cần trao đổi, ví dụ: nháy pha một lần là xuất phát, nháy kép là nhanh thêm một chút, còi ngắt quãng là đi chậm lại, còi bấm kép là dừng lại hoặc máy đã nổ rồi...
Hãy xác định mục đích kéo nổ hay chỉ dẫn chiếc xe hỏng về trạm sửa, tránh những cú thử vào số gây giật bất ngờ cho xe trước. Để kéo nổ, xe sau nên cài số 2 hoặc số 3 tùy thuộc độ khỏe của xe phía trước và tốc độ kéo. Cả hai xe sẽ bị giật khi phía sau nhả côn, nếu máy đã nổ xe phía sau lập tức trả về số 0 (hoặc đạp côn) giữ chân ga và rà phanh tay. Chú ý tránh trường hợp nhấn ga chồm lên xe trước hoặc phanh gấp làm đứt dây kéo.
Người lái xe phía trước cần duy trì được sức kéo cho xe mình bằng cách giữ sâu chân ga và sử dụng số 2 và 3, điểm quan trọng là xe kéo phải chạy đều và khỏe, phản ứng nhạy bén với các cú vít dây của xe phía sau. Khi kéo một xe khác, người tài xế phía trước phải xác định nhiệm vụ dẫn hướng chính, trong khi căn đường và vào cua phải tính đến chiều dài tổng cộng của dây và xe sau. Nếu ngoặt gấp quá sẽ dẫn đến tình huống kéo ngang đầu xe sau, khá nguy hiểm. Tóm lại công việc này đòi hỏi kỹ thuật như việc lái một chiếc xe tải sơ-mi rơ-moóc.
Việc dẫn một chiếc xe không thể nổ được về xưởng đơn giản hơn một chút, mọi việc cần phải làm là giữ khoảng cách và dây căng đều giữa 2 xe.
Cần lưu ý là cơ cấu hỗ trợ lái (nếu có) của chiếc xe hỏng thường không hoạt động nên việc vần vô-lăng sẽ nặng nề hơn nhiều. Nếu xe sau gặp các sự cố về điện, có thể một số cơ cấu như đèn lái, xi-nhan và thậm chí hệ thống ABS cũng không hoạt động.
Nếu chiếc xe hỏng có hộp số tự động, người ta không áp dụng phương pháp kéo nổ. Thông thường trên tay số của xe loại này có một vị trí cho phép ngắt truyền động để phục vụ việc kéo về xưởng.
Lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống là gọi một chiếc xe cứu hộ chuyên dụng, 2 bánh trước của chiếc xe hỏng sẽ được đặt trên một bộ gá nâng và kẹp chặt chẽ để nó tự chạy theo xe dẫn, không cần người lái.
Trong trường hợp phải kéo xe có hộp số tự động nên tuân thủ những nguyên tắc như: chọn chế độ N, tốc độ kéo xe không quá 30 km/h và hành trình kéo xe không quá 50 km.
Chỉnh sửa cuối: