[Funland] Kỹ thuật bóng bàn (Sưu tầm)

lanth

Xe tải
Biển số
OF-7661
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
487
Động cơ
543,840 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà các cụ rùa
bài bác post bổ ích thật(b)!Nhưng mắt em đọc một tí là nó nhòe hết chữ!Giá mà có clip dạy đánh bóng bàn thì hay hơn nữa bác nhỉ:P
Cụ chịu khó đọc chứ xem clip dạy không đánh được đâu, sai hết động tác đến lúc già không sửa được đâu. :21:

@Jerry+Nibbles: Cụ cho cỡ chữ to ra tí không cụ MP4-22 phải đeo kính bây giờ đấy. Trông xinh thế kia mà phải đeo kính thì ....:(
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Công bóng (bóng tấn công)


Công bóng là một trong những kỹ thuật chủ yếu của loại hình đánh đẩy trái công phải và tấn công hai bên. Đây cũng là một kỹ thuật không thể thiếu của các loại hình cách đánh khác.
Công bóng có sức mạnh lớn, tốc độ nhanh có sự biến hóa điểm rơi phong phú, là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên bóng bòn các loại hình kỹ thuật.
Kỹ thuật công bóng có rất nhiều chủng loại.
Dựa vào vị trí đứng có thể phân thành: công bóng thuận tay, né người công bóng và công bóng trái tay.

Dựa vào độ gần xa của vị trí đứng có thể phân thành: công bóng gần bàn, công bóng độ xa trung bình và công bóng xa bàn.

Dựa vào độ khác nhau về tính chất, điểm rơi của bóng đến có thể phân thành: giật công và líp công, công bóng trong bàn và đập bóng cao.

Dựa vào sức mạnh đánh bóng có thể phân thành: công bóng phát lực và công bóng mượn lực…vv.

Công bóng thuận tay.

Công bóng thuận tay có tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, đường bóng rộng, phạm vi quán xuyến lớn. Là kỹ thuật chủ yếu để đè bẹp đối thủ giành thắng lưọi. Vận động viên bóng bàn cần nắm vững các loại hình kỹ thuật tấn công khác nhau mới có thể thi đấu tốt môn bóng bàn.

* Tấn công nhanh thuận tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Có thể mượn lực bật trở lại của bóng đến để nâng cao tốc độ bóng, tạo ra cơ hội đập vụt.
Trong thi đấu có thể lấy công thay thế phòng thủ, đối phó với tấn công của đối phương. Đây là kỹ thuật được dùng nhiều nhất trong loại hình cách đánh tấn công nhanh gần bàn.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50cm, chân trái hơi ra trước. Trọng tâm cơ thể đặt trên chân phải, hai gối hơi khụy xuống, hóp bụng và ngực. Thân người hơi xoay sang phải, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi ra sau và đưa vợt đến bên phải thân người, hơi lệch phải, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn, đầu tiên là lực của cánh tay, cẳng tay và cổ tay chủ động vung vợt ra phía trước sang phải (nếu độ xoáy lên của bóng đến lớn) hoặc ra trước lên trên sang trái (nếu bóng đối phương đánh sang không xoáy hoặc cường độ xoáy yếu) để đón bóng. Đồng thời thân trên xoay sang trái. Ở thời điểm bóng bật lên dùng mặt vợt nghiêng trước để đánh vào phần giữa của bóng. Trong giây lát vợt tiếp xúc vào bóng dùng cẳng tay, cổ tay phát lực đánh vào bóng theo hướng ra trước và sang trái hoặc ra trước lên trên sang trái có sự hỗ trợ lực của thân trên.
Sau khi đánh vào bóng cẳng tay và bàn tay vung vợt theo đà ra trước, lên trên sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Vụt nhanh thuận tay (đột kích)

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gần bàn, tốc độ bóng nhanh, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Điểm đánh bóng ở trong bàn có tính đột kích. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công dùng để đối phó với bóng trong bàn (bóng ngắn). Đó cũng là một kỹ thuật mà vận động viên cần phải nắm vững khi thực hiện đánh tấn công gần bàn.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng áp sát bàn, khi đánh trả theo góc lớn bên phải gần lưới _ chân phải bước ra trước bên phải một bước; khi đánh trả vào giữa hoặc lệch phải gần lưới _ chân trái bước ra trước bên trái một bước, thân người cúi về phía bóng đến, tay phải co tự nhiên, cẳng tay duỗi trước, đưa vợt vào trong bàn.
Nếu bóng đến xoáy lên hoặc không xoáy thì cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước hoặc vuông góc với mặt bàn. Trong thời điểm bóng bật lên ở điểm cao nhất thì đánh vào phần giữa của bóng. Trong giây lát đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng sức đánh ra trước và lên trên là chủ yếu, đồng thời ngón trỏ hơi thả lỏng, ngón cái ấn vợt, cẳng tay hơi xoay trong.
Nếu bóng đến xoáy xuống thì cẳng tay xoay ngoài, làm cho mặt vợt ngửa sau. Đợi khi bóng bật từ bàn lên điểm cao nhất thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong giây lát đánh vào bóng dùng cẳng tay và cổ tay dùng sức đánh ra trước và lên trên là chủ yếu, đồng thời cẳng cẳng tay xoay nhiều vào trong.
Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt vung theo đà ra trước và lên trên, động tác cần nhỏ để có lợi cho việc nhanh chóng lùi ra sau.

Líp nhanh thuận tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường vòng cung thấp, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Có thể mượn lực bật trở lại của bóng đến để nâng cao tốc độ của bóng đánh trả, tạo ra cơ hội đập vụt.
Đây là kỹ thuật chuyên dùng để đối phó với giật bóng.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng ở khu vực giữa hoặc lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên trên đưa vợt đến vị trí hơi cao ở bên phải thân người. Đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật khỏi mặt bàn, dùng lực của cổ tay và cẳng tay là chính vung vợt ra trước sang trái đón bóng phối hợp với xoay thân trên sang trái.
Trong thời điểm bóng đi lên, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng, trong giây lát vợt đánh vào bóng, mượn sức xoay của thân làm cho cẳng tay, bàn tay nghiêng trước kéo giật bóng.
Sau khi đánh vào bóng, tay vung vợt theo đà ra trước sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể di chuyển từ chân phải sang chân trái.

Phản công bóng cự ly trung bình và xa bàn thuận tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng hơi xa với bàn, động tác thực hiện rộng, sức mạnh lớn, đường bóng dài có kèm theo xoáy lên, có thể lưọi dụng sức mạnh và điểm rơi biến hóa để giành điểm. Khi bị động có thể lấy tấn công thay phòng thủ, tiến hành phản công để tạo cơ hội đập vụt.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng cách bàn khoảng trên dưới 1m, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, đưa vợt xuống dưới ra sau bên phải thân người, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt gần như vuông góc với mặt đất. Sau khi bóng đối phương đánh đến chạm bàn bật lên ở thời điểm cao, đầu liên là cánh tay kéo theo cẳng tay vung vợt lên trên, ra trước sang trái đón bóng cùng với thân trên xoay sang trái. Khi bóng ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt vuông góc với mặt đất đánh vào phần giữa của bóng, đồng thời ma sát vợt vào bóng theo hướng ra trước và lên trên. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng cánh tay, cẳng tay phát lực là chính có sự phối hợp của sự xoay thân.
Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà ra trước lên trên, sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Vụt bóng thuận tay.

- Đặc điểm:
Đứng ở vị trí gần bàn, động tác thực hiện rộng, sức mạnh lớn, tốc độ nhanh, bóng đi hơi xoáy lên có độ công kích mạnh. Đây là kỹ thuật tấn công có tính uy hiếp lớn khi đối phó với bóng cao, cao vừa và là biện pháp quan trọng giành điểm của các loại hình kỹ thuật tấn công (đặc biệt là cách đánh loại hình tấn công nhanh).

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, phần lớn đứng ở vị trí gần bàn, chân trái hơi đứng ra trước, cự ly giữa hai chân rộng hơn so với các loại hình công bóng khác, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, đưa vợt xuống dưới ra sau bên phải thân người, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn, thân người và cánh tay xoay sang trái. Cùng lúc đó cánh tay phát lực kéo theo cẳng tay và cổ tay vung vợt ra trước sang trái đón bóng. Khi bóng bật lên ở thời điểm cao nhất, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cánh tay và cẳng tay phát lực là chính, đánh vào bóng theo hướng ra trước và sang trái (khi bóng đánh sang có cường độ xoáy lên lớn thì phát lực đánh bóng theo hướng ra trước xuống dưới và sang trái).
Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt vung theo đà ra trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái
Nếu bóng đến xoáy xuống thì mặt vợt không nên quá nghiêng ra trước, đánh vào phần giữa bóng, đồng thời tăng sức mạnh hướng lên trên một cách thỏa đáng.

Líp công thuận tay

- Đặc điểm:
Vị trí đứng hơi xa bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt, có kèm theo xoáy lên. Chủ động phát lực đánh bóng, có thể tạo ra cơ hội đập vụt. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có hiệu quả nhất để đối phó với bóng xoáy xuống (đặc biệt là đối phó với cắt bóng). Đây cũng là kỹ thuật mà vận động viên loại hình tấn công gần bàn cần phải nắm vững.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn 50-60cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hơi chìm đưa vợt xuống phía dưới ra sau bên phải cơ thể, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn đến vị trí ca, với sự kéo theo của cánh tay, lấy cẳng tay làm chính vung vợt lên trên ra trước sang trái đón bóng, cùng lúc với xoay thân sang trái. Ở thời điểm bóng từ trên cao rơi xuống dùng mặt vợt ngửa sau đón đánh vào phần giữa dưới của bóng (nếu bóng đến có cường độ xoáy xuống nhỏ, có thể đánh vào phần giữa bóng). Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính theo hướng ra trước lên trên và sang trái ma sát đánh vào bóng làm cho bóng xoáy lên. Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt theo đà lên trên ra trước và sang trái, sau đó nhanh chóng trỏ về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái...

Đập bóng cao thuận tay.

- Đặc điểm:
Động tác thực hiện và sức mạnh lớn, tốc độ nhanh, đường bóng rộng, bóng không xoáy hoặc hơi xoáy. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có sức uy hiếp lớn để đối phó với bóng cao. Các vận động viên bóng bàn cần nắm vững kỹ thuật cơ bản này.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng được xác định tùy theo vị trí bóng của đối phương đánh sang. Nói chung cách bàn tương đối xa, chân trái đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Tay phải và thân trên cùng xoay ra phải, cố hết mức đưa vợt ra sau bên phải thân người, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước.
Ở thời điểm bóng đi lên, chân phải dùng lực đạp đất, thân trên xoay sang trái. Toàn bộ cánh tay vung lên từ phía sau bên phải thân đến vị trí tương đối cao ở phía trước, trên bên trái thân người. Sau đó tiếp tục vung vợt quay xuống phía dưới trước bên trái đón bóng.
Ở trước thời điểm bóng đến đi xuống, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh mạnh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lưng, lườn, háng và thân trên tích cực phát lực xoay sang bên trái, cánh tay và cổ tay với sự kéo theo của lưng, lườn, háng và thân trên dùng sức phát lực ra trước xuống dưới và sang trái đánh vào bóng. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung theo đà về hướng ra trước, xuống dưới bên trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Vụt trượt thuận tay.

- Đặc điểm:
Đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh có kèm theo xoáy nghiêng trái hoặc xoáy nghiêng lên bên trái. Có thể bất ngờ đánh một đường bóng khác thường làm cho đối phương trở tay không kịp, từ đó có thể giành điểm hoặc đối phương đánh trả bóng cao tạo cơ hội đập vụt, tấn công thuận lợi. Đây là một loại kỹ thuật tấn công có sức uy hiếp lớn.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn 50cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, đưa vợt ra phía trước bên phải thân, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt vuông góc với mặt đất hoặc hơi nghiêng ra trước (nếu bóng đến xoáy lên). Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn, cánh tay kéo theo cẳng tay ra phía trước bên trái đón bóng. Trước khi vợt chạm bóng, lợi dụng động tác cổ tay làm cho mặt vợt nghiêng sang phải. Khi bóng đến ở thời điểm cao nhất, dùng mặt vợt vuông góc với mặt đất hoặc hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa bên trái hoặc phần giữa lệch trên bên trái của bóng, đồng thời ma sát vào bóng theo hướng ra trước và sang trái. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng cẳng tay và cổ tay phát lực là chính theo hướng ra trước bên trái. Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt theo đà vung về phía trước bên trái.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Công bóng (bóng tấn công)

Né người công bóng thuận tay.

- Đặc điểm:
Khi gặp phải trường hợp bóng đến ở nửa bên trái bàn mà không thể dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà cần phải di chuyển bước nhanh đến góc ngoài bên trái bàn bóng, dùng kỹ thuật công bóng thuận tay để đánh trả nhằm phát huy tác dụng uy lực của công bóng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn.
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong cách đánh đẩy trái công phải và cũng là kỹ thuật cần nắm vững đối với các vận động viên bóng bàn có các cách đánh khác.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trước hết cần nhanh chóng di chuyển đến vị trí, né người nghiêng với bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi ngả ra trước và hóp bụng.
Dựa vào tình hình bóng của đối phương đánh sang mà ở vị trí né người có thể dùng các loại hình kỹ thuật công bóng thuận tay cho phù hợp (công nhanh thuận tay, vụt nhanh, giật bóng thuận tay, đập bóng thuận tay…) để đánh bóng
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Công bóng trái tay.

Công bóng trái tay có tốc độ nhanh, sức mạnh lớn, đường bóng linh hoạt. Đây là kỹ thuật chủ yếu để hạ gục đối phương nhanh chóng giành thắng lợi.
Sử dụng công bóng trái tay có thể không dùng hoặc ít dùng né người công bóng, điều này sẽ tránh hoặc giảm thiểu được việc xuất hiện các khoảng trống tương đối lớn bên phải.
Khi phối hợp công bóng thuận tay với công bóng trái tay có thể phát huy tối đa được uy lực tấn công toàn bàn. Đây là kỹ thuật chủ yếu của cách đánh tấn công hai bên. Các vận động viên bóng bàn có cách đánh các loại hình khác nhau đều phải nắm chắc kỹ thuật này.

* Công nhanh trái tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, điểm rơi linh hoạt, có kèm theo xoáy lên, có thể mượn lực bật lên của bóng đến để nâng cao tôc độ đánh trả , tạo cơ hội đập vụt. Trong thi đấu có thể dùng tấn công thay cho phòng thủ nhằm đối phó với tấn công của đối phương. Kỹ thuật này thường được sử dụng chủ yếu trong cách đánh tấn công hai bên.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng hơi lệch trái, thân người cách bàn khoảng 40-50cm, hai chân đứng ngang nhau hoặc chân phải hơi ra trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang trái. (Với vận động viên vợt dọc cánh tay phải áp sát vào cạnh thân bên phải, khủy tay hơi đưa ra trước; vận động viên vợt ngang cánh tay phải không cần phải áp sát vào cạnh thân bên phải). Cánh tay co tự nhiên đưa vợt ra trước bụng hoặc lệch trái, cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Sau khi bóng đến bật rời khỏi mặt bàn, dựa vào cường độ xoáy lên của bóng đến dùng cẳng tay và cổ tay là chính vung vợt ra trước sang phải hoặc ra trước lên trên sang phải đón bóng. Khi bóng đến đang ở thời kỳ bật lên cao, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng cẳng tay và cổ tay phát lực đánh vào bóng theo hướng ra trước sang phải hoặc ra trước lên trên sang phải đồng thời làm cho cẳng tay xoay ngoài.
Sau khi đánh, cẳng tay, cổ tay vung theo đà về phía trước vai phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể đặt lên hai chân hoặc chuyển từ chân trái sang chân phải.


* Vụt nhanh trái tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng gần bàn, tốc độ bóng nhanh, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Điểm đánh bóng ở trong bàn có tính đột kích. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công dùng để đối phó với bóng trong bàn (bóng ngắn). Đó cũng là một kỹ thuật mà vận động viên cần phải nắm vững khi thực hiện đánh tấn công gần bàn.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng áp sát bàn; Khi đánh trả góc lớn bên trái gần lưới, chân trái bước ra phía trước bên trái một bước; Khi đánh trả khu vực giữa hoặc lệch trái gần lưới, chân phải bước một bước nhỏ ra phía trước bên trái. Thân người cúi về phía bóng đến, tay phải co tự nhiên, cẳng tay duỗi trước đưa vợt vào bàn bóng. Nếu bóng đến xoáy lên hoặc không xoáy thì cẳng tay xoay ngoài, làm cho mặt vợt nghiêng trước hoặc vuông góc với mặt bàn. Khi bóng đến ở thời kỳ điểm cao thì đánh vào phần giữa lệch trên hoặc phần giữa của bóng.
Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay lấy dùng sức ra trước là chính (nếu bóng đến không xoáy có thể thích đáng dùng sức lên trên). Đồng thời ngón cái hơi thả lỏng, ngón trỏ ấn vợt, cẳng tay hơi xoay ngoài. Nếu bóng đến xoáy xuống thì cẳng tay xoay trong, làm cho mặt vợt ngửa sau, khi bóng ở thời điểm cao nhất thì đánh vào phần giữa lệch dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng cẳng tay và cổ tay phát lực ra phía trước và lên trên kết hợp với cẳng tay xoay ngoài thỏa đáng.
Sau khi đánh vào bóng, tay vung vợt theo đà nhưng động tác cần nhỏ để có thể nhanh chóng lùi về tư thế chuẩn bị ban đầu.

* Giật nhanh trái tay.

- Đặc điểm:
Tốc độ bóng nhanh, đường vòng cung thấp nhưng dài, độ xoáy lên mạnh, sau khi bật lên khỏi bàn đối phương có lực xung trước lớn đồng thời trượt xuống dưới. Đây là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên giật bóng.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng hơi lệch sang trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân phải hơi đứng ra trước (hoặc đứng ngang bằng), trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái hoặc cả hai chân, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên và xoay ngoài, đưa vợt ra phía trước bên trái và hơi cao, mặt vợt nghiêng trước. Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay, cổ tay vung vợt ra phía trước sang phải là chính để đón bóng, đồng thời thân trên xoay sang phải.
Khi bóng đến ở thời điểm đi lên dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dựa vào lực xoay của thân làm cho tay ngửa trước kéo giật bóng, đồng thời làm cho độ nghiêng trước của mặt vợt ổn định. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung theo đà ra trước sang phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải hoặc rơi vào cả hai chân.

* Bạt nhanh trái tay.


- Đặc điểm:
Đứng gần bàn, động tác nhỏ, tốc độ bóng nhanh, đường bóng linh hoạt có kèm theo xoáy lên. Có thể mượng lực bật lên của bóng đến để nâng cao tốc độ bóng tạo ra cơ hội đập vụt. Trong thi đấu có thể dùng tấn công thay phòng thủ để đối phó với sự tấn công của đối phương. Đây là một trong những kỹ thuật thường dùng của vận động viên bóng bàn vợt ngang.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí lệch trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, hai chân đứng dạng song song, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, đưa vợt ra trước bụng và hơi lệch trái, cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước, cổ tay làm động tác co và gập trong để chuẩn bị tốt cho động tác cổ tay đánh bóng.
Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, căn cứ vào mức độ xoáy lên khác nhau của bóng đến, lấy cẳng tay và cổ tay làm chính vung vợt ra trước bên phải hoặc ra trước lên trên sang phải để đón bóng.
Khi bóng vào thời kỳ đi lên, lấy mặt vợt nghiêng trước để đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng cổ tay phát lực làm động tác mở ngoài và duỗi ngoài đồng thời làm cho cẳng tay xoay ngoài. Chú ý đến việc mượn lực bật lên của bóng đến.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía trước sang phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể đặt lên cả hai chân hoặc chuyển từ chân trái sang chân phải.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Em vừa học được hết lý thuyết của bác J&N rồi, có bác nào dám đấu súng không hử:21:(y)

KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Công bóng (bóng tấn công)

Né người công bóng thuận tay.

- Đặc điểm:
Khi gặp phải trường hợp bóng đến ở nửa bên trái bàn mà không thể dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà cần phải di chuyển bước nhanh đến góc ngoài bên trái bàn bóng, dùng kỹ thuật công bóng thuận tay để đánh trả nhằm phát huy tác dụng uy lực của công bóng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn.
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong cách đánh đẩy trái công phải và cũng là kỹ thuật cần nắm vững đối với các vận động viên bóng bàn có các cách đánh khác.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trước hết cần nhanh chóng di chuyển đến vị trí, né người nghiêng với bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi ngả ra trước và hóp bụng.
Dựa vào tình hình bóng của đối phương đánh sang mà ở vị trí né người có thể dùng các loại hình kỹ thuật công bóng thuận tay cho phù hợp (công nhanh thuận tay, vụt nhanh, giật bóng thuận tay, đập bóng thuận tay…) để đánh bóng
 

lanth

Xe tải
Biển số
OF-7661
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
487
Động cơ
543,840 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà các cụ rùa
Em vừa học được hết lý thuyết của bác J&N rồi, có bác nào dám đấu súng không hử:21:(y)
Em nghe nói cụ J&N là sư phụ của cụ TLA, cho nên nếu cụ mà đánh thắng cụ TLA thì hãy nghĩ đến chuyện thách đấu với cụ J&N.
 

MinhBum

Xe container
Biển số
OF-20934
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
5,821
Động cơ
552,333 Mã lực
có cụ nào giỏi về bơi thì hướng dẫn kỹ thuật luôn đi ạ, em khoái món đấy nhưng lại kém quá
 

lanth

Xe tải
Biển số
OF-7661
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
487
Động cơ
543,840 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà các cụ rùa
có cụ nào giỏi về bơi thì hướng dẫn kỹ thuật luôn đi ạ, em khoái món đấy nhưng lại kém quá
Cái cụ 18banhxecongly này sao lại vote trừ em??? :redface: Chiều nay đạn về em bún trả để xem cụ thế nào nhé!

PS: Ở đây đang bóng bàn sao lại bơi lội gì chứ???
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Phản công bóng cự ly trung bình và xa bàn trái tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng hơi xa với bàn, động tác thực hiện rộng, sức mạnh lớn, đường bóng dài có kèm theo xoáy lên, có thể lợi dụng sức mạnh và điểm rơi biến hóa để giành điểm. Khi bị động có thể lấy tấn công thay phòng thủ, tiến hành phản công để tạo cơ hội đập vụt.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng cách bàn khoản 1m, chân phải hơi ra trước, trọng tâm rơi vào chân trái, hai gối hơi khụy, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên (vận động viên vợt dọc cánh tay phải ép sát vào bên phải thân người, khủy tay hơi nhô ra trước, vận động viên vợt ngang cánh tay phải không cần ép sát thân người) đưa vợt ra phía sau bên trái, cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt gần vuông góc với mặt đất. Khi bóng đối phương đánh sang bật lên tới điểm cao, cánh tay kéo theo cẳng tay vung vợt ra trước sang phải đón bóng, đồng thời lưng, lườn, háng kéo theo thân trên xoay sang phải. Khi bóng ở thời kỳ rơi xuống dùng mặt vợt vuông góc với mặt đất đánh vào phần giữa của bóng, đồng thời ma sát vào bóng theo hướng ra trước, lên trên và sang trái, Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng lực của cánh tay và cẳng tay là chính, có sự hỗ trợ của lực xoay thân. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà lên phía trên bên phải đồng thời nhanh chóng trở về tư thế thuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

* Vụt bóng trái tay.

- Đặc điểm:
Đứng ở vị trí gần bàn, động tác thực hiện rộng, sức mạnh lớn, tốc độ nhanh, bóng đi hơi xoáy lên có độ công kích mạnh. Đây là kỹ thuật tấn công có tính uy hiếp lớn khi đối phó với bóng cao, cao vừa và là biện pháp quan trọng giành điểm của các loại hình kỹ thuật tấn công (đặc biệt là cách đánh loại hình tấn công nhanh).

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc lệch trái bàn, phần lớn đứng ở vị trí gần bàn, chân phải hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên (vận động viên vợt dọc cánh tay phải áp sát bên phải thân người, khủy tay hơi nhô ra trước, vận động viên vợt ngang cánh tay phải không cần ép sát thân người), cẳng tay đưa ra sau và xoay ngoài để đưa vợt ra cạnh thân lệch sau bên trái, đồng thời làm cho mặt vợt hơi nghiêng ra trước. Sau khi bóng đến bật lên khỏi bàn, thân trên xoay sang bên phải, cùng lúc đó cánh tay phát lực kéo theo cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía trước sang phải đón bóng. Khi bóng ở thời kỳ điểm cao dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng lực của cánh tay và cẳng tay là chính đánh vào bóng theo hướng ra trước sang phải hoặc ra trước xuống dưới bên phải. Lưng, lườn, háng cũng tích cực dùng sức hỗ trợ khi phát lực đánh bóng. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà ra trước sang phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.
Lưu ý: Nếu bóng đến xoáy xuống thì mặt vợt không nên quá nghiêng trước và có thể đánh vào phần giữa của bóng và tăng thêm lực hướng lên trên một cách thỏa đáng.

* Líp công trái tay.

- Đặc điểm:
Vị trí đứng hơi xa bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt, có kèm theo xoáy lên. Chủ động phát lực đánh bóng, có thể tạo ra cơ hội đập vụt. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có hiệu quả nhất để đối phó với bóng xoáy xuống (đặc biệt là đối phó với cắt bóng).
Ngoài ra khi tập thành thạo líp công trái tay có thể giảm bớt số lần né người líp công, vì vậy có thể hạn chế hoặc tránh được hiện tượng để khoảng trống quá lớn ở bên phải. Đây cũng là kỹ thuật mà vận động viên loại hình tấn công gần bàn cần phải nắm vững.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở khu vực giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50-60cm, chân phải đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên (vận động viên vợt dọc cánh tay phải áp sát cạnh thân bên phải, khủy tay hơi nhô ra trước; vận động viên vợt ngang cánh tay phải không cần ép sát thân người) cẳng tay phải đưa sang trái đưa vợt xuống thấp phía trái thân người đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Đợi khi bóng bật lên khỏi mặt bàn đến vị trí cao, dùng lực của cánh tay, cẳng tay là chính vung vợt lên phía trên sang phải đón bóng phối hợp với thân trên xoay sang phải. Khi bóng bật lên ở thời kỳ đi xuống, dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng (nếu cường độ xoáy xuống của bóng đến nhỏ có thể đánh vào phần giữa của bóng). Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng lực của cẳng tay đưa vợt tạo ma sát vào bóng theo hướng lên trên ra trước và sang phải làm cho bóng xoáy lên. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà lên trên, ra trước, sang phải và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật giật bóng.

Giật bóng là một loại kỹ thuật tấn công có độ xoáy lên dữ dội, đường đi của bóng có độ vòng cung lớn, tỷ lệ bóng tốt (bóng vào bàn) cao, sau khi rơi xuống bàn lực bật mạnh có sức công kích lớn. Trong thi đấu vừa có thể chủ động công kích lại vừa có thể được sử dụng như kỹ thuật quá độ từ thế giằng co hoặc thế bị động sang thế tấn công.
Giật bóng có thể đánh trả một cách chắc chắn bóng thấp và bóng xoáy xuống, do đó so với tấn công nhanh nó có nhiều thời cơ để phát động tấn công. Giật bóng trình độ cao khi đối phó với tấn công nhanh, cắt bóng và các loại cách đánh khác đều có hiệu quả tương đối lớn. Do vợt ngang khi giật bóng thuận tay và trái tay đều thuận lợi, còn đối với vợt dọc khi giật bóng trái tay do góc độ nghiêng trước của mặt vợt khó đạt được yêu cầu nên những vận động viên có cách đánh lấy giật bóng làm chính phần lớn đều sử dụng vợt ngang.(Điều này bây giờ lỗi thời đối với VĐV của Trung Quốc, các cao thủ như Malin hay Wanghao sử dụng vợt dọc giật trái đều rất uy lực và linh hoạt).
Căn cứ vào sự khác nhau của vị trí đánh bóng, kỹ thuật giật bóng có thể phân chia thành: giật vồng trái tay, giật vồng thuận tay, né người giật vồng.
Căn cứ vào sự khác nhau về phương pháp đánh bóng và độ cao của đường cầu vồng có thể phân chia thành: giật vồng xoáy mạnh (còn gọi là bóng vồng trên cao) và giật vồng giật xung.

* Kỹ thuật giật vồng thuận tay.

Đây là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt dọc, giật vồng vợt ngang và cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng.

Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh thuận tay.

- Đặc điểm:
Nếu so sánh với bóng tấn công nói chung thì vị trí đứng giật bóng hơi xa hơn, động tác hơi lớn, tốc độ hơi chậm, độ vòng cung lớn, bóng có độ xoáy lên mạnh. Đường vồng thứ nhất tương đối cao, đường vồng thứ hai tương đối thấp, sau khi rơi xuống chạm bàn lao về phía trước đồng thời rơi trượt xuống dưới. Đối phương đánh trả không thỏa đáng dễ xuất hiện bóng cao hoặc ra ngoài bàn. Nói chung dùng giật bóng để đối phó với bóng xoáy xuống có thể tạo ra cơ hội đập vụt.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí cách bàn khoảng 60cm, chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể đặt lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, vai phải hơi hạ thấp, tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hạ thấp, đưa vợt xuống phía dưới sau bên phải thân, đồng thời xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Đợi khi bóng bật lên đang ở thời điểm cao thì dùng lực của cánh tay, cẳng tay làm chính vung vợt lên phía trên và ra trước đón bóng (cùng lúc với xoay thân sang bên trái).
Ở thời điểm bóng bật bàn đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng mũi bàn chân phải đạp đất, lườn và háng bên phải xoay sang bên trái để trợ lực. Cẳng tay với sự kéo theo của cánh tay phát lực đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng lên trên và ra trước sang trái. Cần phải sử dụng đầy đủ sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy lên mạnh mẽ.
Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà ra trước lên trên sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng giật xung thuận tay.

- Đặc điểm:
Tốc độ bóng nhanh, đường vồng thấp nhưng dài, bóng có độ xoáy lên mạnh, sau khi bật lên khỏi bàn có xung lực lao trước lớn đồng thời trượt xuống dưới. Đây là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên giật bóng.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng cần dựa vào vị trí của bóng đến mà xác định. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang phải. Cánh tay tách khỏi thân người, tay phải cầm vợt đưa xuống phía dưới bên phải thân để vợt cao ngang mặt bàn đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước.
Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt về phía trước và lên trên để đón bóng. Cùng lúc thân trên cũng xoay sang bên trái. Khi bóng đến ở thời điểm cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng.
Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng phát lực của cẳng tay là chính đưa vợt theo hướng ra trước lên trên để ma sát vào bóng, kết hợp với vận dụng động tác và sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy mạnh lên trên. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng thuận tay.


- Đặc điểm:
Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh ra có xu hướng xoáy lên xoáy nghiêng bên phải mạnh. Trong quá trình bay bóng quẹo sang bên trái. Khi chạm mặt vợt đối phương bóng sẽ bắn sang bên phải, tăng thêm độ khó cho việc đánh trả của đối phương.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, điểm khác nhau ở đây là mặt vợt nghiêng sang trái đánh vào phần giữa bên phải hoặc phần dưới bên phải của bóng. Ngoài ma sát lên trên ra , còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang phải làm cho bóng sản sinh xoáy nghiêng lên bên phải mạnh mẽ.

*Né người giật vồng thuận tay.

- Đặc điểm:
Khi gặp trường hợp bóng đến nửa bàn bên trái, không dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà di chuyển nhanh ra ngoài góc trái bàn, né người và dùng kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh trả. Từ đó đạt được việc phát huy uy lực của giật vồng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn. Đây là một trong những kỹ thuật thường dùng của các vận động viên bóng bàn có cách đánh giật vồng vợt dọc.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trước tiên cần nhanh chóng di chuyển ra ngoài góc trái bàn, thân người nghiêng về bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi cúi về trước và hóp bụng. Căn cứ vào tình hình bóng đánh đến để sử dụng các kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh bóng cho thỏa đáng, khi đánh bóng cần dựa vào sự khác nhau về điểm rơi và tính chất của bóng đến để điều chỉnh hợp lý vị trí đưa vợt và phương hướng vung vợt....
 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật giật vồng trái tay.

Kỹ thuật giật vồng trái tay là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt ngang. Vận động viên có cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng cũng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật này.

* Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh trái tay.

- Đặc điểm
Cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, nhưng phần lớn là các vận động viên vợt ngang sử dụng.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng ở vị trí giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 60cm hoặc xa hơn một chút. Chân phải hơi đứng ra trước hoặc đứng song song, trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, thân trên hơi xoay sang trái. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa sang trái và hạ thấp đưa vợt xuống phía trái thân người, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi bàn đến điểm cao thì cánh tay vung vợt lên trên và ra trước đón bóng. Cùng lúc với nâng thân trên xoay sang phải.
Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hơi lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cẳng tay phát lực là chính ma sát vào bóng theo hướng lên trên và hơi ra trước, đồng thời nâng gót chân lên kết hợp với lưng, lườn và háng xoay nâng lên trên sang phải trợ lực cho động tác tay làm cho bóng xoáy lên mạnh hơn. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

* Kỹ thuật giật vồng giật xung trái tay.


- Đặc điểm:
Cũng giống với giật vồng giật xung thuận tay, nhưng kỹ thuật này thường được phần lớn các vận động viên vợt ngang sử dụng.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng cần căn cứ vào vị trí của bóng đến mà xác định, chân phải đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, lưng, lườn, háng và thân trên hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, khủy tay áp sát thân người, tay cầm vợt đưa sang bên trái thân và lệch dưới. Đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn thì dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt ra trước lên trên để đón bóng. Cùng lúc xoay thân trên sang phải. Ở thời điểm bóng cao hoặc thời điểm bóng bắt đầu đi xuống, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước và lên trên, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

* Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng trái tay.

- Đặc điểm:
Trên cơ bản giống với giật vồng xoáy ngang trái tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh đi có kèm theo xoáy lên nghiêng trái rất mạnh, trong khi bóng bay sẽ quẹo phải. Khi bóng tiếp chạm mặt vợt đối phương thường bắn lệch sang bên trái, tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Cơ bản kỹ thuật động tác giống với giật vồng xoáy ngang trái tay, điểm khác nhau là mặt vợt nghiêng sang bên phải, đánh vào phần giữa bên trái của bóng hoặc phần dưới bên trái của bóng, ngoài ma sát vào bóng theo hướng từ dưới lên trên còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang trái làm cho bóng sản sinh xoáy lên xoáy nghiêng bên trái mạnh.

Kỹ thuật giật vồng nhỏ, vợt mút gai.


- Đặc điểm:
Đây là kỹ thuật giật bóng vồng được thực hiện bằng vợt mút gai. Do vợt mút gai có độ dính bóng nhỏ hơn vợt mút dán ngược, bởi vậy bóng giật vồng có cường độ xoáy nhỏ, tôc độ bóng và lực xung trước sau khi bóng chạm bàn đều kém bóng giật vồng bằng vợt mút dán ngược.
Đây là một loại kỹ thuật bổ trợ của lối đánh tấn công nhanh đối phó với bóng xoáy xuống.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trên cơ bản giống với giật vồng vợt mút dán ngược. Điểm khác biệt là ở chỗ vị trí đứng của vận động viên khi đứng khi giật vồng bằng vợt gai tương đối gần bàn, động tác nhỏ, dùng cẳng tay phát lực là chính. Khi đánh bóng góc độ mặt vợt không được quá nghiêng trước....
 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật gò bóng.

Gò bóng là một loại kỹ thuật tương đối chắc chắn khi đánh trả bóng xoáy xuống gần bàn và trong bàn. Các loại hình cách đánh đều không thể thiếu kỹ thuật này.
Gò bóng thường có sức mạnh nhỏ, tốc độ chậm, độ xoáy và điểm rơi biến hóa nhiều, đường bóng ngắn.
Bóng sau khi bật lên tại bàn đối phương phần lớn là ở trong bàn, thiếu lực tiến ra trước, vì vậy đối phương không dễ dàng phát động tấn công. Cho nên có thể sử dụng kỹ thuật này để quá độ, chờ đợi, tìm kiếm hoặc tạo ra cơ hội tấn công cho mình.
Vì động tác gò bóng tương tự như cắt bóng lại tương đối dễ tập nên có thể coi đây như kỹ thuật nhập môn của cắt bóng.
Chủng loại của gò bóng rất nhiều. Dựa vào sự khác nhau của vị trí đánh bóng có thể chia thành: Gò bóng thuận tay và gò bóng trái tay. Dựa vào sự sớm muộn của thời điểm đánh vào bóng có thể chia thành: Gò nhanh và gò chậm. Dựa vào sự khác nhau về cường độ xoáy của bóng có thể chia thành: Gò xoáy và gò không xoáy. Dựa vào sự khác nhau về phương hướng của đường xoáy có thể chia thành: gò xoáy xuống và gò xoáy lên…

* Kỹ thuật gò bóng trái tay.


Do phần lớn vận động viên (đặc biệt là vận động viên dùng vợt dọc) tấn công thuận tay tương đối mạnh, tấn công trái tay tương đối yếu. Cho nên gò bóng trái tay có tỷ lệ sử dụng cao hơn gò bóng thuận tay.

Kỹ thuật gò nhanh trái tay.

- Đặc điểm:
Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người cúi ra trước và hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi xoay trong, đưa vợt lên phía trên trước bên trái cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt xuống phía dưới trước sang phải để đón bóng. Ở thời điểm bóng đi lên thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực một cách thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng xuống dưới ra trước sang phải. Cần chú ý lợi dụng lực bật lên của bóng đến.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống phía dưới trước bên phải đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

Kỹ thuật gò chậm trái tay.

- Đặc điểm:
Động tác tương đối lớn, nhịp độ đánh bóng và tốc độ bóng chậm có kèm theo xoáy xuống. Đây là một loại kỹ thuật gò bóng chắc chắn nhất, đối phương không dễ dàng phát động tấn công. Có thể kết hợp gò nhanh và gò ngắn, cũng như biến hóa có hiệu quả nhịp độ và điểm rơi đánh bóng làm tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả để tranh thủ giành thế chủ động và tạo ra cơ hội tấn công.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên và xoay trong, đưa vợt lên phía trên bên trái cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn và bay đến vị trí cao, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra trước xuống dưới và sang phải để đón bóng. Ở thời điểm bóng đi xuống thì đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới và sang phải. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía trước bên phải và xuống dưới, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

Kỹ thuật gò bóng xoáy nghiêng trái tay.

- Đặc điểm:
Tôc độ chậm, đường vòng cung thấp có kèm theo xoáy nghiêng bên phải. Đối phương khi đánh trả dễ đánh bóng ra ngoài về phía bên phải hoặc đánh trả bóng cao. Từ đó tạo thuận lợi cho bản thân tấn công giành điểm.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng hơi lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên và xoay trong, đưa vợt lên phía trên bên trái cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía trước để đón bóng. Ở thời điểm bóng cao nhất hoặc bóng bắt đầu đi xuống thì dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang phải. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía trước sang phải, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật gò bóng.

Kỹ thuật gò bóng thuận tay.

Do đa số vận động viên bóng bàn năng lực tấn công thuận tay tương đối mạnh (đặc biệt là các vận động viên vợt dọc) cho nên tỷ lệ người sử dụng gò bóng thuận tay thường ít hơn số người sử dụng gò bóng trái tay. Khi gặp phải đường bóng xoáy xuống ở nửa bên phải bàn không dễ tấn công thì sử dụng gò bóng thuận tay để đánh trả sẽ tương đối chắc chắn hơn.

* Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay.


- Đặc điểm:
Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng lệch sang bên trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái ra trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, cẳng tay hơi xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên trước bên phải cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía dưới, trước để đón bóng. Khi bóng còn ở thời điểm đi lên thì dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng sức thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Chú ý lợi dụng sức bật lên của bóng đến. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía dưới trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

* Kỹ thuật gò bóng chậm thuận tay.

- Đặc điểm:
Động tác tương đối lớn, nhịp độ đánh bóng và tốc độ bóng chậm có kèm theo xoáy xuống. Đây là một loại kỹ thuật gò bóng chắc chắn nhất, đối phương không dễ dàng phát động tấn công. Có thể kết hợp gò nhanh và gò ngắn, cũng như biến hóa có hiệu quả nhịp độ và điểm rơi đánh bóng làm tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả để tranh thủ giành thế chủ động và tạo ra cơ hội tấn công.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng ở vị trí hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50cm, chân trái hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên và xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt xuống phía dưới, trước và sang trái để đón bóng. Ở thời điểm bóng bật bàn và bắt đầu đi xuống thì đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới và sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía trước bên phải và xuống dưới, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

* Kỹ thuật gò bóng xoáy nghiêng thuận tay.

- Đặc điểm:
Tốc độ bóng chậm, đường vòng cung thấp có kèm theo xoáy nghiêng bên trái. Đối phương khi đánh trả dễ ra ngoài ở phía bên trái hoặc đánh trả bóng cao, từ đó tạo cơ hội tấn công cho mình.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Đứng hơi lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 50cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người xoay ra trước hoặc hơi xoay sang phải, tay phải co tự nhiên, cẳng tay nâng lên và xoay ngoài, đưa vợt lên phía trước bên phải cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía trước sang trái đón bóng. Ở thời điểm bóng cao nhất hoặc bóng bắt đầu đi xuống thì dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía trước sang phải, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật gò bóng.

* Kỹ thuật gò bóng vẩy ngắn (vuốt bóng)

- Đặc điểm:
Động tác nhỏ, tốc độ bóng nhanh, đường vòng cung thấp, đường bóng ngắn, điểm rơi gần lưới, có thể hạn chế sức tấn công của đối phương. Kỹ thuật này chủ yếu được dùng để đối phó với đường bóng xoáy xuống gần lưới.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Trên cơ bản kỹ thuật động tác giống với gò bóng nhanh. Điểm khác nhau là so với gò bóng nhanh thì nói chung các động tác phải nhanh hơn nữa. Khi bóng đến chạm bàn, tay cầm vợt phải nhanh chóng đón bóng làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Khi bóng đến vừa bật lên khỏi mặt bàn thì dùng lực của cẳng tay và cổ tay ma sát vợt nhẹ vào phần giữa và dưới bên cạnh của bóng theo hướng ra trước làm cho bóng bay nhẹ và rơi vào sát lưới ở bàn của đối phương.

* Kỹ thuật gò bóng xoáy mạnh và không xoáy.

- Đặc điểm:
Cố gắng hết mức dùng phương pháp tay giống nhau để gò bóng sang có xoáy mạnh và không xoáy làm cho đối phương khó phán đoán cường độ xoáy của bóng. Khi đối phương đánh trả dễ xuất hiện bóng chúc lưới hoặc đánh bóng cao, từ đó tạo cơ hội tấn công.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Khi gò bóng xoáy mạnh cần tăng nhiều góc độ ngửa vợt. Trong giây lát vợt tiếp xúc bóng cần phát huy tối đa sức mạnh của cẳng tay và cổ tay với tốc độ nhanh ma sát vợt vào giữa và dưới bóng theo hướng ra trước và xuống dưới. Khi gò bóng “không xoáy” có thể giảm nhiều góc độ ngửa vợt. Trong giây lát vợt đánh vào bóng tốc độ vẩy (vuốt) của vợt cần chậm một chút, dùng mặt vợt chạm nhẹ bóng đẩy ra phía trước để giảm thiểu sức mạnh ma sát vợt vào bóng. Sau khi bóng rời khỏi vợt, cẳng tay và cổ tay dùng sức nhanh mạnh để tăng thêm tốc độ vuốt bóng, làm cho động tác gò bóng không xoáy giống với động tác gò bóng xoáy mạnh.....
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
Bóng bàn.
Quả bóng bàn được làm từ chất dẻo, bên trong rỗng và có dạng hình cầu. Đường kính của bóng tiêu chuẩn là 40mm, trọng lượng 2,5g. Trong thi đấu chính thức có yêu cầu nhất định đối với lực dàn hồi và màu sắc của quả bóng.
Bàn bóng.
Bàn bóng bàn hình chữ nhật, dài 2,74m, rộng 1,525m, chiều cao so với mặt đất 0,76m, mặt bàn phải song song so với mặt phẳng nằm ngang.
Vật liệu chế tạo nói chung là bằng gỗ, có thể dùng bằng các nguyên liệu khác nhưng tiêu chuẩn về tính đàn hồi phải bắt buộc như nhau, nghĩa là phải đảm bảo khi quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 0,3m xuống mặt bàn phải nảy lên được độ cao 0,23m.
Lưới bóng bàn.
Độ cao tiêu chuẩn của lưới bóng bàn là 12,25cm và vuông góc với mặt bàn, lưới chia bàn bóng bàn thành 2 nửa bằng nhau.
Vợt bóng bàn
Vợt bóng bàn gồm có 2 phần:
- Phần cốt vợt: thường được làm bằng gỗ hoặcbằng các chất liệu tổng hợp (ví dụ như cốt vợt Cacbon mà hiện nay rất nhiều người đang sử dụng).
- Mặt vợt: Được dán một lớp mút gai thuận hoặc ngược tùy vào sở thích và sở trường kỹ chiến thuật của mỗi VĐV bóng bàn.
Kích thước, hình dáng và trọng lượng của vợt bóng bàn không hạn chế.


 
Chỉnh sửa cuối:

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
257
Động cơ
500,833 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN (tiếp theo)

Kỹ thuật cắt bóng.

Cắt bóng là kỹ thuật chủ yếu của cách đánh kết hợp tấn công với cắt bóng. Đây là loại kỹ thuật có thời gian đánh vào bóng muộn, tốc độ bóng chậm, tỷ lệ bóng tốt cao, sự biến hóa về độ xoáy và điểm rơi phong phú, đối phương khó phát lực khi tấn công. Vì vậy mà có thể trong lúc cắt bóng thừa cơ phản công.
Kỹ thuật cắt bóng có thể dựa vào vị trí đánh bóng mà có thể chia thành: cắt bóng thuận tay và cắt bóng trái tay. Dựa vào độ gần xa của vị trí đứng so với bàn mà chia thành: cắt bóng gần bàn và cắt bóng xa bàn. Dựa vào mức độ xoáy khác nhau của bóng mà có thể chia thành: cắt bóng xoáy và cắt bóng không xoáy. Dựa vào vị trí bóng đến và tính năng của bóng khác nhau có thể chia thành: cắt bóng đuổi người, cắt bóng đột kích, cắt bóng giật vồng xoáy ngang, cắt bóng giật vồng giật xung…

* Kỹ thuật cắt bóng thuận tay.

Cắt bóng thuận tay là kỹ thuật thường dùng chủ yếu của vận động viên cắt bóng.

- Đặc điểm:
Động tác tương đối nhỏ, điểm đánh bóng tương đối cao, nhịp độ đánh bóng và tốc độ của bóng tương đối nhanh và có kèm theo xoáy xuống. Đường bóng và điểm rơi biến hóa nhiều, có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương đồng thời làm cho đối phương phải di chuyển phải, trái để đánh bóng nên có thể tạo được cơ hội tấn công hoặc trực tiếp giành điểm.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng tùy thuộc vào vị trí của bóng đến mà xác định, nói chung cách bàn khoảng 1m. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên phía trên bên phải đồng thời xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn và đang ở cuối thời kỳ đi lên thì thân người xoay sang bên trái, cẳng tay và cổ tay vung vợt về phía trước xuống dưới bên trái. Khi bóng ở thời kỳ điểm cao hoặc trước khi đi xuống thì vợt đánh vào phần giữa lệch dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng cẳng tay và cổ tay với sự k** theo của cánh tay sẽ dùng lực nhịp nhàng làm cho mặt vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới phía trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật cắt bóng xa bàn thuận tay.


- Đặc điểm:
Động tác tương đối lớn, điểm đánh bóng thấp, nhịp độ đánh bóng và tốc độ bóng tương đối chậm, đường bay vòng cung tương đối dài, dùng biến đổi độ xoáy làm chính phối hợp với biến đổi đường bóng và điểm rơi để tranh thủ giành chủ động và tạo cơ hội tấn công giành điểm trực tiếp.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Vị trí đứng tùy thuộc vào vị trí của bóng đến mà xác định, nói chung cách bàn khoảng 1m. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên phía trên bên phải đồng thời xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn đến thời điểm giữa của thời kỳ đi xuống thì thân người xoay sang bên trái, đồng thời cẳng tay và cổ tay vung vợt về phía trước xuống dưới bên trái đón bóng . Khi bóng ở thời kỳ điểm cuối giai đoạn đi xuống thì vợt đánh vào phần giữa lệch dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng cẳng tay và cổ tay dùng lực làm cho mặt vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái.
Chú ý lợi dụng sức mạnh của thân người khi xoay sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới phía trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.



Kỹ thuật cắt bóng đuổi người thuận tay.

- Đặc điểm:
Bóng đến xiết gần thân người, cần phải nhanh chóng di chuyển sang trái để nhường chỗ mới thuận lợi cho cắt bóng thuận tay.

- Thực hiện kỹ thuật động tác:
Bóng đến xiết gần vào giữa hoặc lệch phải gần cơ thể, chân phải đòi hỏi phải nhanh chóng di chuyển ra phía sau bên trái, đồng thời nghiêng lườn, hóp bụng và xoay người sang phải, cánh tay áp sát bên phải thân, cẳng tay nhanh chóng nâng lên và xoay ngoài đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Sau đó nhanh chóng vung vợt xuống dưới, ra trước đón bóng. Khi bóng ở thời điểm đi xuống thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cẳng tay và cổ tay phát lực là chính vung vợt về phía trước và xuống dưới. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới và ra trước, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể do chuyển dịch không kíp nên vẫn ở trên chân phải.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top