[Funland] Ký sự chuyển mộ

trungtroc250

Xe buýt
Biển số
OF-95362
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
849
Động cơ
408,790 Mã lực
Nơi ở
Innova _Club
Phần 5: Oan nghiệt

Hình như đêm nay chả ai ngủ được, mẹ cứ trằn trọc rồi quay ngược quay xuôi suốt, trong buồng cũng nghe thấy tiếng thở dài của bác em. Ngó đồng hồ xem mấy giờ rồi thì vô tình em
đụng trúng cái ảnh thờ của bác trai, ảnh chụp bác cười rất tươi nhưng sao em nhìn vào cứ có cảm giác bác đang liếc nhìn mình rồi cười điệu cười bí hiểm. Liếc nhanh sang đồng hồ thì thấy đã gần 2h sáng rồi, vội chui tọt vào sau lưng mẹ rồi núp mặt vào đấy ngủ. Nằm được 1 lúc thì tự dưng bên ngoài cổng có tiếng gọi, từ sau đợt con Tô và con Lu chết thì nhà bác không dám nuôi chó nữa nên không khí càng im ắng đến rợn người. Tiếng gọi cửa rất dồn dập, em véo véo vào người mẹ thì mẹ bảo nằm im rồi ngủ đi, nhưng mà sợ quá có ngủ được đâu . Một lúc sau thì bắt đầu nghe thấy tiếng gọi to kèm tiếng đập cổng:

- Chị Hoa ơi, mở cửa cho tôi nhanh lên

Hoa là tên bác gái em, nghe tiếng gọi rất giống tiếng bà họ emnhưng vì sợ nên chả ai dám ra xem ai đang gọi. Hình như biết mọi người trong nhà sợ ma nên lại người bên ngoài lại gọi to
hơn:

- Ra mở cửa đi, cô chị đây không phải ma đâu.

Vừa dứt lời xong thì em đã thấy bác em tay cầm đèn pin đi từ buồng ra mặt lấm lét nhìn mẹ em. Rồi bảo.

- Hình như tôi nghe thấy tiếng cô K gọi dì ạ

Mẹ em và em cũng gật đầu hưởng ứng, nhưng cũng chẳng ai muốn ra. Đánh liều, mẹ em lật đầu giường lấy cái cành dâu, thì ra từ tối mẹ đã nhét nó ở dưới đấy rồi, còn em lăng xăng đi
cầm thêm cái đèn pin rồi theo mẹ và bác ra cổng. Em và bác soi đèn pin lướt qua thì thấy 1 người đàn bà đứng ở cổng, hết cả hồn em định đi vào nhưng rồi vẫn cố đứng lại xem ai.
Mẹ em ra mở cổng thì đúng là bà họ em thật, nhìn bà hình như rất mệt mỏi. Đợi bà vào nhà xong rồi mẹ em hỏi:

- Bác có việc gì mà phải sang đây muộn thế ạ

Em ngó lại đồng hồ thì bây giờ đã 2 rưỡi sáng. . Nhìn bà rất mệt, 2 mắt thâm quầng như mất ngủ, tu một hơi hết chén nước rồi bà ngồi xuống và chậm rãi kể:
- Bố chồng chị vừa về chị Hoa ạ
Hoa là tên bác gái em, bác hốt hoảng hỏi:
- Bố con về làm gì vậy bác, sao bố con không về nhà mà lại về nhà bác là sao?

Bà nói tiếp:
- Ông ấy muốn về nhà lắm nhưng không về được, nhà chị có ma dữ canh cổng.

Tất cả mọi người hoảng hốt, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Rồi mắt bà đăm chiêu như kiểu đang nhìn về 1 nơi nào đó rất xa, thở dài 1 hơi rồi bà bắt đầu kể cho mọi người nghe nguyênnhân mọi chuyện, nó xảy ra cách đây cũng gần nửa thế kỷ rồi..

Cụ đằng ngoại nhà em sinh được 5 người con tất cả nhưng có 1 ông đã mất từ bé vì sinh non, người con thứ 2 là bốchồng bác Hoa, 3 người sau đều là gái, bà ngoại em và bà họ là 2 chị em ruột, còn 1 bà nữa nhưng giờ đang ở với chồng ở ngoài Hà Nội với cả bà không liên quan gì đến câu chuyện em đang kể nên cho phép em thôi không nhắc đến.

Năm ông vừa tròn 26 thì ông xin cụ cho xuống dưới xuôi đi làm cùng với 1 ông bạn, vì cứ quanh quẩn ở nhà mãi cũng không có việc gì làm. Năm đó ông theo bạn xuống Thái bình để làm thuê cho 1 xưởng làm gạch đỏ của người quen. Ban đầu ông cũng chăm chỉ lắm, nhanh nhẹn, xông xáo nên ông chủ rất có cảm tình, nhưng khổ nỗi càng về sau ông đi theo đám bạn xấu nên dính vào rượu chè, cờ bạc, kiếm được bao nhiêu tiền cũng đốt hết vào những canh bạc thâu đêm. Hồi ấy ông quen 1 cô công nhân cũng làm thuê ở đấy tên là Hạ, cô ấy nổi tiếng xinh đẹp, ngoan ngoãn nên cả xưởng ai cũng quý. Mấy anh công nhân ở đó cũng tán tỉnh cô suốt nhưng cô vẫn chưa chịu ai, mà chẳng hiểu sao lúc ấy cô lại để ý ông em, mấy anh kia cứ viết thư tỏ tình rồi làm thơ đủ kiểu nhưng cô chẳng có cảm tình gì với họ. Ông em hồi đó cũng không quan tâm gì cô này cả, chỉ coi như bạn bè em gái thôi vì ở nhà các cụ đã sắp cho 1 mối rồi, ngày xưa thì ở quê vẫn còn quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, kể cả con trai lẫn con gái, bố mẹ đã bảo phải lấy ai thì chỉ biết làm theo răm rắp.

Thời gian trôi qua, dường như lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, ông cũng bắt đầu đáp lại tình yêu của cô Hạ, hứa hẹn đủ kiểu và dọn về sống chung với nhau, rồi vào 1 ngày ông và cô ấy cũng đã làm những việc mà vợ chồng phải làm. Lúc đó ông vẫn chưa biết được những lời mà ông đã nói trong đêm hôm ấy đã hại ông và con cháu ông như thế nào.

Yêu và sống với nhau gần như vợ chồng được 1 thời gian rồi nhưng ông vẫn không bỏ được tật rượu chè, cờ bạc, cô Hạ khuyên lên khuyên xuống, ông cứ ậm ừ rồi hôm sau lại tiếp
diễn. Đêm nào cũng tối mịt mới ông mới lững thững về mà toàn trong bộ dạng say khướt, tiền lương không đủ để ông tiêu, có lúc ông còn bắt cô Hạ đưa tiền cho mình để đi đánh
bạc.Thấy bạn không tu chí làm ăn ông bạn đi cùng ông em mới viết thư, kể rõ mọi sự tình rồi gửi về nhà.

Cụ em sau khi biết tin thì đùng đùng nổi giận, cụ đích thân đi xuống tận nơi ông em làm việc, bắt ông em đi về, không làm lụng gì nữa. Ông bất ngờ quá, không biết xử lý sao thì cô Hạ chạy ra quỳ xuống xin cho ông em. Dường như biết đây là nhân tình của con trai, ông càng nóng mặt hơn nữa, đạp cô kia ngã bổ ngửa ra đằng sau rồi nhảy vào tát ông em. Hai người chả biết làm gì chỉ biết quỳ xuống khóc lóc xin cụ. Máu tức cụ không những không xuôi còn bắt ông em về quê ngay ngày hôm đó, về chuẩn bị làm đám cưới.
Ông em thì sợ bố, bố nói gì là không dám cãi, chỉ có cô Hạ đánh liều đứng ra xin để được cưới ông em, vì trong người cô lúc đó đã mang giọt máu của ông rồi. Lúc này thì cả cụ và ông đều bất ngờ, ông cũng không hề biết là cô Hạ đang mang thai, nhưng ông là 1 thằng hèn, sợ cụ chửi nên chối đây đẩy cái thai đó không phải của mình. Nghe ông em nói xong cô Hạ chết đứng người, cô không ngờ những lời đó lại phát ra từ miệng ông em, và cũng không ngờ rằng mình lại yêu 1 người hèn nhát và đểu giả đến vậy. Cô khóc và chạy đi mất.

Về quê được gần 1 tháng thì ông em lấy vợ, chính là mẹ chồng của bác Hoa sau này. Năm tháng trôi qua mọi người cũng quên sạch chuyện cũ, chỉ có 1 điều lạ là 2 ông bà lấy nhau rồi, nhưng cứ có thai thì lại bị xảy. Mãi sau này mới sinh
được bác em nhưng cũng sinh non, khó nuôi nên bác em tạng người đã nhỏ con từ bé. Lúc ấy ai cũng vui và thở phào nhẹ nhõm vì họ đằng ngoại nhà em đã có con nối dõi.

Còn về phần cô Hạ thì mọi người về sau cũng chẳng biết tin tức gì về cô, nhưng ông bạn đi cùng ông em hồi đó kể nghe đâu tối hôm đó ông về quê theo cụ là cô ấy cũng bỏ đi luôn, rồi
cũng bặt vô âm tín từ đó.

Bà vừa dứt lời thì bỗng dưng có những tiếng cộp cộp như kiểu có người ném đá lên mái nhà. Đang định bụng chửi thằng nào nghịch ngu ném đá lên mái nhà người ta nhỡ vỡ ngói thì sao nhưng em nhớ ra bây giờ là gần 3h sáng thì làm
gì có đứa nào rảnh mà đứng ở ngoài đường ném đá. Cứ cách nhau độ 5 phút thì lại nghe thấy tiếng đấy, bà họ ra dấu bảo mọi người im lặng rồi nói thầm:

- Nó đấy

Nó là ai? Mọi người xôn xao không biết chuyện gì đang xảy ra. Bà em nói nhỏ:

- Nó về đấy, con Hạ nó về đấy!

Tiếng ồn ào dường như tắt hẳn, mọi người ngồi im, những hình ảnh trong câu chuyện bà vừa kể hiện về rõ mồn một trong đầu tất cả như một thước phim, về ông, về cô Hạ, về
tất cả mọi chuyện. Không còn những tiếng ném đá nữa, nhưng bỗng dưng có tiếng khóc ré lên ở đằng sau nhà, rồi lại có tiếng cười khành khạch. Mọi người lúc này xanh mặt, nhìn nhau rồi lại im lặng. Bác em ra bàn thờ thắp hương cho các cụ và bác trai, vừa cắm hương vào bát xong thì bỗng dưng lửa bùng lên, ảnh ông em đổ vật xuống dưới bàn. Chạy vội ra chỗ mọi người đang đứng, bác vừa thở hổn hển vừa chỉ
chỉ, có lẽ miệng bác đã cứng ngắt rồi, chả nói được câu nào.

Mà cũng đâu cần nói, tất cả mọi người ở đấy đều đã chứng kiến hết, nét run sợ hằn rõ lên mặt của mỗi người. Kể cả mẹ em vẫn được xem là lì và bạo gan nhất cũng chả biết nói gì,
người rung lên bần bật, em thì cũng không kém, nếu như nhỏ hơn 1 tý nữa khéo em khóc rồi tè ra quần luôn rồi.

- Á á á á.....

Tiếng hét của anh Quang ở nhà dưới làm mọi người chú ý. Chạy vội ra xem thì đập ngay vào mắt em là 1 cảnh tượng vô cùng kì dị. Nhà anh Quang nằm ở cuối bờ ao, đối diện thẳng với nhà bác Hoa, lúc này em thấy chị Xuyến đầu tóc rối bù, đang lững thững đi ngược lên phía trên chỗ mọi người đang đứng, không hiểu sao trời tối mà em có cảm giác mặt chị ấy rất sáng, nhoẻn miệng cười điệu cười vô cùng kì quái, trên tay cầm 1 bọc gì đó, à không phải bọc nhìn kỹ lại thì em thấy hình như nó là 1 đứa bé, có tiếng cười khanh khách phát ra từ đấy nên em đoán vậy. Chị cứ lũi thũi bước ngược về phía nhà bác Hoa. Sau 1 lúc hoàn hồn thì bà họ em bảo mọi
người vào trong rồi đóng ngay cửa lại, lúc cánh cửa từ từ đóng vào hình như em thấy loáng thoáng chị Xuyến phóng vụt lên, đi rất nhanh, như là cố chạy để chui kịp vào nhà trước khi mọi người khép cửa. Cái giây phút em nhìn thấy chị như vậy nó ảm ảnh em đến tận bây giờ các bác ạ..

5p, 10p trôi qua, mọi thứ yên ắng đến dễ sợ, không thấy bên ngoài có động tĩnh gì. Đột nhiên có tiếng cộc cộc, rồi cạch cạch ở phía cửa ra vào. Em ngồi ở ngay cái ghế gần đấy mà có cảm giác như có ai đang cố mở cái cửa, mồ hôi em túa ra như tắm, em cũng không biết em sợ cái gì nữa, nó như kiểu nỗi sợ 1 con quái vật nào đó sẽ đạp tung cửa và ăn thịt mọi người vậy. Rồi mọi thứ lại im lặng, mọi người căng thẳng nhìn nhau, bỗng dưng đùng 1 cái, cánh cửa như có người đạp mạnh ở bên ngoài nó chấp chới cái then cảm tưởng như cửa có thể bung ra bất cứ lúc nào. Mẹ vẫy vẫy em vào rồi đưa cho em 1 cái bát bắt em tè vào đó, trời, bây giờ thì còn tâm trí đâu mà tè với tiểu nữa, em nhăn mặt lại, lắc đầu nguầy nguậy. Tiếng đạp cửa thứ 2 lại vang lên, cánh cửa gỗ yếu ớt hình như không chịu được nữa rồi, mẹ vùng lấy em rồi bắt em đái vào đấy nhanh lên, nhắm mắt nhắm mũi em chĩa cần câu thẳng vào bát và tè.


Lần này lại im lặng, mọi người cố gắng nín thở chờ đợi động tĩnh nhưng không thấy gì. 30p trôi qua bà họ em bắt đầu đứng lên và đi ra phía cửa, mọi người cũng lững thững theo sau. Cánh cửa vừa mở ra thì mọi người chả thấy ai bên ngoài cả, ngó nghiêng xung quanh cũng chẳng thấy gì, đang định đi xuống xem anh Quang bị làm sao thì từ chỗ nhà tắm chị Xuyến đang lững thững đi lên. Bà em hô to:

- Xuyến đấy hả, mày làm gì mà đêm hôm mò ra đấy thế con.

Không có tiếng trả lời, chị cứ bước thẳng về phía mọi người. Còn cách độ 3 mét thì từ phía sau mẹ em cầm bát nước đái em vừa tè vào đấy hắt thẳng vào người chị. Bỗng dưng chị rú lên, thằng bé bế trên tay thì cũng ré lên mấy câu
the thé, mẹ em liền chạy ngay ra chỗ chị em, trên tay vẫn cầm cái cành dâu mà mẹ giữ từ buổi tối đến giờ, nhưng hình như lần này nó được nhúng nước tiểu của em thì phải, em thấy có nước chảy xuống. Mẹ nhắm mắt nhắm mũi quất, mỗi lần mẹ giáng roi dâu xuống là chị Xuyến lại rú lên những tiếng rợn người. Lần này em thấy mẹ cứ nhằm mắt cá chân của chị mà đánh, được 1 lúc thì chị vật xuống, ngất lịm, còn thằng bé thì hình như nó đang ngủ, ngủ từ bao giờ rồi đó. Cũng may là lúc chị ngã thằng bé không đập đầu xuống đất, dù nó ma nhưng vẫn mọi người vẫn coi nó là cháu, mà chẳng ai muốn thấy cháu mình bị làm sao cả. Bế thốc chị vào giường để bác
em cạo gió, còn mẹ và bà thì chạy xuống dưới xem anh Quang thế nào, vừa xuống đến nơi thì mọi người thấy anh Quang nằm vật ngay trước cửa, miệng há hốc. Có lẽ vì sợ quá mà anh ngất, mẹ em tát tát vài cái thì anh tỉnh, mặt lấm la lấm lét nhìn trước ngó sau, rồi hỏi:

- Bà ấy, à không, vợ cháu đâu rồi cô

Mẹ em kể hết mọi chuyện vừa xảy ra, anh Quang mặt cắt không còn giọt máu, rồi vừa thở vừa nói:

- Cô dặn cháu dải nước tiểu ở cửa mà cháu quên mất, lúc ấy đang ngủ tự dưng cháu nghe thấy tiếng lục đục nên tỉnh. Lúc dậy cháu thấy vợ cháu đang bế thằng bé rồi mở cửa đi ra ngoài, cháu gọi nhưng không thấy cô ấy đáp lại nên chạy ra xem cô ấy bị làm sao. Nhưng vừa ra đến nơi thì cháu nhìn thấy mặt vợ cháu, à không bà ấy.....
Anh cứ lắp bắp mà không nói thành lời được, mẹ em đưa vội cho anh cốc nước rồi anh kể tiếp:

- Cháu nhìn thấy mặt vợ cháu là 1 bà nào đó đang cười nhe nhởn, cháu sợ quá thế là ngất luôn

Lại không ai nói với ai 1 câu nào, mọi người im lặng. Gần sáng bà em mới bảo với mẹ em, cũng may mà mẹ em tuổi Hổ không thì hôm qua nhà mình gặp họa rồi. Mà đúng thế thật các bác ạ,
mẹ em sinh năm 1962 - Nhâm dần, từ trước đến giờ mẹ đã chẳng sợ ma rồi, mẹ bảo mẹ chỉ sợ ma đầu đen mà thôi. Hình như em là con mẹ nên nước tiểu của em ma cũng sợ hơn nước tiểu thường các bác ạ .
 

trungtroc250

Xe buýt
Biển số
OF-95362
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
849
Động cơ
408,790 Mã lực
Nơi ở
Innova _Club
Phần 6: Thầy Kha - Hòa Bình


Sáng hôm sau do cả đêm mất ngủ nên ai cũng mệt mỏi, định bụng 8h sẽ xuất phát lên Hòa Bình ( em xin phép không nói rõ nó nằm ở đâu của tỉnh Hòa Bình để đảm bảo tính riêng tư của nhân vật - tên nhân vật em cũng sẽ thay đổi ) để tìm thầy
hóa giải, nhưng chị Xuyến vẫn nằm mê man chưa dậy nên chả ai dám đi. Lúc đầu mẹ bắt em ở nhà trông chị nhưng mà em hãi quá, sợ lúc chị ấy tỉnh lại thấy em lại nhảy vào bóp cổ thì chết nên cứ nhất quyết đòi đi theo mẹ bằng được. Phân vân 1 hồi thấy để ai ở nhà cũng không xong, may mà bà họ em bảo mọi người cứ đi đi, bà ở nhà trông hộ cho thì mẹ em mới yên tâm phần nào.
Chuyến đi lần này có 4 người đi tất cả, đó là mẹ, bác Hoa, anh Quang và em. Ăn sáng xong xuôi thì đúng 8h tất cả mọi người bắt đầu xuất phát, nhưng đang chuẩn bị đi thì cái xe mà bác Hoa đang ngồi vừa nổ máy xong thì lại tắt ngóm, đề mãi cũng không lên được. Anh Quang chạy lại xem xe bị làm sao thì chả thấy nó có vấn đề gì, vẫn bình thường. Bà họ em bảo anh Quang thử xe anh xem có làm sao không thì quái lạ, xe anh cũng không thể nào nổ máy được. Biết là có chuyện rồi, đang loay hoay chả biết làm thế nào thì bà em bảo mẹ em lên xe rồi nổ máy thử xem, mẹ em vừa ngồi lên xe đề 1 phát là được luôn, bà vẫy tay bảo mẹ em đi ra ngoài đường lớn rồi để xe đấy quay lại đem nốt con xe của anh Quang ra. Vật vã một hồi mọi người mới yên vị được, và bắt đầu chuyến đi tìm thầy.


Đường lên đó quả thật không gần như ban đầu em nghĩ, xung quanh nhà cửa thưa thớt chỉ thấy toàn núi là núi, em ngồi đằng sau buồn ngủ nên cứ gật gà gật gù. Cũng chả biết là phải đi bao lâu, em chỉ biết là người em rất mỏi, vừa đi vừa hỏi
đường nên mất khá nhiều thời gian. Ông thầy mà em sắp tới nhà đây tên là Kha, chả biết bây giờ ông ấy có làm nghề xem bói trừ ma nữa hay không nhưng ngày xưa cũng khá nhiều người biết danh ông. Đang mơ mơ màng màng thì xe đỗ xịch trước 1 căn nhà 2 tầng, nghĩ chắc là đến nhà thầy rồi nên em nhảy tót xuống xe, mà phải công nhận là lúc đi em rất háo hức nhưng lúc đến nơi em lại thấy rờn rợn, người nổi hết gai ốc, em cứ có suy nghĩ là bên trong nhà mấy ông thầy bùa này có rất nhiều ma, ngày trước lại còn có đứa nào bảo em là ở nhà mấy ông thầy pháp thường nuôi âm binh nên em thấy cũng run run.

Mẹ đứng ở cổng rồi gọi với vào trong nhà.

- Bác Kha ơi, bác có nhà không?

Đứng chờ 1 lúc sau thì có 1 ông già tầm 70 bước ra, mặt ông nhăn lại, miệng móm mém hỏi ai đấy rồi mời tất cả vào nhà. Thật sự là em không hề muốn vào 1 chút nào, ban đầu còn định bảo mẹ cứ để xe ở đây con ngồi con trông cho nhưng nghĩ lại thôi. Em cứ dùng dằng đứng ở cổng khiến mẹ phải lườm, sợ mẹ chửi nên em cũng lững thững bước vào. Vào đến nhà, điều đầu tiên em nhận thấy là nhà ông thầy này không âm u như em tưởng. Ở sân có rất nhiều chậu cây cảnh, có 1 gian nhà ngói ở phía dưới em đoán là nhà kho hay bếp gì đấy vì thấy nó cũng hơi cũ cũ. Nhà chỉ có mình ông thì phải vì em thấy từ nãy đến giờ không thấy ai lên tiếng gì hết.

Bước vào trong nhà đập ngay vào mắt em là 1 cái điện thờ đang chưng đèn đỏ rực, ngồi đếm đi đếm lại thì em thấy có 11 bát hương cả thảy, to có, nhỏ có, chia ra làm 3 ban, bên trên cùng là thờ Phật còn bên dưới thờ các ông thần nào
đó em cũng không biết. Nhưng cảm giác rất yên lành không thấy rùng rợn gì cả, khác với những ông thần mà em thấy người ta vẫn thờ. Ông rót nước mời khách rồi móm mém hỏi, nhìn điệu bộ ông rất hiền từ khiến em có cảm tình ngay


- Hôm nay nhà anh chị đến đây là để nhờ tôi bắt ma có phải không?

Bất ngờ trước câu hỏi của ông, cả nhà em gật đầu lia lịa. Mẹ em thưa:


- Thưa bác, hình như nhà cháu có vong ám thì phải, mong bác xem giúp như thế nào rồi trấn hộ chúng cháu.

Ông lại cười rồi bắt đầu nói:

- Tôi biết, ngay lúc đầu chị vào tôi đã thấy 1 người phụ nữ và 1 đứa bé đi theo rồi, nó là vong dữ đấy. Giờ chắc đang đứng ở cổng vì nhà tôi không ma nào dám vào.

Tất cả mọi người đều cứng họng, thì ra nó đã bám theo mấy người nhà em từ ở nhà rồi. Chả biết vừa nãy nó ngồi xe của ai nữa . Mẹ em vồn vã nói với thầy:
- Thầy đã biết hết rồi thì con xin thầy đi theo chúng con về nhà để giải hạn cho nhà con, mọi người trong nhà mất ngủ mấy hôm nay rồi. Con đội ơn thầy.

Ông tiếp lời:

- Giờ anh chị cứ về trước, cầm theo cái này dán ở cửa ra vào và 4 góc nhà, về nhà chuẩn bị đồ lễ trước đi. Bây giờ tôi phải đi làm hộ một nhà đã, người ta dặn từ hôm qua rồi. Tý nữa họ đến đón tôi bây giờ đây. Nói xong ông dúi vào tay mẹ em một xấp bùa màu vàng, trên đó
vẽ những biểu tượng gì đó rất kì quái. Mẹ em thì không yên tâm cứ giục ông về giúp nhưng ông từ chối khéo quá nên đành thôi. Trước lúc về ông còn đưa cho mẹ 1 bức tượng bồ tát nhỏ, dặn là nếu tối nay 5 lá bùa kia không có tác dụng thì dùng đến nó. Mọi người chào ông rồi ra xe đi về, em thì thấy quý quý ông rồi nên chào ông rất lễ phép. Không như lúc đầu nhìn thấy ông như nhìn thấy quỷ

Nhìn mặt trời thấy cũng sắp trưa nên mọi người quyết định rẽ sang nhà bà bác ở gần đấy chơi. Một phần vì đói, phần còn lại ai cũng mệt mỏi sau khi đi 1 đoạn đường xa như vậy
nên muốn tìm 1 chỗ nào đó nghỉ ngơi rồi chiều mới về. Bác này là chị gái bác Hoa, năm nay cũng ngoài 50, nhìn rất phốp pháp, nhưng mặt thì hơi dữ tợn. Ăn uống, ngủ nghỉ xong nhìn đồng hồ thì đã hơn 3h chiều, mọi người sốt ruột muốn về ngay nhưng bà ấy cứ giữ lại ăn cơm
tối. Mọi người xin khéo nhưng vẫn không được, thôi thì nể người ta nên tất cả lại ở lại dùng xong bữa tối thì về. 7 giờ kém 15, mọi người lục đục kéo nhau về, bà này em nhìn thấy
chả có cảm tình nên em cũng chả chào hỏi gì, ngồi lên xe vê thẳng

Trời tháng 5, nhưng lúc này cũng đã bắt đầu nhá nhem tối, em thì lại buồn ngủ, thấy phía trước có cái xe máy hình như cũng đi cùng đường với mình nên mẹ em cứ bám theo sau
cho đỡ sợ vì đường rất vắng. Đi 1 lúc thì em thấy có điều gì đó kỳ kỳ, cách đây mấy phút em nhìn sang bên đường thấy có 1 cái cột mốc báo còn 60 cây thì về địa phận nhà em, nhưng giờ đi tiếp mà vẫn thấy nó báo còn 60 cây nữa.
Hoảng hồn, tưởng bị hoa mắt nên em gọi mẹ, mẹ cho xe đi chậm lại xem như thế nào thì suýt nữa em hét toáng lên, lại thấy cái cột mốc báo y như vậy. Nhìn lên phía trước thấy cái xe máy kia vẫn đi tà tà, người ngồi trên xe thì em không nhìn rõ lắm, chả biết là nam hay nữ chỉ thấy lù lù 1 tảng màu đen, mà mẹ từ nãy đến giờ cứ nhìn
nó mà đi nên không để ý đường. Vẫy anh Quang dừng xe lại rồi mẹ nói:


- Không đi nữa, mình bị bịt mắt rồi. Dừng lại không hết xăng.

Nét căng thẳng hiện rõ lên mặt từng người, thì ra từ nãy đến giờ mình bị cái xe phía trước dẫn đi vòng tròn mà không hề biết, ngó lên trên thì cái xe kia đã mất hút từ lúc nào. Biết
rõ là mình đã bị cái gì làm nên không ai nói gì. Anh Quang thì bực tức quát lớn lên:

- Cô để cháu với cô Hoa đi trước dò đường, chứ cứ ngồi ở đây biết đến bao giờ mới về được nhà.

Mẹ em thở dài bảo dù có đi thì cũng không ra tìm thấy đường đi đâu, nó cứ dẫn mình đi vòng vòng mà thôi, để xăng còn về nhà. Mà lạ lắm các bác ạ, đường rất thẳng chứ không vòng
vèo gì mà mấy người nhà em cứ đi thì lại quay về điểm bắt đầu. Trời bây giờ đã tối hẳn rồi, ai cũng lo lắng, tất cả ngồi im 1 lúc rồi như bỗng nhớ ra bức tượng bồ tát mà ông Kha đưa cho, mẹ lôi ra, miệng niệm Nam mô a di đà rồi lên đi tiếp.
Cũng chả biết nó có tác dụng gì hay không nhưng mẹ cứ cầm,cứ đọc. Một lúc sau thì đã thấy xe bắt đầu đi sang 1 đoạn đường khác, mọi người thở phào nhẹ nhõm rồi tăng ga để nhanh chóng về nhà, em còn cố ngó lại phía sau để xem có thấy ai không, nhưng mà không thấy gì hết, may thật.
 

trungtroc250

Xe buýt
Biển số
OF-95362
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
849
Động cơ
408,790 Mã lực
Nơi ở
Innova _Club
Phần 7: Em bị ám ảnh

Trên đường về bác Hoa cứ giục anh Quang đi nhanh nhanh lên còn về vì tự dưng bác thấy nóng ruột quá, mẹ với em thì cứ cười cười vì nghĩ bác sợ. Về đến nhà đã thấy hơn 8 rưỡi, chị Xuyến cũng đã tỉnh và đang ngồi cùng bà em trên nhà. Thấy tiếng xe của mọi người bà và chị chạy ùa ra hỏi han đủ thứ. Có lẽ về muộn quá nên 2 người lo, mẹ em cũng kể hết mọi chuyện, nào là thầy bảo như thế này, gặp họ hàng như thế này và cuối cùng là bị ma bịt mắt không cho về. Nghe đến đoạn cuối thì em thấy bà với chị Xuyến ngồi im rồi, chả thấy nói năng gì nữa nhưng cuối cùng cũng thở phào vì chuyến này đi về an toàn không ai bị sao hết mọi người ở nhà cứ đứng ngồi không yên suốt từ trưa đến giờ. Mẹ vào trong nhà nhìn ngó 1 lúc rồi bảo anh Quang dán hết mấy lá bùa theo lời chỉ dẫn của thầy Kha, còn bức tượng quan âm thì mẹ đưa cho chị Xuyến cầm, vì chị là người yếu bóng vía nhất trong nhà, sợ lại bị ma nhập như mấy hôm trước thì khổ. Hôm nay tất cả mọi người lên hết nhà trên ngủ, mà cũng đúng thôi căn nhà của anh Quang với chị Xuyến chắc có cho tiền 2 anh chị cũng chẳng dám ngủ ở đấy đêm nay. Cái Ngọc và cái Hằng - 2 đứa con gái của bác em thì bà đã mang sang nhà dì Nhật gửi ở đấy từ sáng rồi, tốt nhất là cứ để chúng nó đi xa xa nhà 1, 2 ngày cho chuyện này kết thúc đã nhỡ lại có việc gì đáng tiếc xảy ra thì ân hận cả đời. Dì và chú có biết chuyện định sang giúp nhưng bà em cản, vì có sang cũng chỉ làm vướng tay vướng chân thôi, giúp được gì mà giúp, chờ tìm được thầy đến rồi tính sau. Mẹ em bảo với mọi người vấn đề bây giờ là còn thằng bé con đang ngủ ở nhà dưới, có đem nó lên trên này hay không? Em nhăn mặt lại, sợ đem nó lên tối nó cười khành khạch lên thì chỉ có nước *** ra quần. Chị Xuyến thì thương thằng bé nên cứ bắt phải đem nó lên trên này ở cùng với mọi người bằng được, thấy thương chị nên mọi người quyết định cho nó lên cùng, nhưng mà lạ lắm, cứ bế nó lên đang định đưa vào nhà thì nó lại khóc, dỗ như thế nào cũng không được, bế đi bế lại mấy lần cũng không xong, đoán là do nhà dán bùa nên nó sợ không dám vào, thôi đành để nó ở nhà dưới rồi khóa cửa lại chứ giờ mà gỡ bùa ra chỉ sợ đêm nay lại gặp chuyện. Em cũng thở phào nhẹ nhõm, đỡ ghê ghê trong người.

Đang ngồi hóng hớt nghe mẹ kể chuyện thì tự dưng em đau bụng quá, chả biết chiều nay ăn uống cái gì mà giờ bụng nó biểu tình dữ vậy. Nghĩ đến cảnh phải ra nhà tiêu lúc này 1 mình chắc em chết, nhưng mà nếu ngồi bô hay rủ ai đi cùng thì còn ngại nữa vì cũng lớn rồi có phải là trẻ con đâu, mà mình lại là đàn ông con trai nữa nên em quyết định chui vào đấy tự sướng 1 mình, giờ cũng chưa muộn lắm nên em cũng không ghê. Cái nhà vệ sinh nhà bác em nó nằm thụt lùi vào trong so với cái nhà tắm, mặt hướng thẳng ra bụi chuối ở vườn trên, ngày đó nhà tiêu cũng chỉ là mấy miếng ván ghép tạm vào đấy để ngồi cho lịch sự thôi, sản phẩm ra là rơi hết xuống ao để cá ăn, đấy gọi là quy trình chăn nuôi VAC các bác ạ

Vào 1 lúc mà em nhẹ cả người nhưng hình như em nghe thấy tiếng gì đó sột soạt ở bên ngoài. Em hé hé mắt ra khỏi tấm bạt che thì thấy có 1 bóng đen chẳng biết là ai đang cắm đầu đi thẳng lên đồi sắn. Em thấy lạ quá chẳng biết ai giờ này còn leo lên trên đấy làm gì không sợ ma à, đang nghĩ thì bịch, có cái gì đó ném vào mé phải nhà vệ sinh, người em giật thót lại, không phải em sợ cái gì nó vừa ném trêu em mà là em không thấy cái vật bị ném nó rơi xuống ao. Đầu óc tưởng tượng ra đủ thứ, em nhanh nhanh chong chóng cho xong rồi chạy ù vào nhà, không dám ngó lại đằng sau nữa.

Mặt xanh lét đi vào chỗ mẹ ngồi rồi chui vào giữa, ngồi được 1 lúc thì em ngáp ngắn ngáp dài, mẹ bảo cứ lên giường ngủ trước đi tí mẹ ngủ sau, em cũng buồn ngủ lắm rồi nên nhảy tót lên giường nằm, nhưng em cứ nằm được 1 lúc là lại thấy gáy lạnh lạnh như kiểu có ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình ở phía sau vậy, em quay phắt người lại thì chẳng thấy gì, nhìn cái cửa sổ chĩa thẳng ra bên ngoài vườn thấy u ám quá em định với tay đóng lại nhưng mà đóng vào thì không khí trong nhà ngột ngạt vì trời đang mùa hè nên lại thôi, thây kệ đến đâu thì đến ngủ đã.

Đang ngủ ngon thì bỗng dưng em thấy có người véo tay em rồi giật giật giục dậy, mở mắt ra thì ra là mẹ, chả hiểu có chuyện gì mà mẹ lại gọi em dậy vào giờ này nên càu nhàu rồi gắt lên. Ra dấu im lặng rồi mẹ bảo em ra ghế ngồi cùng mọi người. Đã hơn 10 giờ rồi mà mọi người vẫn chưa ngủ, nhìn mặt ai cũng căng thẳng rồi nhìn ra phía cửa, em có biết gì đâu mẹ bảo ngồi im nên em cũng ngồi theo.

Ngồi được 1 lúc thì hình như em cũng nghe thấy tiếng gì đó, nó giống như tiếng guốc mộc gõ xuống sân, như kiểu có 1 người cứ đi đi lại lại ở bên ngoài. Tiếng bước chân rất chậm rãi, cứ đến gần phía cửa ra vào thì im bặt rồi lại đi, nhà ở dưới quê thường có cái bậc thang tôn cao hơn so với sân thì cứ đến đấy là tiếng bước chân lại rẽ sang hướng khác. Em cứ tưởng tượng bên ngoài là 1 cái gì đó rất đáng sợ nó cứ đi lại mà không thể vào nhà mình được. Bỗng dưng thằng bé con ở nhà dưới khóc ré lên, chị Xuyến thương con tưởng nó bị làm sao định vùng xuống xem nhưng may mà anh Quang giữ lại kịp. Bà em quát ngồi im thì chị mới không dám đứng dậy nữa. Thằng bé vẫn khóc, chả hiểu ai làm gì nó mà nó khóc tợn đến vậy, bà em thì cầm chuỗi hạt, miệng lẩm bẩm niệm kinh phật.

Phụt, cái bóng đèn vàng trong nhà tự dưng tắt ngóm, trời sao lại mất điện vào giờ này không biết, mọi người bắt đầu xôn xao, mò mò 1 hồi thì anh Quang tìm được bật lửa rồi châm tạm cái đèn dầu trên bàn thờ. Mọi người căng thẳng nhìn nhau, thằng bé không khóc thấy khóc nữa, mọi thứ lại yên ắng đến rợn người thì bỗng dưng ngoài cửa ra vào có tiếng gọi, nghe rất nhỏ:

- Mẹ ơi, mở cửa cho con


Đấy là tiếng cái Ngọc, đứa con đầu của bác Hoa, nó đang ở nhà dì cơ mà làm sao mà chạy về đây được. Lần này là đến lượt bác Hoa nôn nóng, bác không biết nó có phải con mình hay không nhưng tiếng của nó nghe cứ như kiểu nó đang cắm mặt xuống chậu nước rồi bì bõm nói, bà bảo bác Hoa kệ nó, nó có gọi gì cũng không được thưa. Lúc này em cũng nhớ ra là cổng đã khóa rồi thì người ngoài làm gì vào được, chắc chắn cái người đang gọi ngoài kia là ai đó chứ không phải cái Ngọc. Tiếng gọi cứ dồn dập giống như giục người trong nhà phải mở cửa ngay vậy, tiếng niệm phật của bà càng ngày càng to hơn như để trấn áp nỗi sợ hãi của mọi người. Một lúc sau tất cả lại im bặt, không còn tiếng gọi, không còn tiếng trẻ con khóc nữa.

Ánh đèn dầu nó cứ mờ mờ, ảo ảo đôi lúc còn chập chờn như muốn tắt càng làm cho em thấy không khí trong nhà nó kinh dị. Ngồi được 1 lúc tự dưng thấy lạnh lạnh nên em khùa khùa hỏi mẹ, mẹ cũng bảo là đột nhiên thấy nổi hết gai ốc lên, mà không phải chỉ 2 mẹ con em mà tất cả mọi người trong nhà đều thấy vậy. Trời mùa hè mà tự dưng thấy lạnh thì vô lý đùng đùng, nhìn ngó xung quanh nhà 1 lúc thì em thấy cái cửa sổ chỗ cái giường em vừa nằm kia đang mở toang hoác ra, thì ra gió lùa vào từ đấy. Em liền chạy ra để đóng cửa thì mẹ ơi , tim em như muốn rớt ra ngoài ngay lúc đó. Ở bên ngoài cửa sổ, cái bà đeo bị mà em gặp cách đây 2 năm đang đứng ở lù lù ở đấy, bà ấy đội cái nón che kín hết cả mặt. Đang ú ớ trong miệng chưa kịp kêu thì đột nhiên cái đèn dầu để trên bàn lại tắt. Đầu óc em hoa hết lên rồi, em thề là chỉ cần bà kia thò tay vào vuốt mặt em là em có thể đứng tim mà chết ngay lúc đấy. Thật sự không có đèn nhưng em nhìn thấy bà ấy rất rõ, không hề giống ma 1 chút nào, trông rất thật chứ không hề ảo. Kịp hét lên 1 tiếng rồi em té ngửa ra giường, ngất luôn chả biết trời đất trăng sao gì nữa.

Lúc sau tỉnh dậy thấy nồng nặc mùi dầu gió, đoán là mẹ lại cạo gió cho mình, thấy em lục cục ở giường mọi người chạy đến hỏi xem em nhìn thấy cái gì mà hét ầm lên rồi ngất xỉu vậy. Em kể hết mọi chuyện, kể cả chuyện 2 năm trước em nhìn thấy bà ấy đứng cạnh quan tài bác em rồi cả chuyện hình như bà ấy lật ảnh thờ của bác đêm hôm đó nữa. Kể xong em khóc tu tu như 1 đứa bé, mặc dù năm ấy đã 14 tuổi rồi, em sợ thật sự, hình ảnh bà ấy làm em ám ảnh. 7 năm rồi mà em vẫn không quên được cái ngày hôm đấy vì những gì em nhìn thấy em cảm tưởng như đó là 1 người đàn bà còn sống chứ không phải ma các bác ạ.

Trời vừa tang tảng sáng thì chị Xuyến vùng xuống nhà dưới để xem thằng bé con có làm sao không, nhưng mà mở cửa ra thì thấy nó vẫn nằm trong màn, đang ngủ rất say, chả có dấu hiệu nó quẫy đạp khóc lóc gì của đêm hôm qua cả. Bác Hoa thì lo lắng vì tiếng gọi đêm hôm qua của con Ngọc liền lấy xe máy phi sang ngay nhà dì em để xem hai đứa nhỏ còn ở đấy không. Em thì hóng hóng theo mẹ ở dưới bếp để chờ đồ ăn sáng

Hôm nay em thấy không khí trong lành, dễ chịu lắm, khác hẳn với tối hôm qua, nếu như không có những điều ma mị kia thì em rất muốn ở đây, vì nó xa thành phố, xa đường xá, không khí thôn quê thật yên tĩnh nó làm lòng người ta thấy thoải mái. Đang nhăn mặt ăn tô mì tôm thì em thấy bác em lững thững đi bộ từ ngoài cổng vào, em ngó nghiêng mãi cũng chả thấy cái xe máy của bác đâu, mặt bác như người mất hồn, em chào bác nhưng chả thấy bác có phản ứng gì nên lại cắm mặt ăn tiếp. Thấy bác đi xuống bếp được 1 lúc thì tự dưng bác gào ầm lên:

- Cái Ngọc đi đâu mất rồi dì D cô K ơi


Rồi bác khóc, em chạy xuống xem có chuyện gì thì thấy bác kể hồi sáng bác sang nhà dì Nhật để xem 2 con bé con thế nào thì dì bảo tối hôm qua bác đến đón nó về rồi mà sao còn sang đây hỏi. Em hoảng, làm rơi ngay đôi đũa xuống đất, hôm qua mãi tối đêm mấy mẹ con bác cháu mới về thì ai rảnh mà sang đấy đón, biết là có chuyện chẳng lành rồi bà em hô tất cả mọi người đi tìm. Em và anh Quang thì nghĩ ngay đến trường hợp xấu nhất là nó bị làm sao ở bãi cát, mùa này chỉ sợ nó ra đấy rồi trượt chân rơi xuống sông, nhưng hỏi mấy nhà ở quanh đấy thì họ bảo chả có đứa bé nào ra chơi cả. Thở phào nhẹ nhõm 2 anh em lại về nhà để tìm quanh quanh khu vực nhà mình, lúc này cả chú và dì em cũng sang tìm giúp. Tìm được 1 lúc có vẻ nản nên mọi người ngồi hết lên hiên nhà để chờ xem như thế nào vì vẫn nghĩ nó đi chơi đâu đó thôi. Bỗng chị Xuyến đứng ở mép bờ ao cạnh cái nhà tắm hô lớn, mọi người chạy ra xem thì thấy chị đang cầm 1 cái dép nhựa màu hồng, hình như biết đấy là dép của con gái mình nên bác Hoa khóc rống lên. Anh Quang và chú em 2 người nhìn nhau 1 lúc rồi nhảy xuống ao mò, nhưng mà kỳ lạ là anh và chú mò hết xung quanh ao rồi bơi cả ra giữa ao để tìm nhưng vẫn không thấy gì, mẹ em đang định bảo thuê máy bơm về bơm hết nước để tìm thì bà họ em kêu chị Xuyến vào nhà trong lấy 1 cái liềm cùn và 1 cái áo cũ của cái Ngọc ra. Chả ai biết bà định làm gì mọi người chỉ biết nhìn theo, em thấy bà buộc cái áo vào chuôi liềm rồi chèo thuyền ra giữa ao thả xuống, khuấy khuấy 1 lúc thì đột nhiên ở giữa ao có 1 cái bọc gì đó nổi lên, nhìn kỹ thì mọi người mới té ngửa ra vì đó là xác con Ngọc, nó nằm úp mặt xuống nước, bụng con bé thì trương phềnh lên chắc bên trong toàn nước. Lúc đưa nó lên bờ mắt nó trợn ngược lên như kiểu đã nhìn thấy 1 cái gì đấy rất kinh hãi, anh Quang vuốt đủ kiểu mà nó vẫn không chịu nhắm. Bác Hoa khóc rống lên, bác thương con, nhà đã neo người giờ 1 người nữa lại bỏ bác mà đi, nhìn bác khóc mà mọi người cũng rơm rớm nước mắt theo.

Bác trai em lấy vợ muộn, mà chỉ sinh được đúng 2 đứa con gái, con Ngọc năm nay mới có 7 tuổi, còn cái Hằng em nó thì đẻ sau chị 2 năm, 2 chị em nó rất ngoan nhưng không ngờ hôm nay lại xảy ra cơ sự này. Mà hôm qua cổng đã đóng rồi thì không biết nó vào kiểu gì, hay là nó đã ở nhà từ tối mà mọi người không hề hay biết. Mọi người bắt đầu lục đục sắm áo quan rồi mọi thứ để làm đám, vì nó còn bé nên chiều nay sẽ đem ra đồng luôn, ở quê có quan niệm là nếu trẻ con chết thì phải chôn ngay trong ngày hôm đó, không được để ở nhà.

2h chiều mọi người bắt đầu đem quan tài con bé ra đồng, cũng may là quan tài không hề nặng như lần trước, em đang nghĩ con bé này nó không vương vấn gì nhà cửa hay sao mà chịu đi dễ vậy, vừa nghĩ xong thì xịch, 2 người bê quan tài ngồi rập xuống đất, họ kêu đang chuyển ra xe thì tự dưng cái quan tài này nặng quá không thể bê nổi, bác Hoa thấy vậy lại nghĩ con gái không nỡ đi nên lại lóc cóc ra bàn thờ châm hương khấn vái, nhưng khấn xong rồi mà cái quan tài vẫn nặng trịch. Hình như đợt này nó chết tức tưởi quá nên không muốn đi, lúc này bà em lại lẳng lặng đi lấy cái liềm vừa dùng để vớt xác nó, gõ gõ 3 cái vào thành quan tài rồi bà bảo 2 ông kia vào bê thử. Quan tài lại nhẹ tênh, chả hiểu nổi, em tròn mắt đứng xem, đúng là có nhiều cái kỳ lạ trong dân gian mà khoa học không thể nào giải thích nổi.

Em cũng theo mọi người đưa nó ra đồng, ra đến nơi em đã thấy có 1 cái huyệt bé bé đào ngay cạnh mộ của bác trai ngày trước, chắc mọi người muốn để 2 bố con gần nhau nên mới làm như vậy, trước khi lấp đất lại bà em còn quẳng cái liềm và cái áo cũ vừa nãy của nó xuống rồi nói thầm cái gì đó, bây giờ em vẫn tự hỏi sao bà em lại có thể biết được nhiều cái hay và kì dị đến như vậy. Đưa quan tài nhập đất xong thì mọi người lũ lượt kéo nhau về. Chiều hôm đó mẹ em bảo anh Quang lên Hòa Bình đón Thầy Kha về ngay, vì cứ để tình trạng này tiếp diễn thì không ổn.
 

trungtroc250

Xe buýt
Biển số
OF-95362
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
849
Động cơ
408,790 Mã lực
Nơi ở
Innova _Club
Phần cuối: Quá khứ - Hoá giải


Cũng gần 6h rồi mà chưa thấy anh Quang về mọi người lại thêm sốt ruột, bác Hoa chắc mệt quá nên nằm thiếp đi ở trên giường, con bé Hằng thấy mẹ như vậy cũng nằm im theo, nhìn mặt nó rất ủ rũ trông thương thương, hôm nay đám ma chị nó nhưng em không hề thấy nó khóc nhưng nhìn vào mắt nó em thấy cứ buồn buồn, ai hỏi cũng không trả lời. Người thân trong nhà cứ ra đi lần lượt kể cũng tội, không biết bác Hoa có vượt qua được cú sốc này không. Em đang nghĩ miên man thì nghe thấy tiếng xe máy ở ngoài cổng, đoán là anh Quang về nên mọi người chạy ùa ra. Đúng thế thật, lần này thầy Kha cũng về theo, vừa bước vào cổng em đã thấy ông ấy nhăn mặt y như lần mẹ con em đến. Hôm nay ông mặc 1 cái áo the đen, đầu độ khăn xếp, tay xách 1 cái va-li , có lẽ trong đấy toàn đồ nghề bắt ma của ông, nhìn rất oai, vừa ngồi vào bàn ông đã nói ngay:

- Ở cổng nhà anh chị có đôi chó đen đứng ở cổng, như này ma nhà không dám về đâu

Cả nhà em ngạc nhiên, nhà có nuôi chó đâu mà có đôi chó đen nào, nhưng rồi chợt nhớ ra hình như đấy là con Lu và con Tô. Thảo nào mấy hôm trước bà em nói ông không dám về nhà vì có ma dữ canh cổng, chẳng lẽ là 2 con chó này. Nói xong thầy đi ra ngoài, ngó nghiêng xung quanh, đi ra đằng sau nhà. Rồi ông lại vào nhà ngồi nói tiếp:

- Anh kia kể với tôi hết rồi, nhà chị có vong dữ ám, tôi đã dặn chị như vậy mà chị không chú ý gì cả, chỉ tội con bé con.

Ông thở dài rồi tu một hơi hết sạch cốc nước chè, ông dặn hôm nay mọi người cứ lên hết trên này ngủ, để ông ngủ ở nhà dưới với thằng bé, thấy có gì lạ cũng không được mở cửa, kể cả nếu nghe thấy ông gọi cũng không được mở. Hôm nay em không thấy ông cười cười như mọi hôm nữa, mặt ông rất đăm chiêu, cả nhà chỉ biết vâng vâng, dạ dạ rồi làm theo tất cả những gì ông nói. Em cảm tưởng hôm nay có điều gì đó rất kỳ lạ, nhưng em không biết nó là cái gì chỉ thấy bồn chồn, nôn nao trong người. Bà em vẫn ở lại, bà bảo bây giờ mà về bà không yên tâm, em nghĩ mà cũng tội nghiệp bà, đã mấy ngày hôm nay bà phải suy nghĩ về mấy cái chuyện này rồi, bà cũng đã có tuổi chỉ sợ bà ốm ra đấy thì mọi người không biết nói sao nữa.


Nửa đêm em giật mình tỉnh dậy vì tiếng bước chân dầm dập ngoài sân, cảm giác rất đông người rồi lại có tiếng người nói chuyện với nhau nhưng rất nhỏ, em không nghe rõ đó có phải tiếng người không hay là tiếng gió rít. Tự dưng em nhớ ra trời mùa này làm gì có gió mà rít, sợ quá em nằm sát vào người anh Quang, anh ấy ngủ say quá, em ngó lên giường trên thấy mọi người cũng ngủ chả biết gì, chẳng lẽ họ không nghe thấy gì hay sao mà vẫn ngủ được. Em nằm im, cố dỗ giấc ngủ, yên tâm vì hôm nay thầy Kha tới chắc là sẽ không có chuyện gì đâu. Em học theo bà nằm đọc lẩm nhẩm mấy câu nam mô a di đà.

Đang nằm bỗng dưng có tiếng gõ cửa, rồi có giọng nói vang lên.

- Mở cửa cho tôi với anh chị chủ nhà.

Em nghe rõ từng câu từng chữ một, vì em và anh Quang dải chiếu nằm dưới đất ngay cạnh cửa ra vào, và em cũng nghe rõ đây là giọng thầy Kha. Răng em va vào nhau cầm cập, em cấu nhẹ vào lưng anh Quang nhưng anh không hề có phản ứng gì. Bên ngoài tiếng gõ cửa và tiếng gọi vẫn vang lên đều đều. Em không thể tưởng tượng nổi bên ngoài nó là cái gì, vì nó quá sức ghê rợn đối với em, chưa bao giờ em cần 1 người bên cạnh như lúc đó, em nằm im, mặc kệ, miệng vẫn lẩm bẩm đọc kinh. Một lúc sau thì không hề còn tiếng động gì nữa, giờ chỉ còn tiếng ếch nhái kêu ộp oạp.


Sáng dậy, em cảm tưởng người em như bã hết ra, mấy đêm rồi em không thể nào ngủ ngon được. Mọi người cũng đã dậy nấu đồ ăn sáng cho thầy, em nhìn ông lén lút, nghi vấn, định hỏi nhưng mà không dám hỏi. Nhưng em đoán đó không phải là ông vì chả có lý do gì mà ông lại mò lên nhà lúc nửa đêm như vậy và nếu ông có gọi thì sáng nay ông đã hỏi sao đêm qua không mở cửa cho ông. Không khí buổi sáng trong lành nhưng sao tự dưng em thấy nó rất ngột ngạt, em nhìn ra sân mà rùng mình, chẳng biết đêm qua có những điều kinh dị gì đã diễn ra ở đây. Em lảo đảo mò ra sau nhà đánh răng rồi vào ăn sáng.


Bà em lỉnh kỉnh khuân 1 lô đồ cúng về, mẹ em với chị Xuyến thì đang làm thịt gà rồi đồ xôi. Nhìn mọi người hôm nay tất bật hẳn lên giống như nhà có cỗ vậy. Bác Hoa và cái Hằng vẫn đang ngủ, mọi người cũng không nỡ đánh thức 2 mẹ con dậy. Hai cái chiếu được dải ra giữa sân để bày biện đồ cúng và chỗ để thầy ngồi làm lễ, 1 lúc sau em cũng thấy mẹ mang điã xôi với con gà đang bốc khói nghi ngút lên, thầy bảo gọi bác Hoa dậy để làm lễ, vì bây giờ bác là chủ nhà.

Bác có vẻ rất mệt , 2 mắt vẫn đỏ hoe, thầy đưa nén hương cho bác, bảo bác vái xung quanh 4 phương 8 hướng rồi cắm vào bát hương. Mọi người quỳ xung quanh chắp tay khấn vái lia lịa. Người thầy rung lên, miệng lẩm bẩm đọc mấy câu gì đó em nghe không hiểu, nhưng có vẻ như không suôn sẻ vì em thấy trán thầy đã bắt đầu toát mồ hôi. Khấn như thế được 1 lúc rồi thầy quay sang lắc đầu bảo vong không chịu ra nhận lễ.

Thầy lại ngồi khấn tiếp, nhưng lần này vừa đọc được mấy câu thì bỗng dưng người chị Xuyến giật nẩy lên, cười sằng sặc rồi lao đến bàn lễ vật hết tất cả ra sân. Cả nhà em xanh mặt, bỗng dưng thầy Kha quát to:

- Con kia, ngồi im

Chị Xuyến hình như không nghe thấy gì vẫn giận dữ gạt đổ hết tất cả, bỗng dưng chị quay mặt lại và lao về phía người nhà em đang đứng, nhìn chị lúc đó em muốn nhấc chân lên chạy nhưng không thể nào nhấc nổi. Mọi người bắt đầu nhốn nháo thì tự dưng chị ngã vật xuống, miệng gừ gừ, em cảm giác như chị đang bị ai đó vật xuống và không thể nhúc nhích được. Lúc này thầy Kha bỗng lên tiếng:

- Tao đã bảo mày ngồi im mà mày không nghe, mày tưởng ở đây không ai trị được mày à.


Hình như mấy lời đồn đoán là các ông thầy pháp có nuôi âm binh là đúng các bác ạ, em thấy chị Xuyến nằm ở dưới đất muốn giãy giụa nhưng không thể được, người chị cứng ngắc giống như có 1 cái gì đó đè lên vậy, em nghĩ đó là âm binh qủy tướng mà người ta vẫn đồn thổi. Miệng chị vẫn gừ gừ, mắt long lên sòng sọc. Thầy Kha tiến lại gần rồi hỏi:

- Mày là ai, ở đâu đến, sao lại vào ám nhà này

Rồi chị bắt đầu hét lên, nhưng em đảm bảo đó không phải là tiếng của chị mà của 1 người đàn bà nào đó nghe rất xa lạ:

- Mẹ thằng kia thả tao ra

Chị ấy cứ cố giẫy giụa, chân đạp lung tung còn miệng thì cứ hét đòi thả ra. Em để ý thấy thầy Kha miệng lẩm nhẩm đọc cái gì đó rồi bỗng dưng chị Xuyến rú lên đau đớn, mặt chị méo xệch, miệng bắt đầu van xin thầy Kha. Thầy bước đến gần hơn rồi chậm rãi nói:

- Nói, mày ở đâu đến, sao lại vào nhà người ta làm loạn. Tao không đùa với mày.

Bà ấy bắt đầu nói ( cho phép em gọi là bà coi như là để tôn trọng người đã chết ) những chuyện về bà ấy và ông em. Đêm hôm đó sau khi cụ đưa ông về thì bà cũng lấy hết đồ đạc để về quê. Về nhà bà khóc nhiều lắm, vì bà vẫn yêu ông nhưng yêu bao nhiêu thì bà lại càng hận ông bấy nhiêu. Ở nhà được vài tháng thì bụng bà bắt đầu to ra, lúc ấy bà vẫn không dám nói với mọi người trong nhà là bà đã có thai vì các cụ phong kiến ngày xưa cổ hủ lắm, các cụ nghĩ con gái ăn nằm với đàn ông để trương bụng lên là 1 điều xỉ nhục với gia đình, họ hàng. Mà chả phải ngày xưa, em nghĩ bây giờ vẫn còn, thời nào chả vậy, tiết hạnh con gái vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Bà thì cũng không nỡ bỏ cái thai đó, cứ lủi thủi một mình giấu giấu, diếm diếm. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, điều gì đến cũng đến, bố của bà biết được, cụ đánh đập, chửi rủa con gái thậm tệ. Ông đuổi bà với cái bụng bầu 4 tháng ra khỏi nhà, mẹ bà khóc lóc van xin như thế nào cũng không được, đành nhắm mắt nhìn con gái bị đuổi ra đường. Và cũng đêm hôm đó nghĩ quẫn bà đã nhảy xuống sông tự vẫn. Rồi bà theo ông bạn của ông em lên tận trên này.

Kể xong thì em thấy mắt bà ướt ướt, có lẽ bà đã khóc, tự dưng em cũng thấy mắt mình cay cay, phận đàn bà ngày xưa thật bạc và rẻ rúm hình như đàn ông chỉ coi họ như 1 cái gì đó để giữ nhà, nấu cơm, giặt giũ, chưa bao giờ họ coi đàn bà là 1 con người đúng nghĩa. Và cũng chưa bao giờ em thấy ghét ông em như vậy, chỉ vì tính hèn nhát của bản thân mà làm cho bao nhiêu người phải khổ, nếu hôm đó ông quyết tâm đứng ra bảo vệ bà thì biết đâu 2 người sẽ nên vợ nên chồng. Em cũng ghét ông bố của bà, chỉ vì 1 chút sĩ diện hão mà để con gái mình phải chết trong tủi nhục. Em khinh thường những con người như vậy. Quay sang thấy mọi người ngồi ở đấy mắt cũng đỏ hoe, có lẽ giờ sẽ không ai thấy sợ bà nữa nhưng họ vẫn hận vì bà đã để thù hận của đời trước dồn lên đời con cháu, con bé Ngọc đâu có tội tình gì đâu. Mặt thầy Kha vẫn lạnh tanh hỏi tiếp:

- Mày đừng lấy nước mắt ra để người ta thương, con bé con kia có tội tình gì mà mày lại dìm nó, mày nói thật cho tao biết mày đã phá phách những cái gì ở nhà này rồi.

Giờ bà lại ré lên cười, nói cái giọng the thé khó nghe:

- Trước tao định cho thằng con của thằng chó kia đi luôn nhưng vía thằng bố nó mạnh quá tao không lại gần được. Mẹ nó, chết rồi còn nhập vào con chó đòi cắn tao. Tao cho chết luôn.

Tất cả rùng mình, thì ra hôm đó con Tô là do bác em nhập vào về thăm vợ con vậy mà mọi người không biết lại đuổi đi. Mà chẳng lẽ hôm ấy em nghe thấy tiếng chó sủa là do 2 con Tô và con Lu cắn nhau, em nghe thấy tiếng rít rít của con Tô đòi vào nhà mà sợ quá không dám ra.

Bà lại hét lớn:


- Mẹ thằng kia, thả tao ra, mày cũng sắp chết rồi mà còn làm mấy việc giúp người dương à. Thả tao ra.


Thầy Kha lẳng lặng với tay vào cái va-li lôi ra 2 tờ giấy to khổ lớn ở giữa in hình bát quái to đùng trải ra chiếu rồi miệng lại lẩm bẩm khấn gì đó. Rồi quát to:

- Mày phá phách ở đây mà các Thánh, các Ngài không biết gì cả kể cũng giỏi, nhưng mày đã hại người thì hôm nay tao phải đưa mày đi gặp Phán quan. Tao sống hay chết là việc của tao mày không phải quan tâm.

Nói xong em lại thấy ông ấy đọc cái gì đó, khoát khoát tay như kiểu ra lệnh rồi nhanh tay chụp lấy tờ giấy vừa lôi ra gấp lại rồi bỏ ngay vào va-li. Chị Xuyến chỉ kịp ré lên 1 tiếng rồi ngất lịm. Ông sai anh Quang xuống nhà dưới bế đứa bé lên để ông cắt lộn. Đứa bé vừa gặp ông nó lại khóc ầm lên, vậy mà cả đêm qua ngủ với ông mà không mà em không thấy nó khóc, đặt nó xuống chiếu rồi ông lấy 1 tờ giấy vàng vàng, em nghĩ là bùa dán thẳng vào chân thằng bé rồi lại đọc những câu kì quái gì đó. Dán xong nó nín khóc luôn, mắt lại mở thao láo nhìn lên trời. Ông bảo với anh Quang là cứ nuôi nó thêm mấy tháng nữa là nó tự đi, bây giờ không phải sợ gì hết.

Ông quay sang bảo với mọi người:

- Các cô cứ yên tâm, vong này oán khí mạnh nên tôi sẽ đem nó đi gặp Phán quan để ngài xử, bây giờ mọi người mang hết đống đồ lễ kia đi hoá vàng đi. Hai con chó ở cổng tôi cũng đã cho người đi bắt nó rồi nên bây giờ các cụ nhà chị có thể về được rồi đấy.

Ngập ngừng 1 lúc ông nói tiếp:

- Nhưng tôi thấy ông nhà chị................. ác quá.

Ông thở dài 1 tiếng rồi sắp hết đồ vào va-li, mọi người mời ông ở lại dùng bữa trưa nhưng ông nhất quyết không ở nằng nặc bắt anh Quang phải đưa mình về. Nhà em thấy vậy cũng không dám giữ ông làm gì, nhìn ông mệt lắm, vì tuổi ông cũng đã cao rồi mà còn đi làm mấy việc làm phật ý người âm này. Em nghe nói là những người làm nghề thầy bói, trừ tà, bắt ma sau này chết sẽ bị người âm quở, không biết có phải vậy không?


Tối hôm đó em thấy mọi người đã không còn. Sợ hãi như mấy hôm trước nữa, bà em cũng đã về nhà, anh Quang thì vẫn nhìn thằng bé với ánh mắt đề phòng. Nhưng cuối cùng tối hôm đó em đã có 1 đêm ngủ trọn giấc. Ở chơi được thêm vài hôm thì mẹ con em về vì bố em sốt ruột gọi điện lên suốt.


Về nhà được 1 thời gian thì ở trên quê điện xuống nói là thằng bé con lộn kia mấy tháng sau cũng đi, nhưng rồi chị Xuyến lại có thai ngay sau đó, bụng chị lại nhọn nên ai cũng nghĩ là con trai, lúc chị đẻ mọi người thở phào vì ở chân nó không có vết chàm xanh, vậy là thầy Kha đã cắt lộn được, không ngờ ông ấy giỏi như vậy. Lâu rồi em cũng không nghe thấy mọi người nói gì về ông, chắc bây giờ ông cũng già lắm rồi. Hồi Tết vừa rồi em lên chơi thấy thằng bé con anh Quang, nó tên là Hùng đã lớn tướng rồi, chạy nhảy nô đùa như giặc.

Em nghĩ ở đời gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy thôi, không sớm thì muộn thì mình cũng phải trả nghiệp do mình gây ra, mình không trả được thì con cháu mình chúng nó lại phải hứng chịu, không trốn tránh được đâu các bác ạ. Hãy để cho mình 1 đức tin đi các bác.
HẾT...........
 

kirby 173

Xe tăng
Biển số
OF-8318
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
1,075
Động cơ
550,135 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
truyện này mà chuyển sang audio thì nghe ấn tượng phải biết
 

LATDA 2107

Đi bộ
Biển số
OF-58718
Ngày cấp bằng
10/3/10
Số km
2
Động cơ
442,939 Mã lực
Truyện này trước đây đã có kụ bos trên này rồi ạ.
Truyện rất hay nhưng em không dám đọc lại nữa :-ss
 

mr-justin

Xe tải
Biển số
OF-159262
Ngày cấp bằng
4/10/12
Số km
483
Động cơ
353,950 Mã lực
Nơi ở
hầ nội
oánh dấu để ngâm cứu :P
 

matizsuper1

Xe buýt
Biển số
OF-178563
Ngày cấp bằng
25/1/13
Số km
513
Động cơ
342,560 Mã lực
E oánh dấu để tối đọc tiếp! Đọc truyện này phải đêm mới phê!:D
 

tranxuananh

Xe buýt
Biển số
OF-117305
Ngày cấp bằng
18/10/11
Số km
669
Động cơ
390,950 Mã lực
Nơi ở
18h bay.
Đêm qua ngủ buồn tè mà e đếch dám đi tè các cụ ợ...
 

buonduale

Xe điện
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,454
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc xong rồi tối nay có khi đíu ngủ được ..... Sợ tóa cơ
 

xe mo cau

Xe tăng
Biển số
OF-96346
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,195
Động cơ
408,166 Mã lực
Cám ơn Cụ chủ .Em đọc thấy hay quá. Luật nhân quả là vậy đó.
 

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,681
Động cơ
-63,159 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
đọc từ hôm qua đến h mới xong, em cũng thấy phình phường:D
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,843
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Mỗi nghề có cái riêng của nó, mời cụ li cho nó ấm bụng
 

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,471
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Em copy nốt cái truyện ma bên voz về để đọc nốt cho nó trọn bộ.

Câu chuyện thứ 1: CON CHÓ

Quê em là làng Bắc Biên, nằm ngay bờ bên kia sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên. Bà ngoại có 4 người con: mẹ em là cả, dưới có cậu D. rồi đến cậu C. và dì T. (em xin phép được viết tắt vì nhiều lí do). Năm 86 cậu D sinh con đầu lòng, cái Linh, bà em cũng xin được trong làng về 1 đôi chó, đặt tên là Tin và Mic. Bà em yêu động vật lắm. Bà bảo coi như con Linh và 2 con này bằng tuổi nhau.. Cứ thế 2 con chó ở với bà em, cho đến khi chuyện xảy ra năm 2001, năm đấy cái Linh tròn 15 tuổi
15 năm sống với chủ, con Tin đặc biệt rất khôn và hiểu ý người. Nó hay tha thẩn chơi ngoài sân, hoặc trông đàn gà cho cậu D. Người ta bảo chó càng già càng thông minh. Có khi cậu em bảo vào lấy cái rổ trong bếp, nó cũng lững thững đi vào và tha ra cái rổ. Trái với con Tin, con Mic hay gầm ghè, và chỉ thích thui thủi 1 mình. Nó ít sủa, chỉ gừ trong cuống họng nhưng trông nhà cực tốt. Hình như có vía nó, chó mèo hàng xóm không bao giờ sang phá phách trong vườn nhà em. Bà và cậu D. tự hào về 2 con chó lắm.
Năm đấy nước sông lên cao.
Chiều tối, con Tin không về ăn cơm như mọi khi.. Sáng hôm sau cậu D em ra sông thì thấy nó nằm chết cạnh bờ tre. Cậu đưa nó về, và chôn ở gốc chuối trong vườn. Bà em buồn lắm. Cả buổi sáng chẳng nói năng gì.
Giữa trưa trời nắng to, bà em tranh thủ mang cơm ra phơi. Bỗng có tiếng gậy gỗ gõ cọc... cọc... xuống đất, đều đặn từng tiếng một ở sân sau. Nghĩ bụng có khách, bà em vào nhà lấy cái nón định chạy ra thì thấp thoáng sau gốc cây, con Mic đang chống gậy, đi bằng 2 chân sau, đầu đội cái nón lá của bà... Nó đi từng bước một từ sân sau, hướng ra cổng.. Bà em mồm cứng đơ, chỉ lắp bắp được mấy tiếng "D. D... ra cứu mẹ". Cậu mợ em từ nhà dưới chạy lên, nhìn thấy con Mic, đứng khựng lại.. Con Mic đi từ từ, đứng bằng 2 chân sau, 2 chân trước nó kẹp lấy cái đầu gậy, đầu đội nón, lưỡi lè ra đỏ hỏn tiến dần ra cổng. Từ sân sau ra cổng khoảng hơn 10m, 3 người nhà em đứng như tượng đá, đến khi nó đến gần cổng thì cậu D. vùng ra đuổi theo. Bóng con Mic khuất sau cái cổng, cũng là lúc cậu em lao ra đến nơi nhưng nó đã biến mất Bà em lúc này mới hoảng hồn vào nhà thắp hương... Cả 3 người mặt cắt không còn giọt máu.
Về kể lại chẳng ai tin. Lại bảo cả 3 bị hoa mắt.
Đêm đấy mưa to. Nhà em sát bờ sông, năm 2001 chưa có kè, nước vào sâu đủ nghe cả tiếng vỗ í oạp. Sáng hôm sau cậu D. ra vườn thì chỗ chôn xác con Tin bị đào be bét, cái xác cũng chẳng còn. Xung quanh chi chít dấu chân chó.
Đến giờ bà em vẫn bảo, 2 con đấy chưa đi đâu cả, vẫn ở trong vườn, nhưng nhà mình không nhìn thấy mà thôi...

Câu chuyện thứ 2: THẦN HỘ MỆNH

Em kể qua 1 chút về bên ngoại. Đất bên ngoại em rất rộng. Năm ông mất, gia đình chia ra cho mỗi con 1 ít để cất nhà ở. Trừ mẹ em đang ở ngoài HN, cậu D. cậu C. đều ở riêng, bà em cũng cất 1 căn cấp 4 ở đoạn sân sau nhà cậu C. để ở và nhang khói cho tổ tiên. Năm 2005 dì T về xây nhà, thành ra cả gia đình quây quần. Có 1 điều rất kì quái ở khu đất nhà em, đó là ngoài mẹ em và dì T. sinh con ở HN, được toàn con trai, thì những người nhà em ở khu đó đều sinh con gái. 100% con gái. Cậu D. 2 con gái; cậu C. hiếm muộn, về sau cũng sinh 2 con gái. Năm 2006 gia đình em vợ cậu C, và chị chồng dì T. chuyển về, cũng sinh thêm 4 con gái nữa. Cạnh nhà bà em là nhà chị ruột của bà, trừ bác cả sinh anh họ em trong Thanh Hóa, còn lại là 3 cô con gái. Mới đây cái Linh lấy chồng, mang thai tháng thứ 2, cả nhà phán chắc chắn là gái, quả nhiên chính xác... Người ta bảo sinh con phụ thuộc vào khí của đất, và con gái mang phần Âm...
Năm 2002 em học lớp 10, 1 lần về quê, ra mộ tổ thắp hương, tình cờ thấy 1 ngôi mộ với bài vị tiếng Trung Quốc, băn khoăn, em hỏi mẹ. Đấy cũng là 1 bí mật của gia đình em. Chuyện xảy ra năm mẹ em 12 tuổi.
Ông ngoại em làm công nhân nhà máy bút bi Hồng Hà. Ông thường làm ca muộn, lắm khi đến 1 2h đêm mới về. Nhà cũ bên ngoại em dạng cổ, 1 gian, bên phải là cái phản 5 mẹ con ôm nhau nằm. Đêm đấy trời lâm thâm mưa. Bà với mẹ em đang nằm nói chuyện đợi ông về, thì bỗng nghe rục rịch từ ngoài vườn. Tiếng động càng lúc càng rõ hơn, rậm rịch, rậm rịch, nghe như tiếng vó ngựa. Bà em nhỏm dậy định thắp nến lên xem có chuyện gì mà có người đi ngựa vào sân nhà. Bỗng ùm 1 cái, cái thanh chốt ngang cửa gỗ bên trong tự nhiên rơi ra, 2 cánh cửa gỗ mở toang, gió từ ngoài thổi vào ù ù. Cậu D, cậu C em lúc này tầm 8 , 9 tuổi choàng dậy ôm áo bà ngoại. Nước mưa hắt vào lạnh ngắt. Tiếng vó ngựa vọng to từ nền gạch ngoài sân, rồi 1 bóng người cưỡi ngựa phi thằng vào giữa phòng. Mẹ em ré lên, đấy là 1 ông tướng tay cầm đao, nhưng cụt đầu... Con ngựa hí vang rợn cả tóc gáy. Đúng lúc này thì ông em về. Nghe tiếng lạch cạch mở chốt cổng, ông tướng quay đầu phi ngựa ra sông
Vào đến nhà, nghe vợ con kể lại, ông em điên tiết xắn quần, tay cầm đôi dép và con dao rựa chạy đuổi theo. Bà em gào lên cản nhưng không được. Đêm đấy ông em không về.........
Sáng hôm sau ông về, trên tay chỉ còn 1 cái dép. Ông chẳng kể chuyện gì xảy ra đêm đấy cả. Ai hỏi cũng không nói, cho đến khi ông mất... Những chuyện xảy ra đêm đấy mãi mãi không có ai biết...
Quay lại thời điểm đấy, đợi ông về tắm rửa ăn cơm xong, bà em tất tả đi mời thầy cúng và cả sư trong chùa về nhờ tìm tà. Họ đi ra đến bờ tre gần bãi sông thì dừng lại, bảo đào xuống 1m5. Nhà em đào theo, tìm được 1 xác ngựa và 1 xác người không đầu, mặc chiến phục.... Bà em nhờ người làm phép và gì đó, từ đấy nhà em thờ ông tướng ấy như 1 thần hộ mệnh. Sau này có những lúc trắc trở nhưng tự nhiên được hóa giải.. Nhắc đến bà ngoại em là nhắc đến 1 giai thoại sống, 1 con người kì lạ và cực dị... Em sẽ kể sau...
[to be continued]

Câu chuyện thứ 3: BÀ NGOẠI


Em không nhớ rõ năm sinh của bà, chỉ biết giờ bà em tầm hơn 70 tuổi. Bố của bà em là quan thư tịch cho chính quyền trước, nên có tranh thủ mua được ít đất đai, mà từ đó trở nên giàu có. Đời cụ ngoại em cũng rất kì quái, lên vương rồi lại mất hết, rồi tuyệt tự và khuynh gia bại sản.....Hôm Tết về quê, ngồi nói chuyện với bà chị bà ngoại em, em mới biết rõ chuyện đấy.. Cái độc của vùng đất này âu cũng bắt đầu từ đời cụ, sinh gần chục con nhưng toàn con gái. Xoay quanh đời cụ có nhiều điều sởn gai ốc. Em sẽ kể sau.
Quay lại chuyện của bà ngoại em.
Bà em hồi còn trẻ đẹp nổi tiếng trong vùng. Bà em lấy chồng rất sớm, sinh mẹ em năm chưa tròn 16 tuổi. Bà em sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng sớm lâm vào cảnh bần hàn vì cái họa của cụ ngoại. Bà lấy ông cũng là 1 nông dân. Ông ngoại em chăm chỉ, sau xin vào nhà máy bút máy Hồng Hà, nên cũng đủ nuôi vợ và 4 người con.
Sau chuyện xảy ra đêm hôm gặp ông tướng, năm mẹ em 14 tuổi bà ngoại đột ngột phát điên. Bà em điên thật, chứ không phải lúc điên lúc tỉnh. Mẹ em chăn gà nuôi lợn giúp ông nuôi cả nhà. Gia đình không trông nổi bà, 2 tháng sau đành phải đưa bà lên Trâu Quỳ, đoạn trên đường 5 bây giờ.
Bà em cứ tha thẩn ở đấy, dở điên dở dại mà không biết nguyên nhân tại sao.
Đêm đấy bà về !
Mẹ em đang ngủ thì bà về. Nghe tiếng lạch cạch gọi cửa, mẹ em choàng dậy chạy ra cổng thì thấy bà đứng ở đấy. Lặng yên, áo quần rách tả tơi, chân đi đất. Hoảng quá mẹ đưa bà vào nhà. Thắp nến lên, mẹ em lạnh sống lưng... Mái tóc đen óng ả của người phụ nữ ngoài 30 xinh đẹp nhất vùng mà mẹ em vừa chải chiều hôm trước khi lên thăm, sau 1 đêm đã chuyển thành bạc trắng !
"Tao hết điên rồi, thật đấy"
Sau này mẹ kể lại, giọng bà lúc đấy lạnh lắm, nghe như vọng từ đâu ra chứ không phải từ vòm họng. Một lúc sau ông em về. Nhìn thấy bà ông thực sự kinh hãi, không phải vì màu tóc của bà, mà là vì nhẽ khác....
Năm đấy, cầu Long Biên vẫn là huyết mạch của Hà Nội, là tuyến đường sắt ít ỏi dẫn vào thủ đô, nên quân đội đặc biệt phòng bị. Em không nhớ chính xác lắm, vì lí do gì mà ngoài đường 5 còn có lính gác và có lệnh giới nghiêm của quân đội. 1 đêm tối om, 1 người đàn bà điên, 1 quãng đường từ Trâu Quỳ về Long Biên, với rất nhiều trạm gác và lính tuần... Vậy mà bà em tự đi bộ về được...
Lúc này bà em mới bắt đầu kể, với giọng trở lại như bình thường. Bà bào đầu giờ tối, đang nằm thì tự nhiên thấy đầu óc tỉnh táo. Cửa phòng tự mở ra, 1 người mặc áo trắng bước vào hỏi "mày có phải N. không? Muốn về với chồng con thì đi theo tao".. Thế là bà đi theo. Người ấy dặn lúc nào bảo nằm thì phải nằm, lúc nào bảo bò thì bò, bảo chạy thì phải chạy mà không được hỏi.. Bà làm theo y đúc. Người như trong cõi mộng, đến lúc tỉnh ra thì thấy mẹ em đứng trước mặt...
Từ đó bà hết điên hoàn toàn, nhưng bắt đầu có nhiều biểu hiện kì lạ...
Tóc bà em vẫn bạc trắng từ đó đến nay...

Câu chuyện thứ 4: TUYỆT TỰ


Như em đã nói qua ở trên, cụ ngoại em là người rất giỏi. Cụ làm thư tịch về đất đai, cũng vì thế mà trở nên giàu có. Giàu có tiếng trong vùng, và giàu nhất làng. Cụ em là người tốt, luôn bỏ tiền công đức chùa chiền. Đời cụ cũng không làm hại ai, cũng không theo phe phái gì, cụ em đơn thuần chỉ là 1 người có chức vụ và có đầu óc kiếm tiền.
Cụ em có 5 bà vợ.
Cái sản nghiệp bên Ngọc Thụy là căn nhà mà cụ cất lên để nghỉ ngơi những ngày cuối tuần, vì thế nó nằm sát bờ sông. Như em đã kể trên, đất nhà em chỉ có thể đẻ con gái... Bà cả, bà tư, bà năm đều có toàn con gái, nhưng em không nhớ rõ là bao nhiêu bà. Bà 3 cũng sinh được 4 người con gái, bà ngoại em là út... Trong số các bà vợ của cụ, duy có bà hai là sống ở Hà Nội. Bà hai sinh được 1 người con trai độc nhất, bác T - em phải gọi là ông.
Bác T thừa hưởng trí thông minh trời phú của người bố, học đâu biết đấy, giỏi nổi tiếng. Năm 16 tuổi bác đậu tú tài. Cụ em mừng lắm, vì có 1 người con tài giỏi thừa kế mình, nên chẳng tiếc bác điều gì. Bác T ngoài việc học ra chỉ có 1 thú vui là câu cá. Cuối tuần bác hay về bên Ngọc Thụy ra sông câu. Cũng vì thế mà bi kịch xảy ra....
Sông Hồng ngày trước còn bãi bồi cực lớn bên mạn Gia Lâm, bây giờ mới bị lở mất, thay thế bằng cái kè đá. Mỗi lần nước lên, nước ngập vào rồi rút đi, tạo thành những ao trũng nho nhỏ gần bờ. Bác T em là người miền sông nước, bơi cực giỏi nhưng không bao giờ tắm sông. Mỗi lần về quê, bác lại ra câu cùng 1 người bạn thân cùng làng ở 1 cái chuông nhỏ, nông toẹt, nước xâm xấp bụng.
Ngày định mệnh, đang câu thì lưỡi câu của bác mắc kẹt. Bác T em bảo ông bạn ngồi đợi rồi lội xuống cái chuông xem dây rợ thế nào. Bác lội được 1 đoạn thì ngụp biến mất.. Thấy bác em thụt xuống chuông, người bạn không hô hoán, cũng không nhảy xuống cứu, mà lại thu dọn cần câu về nhà đi ngủ
Chiều, cụ không thấy con đâu tá hỏa đi tìm, sang nhà người kia mới biết bác em chết đuối.. Như con thú hoang cụ em lao ra sông mò nhưng không tìm thấy bác. Cái chuông là chuông tù, nông toẹt, không hiểu tại sao mọi người mò cả ngày không được....Cụ em như chết hẳn, thuê hết trai làng chăng thuyền đi dọc bờ sông mò, nhưng cũng vô vọng.........
Thấm thoát 1 thời gian, bà ba có thai.
Lúc này cụ em đã khá già. Nhưng vì cái dớp đất độc, cụ cũng không hi vọng nhiều..
Bà ba càng lúc càng đẹp ra, bụng căng tròn, gọn gàng... Cụ em chiều bà nhiều lắm. 4 chị em bà ngoại em cũng vì thế được thơm lây...
Mang thai đến tháng thứ 7 thì bà ba em bị cảm nặng... Bác sĩ giỏi thế nào cũng không chữa được... Ngày hôm đấy, bác sĩ nói với cụ em bà ba không qua khỏi, và cái thai trong bụng bà là con trai....
Cụ em như hóa điên. Quỳ trước sân mà gào khóc.........
Đến cuối đời cụ cũng không có được 1 người chống gậy. Về sau cụ đâm chán nản, cơ nghiệp cũng từng bước tan tành...
Đến đời ông ngoại em cũng tuyệt tự.. Nhưng xoay quanh 2 người con trai của ông là cậu D. và cậu C. cũng là cực nhiều chuyện kì dị...
Đất độc [to be continued]

Cảm ơn các bác đã theo dõi chuyện của em từ hôm qua. Những chuyện em kể có thể chưa có sự liên quan nhiều lắm, nhưng rồi dần dần em sẽ giải thích. Chuyện kỳ lạ xảy ra với hầu hết người trong nhà ngoại em, em cũng chưa bao giờ dám khẳng định là ma quỷ hay thần thánh. Những chuyện đó có thể huyễn hoặc, nhưng đều là sự thật, có rất nhiều người chứng kiến, và đa phần xảy ra ban ngày. Đêm qua em buồn ngủ quá, lại đang phấn đấu làm người cán bộ trẻ mẫu mực nên mới để sáng nay đến công ty viết tiếp Em muốn kể qua 1 chút về ông ngoại, và cũng để giải thích lý do ông em kinh hãi khi nhìn thấy bà ngoại đêm hôm đấy... Chuyện hơi dài, có lẽ em chia làm 2 chương..

Câu chuyện thứ 5: BÀ ĂN XIN


Ông ngoại em là người làng Bắc Biên gốc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cũng như nhiều trai làng khác, ông em không học cao, mà ở nhà làm ruộng. Ông là người hiền lành, tốt bụng và dễ gần; cực ít nói nhưng không lầm lì. Là dân sông nước, thú vui từ nhỏ của ông em là bơi sông. Ông em bơi giỏi lắm, mùa nước lên ông hay bơi ra giữa dòng vớt gỗ, hoặc bơi từ bờ nhà em ra bãi giữa. Ngày nào ông cũng ra sông, đông hay hè, nắng hay mưa, chỉ trừ những hôm bão to quá. Chẳng ai biết tại sao ông lại thích ra sông đến thế, và cũng chẳng ai biết ông đi đâu, làm gì ngoài bãi bồi. Những năm tháng lặn ngụp ngoài sông Hồng làm ông trở nên ngang tàng, rắn rỏi và đặc biệt ít nói đến kì lạ.
Năm ông 13 tuổi, có một bà ăn mày lang thang đến Bắc Biên. Mọi người kể nghe đâu bà ta là người miền ngược, trước sống hủ hóa, làng nghi có thuốc độc, bị phạt vạ và xử chết. May cao số nên còn sống nhưng thân tàn ma dại. Lang thang khắp nơi rồi cuối cùng dạt về đây. Bà ăn mày đi quanh trong làng xin ăn, cứ thấy trẻ con là sà vào vuốt má rồi cười sằng sặc. Ai cũng tránh như tránh tà. Chỉ riêng ông em chẳng hiểu sao không sợ mà còn hay cho bà ấy, lúc tấm bánh, lúc quả ổi, bắp ngô.. Cả nhà chẳng ai can được
Ngày trước sông Hồng rất khác bây giờ, có 3 bãi bồi chứ không phải 2. Ngoài 2 bãi bây giờ vẫn còn là bãi giữa, và bãi phía Nam bên Hà Nội - bây giờ có làng chài sinh sống; còn 1 bãi lớn nhất ở phía chân cầu Long Biên, mạn Ngọc Thụy hắt vào trong. Bà ăn mày sống ở đấy.
Năm đấy nước sông lên cao, lụt lớn. Thanh niên cả làng bị vắt gần như đến kiệt sức, đưa gia đình sang làng khác, hay gia cố nhà để nước khỏi cuốn trôi. Nước rút đi, người ta thấy bà điên nằm chết kẹt trong bụi tre rìa sông. Mặt trắng bệnh, bủng beo, lưỡi nâu sì, người trương phềnh, miệng như đang cười giống hồi còn sống. Mọi người chôn bà luôn ờ gốc tre đấy.
Cách mạng về làng, ông em cũng tham gia đi nghe tuyên truyền mỗi tối. Đêm hôm đó, ông em một mình đi bộ về. Đường vào nhà ông phải đi qua khóm tre năm xưa. Thanh niên vùng sông nước, quanh năm gặp xác chết dạt vào bờ, lại có cách mạng về, ông em tỏ ra chẳng sợ gì cả. Sau này, vào một lúc hiếm hoi ông mới kể cho em, có lẽ đêm đó làm thay đổi cuộc đời ông
Khóm tre lòa xòa, ánh trăng hắt vào càng làm nó kì quái hơn. Ông vừa bước qua, thì ở chỗ nấm mồ bà ăn xin có tiếng cười khe khẽ. Chẳng quan tâm, ông em đi tiếp. Bỗng có tiếng gọi giật lại "T. mày còn tấm bánh nào cho tao không? " Lúc này ông em bắt đầu sợ. Tiếng cười he hé lại vang lên, to và rõ hơn trước. Trong bụi tre, tiếng bà ăn xin réo tên ông văng vẳng... Trán ông đổ mồ hôi lạnh... Từ đâu 1 con gió sông thổi mạnh, tán tre rạt sang 1 bên, ánh trăng lọt vào chỗ nấm mồ vô chủ, ông em thấy nguyên bó hương nghi ngút. Ngẩng lên cao, bà ăn mày đang đứng trên ngọn cây nhìn ông em. Ông kể lại, khoảnh khắc đấy tim ông gần như ngừng đập.
Bà ăn xin cười khe khé rồi nói với ông em "Mày tốt với tao, tao lấy vợ cho mày" rồi biến mất...
Trở về nhà, ông em mặt tái nhợt.
Từ đó ông càng thêm ít nói, và cũng từ đó ông hay ra bãi bồi hơn... Vẫn chẳng ai biết ông đi đâu, làm gì cả....
[to be continued]

Xin lỗi các bác vì mạng công ty em hôm nay dở chứng; ông sếp lại được ngày mát giời ngồi phòng làm việc hăng say Thế nên giờ em mới có điều kiện viết tiếp được...

Câu chuyện thứ 6: ĐÁM CƯỚI


Bà em vốn sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng khi lớn lên thì gia cảnh cũng tan nát. Cụ ngoại mất, tài sản tiêu tán. Mồ côi cha mẹ, bà em cùng các chị trở về quê trồng ngô ngoài bãi như bao người khác trong làng. Mọi người to nhỏ, chị em con N. quyền quý chắc gì chịu được, nhưng bà em mặc nhiên chẳn than vãn một lời. Ông em hơn bà em 6 tuổi. Từ nhỏ tới lúc lớn ông em chỉ thích bơi lội ngoài sông và chí thú làm ăn. Nắng gió trui rèn làm da ông nâu bóng, cơ bắp rắn rỏi đúng nghĩa là một lực điền. Trong kí ức em ông ngoại rất cao, khỏe mạnh và đẹp trai Con gái làng hồi đấy hay khúc khích thách đố, trêu nhau đưa được anh T. tách được bãi bồi về làm rể. Mặc kệ tất cả, ông em phớt hết; cuộc sống chỉ gắn liền với đồng ngô, bãi bồi và con sông Hồng năm nào cũng ném nước vào làng.
Hàng năm đều đều 3 tháng nước sông lại lên, tràn vào ngập nửa cái làng Bắc Biên bé tẹo. Dân lũ lượt kéo nhau đi sơ tán, hoặc ra thành phố kiếm việc làm. Lũ ở sông Hồng rất to nhưng cũng rất đều đặn, và nó cũng đều đặn chở vào làng những cái xác… Của trâu bò, lơn gà chết trôi, và cả của những người xấu số. Xác họ dạt vào bờ, hoặc vướng vào bụi tre, bãi bồi. Cứ hết mùa nước, thanh niên làng lại đưa họ ra chôn, để người nhà nếu có đi tìm thì cũng còn đem về được. Năm 56, nước dâng cao đột ngột, chảy xiết và sâu quá đầu người. Người làng hầu như di tản hết; chỉ còn lại số ít thanh niên ở lại đi vớt gỗ đóng bè, trong đó có ông em. Hôm đấy, đang mải vớt khúc cây trôi theo dòng, ông em chợt nghe tiếng kêu cứu thất thanh. Một người phụ nữ trẻ, bám vào khúc cây đang bị nước cuốn ra giữa dòng. Nước hút ra phía sông thường rất siết và tạo thành dòng chảy chẳng theo phương hướng gì. Thanh niên làng nhìn nhau ngao ngán. Ông em chẳng nói năng gì lao luôn về phía đấy. Cũng vì ở ngoài bãi từ nhỏ nên ông bơi như rái cá. Chỗ sâu, nông của dải sông ông thuộc như lòng bàn tay. Vật lộn một lúc lâu, ông em cũng đưa được người phụ nữ đấy vào bờ, mệt lử. Lúc này ông mới nhận ra cô gái đấy tên N. người cùng làng. N. đi thu dọn đồ, buộc lại 1 chút trước khi di tản thì bị rơi xuống vùng nước xoáy. Chật vật xoay xở mới bám được vào 1 thân cây trôi qua. May có ông em kéo lại, không chắc chắn bỏ mạng như những người xấu số vẫn dạt vào làng mỗi năm
Ông em chẳng coi trọng việc cứu người hay được trả ơn, vẫn chẳng quan tâm đến việc cô N. từ sau đợt đấy ngày nào cũng ra bãi thăm ông. Cô N. lúc này đã chuẩn bị cưới một người khác, làm công nhân trên huyện nên ông em càng chẳng màng. Ông em nói thẳng, phũ thẳng, và đuổi thẳng cô N. không cho ra đây nữa vì hàng xóm cũng bắt đầu điều tiếng. Cô N. chỉ ra gặp ông vào buổi giữa trưa và tầm chạng vạng tối, các buổi khác tuyệt nhiên không lai vãng lại bãi bồi; đôi lúc chỉ là mang cho ông ấm nước, kho cho ông khúc cá hay dọn lại cái lều ngoài bãi của ông.. Một thời gian dài tránh mặt, ông em quyết định xin vào làm công nhân trong nhà máy bút bi Hồng Hà, từ đó cũng ít ra bãi; cái lều cũng bỏ hoang.
Từ hồi bỏ bãi, lên nhà máy làm việc ông em quen một người con gái khác cùng làng, xinh đẹp và mạnh mẽ. 2 người ngày ngày quấn lấy nhau không rời như đôi sam. Ông em cũng chẳng còn ra bãi mấy nữa. Cô N. biết ông đi làm công nhân, nhưng vẫn ngày 2 buổi giữa trưa và xẩm tối ra bãi chờ đợi. Ngày biết tin ông em lấy vợ - cô gái kia, và cũng chính là bà ngoại em, cô N. hẹn ông em ra bãi sông nói chuyện. Ông em kể, cô N. bảo từ sau hôm được ông cứu, trưa và xẩm tối nào cũng có 1 người đàn bà vào dắt cô ra bãi. Người đàn bà đó đi tập tễnh, giọng khò khè, bắt cô nấu cơm, dọn dẹp cho ông em. Cô N. bảo cô vẫn yêu chồng chưa cưới, nhưng ngày nào cũng bị dắt theo chân người kia ra bãi, kể cả sau khi ông đi làm công nhân. Ông em lạnh toát sống lưng. Cô N. khóc nhiều lắm, bảo đời em chẳng thuộc về em, và nói rất nhiều câu vô nghĩa khác rồi chạy về nhà. Sáng hôm sau người làng tìm thấy cô N. treo cổ chết trong cái lều của ông em… Đêm tân hôn, có con mèo đen ở đâu nhảy lên xà nhà, nhìn ông em rồi bảo “Tao đây, tao đây” 7 lần….
Trở lại chuyện năm bà em bị điên trở về nhà. Đêm hôm bà em về, bước vào nhà, người ông nhìn thấy không phải bà em, mà là cô N. đứng bên cạnh là bà già ăn xin năm trước, bà già ăn xin nhìn ông, bảo “Tao đây” … Khi bà ngoại kể chuyện với mẹ em, ông em lẳng lặng lên ban thờ thắp hương cho ông quan Tàu… 3 nén hương vừa tàn cũng là lúc gió rít rất to ngoài bãi, cửa mở toang rồi đóng sập lại.. Lúc này ông em mới xuống nhà nói chuyện với bà…..
[to be continued]

Câu chuyện thứ 7: MA NAM



Trong tất cả những truyện trước, chi tiết em hay nhắc đến nhiều nhất là con sông và dải bãi bồi trải dài đoạn qua Ngọc Thụy. Sông Hồng dường như lúc nào cũng chứa đựng trong nó những điều kì lạ, và cả những thứ khó giải thích đến phi lý...
Như em đã kể ở trên, ngày xưa mạn Gia Lâm còn 1 cái bãi bồi to lắm. Bãi này trải dài từ chân cầu Long Biên về phía học viện Hậu cần bây giờ. Có những năm nước sông rút sâu đến mức cảm tưởng có thể bơi một chút là sang được bãi giữa. Trên bãi bồi rộng mênh mông đấy, người làng em trồng đủ thứ cây, ngô, khoai, rau rợ.. và cả khai thác cát. Cái bãi rộng và chắc đến mức mỗi mùa nước rút, dân cho máy xúc ra khoét sâu xuống, rồi đưa cả ô tô ben từng đoàn vào chở cát ra, để lại những cái hố sâu hoắm, rộng hoang hoác. Sau một mùa nước lên và rút, nước tràn vào gần như tạo thành 1 cái "hồ" trên mặt bãi bồi. Cứ thế, năm này qua năm khác, cái "hồ" rộng dần ra, thành 1 dải sông thu nhỏ ngay sát bờ, như cái bể bơi của tự nhiên. Nhà em nằm cách cái hồ đấy gần trăm m
Hồi nhỏ, ông ngoại hay đưa anh em bọn em ra chỗ đấy tập bơi. Chỗ nông chỗ sâu, bì bõm, y hệt 1 cái sông con con, nhưng không có sóng. Bọn trẻ con đứa nào cũng khoái chỗ đấy, vừa được tắm sông, vừa như được đi bể bơi. Nhưng có một điều cấm kỵ, gần như luật bất thành văn ở làng em, đó là nghiêm cấm tuyệt đối không ai được ra sông tầm giữa trưa và ban đêm. Nếu tầm đó còn có việc ngoài bãi thì không được mon men ra bờ sông hoặc cái hồ đấy. Bà em bảo, làng mình có Ma Nam
Ma Nam là linh hồn của những người chết đuối trên sông, chết bất đắc kỳ tử như bị sụp cát hoặc chìm tàu, và những người chết trôi dạt vào làng. Những người này không thể siêu thoát, họ tụ tập nhau trên triền sông vào mỗi buổi trưa và tối để tìm người. Họ chỉ có thể đầu thai nếu bắt được người hợp vía chết thay, gọi là "trả mạng cho Hà Bá" Vào những buổi đấy, người làng em vẫn thỉnh thoảng nghe tiếng ủm ủm nhảy xuống nước hay tiếng cười đùa ở bờ sông vào giữa khuya. Những người câu nhái đêm còn kể, có nhiều lần trên cái hồ đấy vào nửa đêm, từng tốp bóng trắng toát cứ nhảy ùm ùm, rồi lại cười khe khé với nhau. Làng em tuyệt nhiên không ai ra sông vào những giờ cấm kỵ cả trừ một vài tay cứng đầu cứng cổ tỏ ra coi thường, trong đó có cậu cả nhà em, cậu D.
Ông bà ngoại có 4 người con, mẹ em là cả, thứ 2 là cậu D. rồi đến cậu C. và dì T. là út. Cậu C. là người thông minh, nhanh nhẹn, học 1 hiểu 10, con đường sự nghiệp sáng lạn; nhưng trái lại, cậu D. lại rất nghịch. Cậu em nghịch từ bé, lớn lên làm trùm du côn, hở ra là cà khịa, ngứa mắt là đánh nhau.. Cả làng ngán ổng, gọi ổng là D. bẹt. Đỉnh điểm của sự việc là khi cậu em tham gia đánh người gây thương tích, bị công an bắt đi tù mấy năm. Lúc trở về cậu lại càng đâm lầm lì, khó tính... Trong các thứ trên đời,cậu em ghét nhất là mê tin dị đoan và những thứ thuộc về tâm linh như ma quỷ, thánh thần Ai nhắc đến những chuyện đó trước mặt ổng, nếu là bề trên thì cậu tỏ ra coi thường, hoặc nói lại gay gắt; còn nếu là bề dưới thì cậu tát luôn. Cậu em bảo, tao vào sinh ra tử bao lần rồi, cái đất Gia Lâm này làm gì có ma với chẳng quỷ; cậu em coi tất cả chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng... cho đến một ngày...
Cách đây 9 năm, hồi em mới vào lớp 10 cậu em bị dạ dày cấp. Đi 108 mổ, bác sĩ cắt đi 2/3 dạ dày. Kể từ đó, gã đàn ông lực lưỡng cứ suy sụp từng ngày. Đến năm em kết thúc kì 1 lớp 10, cậu em gầy nhẳng, cao 1m6, nặng tầm hơn 40kg, mỗi bữa ăn được lưng bát cơm là chịu. Thế nhưng tính hổ báo của cậu vẫn còn y nguyên, lại có phần nặng hơn trước. Cậu em đâm ra bất mãn với đời, càng tỏ rõ thái độ với những chuyện tâm linh.
Trưa hôm đấy, 2 ông cậu rủ nhau ra sông tắm. Phàm là dân sông nước, ai cũng thích bơi lội, đặc biệt là ở ngoài bãi. Đến gần giữa trưa, cậu C. em giục cậu D. cùng về ăn cơm, nhưng cậu D gạt đi. Thuyết phục không được, cậu C về trước...
12 rưỡi, chưa thấy cậu em về, cả nhà dáo dác đi tìm.. Vừa chạy ra đầu bãi thì cậu em lững thững đi vào. Mặt trắng bệch, cứ dấm dúi bước đi từng bước một như người say rượu. Nghĩ chồng bị trúng gió hoặc cảm nắng, mợ em hoảng quá, vội kéo cậu vào nhà bôi dầu. Cậu D cứ giãy dụa, mắt đảo như rang lạc. Vào đến sân, cậu em giật ra, ngồi phịch xuống, mặt như người điên, ngửa mặt lên trời cười ha hả. Mợ và bà sợ quá, gọi điện cho bố mẹ em về xem cậu thế nào để đưa đi viện. Cả nhà em tất tả phóng về quê. Lúc nhà em đến nơi, nắng đã chếch quá đỉnh đầu, cậu em đầu trần ngồi giữa sân, ai đem ô ra che là cầm gạch ném, rồi lại quay ra chỗ cũ ngồi cười. Lần đầu tiên trong đời em nhìn thấy một người như thế. Đầu tóc cậu em bù xù, lưỡi lè ra ngoài dài ngoằng, nâu xỉn; cái tròng mắt trắng ởn không còn thấy tròng đen.. Cậu em cứ ngửa mặt lên trời cười ế ế, rồi lại giật cục..... Cả họ nhà em, bao gồm 6 gia đình trong khu nhà em, gia đình em, và 3 gia đình trong khu nhà bà chị bà em đứng quanh sân, trố mắt nhìn cậu D.
Biết có chuyện chẳng lành đã xảy ra, bà em nhảy ra trước cậu D, trỏ thẳng tay vào mặt quát:
- Mày là thằng nào ? Mày ở đâu về đây
Lúc này cậu em mới nhìn liếc về phía bà em, nói bằng cái thứ giọng mà vĩnh viễn trong đời không bao giờ em quên, nó phảng phất, nghe như cái loa rè, hoặc như khi cắm dây loa lỏng, chỉ nghe tiếng rào rào mà không rõ tiếng...
- Quê tao ở Hải Dương
Cả họ nhà em chết lặng... Rồi "nó" lại cười khé khé như 1 người điên... Chỉ thấy bà em bảo vọng lại "Ma Nam" rồi đi ra phía cổng... chẳng ai biết bà đi đâu..
Lúc này "nó" hiện nguyên hình không phải là ông cậu em... "nó" bảo nó tên là Nguyên, quê ở Hải Dương, làm ăn buôn bán ở trên này, gặp mùa nước lũ bị chết đuối từ năm 96. "Nó" lang thang quanh bãi mấy năm, rồi bỗng hôm nay gặp ngày, lại gặp được ông cậu em hợp vía nên nó nhập.. "Nó" nói cứ bằng cái giọng đấy, mặt vẫn ngửa lên trời.... trời vẫn nắng chang chang...
Một lúc sau, "nó" đòi ăn cháo... Mợ em vào nấu cháo, bưng ra trước mặt "nó" cái xoong đang nghi ngút khói bỗng nhiên nguội hẳn rồi thiu luôn, chứ tuyệt nhiên không vơi đi 1 giọt, hay thấy "nó" thò vào ăn. Ăn xong bảo vẫn chưa no. Lúc này bố em cáu quá nhảy ra chửi. "nó" chẳng nói chẳng rằng lết từng bước vào nhà bếp Nhà em trồng ngô, thế nên hay tích ngô, lèn chặt trong những cái thùng phuy đặt trong bếp. Một thùng đầy nặng phải hơn tạ.. "Nó" lết vào đến bếp, lừng khừng đứng dậy rồi sốc cả cái phuy đầy ngô đặt lên vai tiến ra vườn... Cái phuy đấy 2 người ôm còn vất vả, vậy mà ông cậu em gầy nhẳng, vác trên vai, đi nghiêng ngả ra vườn..
Đến bờ tường, "nó" bất ngờ hất tung cái thùng văng qua, rơi sang vườn nhà bà trẻ. Bố em với cậu C nhảy vào giữ, chỉ thấy lắc lắc mấy cái 2 ông bắn về 2 hướng. Xong xuôi, "nó" lại về chỗ cũ ngồi...
[to be continued]

Câu chuyện thứ 7: MA NAM - P.2 - MA ThẮT CỔ


Cả họ nhà em vẫn không rời mắt nửa bước khỏi "Nó". Con chó nhà cậu C nuôi hằng ngày hay sang vườn nhà cậu D chơi, hôm nay rúc hẳn trong chuồng rên ư ử. Mọi người dạt hẳn ra, nhưng vẫn cố quây thành vòng tròn kín để đề phòng "nó" dắt cậu em ra sông. Bà trẻ em lần tràng hạt lầm nhẩm kinh liên tục, nhưng đáp lại, "nó" chỉ cười phe phé... Trời càng lúc càng nắng gắt, "nó" bắt ông cậu em cứ cởi trần, mặc quần đùi ngồi giữa sân gạch, thế nhưng mặt vẫn trắng bệnh, và nhờ nhờ thiếu sinh khí..
Đúng lúc này thì bà em về !
Bà em cầm trên tay là cành dâu vặt ngoài nghĩa địa; rồi không biết kiếm đâu ra nước tiểu trẻ con tẩm vào. Bà em nhìn thẳng vào "nó" gọi to tên cậu em 3 lần "D. ! D. ! D. ! " , cứ mỗi câu "D." là 1 phát bà quật thẳng cái cành dâu đầy gai đấy vào người cậu em.
Lúc này "nó" đã thôi cười, và quay sang nhìn bà em gườm gườm với ánh mắt sắc lẻm không có tròng đen nhưng tuyệt nhiên không làm gì cả. Bà em vẫn quật.. Đến cái thứ 6 thì "nó" quỳ sụp xuống chắp tay lậy bà. "Nó" bảo đã biết lỗi, chỉ xin ít tiền đi đường. Bà em vẫn chẳng nói chẳng rằng vụt tiếp.. Được 9 cái thì người cậu em giật tưng tưng, sùi bọt mép, rồi nằm yên không động cựa. Mợ em ré lên lao vào ôm cậu khóc, gào ầm lên "Mẹ giết chồng con rồi" Bà em cũng khóc, nhưng bảo cậu em không sao đâu, cứ đưa vào nhà nằm là được, đã trục được con yêu ra ngoài, giờ bà sẽ lo phần còn lại... Rồi bà em lại bỏ đi...
Đưa cậu vào nằm trong nhà, quả nhiên sáng sau cậu em tỉnh thật, nhưng không nhớ bất cứ chuyện gì. Điều cuối cùng cậu em nhớ là thấy bị ấn mạnh xuống nước, rồi khi mở mắt ra đang nằm ở nhà. Kể lại thì cậu khăng khăng không tin, bảo cả nhà bịa chuyện, rồi lại chửi bới ầm mỹ như mọi khi....
Chuyện cậu D. chưa qua được ít lâu, thì vài tháng sau đến lượt bác Ng. ...
Bác Ng. là con dâu bà trẻ em - tức chị gái bà ngoại em; nhà bác sát vách nhà em, cách mỗi bức tường phân ranh giới mảnh vườn. Bác Ng còn trẻ lắm, cách đây 9 năm bác vừa lấy bác H. con bà trẻ em, và dọn về khu này sống. Đêm trước khi xảy ra chuyện, mấy con chó trong làng cứ sủa nhặng lên. Nhưng chúng sủa không thành chuỗi, mà cứ Gâu, huuuuu, Gâu.... Bà em bảo chó cắn "1 tiếng là ma, 3 tiếng là người"... Mắt loài chó có thể nhìn thấy âm khí và tà ma. Nếu cứ sủa thành chuỗi dài thì chắc chắn nó đang đuổi người, nhưng nếu cứ tiếng 1 cách nhau như thế có nghĩa là đang sủa ma.
Đêm đấy là cuối tuần, em ngủ lại bên Gia Lâm như thỉnh thoảng mọi khi. Tầm quá 1h bỗng bọn chó quanh nhà sủa nhặng lên, tiếng một, con nào cũng gầm gừ sợ sệt.. Một lúc sau phía nhà bà trẻ em rậm rịch tiếng người la hét, tiếng chạy, tiếng kêu khóc. Biết có biến, em gọi thằng em họ dậy, 2 anh em chạy ra hóng. Trong ánh đèn tròn vàng vàng, em thấy bác Ng, đang cố bám vào sợi dây treo trên cành hồng bì, đầu cố chúi vào cái nút thắt, còn bà trẻ em cùng 2 bác khác đang cố kéo chân bác Ng. ra, vừa kéo vừa khóc...
Bác Ng. tóc dài, để xõa, cố cắm đầu qua cái dây treo trên cành cây, mồm gầm ghè chứ không nói ra thành tiếng.. Điều kì lạ là 3 người giữ chân bác Ng. kéo ra mà vẫn không lại, bác Ng cứ đung đưa bám vào cái thòng lọng, rít ra những tiếng lạnh cả sống lưng. Cái chao đèn ngoài sân trước gió cứ rung bần bật, đảo qua đảo lại, ánh sáng chỗ mờ chỗ tỏ, khắp sân là tiếng khóc, chửi bới, và tiếng chó ư ử tạo nên cảnh tượng rất quái dị...
Lúc này bà ngoại em cùng các cậu cũng chạy sang. Buổi đêm gió to, tóc bác Ng. để xõa che kín mặt, giãy giụa cố chui đầu vào thòng lọng. Cậu D. trèo lên ngọn cây cắt dây, bác Ng ngã úp đầu xuống sàn gạch, rỉ máu... Bà ngoại em chậm chậm bước đến chỗ bác Ng nằm sấp, vén tóc ra, bất ngờ cả cái đầu bác Ng quay ngược lại, dù người vẫn nằm trong tư thế sấp. Cái đèn vàng đung đưa hắt ánh sáng vừa đủ để nhìn rõ. Mặt bác Ng. căng phềnh, 2 hốc mắt ti hí khép kín, vết máu chảy rỉ xuống từ đỉnh đầu lòa xòa khắp mặt.. Miêng bác Ng nhai rào rạo cái gì đó... Nhìn thấy bà em, bác Ng nhoẻn miệng cười, để lộ ra cái chân ếch còn giãy giụa...
Tất cả mọi người hét toán loạn, chạy dạt cả ra.... Bác Ng. lại lồm cồm bò dây với tìm cái dây. Bà em hô hào mọi người trói chặt bác Ng lại, đem nhốt dưới gầm bàn thờ.
Bà em bảo bác Ng mới về đất này, chưa cúng bái, thần linh thổ địa chưa quen mặt nên bị ma quỷ bắt dụ. Con này là ma thắt cổ, trước nó bị treo cổ chết, giờ bắt vía người, rủ ra treo cổ cùng nó. Nó hay bắt người ta ăn cóc hoặc ếch sống để càng tê dại, hoặc chết vì độc. Số bác Ng. còn cao nên người nhà phát hiện ra.
Bà em lại dò dẫm tìm đủ 3 nén hương lụi, thêm cái dao sắc gọt trầu và 1 quả trứng luộc. Bà với bà trẻ cúng bái đến 2h sáng thì bác Ng tỉnh... Lúc này cả nhà hớt hải đưa bác đi rửa ruột...
Giờ bác Ng. vẫn sống vui vẻ cùng bác H. sát vách nhà em...
[to be continued]


Câu chuyện thứ 8: QUÁI VẬT SÔNG HỒNG



Theo lẽ thường tình, con người sống tại nơi nào thì cũng mang trong mình nỗi sợ về một điều mơ hồ ở nơi đấy. Đối với dân sông nước và vạn chài, nỗi sợ hãi lớn nhất chính là “Hà bá”. Hà bá là gì không ai biết, nhưng theo các cụ xưa kể thì đó là thần, được trời cử làm quan cai quản một khúc sông. Theo đó dân chài sinh ra tục thờ Hà bá, cầu cho những chuyến câu, mẻ lưới được thuận lợi, cuộc sống trên thuyền nay đây mai đó được yên ổn và không bị yêu ma quấy nhiễu. Dần dần, họ hình thành những “giao ước” ngầm, bất thành văn để thỏa hiệp với Hà bá. Người sắp chết đuối, dù có vẫy vùng gào thét, hay là người thân chăng nữa, thì người làm nghề sông nước cũng không bao giờ được cứu. Nếu cướp người đó khỏi tay Hà bá, cả nhà họ sẽ phải đền mạng… Dù sao đây cũng chỉ là một hủ tục, trong câu chuyện này em xin phép không đề cập đến, vì đối với người dân làng em, có một thứ còn đáng sợ hơn Hà bá, được biết với cái tên “Thuồng luồng”…
Cách đây chừng một năm, trên báo mạng có viết về một loài rùa khổng lồ sống trên sông Hồng ngày trước. Chúng cứ mất dần, cho đến khi chỉ còn một con rùa sống trên bãi giữa. Con rùa này mai to bằng cái phản, đen trũi, hay lên bờ cắp trâu tha xuống sông ăn. Dân ven làng sợ lắm, tìm cách trừ nó. Đuổi đánh một thời gian, cho đến khi 1 mũi lao ghim trúng vào người, con rùa mới bơi ngược dòng biến mất. Người ta nói con rùa đấy sợ, lại bị dân truy đuổi nên trốn mất, nhưng với ông bà và người làng em thì mọi chuyện không đơn giản như vậy….
Cách đây khoảng hơn 10 năm, hồi ông em còn sống. Hồi đấy ông vẫn ra sông tắm, nhưng không còn khỏe như trước. Ông em chỉ sông 1 lần vào buổi sáng sớm, nửa tiếng là về Ông là dân bờ bãi từ nhỏ, gan dạ, cường tráng, nhưng cũng tuyệt nhiên kiêng cữ, tránh động chạm đến thần thánh hay loài ma nam ngoài sông. Đều như đếm, sáng tinh mơ 6h ông em ra bơi, đến tầm 6 rưỡi 7h kém là về ăn sáng. Mọi thứ cứ thế lặp đi lặp lại cho đến một ngày. Hôm đấy cả nhà cậu D, cậu C đi vắng; dì T em làm ở đằng Hà Nội, nên nhà chỉ có ông bà. 8h sáng, không thấy ông về, bà em hốt hoảng đi tìm. Bà em biết chắc ma không bắt ông vì vía ông em rất nặng, chỉ lo ông bị trúng gió mà ngã xuống nước thì không biết thế nào. Chạy ra bờ sông, bà em thấy ông tắm ở giữa sông, tay chân vẫn kì cọ bình thường. Bà cất tiếng gọi ông vào, nhưng không thấy trả lời. Ông em vẫn thản nhiên tắm. Bà em bước đến gần hơn, sát bờ sông, định bụng gọi to cho ông nghe thấy, lúc này bà mới phát hiện ra một điều kinh hãi... Chỗ ông em đang tắm cách bờ tầm chục mét, nước sâu quá đầu, nhưng ông em vẫn nhô nửa người lên, 2 tay kì cọ như đứng trên một vật gì đấy… Sững sờ một lúc, linh cảm chẳng lành bà em cất tiếng hét thất thanh, ông em giật mình quay lại, chúi người ngã bổ ra đằng sau.. Chỗ ông em đứng gợn thành một dài sóng kéo dài, nghe oạp 1 tiếng rất lớn. Ông em vẫn tỉnh táo hoàn toàn, bơi về bờ….
Bà hỏi, ông em kể bơi ra đến đoạn đấy như mọi khi, đang định ngụp mấy cái rồi về, thì tự nhiên chân ông lần được hòn đá trơn nhẵn, rộng khoảng 1m nhô lên ở đáy. Rồi chẳng hiểu sao ông em lại đứng lên hòn đá đấy, tắm rửa bình thường, cảm thấy trong người mơ mơ tỉnh tỉnh. Bà em bảo ông tắm sông được hơn 2h rồi, nhưng ông em không tin, vì ông mới chỉ đứng lên đấy được một lúc, chưa được 10p thì thấy bà gọi… Bà bảo, lúc ông ngã nghe tiếng oạp rất to, và sông gợn sóng kéo dài kì lạ ở khúc đấy. Ông bà hoảng quá dắt nhau về thẳng….
Đi hết cầu Chương Dương, qua ngã tư Ngô Gia Tự - đường 5, đoạn Khu đô thị Việt Hưng là làng rắn Lệ Mật. Ở cái đất này rắn nhiều vô kể, dữ và có mặt ở khắp nơi. Từ xưa, làng Lệ Mật đã nổi tiếng với đặc sản rắn, dân lũ lượt kéo đến thưởng thức, làm ăn phát đạt vô cùng. Người ta cất nhà, tậu xe, xây đường lớn cũng từ mạng rắn mà ra. Cũng từ đó mà sinh ra lắm chuyện kì dị. Ngoài những con trâu con bò đột nhiên mất tích, hay có những tiếng động rột roạt lúc nửa đêm ngoài làng. Hồi đấy, bên phía quê em còn nhiều cây cối, dân thưa thớt chứ không náo nhiệt như dải phố Nguyễn Văn Cừ bây giờ. Dân sợ, mời thầy bên làng em sang xem. Thầy làng em sang, coi qua một vòng trong làng, biết đã có biến, khu này đã có một cái Tinh lớn. Thầy bèn lập đàn, lấy máu trâu bò đổ một đường ra sông rồi tế 49 hình nhân ngoài đó. Tối đấy cả làng nhà cửa đóng kín mít, đến nửa đêm nghe tiếng rột roạt rất nhanh mà mạnh, cả tiếng rít xè xè lẫn trong gió. Sáng ra, vệt máu trâu bò hôm trước lằn nguyên vết đất bị cày xới ra đến tận ngoài sông. Ông thầy lĩnh tiền rồi ra về. 10 ngày sau người ta tìm thấy xác ông thầy trên bờ đê làng, gãy hết xương cốt, máu trào từ mũi, miệng, tai tong tỏng, 2 mắt đã bị nổ nát bét… Từ đấy trở đi, ngoài bờ sông làng em hay nghe tiếng ì oạp lúc nửa đêm....
Hồi còn bé, mẹ em hay xin nước gạo ngoài Hà Nội về nuôi lợn. Đường xá hồi đấy rất thưa người, mẹ em lại hay đạp xe về muộn. Có một xẩm tối, đang thong dong đạp xe trên cầu Long Biên, mẹ em thấy 1 cái gợn to dưới mặt sông. Mẹ em kể, năm đấy nước lên cao, cách mặt cầu chưa đầy 5m, dừng xe nhìn kĩ, mẹ em tá hỏa nhận ra dưới cái gợn đấy, sát mặt là bóng 1 con rắn cực kỳ lớn, đen sì đang bơi từ từ về phía bãi làng em… Mẹ em bảo chẳng ước lượng được nó dài bao mét, vì lúc đấy còn bé, với lại hoảng quá nên chẳng nghĩ được gì; chỉ nhớ nó dài lắm, lúc trồi lúc lặn, đầu có cái sừng lớn màu đỏ. Mẹ em đứng trố mắt nhìn được một tẹo thì nó lặn xuống đáy sông
Tết năm đấy cả nhà ngoại em đi chùa trong làng. Sư ông là người cao tuổi, sống ở làng từ khi còn là chú tiểu bé con. Bà em đem chuyện hỏi sư ông, sư mặt đăm chiêu một lúc lâu, rồi bảo ra bàn nước ngồi nói chuyện. Sư kể, từ cái năm Thầy pháp kia đi trừ tà, cái Tinh đấy theo về làng, trả thù ông thầy pháp vì làm nó mất chỗ kiếm ăn. Đấy là cái tinh rắn, do oan khí của rất nhiều con rắn bị giết ăn thịt hợp lại. Lâu dần nó thành ma ngoài sông. Con này ngủ dưới đáy sông, ăn xác người chết trôi qua hoặc bắt trộm trâu bò ven bờ. Con rắn này to và khỏe vô cùng, nhưng không bắt người bao giờ. Sư bảo có lẽ tại Thành hoàng làng mình thiêng và yểm ngoài bãi nên yêu ma không phạm được vào trong. Những con rùa khổng lồ ngày xưa chắc đã bị con này cuốn chết hay bị ăn thịt. Điều này sư khẳng định, bởi từ sau năm con tinh này về, loài rùa ở sông cứ mất dần, rồi tuyệt diệt… Cái ụ ông ngoại em đứng lên là lưng nó, nó muốn dìm chết hoặc bắt ông nhưng vì vía ông nặng quá, là dân thổ địa của làng, lại có bà em ra gọi kịp nên chưa làm gì…
Bây giờ mỗi khi về quê, qua cầu, lúc nào em cũng nhìn xuống sông… Nước vẫn cuộn những vệt đỏ dập dềnh…
[to be continued]

Câu chuyện thứ 9: CÁI LINH



Cái Linh là em họ em, con gái cả của cậu D. , dưới nó là cái Liên. Cái Linh sinh năm 86, tuổi Hổ, sinh giờ Dần. Mẹ em bảo con gái sinh giờ Dần là sướng và gặp may mắn, nhưng cũng có nhiều truân chuyên.
Cái Linh càng lớn càng xinh. Năm nó 18 tuổi, cao ráo trắng trẻo, mặt mày sáng sủa, thế nên cái giai thường hay sang lê la. Lúc thì con cà con kê, lúc thì rủ đi chơi hay mua quà bánh đến tặng. Nó chẳng đáp lời ai, cũng chẳng nói ra nói vào gì cả. Thế nên cái giai lại càng cố cưa cẩm, rình mò.
Cậu D. em đuổi hết !
Đuổi thẳng cổ, vác gậy ra đuổi !
Cậu em ghét nhất là bọn con trai hay la liếm, làm phiền con gái ổng ôn thi ĐH. Nhất là mấy anh ăn mặc không lịch sự, đóng thùng, và đặc biệt là không biết tắt máy dắt xe khi vào đến cổng
Nó ôn thi ĐH mà như bị giam lỏng. Sáng, trưa, chiều, tối ăn gì, làm gì, cậu mợ em lo hết, chỉ việc vác xác ngồi ôn bài. Anh em em sang cũng chỉ nói chuyện được dăm ba câu cậu lại cắm cảu... Nó gần như bị nhốt trong phòng, cắm đầu vào đống sách vở cao bằng đầu nó. Cậu em bảo, nó mà trượt ĐH thì bọn kia chết hết với cậu...
Tối nào nó cũng đều đặn chong đèn học từ 7h, đến 12h thì đi ngủ. Hồi nhà dì chưa xây, mỗi lần sang em đều ngủ ở phòng cạnh phòng nó. Em kém nó 1 tuổi, ham chơi, thế nên thấy con bé học vậy cũng hơi hoảng. Đều đặn như đếm, nó học đến nửa đêm thì thấy tắt đèn
Phòng cái Linh ở tầng 2, phía sau là một vườn khế rất rộng, được ngăn cách với đường ra sông bằng một bức tường gạch loang lổ. Cái Linh kê bàn học nhìn ra sông qua vườn khế, nhưng nó chẳng mở cửa sổ bao giờ. Nó đặc biệt nhát chết, sợ ma, và có lẽ cũng là một trong số những người hiếm hoi ở làng em không biết bơi.
Cái Linh chăm chỉ và rất thương bố. Cậu em bảo gì nó cũng nghe, không bao giờ cãi, dù có phải cắn răng cố gắng nó cũng làm. Cậu em tỏ ra yên tâm về nó lắm. Tối tối lên kiểm tra, 7h con gái đóng cửa chong đèn, thế là yên tâm xuống ngủ. Nhà cậu em cầu thang nằm ngoài hành lang tầng 2, thế nên 2 tầng biệt lập hoàn toàn, không chung chạ cửa nẻo gì cả. Con Liên ngủ dưới tầng 1, tầng 2 dành hoàn toàn cho con Linh ôn thi, để trống 1 phòng bên cạnh.
Con Linh càng ôn càng gầy mòn. Thế nhưng chỉ trong 1 tuần liên tục, nó giảm cân thấy rõ. Người gần như da bọc xương, mặt xanh xao, đờ đẫn. Cậu mợ em thương quá, chăm chăm bồi bổ, nhưng không lại. Nó càng lúc càng héo hon, hỏi không đáp, cứ lầm lì... Mẹ em bảo có khi cậu nên xem lại, ép nó học nhiều quá đâm ra stress hoặc tự kỉ thì khổ thân.. Cậu D lo lắm...
Tối đấy, cũng như mọi hôm, 7h cậu em lên tầng 2 thì nó đã chong đèn học từ lúc nào; cậu lại yên tâm đi nằm. Chẳng hiểu sao đêm đấy trở gió, cái lưng dở chứng, đau quá không sao cậu em ngủ được. Nhìn đồng hồ thì mới gần 12h, cậu nghĩ bụng thôi lên bắt con bé đi ngủ không mai lại mệt. Cầu thang lên tầng 2 lát đá và khá cao, do cơn mưa ban tối trở nên trơn trượt, cậu em cứ dò dẫm từng bước lên chỗ cửa phòng con Linh còn sáng đèn. Cậu lên đến nơi, mở hé cửa ngó vào cho con Linh đỡ giật mình...
Con Linh không còn ở đó ! 2 cánh cửa sổ mở toang, nước mưa hắt vào ướt cả quyển sách !
Ngoái ra ngoài sân tối ôm như mực, mưa lâm thâm. Nhà cậu em đến tối là đóng cửa biệt lập với các nhà khác, lại nuôi 2 con chó rất khôn, cứ có động là sủa, nhưng tuyệt không thấy tiếng gì. Đèn nhà bếp và phòng tắm cũng im ỉm.. Bất chợt có tiếng rì rào nói chuyện dưới vườn khế, cậu em chùn hẳn lại... Rón rén bước ra hành lang ngó xuống vườn, cậu em thấy con Linh đang lẩm bẩm cạnh 1 gốc khế, phía trước nó, là bóng một người đen sì đang úp mặt vào góc tường. Cái bóng đứng im, không cử động gì cả, còn con Linh cứ rủ rỉ liên hồi. Cậu em hét lên một tiếng "Linh!", con Linh giật mình rồi ngã lăn ra đất, một tràng cười ré lên sắc lẻm, chỗ cái bóng đứng giờ chẳng còn gì....
Sáng sau, bà em bôi dầu, đánh gió một lúc lâu thì cái Linh tỉnh... Nó chẳng hiểu tại sao lại bị sốt và nằm đây... bà em gặng hỏi thật lâu thì nó nhớ... Nó bảo, cách đây 1 tuần, nó vẫn ngồi học như mọi khi. Bỗng có tiếng cốc cốc ở cửa sổ, như có người cầm đất ném. Nó sợ lắm, toan gọi cậu D. thì dưới vườn khế có tiếng gọi thì thầm, nhưng nghe rất rõ "Linh!". Không hiểu sao nó đứng lại và đi ra phía bàn học, dù vẫn tỉnh táo. Cái tiếng đấy lại cất lên lần nữa làm nó biết chắc không phải nghe nhầm tiếng gió "Linhhhh"... Bất giác nó "Ơi"...
Thế rồi cửa sổ mở ra, có bàn tay một cô gái bám lấy chấn song mà đu lên. Nó không nhớ mặt, nhưng bảo trông rất quen. Chẳng hiểu sao nó không thấy sợ mà lại cầm tay cô gái. Bàn tay đấy dắt nó chui qua khe cửa sổ rơi xuống vườn. Rồi cô gái đấy bắt nó hát. Một lúc lâu sau, cô gái ghé vào tai nó thì thầm "Mai tao lại tìm mày nữa nhé" rồi dắt nó đu qua khe cửa sổ vào lại phòng. Sáng ra nó chẳng để ý thấy gì khác...
Cậu em hỏi, thế còn bóng đen đứng im quay mặt vào tường là thế nào, và cả tràng cười the thé ? Nó khăng khăng bảo chỉ có cô gái đấy, khóc như mưa rồi ngất lịm... Nhà em hoảng quá....
Bà em thở dài đi xuống ban thờ.......
Cả sáng hôm đấy bà cấm cả nhà xuống vườn khế, một mình làm gì đó ở góc tường. Đến giữa trưa bà lên, mặt xanh xao, bảo "Từ giờ nó sẽ không bị quấy nữa" rồi trở về buồng dưới...
Quả nhiên từ đợt đấy trở đi con Linh không còn vàng vọt nữa.
Cậu em cũng đem gỗ mà chặn chết cái cửa sổ lại, không thể mở ra, cho đến một ngày khác....
[to be continued]
 
Chỉnh sửa cuối:

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,471
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Câu chuyện thứ 10: CON BẠN HỌC


Con Linh ôn thi chăm chỉ và miệt mài, nhưng cái trận ốm đấy làm nó xịu hẳn. Cậu mợ D. vẫn cố chăm bẵm, bố mẹ em năng sang chơi hơn, dúi cho nó mấy hộp Ensure tẩm bổ. 1 tháng gần thi nó vùi đầu vào học, cố quên đi mọi thú vui hàng ngày, họa hoằn lắm thì ngồi xem ti vi được dăm mười phút...
Cơ mà con Linh trượt !
Thiếu 1 điểm để vào Nông Nghiệp, nó cũng chẳng đăng kí cao đẳng... Ngày biết tin, con Linh phát bệnh ốm cả tuần. Khóc lóc chán thì lại lăn ra ngủ. Đến bữa cậu mợ mang cháo lên mới chịu ăn chút đỉnh. Cái thân thể gầy o của nó lại càng được thể suy sụp. Người tong teo, mắt trũng, thâm quầng... thế nhưng con Linh vẫn đẹp. Mắt nó buồn và lúc nào cũng ngấn nước như chực khóc. Cái tuần con Linh ốm, nó như một người khác. Lúc tỉnh lúc mê, lúc khóc lóc vật vã, lúc lại cười lảm nhảm 1 mình. Có đêm cậu mợ em đang ngủ thì con Linh dựng dậy, bảo "ngoài bãi có cái đám ma to lắm, nhưng sao lại đưa giờ này" Cậu em chẳng nói gì, đuổi nó lên gác bắt đi ngủ. Sáng hôm sau trong làng có người chết thật. Tiếng kèn inh ỏi re ré khắp nơi... Ngày đưa quan nhập thổ, đám đang đi qua con đường con con ra sông cạnh nhà em thì không sao quan di chuyển tiếp được. Chững lại ở đầu đường nửa tiếng rồi mới đi tiếp. Người ta bảo, người gốc ở làng, lúc chết đi bao giờ cũng muốn ra sông lần cuối. Cậu mợ D. thấy vậy trong lòng đâm lo lắng... Thế nhưng con Linh chẳng biết chuyện đấy, nó mải chìm trong cơn mộng mị của mình.
Khóc nhiều, lại biếng ăn, con Linh gầy rộc như da bọc xương. Cái tuần đấy có lẽ là thời gian em sang thăm nó nhiều nhất. Ngồi trông nó, chủ yếu nghe nó khóc, với cả nói luyên thuyên. Nó kể về một người làng bị chém chết đầu bãi ra sông cách đấy hơn chục năm vì ăn trộm. Nó bảo lúc chết, người đấy bị trói gô lại áp mặt vào bờ tường, dân đằng sau cầm rựa bổ vào đầu, nứt toác... Em trông nó mà như thử lửa với tinh thần.
1 tuần sau con Linh đỡ hẳn, không còn nói cười linh tinh nữa, mà đã chịu xuống nhà ăn cơm. Nó lại sinh hoạt bình thường, nhanh nhảu, nói nhiều, ăn cũng nhiều. Dần dà người cũng đẫy đà trở lại Nó bảo quyết tâm thi lại năm sau. Bố mẹ em nghe vậy cũng mừng, rồi sau xin cho nó vào 1 trường trung cấp tài chính của quân đội, học kế toán, để nó đỡ có thời gian ở nhà 1 mình mà tự kỉ. Cái Linh nghe lời bố mẹ em, xách cặp đi học, và đi ôn thi lớp 13.
Hè năm đấy nhà em đi Hạ Long, mẹ em rủ con Linh đi cùng cho vui. Ở biển cũng hay, thoáng đãng và mát mẻ, tinh thần cũng dần trở nên phấn chấn. Thế nhưng bố em chẳng hiểu đi đứng thế nào mà bị ngã dập lưng, phải bó thuốc Cả nhà đành về sớm mà thuốc thang cho bố.. Đợt đấy mẹ em vẫn đi làm, 2 anh em em đi học, nhà chẳng có ai trông bố. Con Linh xin sang ở nhà em, để thuốc men cho bác, và cũng để đổi gió. Nó cũng chẳng biết có chuyện gì đợi nó tiếp theo.....
Con Linh sang nhà em có một thú vui rất hay, đấy là cứ đến tối lại lên tum hóng mát Ngày đấy khu nhà em toàn nhà tập thể 2 tầng, thỉnh thoảng nhú lên 1 căn 3, 4 tầng, thế nên đứng trên mái tầng 3 nhà em ngó sang 2 bên rất rộng rãi Lên một mình chán, nó rủ em lên cùng nói chuyện cho vui. Từ đấy em cũng hay tranh thủ thu xếp bài vở, tối lên tum hóng chuyện cùng nó.
Con Linh hình như rất thích để gió thổi vào mặt. Nó cứ hít hà cái hơi gió thổi qua, rồi lại cười bảo "Con gái ở sông anh ạ" Lúc này nó chẳng còn quái quái như hôm em trông nó ở quê, bình thường như mọi đứa con gái khác, cũng nói cười phe phé như ai. Nó cũng chẳng còn lảm nhảm kể chuyện nọ kia nữa, cho đến tối hôm đấy..
Như lệ thường, ăn cơm xong, con Linh tranh phần rửa bát rồi ngồi xem ti vi. Đến tầm 9h nó lại gọi em lên tum, tắt đèn ngồi hóng gió. Đêm đấy oi, trời chẳng có gió, cũng chẳng có trăng sao gì cả. Mải nói chuyện, mãi sau em mới để ý đồng hồ là hơn 10 rưỡi. Cả phố đã đi ngủ, chỉ còn 1 nhà gần nhà em chong đèn. Bỗng con Linh quay sang em bảo nhỏ "Chẳng hiểu sao con gái con nứa tự nhiên mặc váy vào cái trời này anh nhỉ"
Thấy nó nói 1 câu vô nghĩa, em nghĩ bụng có biến... Con Linh cứ nhìn về phía nhà kia, rồi lại quay sang em bảo "Cái con đấy chắc là hâm, đứng lên tum mặc váy đi qua đi lại.. Mà sao nó cứ nhìn em?"
Theo hướng nó hất hàm, em nhìn quanh, chỉ còn duy nhất là sáng đèn và có tum... nhưng không có một bóng người. Cả phố chìm trong màn đêm im lặng, tĩnh mịch. Còn tum cái nhà kia tuyệt nhiên không có ai qua lại...
"Anh Đ. sao con hâm kia nó cứ nhìn em?"
Em biết rồi... Thật sự là đến lúc này em biết có chuyện gì rồi. Em bảo ờ, anh cũng thấy nó nhìn mày, nhưng mà ko nhìn rõ nó mặc váy áo như nào.
"Nó mặc cái váy xanh liền thân mới lại buộc tóc 2 bên, có đoạn ngắn tí mà cũng không nhìn rõ"
Mồ hôi em đổ ra lạnh toát sống lưng. Em kéo nó xuống, bắt vào phòng em, lúc này em mới dám nói thật...
Năm cấp 2, em chơi thân với 1 đứa con gái. Tuy học khác lớp nhưng nhà gần, đi học toàn gọi nhau. Chơi với nhau 3,4 năm. Đến năm lớp 9, đang ở quê chơi với bà thì bố em gọi về, bảo, con Linh chết rồi, tai nạn tối qua, giờ mày có đi viếng thì tao qua đón........
Con bé đấy tên là Linh, trùng cả họ cả tên với con Linh em em... Tối trung thu năm em học lớp 9, nó đạp xem lên Bưởi mua pháo, đi qua bùng binh, mà bây giờ là Ngã Tư Cầu Giấy thì bị 1 công nông chở gạch đâm chết. Chân tay nó gãy nát, rời ra, nhưng vẫn thoi thóp, đến khi đưa vào BV Giao Thông thì tắt thở... Lúc chết nó mặc bộ váy áo màu xanh liền thân, và có thói quen để tóc 2 bên......
Con Linh nghe xong mặt cắt không còn giọt máu, sáng hôm sau nằng nặc đòi về quê.
Tối hôm đấy nó lại mất ngủ. Cái cửa sổ vẫn kín, chốt chặt từ hôm cậu D. đóng đinh cố định. Nó bắt con Liên lên ngủ cùng.
Lên tầng 2 phải đi qua 1 hành lang nhỏ, qua chuồng chó, theo các bậc thang ốp đá và 1 hành lang nữa mới đến được phòng nó. 2 chị em dò dẫm dắt tay nhau đi lên, mở cửa phòng ra, con Linh hét toáng lên rồi ngất lịm. Con Liên hoảng quá kêu ầm mĩ, cậu mợ em thấy động phi vội lên tầng... Bóp huyệt nhân trung 1 lúc thì con Linh tỉnh, nhưng mặt nó trắng nhợt, chui tọt vào góc nhà khóc rú lên. Nó chỉ vào cuối giường, cạnh chỗ con Liên ngồi, run rẩy nói với cậu em... "Con bé ở nhà anh Đ... chân tay nó... nó ngồi cạnh con Liên..."
[to be continued]

Câu chuyện thứ 11: GÓC VƯỜN



Bẵng đi một thời gian kể từ dạo đấy con Linh không còn bị ma hành nữa. Nó được cái không để ý chuyện gì lâu, thế nên dần lấy lại cân bằng. Sau cái đợt con Linh bạn em theo nó mò về Ngọc Thụy, bà em đâm ra đăm chiêu và cau có nhiều hơn. Sáng sớm bà ra bờ sông cầm theo cái bị, đến gần trưa lại về. Thỉnh thoảng cậu C. ngó sang, thấy cái bị lúc về bà xách nặng trịch, nhưng chẳng dám hỏi, hoặc cậu cũng không quan tâm. Cứ thế đến ngày thứ 10 thì bà không ra đằng đấy nữa.
Cái cửa sổ trong phòng con Linh vẫn bị đóng đinh chặt, trước cửa phòng nó lại được biện thêm 1 lá bùa cậu em xin trong chùa; thế nhưng khoảng vườn dưới chân cửa sổ bà em cấm tuyệt đối người nhà được lai vãng. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nên nhà em cũng chẳng ai dám cãi lời. Cái chuồng gà được cậu D kéo lại sát cửa vườn, cách chuồng chó một đoạn. Lại đem dây buộc thành hàng rào, ngăn cách với góc vườn sau.
Ở góc vườn đấy thấy bà em đặt 1 con chó đá không có hốc mắt.
Em kể thêm một chút về cái vườn nhà cậu D. Nhà cậu em xây 2 tầng, cầu thang và hành lang đặt ở ngoài. Dưới gầm cầu thang là 1 khoảng sân bê tông nhỏ, có cái giếng và bể nước mưa. Cuối chỗ đấy là đường ra vườn. Tối nay có thời gian em sẽ vẽ qua để các bác dễ hình dung Vườn nhà cậu ngăn cách với đường ra sông bằng một cái tường gạch cũ, chẳng biết xây từ bao giờ. Trong vườn chủ yếu trồng khế và 3 cây chuối ở góc tường, chỗ nhìn lên cửa sổ phòng con Linh.
Đặt con chó đá ở đấy một thời gian thì cái đường nhỏ đi ra sông sát tường nhà cậu em bị bịt lại. Chẳng biết phường xã làm gì mà lại đem đất đá đến bịt kín cuối ngõ, đoạn nhà em, thành ra người làng chẳng còn qua lại được nữa. Con Linh vẫn sinh hoạt bình thường, cái cửa sổ vẫn đóng im ỉm, và cũng không còn nghe thấy tiếng gọi như hồi trước nữa.
Hôm đấy nhà em làm giỗ.
Ở quê em có một món đặc sản rất ngon, là củ chuối nấu với lươn. Đám giỗ nào trong làng cũng phải có một nồi lớn, nghi ngút và thơm phức. Đám trẻ con tỏ ra khoái chí với cái món này, lúc nào cũng giành ăn sạch sẽ.
Trước ngày làm giỗ, em với mẹ về sớm để cùng cậu mợ chuẩn bị. Nhà em rộng nên kê bàn ăn ngay tại sân nhà cậu D. Lại kiếm cái bạt che ở trên nên chẳng khác gì cái rạp cả, thoải mái ăn mà không lo nắng mưa Cơ mà không thiếu món củ chuối. Chiều tối hôm đấy mẹ em chuẩn bị ra chợ mua thì cậu C. gạt lại. Cậu bảo vườn nhà mình còn chuối. Chẳng nói chẳng rằng cậu C vác dao trèo qua cái hàng rào. đi ra chỗ 3 cây chuối vườn sau, cũng là chỗ ngày xưa cậu D. chôn con Tin.
Cái hố con Tin bị tha mất xác năm trước giờ đã lấp kín lại, nhưng chẳng hiểu sao đất ở đấy luôn mới. Lúc nào cũng nâu tươi, khác hẳn màu đất xỉn, xám nghoét như những chỗ khác trong vườn, dù chuyện xảy ra cũng hơn 3 năm. Cậu em chôn con Tin ở gốc chuối trong cùng, cái cây duy nhất mọc củ treo lơ lửng.
Trời mùa đông nhanh tối. Chạng vạng nhìn không rõ mặt người, cậu em lờ mờ nhìn thấy củ chuối, vung dao chặt. Nghe đốp 1 cái, tay cậu em bị giật mạnh, tê rần như vừa chém vào cái gì rất cứng. Cái củ chuối vẫn trơ trơ, nhưng từ vết chặt đấy một dòng nước lỏng lỏng chảy ra ồng ộc. Cậu em đưa tay quệt vào dòng nước đấy, rồi ngó xuống con dao, mẻ một miếng... Cảm thấy kinh hãi, tưởng hoa mắt, cậu em nhìn lại chỗ vết chém thì đằng sau bụi chuối, chỗ góc tường, một cặp mắt đỏ lòm trong bóng tối nhìn thẳng vào cậu em, bảo "Sao mày chặt tay tao" Cậu C. em hoảng quá quẳng cả dao mà phi bán sống bán chết lên nhà. Nhìn thấy cậu la ầm lên, mặt tái mét, cà nhà hớt hải chạy ra. Lúc này mọi người mới thấy bàn tay trái cậu em, chỗ đưa lên quẹt lúc nãy bê bết máu tươi...
Bà em từ bếp đi ra, không nói câu nào, không hỏi han, giơ tay tát cậu C một cái rất mạnh "Thằng ngu". Đoạn bắt cậu rửa tay, lên ban thờ thắp hương, còn bà thì đi ra chỗ cây chuối. Mẹ em, dì T. mặt cắt không còn giọt máu, thút thít khóc vì lo cho cậu. Em cũng run như cầy sấy, nhưng không dám đi theo bà, mà chỉ dám ra cái chuồng chó hóng vào. Bà em đi thẳng chỗ cây chuối, cái cạnh nhà che khuất làm em không nhìn thấy bà làm gì, chỉ nghe loáng thoáng tiếng mắng chửi....
Năm đấy giỗ nhà em không có nồi củ chuối
Cái góc vườn từ đấy lại càng kì dị hơn. Chẳng cần bà nhắc nữa, cả nhà em chẳng ai dám động một bước vào vườn sau, âu chỉ có cậu D. hàng ngày vào chăm gà, nhưng cũng không lớ rớ gần cái hàng rào.... Chuyện cũng chỉ đến thế nếu con gà trống trong đàn không quá nghịch. Sáng sớm, như mọi khi cậu em ra vườn mở chuồng gà. Con gà trống chẳng gáy gủng gì, vỗ cánh bay phành phạch lên cái hàng rào. Chẳng để ý, cậu em đuổi theo giữ nó lại. Đuổi một chập thì cũng tóm được. Sau này cậu em kể, đang nghĩ bụng bực mình, tự nhiên thấy trong người là lạ và khó thở. Lũ gà đang kêu oang oác tự nhiên im bặt... Ôm con gà trống trước ngực, đột nhiên cậu thấy cả đàn gà, 2 con chó, và con mèo đứng trên lan can cầu thang mở mắt trân trân nhìn cậu.. Chúng nó đứng im, quay mặt nhìn thẳng vào mặt cậu, chẳng sủa, cũng chẳng còn kêu nữa... Cúi xuống nhìn con gà trống, cậu em thấy một cục máu đỏ tươi trông như con chó con.... Sợ quá cậu em phi thẳng lên nhà trên...
Từ đó cũng chẳng có ai dám loăng quăng gần cái chuồng gà..
Chỗ góc vườn, con chó đá mù mắt vẫn đứng lặng thinh....
[to be continued]
 

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,471
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Câu chuyện thứ 12: Ở NHỜ


Từ hồi ông mất, bà em cất 1 căn phòng nhỏ lợp ngói ở cái sân đằng sau nhà cậu C. Từ cổng đi vào khu nhà em thì nhà cậu C. là nhà đầu tiên bên tay trái. Cậu C. từ nhỏ là người thông minh, học hành giỏi giang nhất trong 4 chị em. Năm 18 tuổi, cậu đùng đùng nghỉ học, bỏ đi buôn biệt xứ. Thời gian đấy cậu em tìm đường sang Liên Xô buôn bán. Cái hồi mà cả nước chỉ dùng đồ Liên Xô, gia đình nào có cái bàn là Liên Xô hay mấy cái xô nhôm đã là thuộc hàng có của ăn của để. Cậu em sang được 1 năm thì làm ăn bắt đầu thuận lợi. Chẳng nhớ cậu em buôn gì, nhưng thấy gửi tiền về cho chị em đều đều, lại kèm theo mấy cái bàn là, nồi cơm nữa Ông em phần cho con cái, phần đem bán. Cuộc sống nhờ thế mà cải thiện dần dần.
Làm được 3 năm thì cậu C. nghỉ, lại về nước. Lúc này cậu em để dành được một cơ số tiền và vàng. Cậu theo bạn bè lên biên giới đánh hàng về bán.
Trời chẳng được lòng người, chuyến hàng đầu tiên cậu em bị cướp sạch. Bọn nó chặn đường trên đèo, lột sạch sẽ cả đoàn, bao nhiêu tiền bạc cậu đem theo đều mất trắng. Không bỏ ý định, cậu C lại xoay sang buôn thuốc lá. Được dăm ba chuyến, cậu lại bị lột sạch trên đèo Hải Vân. Của nả cứ thế bay đi hết. Cậu lại vay mượn, gom góp, mở hàng quần áo trên chợ Đồng Xuân. Buôn bán đắp đổi, có phần cũng kiếm chác được.
Năm 1994 chợ Đồng Xuân cháy !
Tài sản cuối cùng của cậu em theo thế mà bay luôn... Chán nản cậu nằm nhà 1 năm rồi lấy vợ. Hồi bé anh em em sợ cậu C lắm. Lúc nào nhìn thấy bọn trẻ con cậu cũng trừng mắt, hoặc lườm lườm không nói câu nào Năm em 16 tuổi thì cậu C. ly dị. Bà thì thầm với mẹ, mợ V. vô sinh. Thời gian sau cậu em xin được chân lái xe cho một công ty nước ngoài. Cậu lại chúi mũi vào công việc. 1 năm sau cậu C. đi bước nữa. Vợ cậu kém gần 20 tuổi, rất xinh đẹp và giỏi kiếm tiền. Mợ sinh được 2 đứa con gái. Gia cảnh cứ thế khấm khá dần. Đến khi ông ngoại em mất, chia đất cho các con xây nhà, cậu mợ em dựng được 1 căn biệt thự nằm ngay đầu ngõ. Ngày tân gia, trời đang quang tự nhiên có cơn gió mạnh, bụi mù mịt thổi vào từ đầu đường rồi cuốn thẳng ra sông.
Mùa hè cách đây 4 năm, em hay sang kèm thằng TA. con dì T ôn thi ĐH. Anh em chạc tuổi nhau, lại hợp tính nên có phần thân thiết hơn cả. Tối nằm ngủ với nhau, tự nhiên nó quay sang bảo "Nhà bác C. dạo này hay có người đến lúc nửa đêm"
Từ xưa đến nay cậu C em là người nguyên tắc, về nhà là đóng cửa cực ít khi tiếp khách sau giờ làm việc. Nhà cậu cứ 9h là tắt đèn lên gác chuẩn bị đi ngủ. Em chẳng tin nó, coi là nói linh tinh, quay lưng ngủ tiếp.
Cơ mà thằng TA. nói thật...
Buổi đêm em hay thức khuya, lúc đọc báo, lúc xem phim, hoặc có lúc chỉ để ngồi hóng mát. Đêm đấy khó ngủ, lay mãi em mới rủ rê được thằng TA ra sân ngồi tán phét. Vừa đặt chân ra bậc thềm, em nghe tiếng "Loẹt xoẹt, loẹt xoẹt" giống dép chà lên mặt đường bên sân nhà cậu C. Con chó nhà cậu hằng ngày hay gầm gừ, đêm nay tự dưng im bặt. Bà em và nhà 2 cậu đã tắt đèn đi ngủ từ lâu. Em thì thầm với thằng TA "Có trộm". Ngó ra sân, em chết sững, bóng một người đàn bà mặc áo rộng thùng thình, tóc bù xù, dài rủ kín vai vừa bước vào cửa nhà cậu em.. Chỗ cái cửa phụ chẳng mở bao giờ ...
Thằng TA bảo "Khách cậu C. em thấy đến nhà khoảng 2 lần vào tầm này nhưng không dám hỏi"
Sáng ra, em đem chuyện nói với bà. Bà em nghĩ lung lắm, rồi bỏ vào buồng... Cậu C. một mực khẳng định chẳng có ai điên mà đến chơi vào tầm đấy, và chắc chắn em bị hoa mắt. Thằng TA cũng im lặng hồi lâu rồi đi lên gác.
Bẵng đi một thời gian, em lại mò sang chơi. Hôm đấy nhà dì đi vắng, cậu C bảo em sang phòng trống trên tầng 3 mà ngủ, tiện trông hộ cậu con B. đang ốm.
Nằm giường lạ em bị khó ngủ; con bé phòng bên ốm, thỉnh thoảng lại cựa mình làm cái giường kêu cọt kẹt. Một lúc lâu sau, phần vì mệt, phần cũng quen quen, em thiếp đi. Cơn buồn ngủ đến bất chợt mà cũng tan nhanh. Cái cửa gỗ khép hờ, bị bật ra, gió sông thổi sộc vào phòng. Em nửa tỉnh nửa mê co tay kéo cái chăn ngang bụng, bỗng bất chợt một bàn tay từ phía cuối giường tóm chặt lấy tay em, lạnh toát ! Em sợ quá mở choàng mắt ra, ú ớ không nói được câu nào. Căn phòng trống trơn !
Người em như có cái gì đó chèn qua, nhưng đầu óc thì lại trở nên mụ mị. Lúc này em mới thấy ở giữa phòng lù lù một đống đen sì, to bằng cái bao tải, bất động. Ở góc nhà, có cái gì đó cứ đùn đùn lên như tổ mối, rột roạt, rột roạt... Cái đống đấy đứng im một lúc, rồi lao nhanh về phía em. Lúc đấy em không biết gì nữa, mở mắt ra thấy trời sáng, em lủi luôn về nhà.. Năm đấy là năm 2008...
Sau cái đêm ngủ nhà cậu C., em chẳng dám về quê nữa và cũng chẳng dám kể với ai. Mọi người thấy thế đâm ra trách nhiều lắm.
3 tháng sau nhà ngoại em có giỗ. Buổi tối hôm đấy, quá 10 rưỡi, dọn dẹp xong ai cũng mệt lử. Nhà cậu D. đóng cửa đi ngủ sớm, chỉ còn mấy anh em em, dì T với 2 bà mợ ngồi sân nói chuyện, cậu C lên nhà chơi với con khướu. Con khướu của cậu C rất khôn, nhưng chẳng hiểu dạy dỗ thế nào mà nuôi gần 2 năm vẫn không biết nói. Chỉ kêu kêu mấy tiếng rồi thôi. Thế nhưng cậu em vẫn thích nó lắm. Tối nào cũng ra ngó nghiêng nó một chút rồi mới đi ngủ. Cái lồng con khướu treo ở hiên trước cửa nhà.
Hội nhà em đang ngồi nói chuyện râm ran bỗng con khướu giãy giụa, vỗ cánh phành phạch và kêu ầm mĩ. Nó đạp cửa chuồng, lông xù lên, vỗ cánh điên loạn. Cậu C rối cả lên chẳng biết làm thế nào. Cả nhà em cũng chạy xuống xem. Lúc này tự nhiên con khướu cất tiếng nói, lạ hoắc, nhưng rất rõ ràng "Mửa mật mày ra" ... Ai cũng không tin vào tai mình... "Mửa mật mày raaaa" Con khướu nhìn thẳng vào mặt em mà rít lên re ré. Tim em đứng im, chết cứng. Dì T sợ quá gào toáng lên. Con khướu lại vỗ cánh điên loạn, mỏ nó banh rộng ra ngửa cổ lên trời.
"Mửa cái mật mày raaaaaaaa"
Em sợ quá không nói được câu nào, nhưng người con khướu chĩa vào không phải em, mà là mợ H, vợ cậu C, đứng sau lưng em.... Mợ H đột nhiên vùng chạy vào trong nhà, dì T với tay ra kéo nhưng không kịp. Mợ vừa chạy lên tầng vừa gào, Con ơi Conn. Lúc này mọi người mới nhận ra con B đang ở trên gác một mình.. Mợ H lao lên trước, cậu C, em và thằng TA cũng lao theo. Chạy đến tầng 3, cái cửa sổ hướng ra sông bỗng bật tung, một cái bóng lù lù như bao tải nhảy vọt ra. Mợ H lao vào ôm con B, con bé tròn mắt không hiểu gì, khóc òa lên.
Lúc này dì T gào lên thất thanh dưới nhà "Anh C. ơi, ôi giời ơi anh C. ơi", 3 cậu cháu lại lao xuống tầng 1... Dưới nhà, chẳng hiểu ai thả hay con khướu đạp được cửa lồng, bay toán loạn khắp phòng.. Nó rít lên sởn gai ốc "Thắt cổổổổổổổổổổổ" "Mửa mật mày raaaaaaaa" rồi bay theo hướng cái bóng vọt ra sông.
Cả nhà em loạn tiếng khóc, tiếng la hét. Thế nhưng cửa phòng bà vẫn đóng im ỉm, chỉ nghe tiếng tụng kinh đều đều....
[to be continued]

Câu chuyện thứ 13: MẢNH XƯƠNG



Chuyện này xảy ra cách đây 2 năm, hồi em học năm thứ 4 ĐH.
Nhà ngoại em có cái vườn rất rộng, nằm cạnh bờ sông. Trong vườn trồng đủ thứ cây, sit sít nhau, vừa lấy bóng mát và cũng để ăn quả luôn.
Hàng ngày cả nhà đi làm hết, chỉ có bà em với mợ L, vợ cậu D. ở nhà. Mợ em trước trồng ngô ngoài bãi, từ hồi bãi bị lở mất, mợ em về trông nom cái vườn quả. Ban ngày khu nhà chẳng có ai ngoài 2 mẹ con.
Mùa gió, lá rụng bay đầy vào sân, bà với mợ em cứ tuần lại quét sân 2, 3 lần rồi đem lá ra bờ sông đốt. Hôm đấy vừa gom xong đống lá thì con chó nhà cậu C ở đâu chạy về tha theo miếng xương như xương lợn. Nó chui vào cạnh bếp ngồi gặp rồn rột, nước dãi chảy ra bẩn cả sân. Thấy ngứa mắt bà em cầm chổi vụt cho nó 1 cái, nhặt cái miếng xương đem vứt ra sông cùng đống lá khô.
Đến chiều con chó lại tha miếng xương về gặm. Bà với mợ em tức lắm, lại đánh nó một trận rồi cầm miếng xương ném xuống nước.
Sáng hôm sau gió to, lá cây bay từ vườn sau vào, phủ kín sân. 2 mẹ con lại cầm chổi ra quét. Gom lá thành một đống xong, lại thấy miếng xương với vết găm nham nhở của con chó dưới đất, bà em quát nhặng lên. Mợ L cũng bực, ném luôn miếng xương vào bãi lá rồi đem đốt.
Đến chiều hôm đấy có người ở ủy ban xuống gõ cửa nhà em. Ông công an phường vào bảo, hôm qua có người tìm thấy 1 cái xác ở bụi chuối gần bờ sông, đoạn ngược dòng bên trên nhà em. Cái xác chết cũng ít lâu, giờ còn nham nhở. Người ta đang đợi pháp y, nhưng chẳng hiểu sao thiếu đâu mất 1 bên xương hông. Ông ý đang đi quanh các nhà gần bãi hỏi thăm.
Bà với mợ em lúc đấy sợ quá, nhưng chẳng hiểu sao lại bảo không biết. Ông công an đi khuất ngõ, 2 mẹ con chạy ra bờ sông thấy con chó nhà cậu C ngồi im, mắt mở trừng trừng nhìn vào đống tro lá... Mợ em vào bới, mảnh xương vẫn còn đấy, chỉ cháy mất 1 góc bé tí, vết gặm của con chó vẫn y nguyên.
Bà em sợ quá, cầm ném luôn xuống chỗ nước chảy xiết, chìm nghỉm.
Sáng hôm sau ông công an quay lại, bảo tối qua người ta tìm thấy mảnh xương của người chết kẹt vào hòn đá dưới bờ sông cạnh bụi chuối, nhưng có vết chó gặm và bị xém mất 1 góc...
Sau cái buổi sáng ông công an vào thông báo, bà với mợ em sợ lắm. 2 mẹ con lên ban thờ thắp hương cầu khấn liên tục. Bà em kể, lúc vừa đốt nhang xong thì cái bát hương bùng cháy phừng phừng nhưng không có khói. Lúc sau lửa tắt, nhìn lại thấy chỗ đấy vẫn y nguyên. Mợ em đứng bên cạnh quỳ sụp xuống quỳ lạy.
Đến tối về kể, cả nhà bảo bà em với mợ Loan làm thế là không phải với người chết, có khi mai ra ủy ban xem người ta nói thế nào rồi lễ lạt.
Tối hôm đấy em về chơi, thấy bà em có khách.
Bà em kéo rèm kín mít, chỉ có tiếng rì rầm to nhỏ trong buồng, cả nhà cũng chẳng hỏi han gì.
Khách ngồi đến nửa đêm vẫn chưa về. Nhà em ai cũng có chìa khóa cổng nên cậu mợ đi ngủ trước, tầm đấy chỉ còn em với thằng TA đứng trên tầng hóng mát như mọi khi. Trong buồng bà vẫn có tiếng to nhỏ rì rầm, nhưng toàn giọng một người, không thấy thay đổi.
Một chốc sau nữa thì khách về. Trời tối thui, 2 anh em em đứng trên ban công tầng 2, phòng thằng TA, cũng không bật điện đóm gì. Chẳng nghe tiếng mở cửa, cũng chẳng thấy bà em chào, 2 người cứ thế bước ra ngoài sân, một nam, một nữ mặc áo thụng.
Một người quay đầu bước ra bãi.
Người nữ đi về phía vườn sau nhà cậu D. khuất tầm nhìn của 2 anh em em rồi mất dạng.
Cửa nhà bà vẫn đóng im ỉm.
2 anh em em thấy sợ sợ, lủi luôn vào phòng chốt cửa chặt.
Đêm đấy em đang ngủ thì thấy tiếng bà la khóc, nhưng không ầm mĩ, được một chập rồi chẳng thấy gì nữa. Chắc cậu mợ ngủ say, lại ở buồng sau nên không biết, chỉ có em với thằng TA nằm phòng nó, ngay sát nhà bà nghe thấy.
Sáng hôm sau em xuống sớm, thấy bà em tóc tai rũ rượi ngồi trên bàn nước. Bà em bảo tối qua vừa đi nằm, tự nhiên cái màn cứ rung rung. Có cái mảnh vải đen cứ đập đập vào mặt. Bà em tỉnh, mở mắt ra thì chẳng thấy gì, ngoài cái đèn trên bàn thờ cứ leo lét. Thế rồi cửa sổ mở ra, một người trèo vào, chân đi cà nhắc về phía bà,. Bà em sợ quá quỳ xuống la khóc.. Người đấy đứng 1 lúc rồi biến mất. Bà em thức từ đấy đến sáng...
Lúc sau xuống ủy ban hỏi, thì người ta bảo người nhà đến nhận xác đưa đi rồi.
 

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,471
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Câu chuyện thứ 14: ĐÒI NỢ



Người ta bảo, sống trên đời có những món nợ đòi rất dễ, nhưng có những món nợ chẳng thể nào dứt khoát được, và đặc biệt là những món nợ không phải giữa người sống với người sống.
Sau cái ngày có người tập tễnh đi vào phòng, bà em trở nên lầm lì, chẳng nói, chẳng rằng với con cháu. Hỏi thì đáp, không bà cũng ở nguyên trong phòng khóa kín cửa, tự nấu ăn riêng, có khi 2, 3 ngày không bước chân ra ngoài. Nhà em đâm ra lo lắng. Mọi người lo bà bị ốm, hoặc suy nghĩ kiểu người già nhiều đâm ra lẩn thần. Thế nhưng bà em vẫn khỏe mạnh, chỉ có điều hơi xanh xao và ít giao tiếp hơn trước. Thời gian này bà hay ra mộ thắp hương cho ông. Có lúc cậu D em đèo bà ra, nhưng bà bắt đứng đợi ở ngoài, tuyệt nhiên không cho vào.
Ông em nằm ở nghĩa trang Ngọc Thụy. Từ bờ đê, rẽ phải xuống cái dốc, đi qua trường cấp 2 Ngọc Thụy, đến gốc cây đa là nghĩa trang.
Tuần dăm ba hôm, nắng mưa thế nào bà cũng ra chỗ ông nằm. Cậu D bảo, thấy bà đi vào, đứng trước mộ ông khóc nhiều lắm, rồi bần thần lẩm bẩm một mình. Lần nào trở ra cũng mệt mỏi, nhưng tinh thần có vẻ đỡ đăm chiêu hơn trước. Cứ thế hơn 2 tuần thì bà em bình thường lại. Có điều con chó đá không nằm ở góc vườn cậu D. nữa, mà lại chuyển sang vườn khế của bà. Nó đứng giữa vườn, lạnh lẽo, cái chỗ phải có hốc mắt thấy tàn hương bắn vào đen đen nhờ nhờ...
Cậu C. làm lái xe riêng cho giám đốc 1 công ty nước ngoài, đi sớm về hôm, tùy theo lịch của sếp. Giống với cậu D, cậu C. chẳng tin vào ma mãnh, cũng như chẳng sợ sệt cái gì cả. Cậu em vốn là người cẩn thận và cực kỹ tính, hơn chục năm lái xe chẳng xảy ra cơ sự gì, cũng chẳng va quệt với ai.
Thế mà cậu em lại bị tai nạn. Gãy 1 chân, 4 cái xương sườn và chệch đốt sống !
Cậu bị lúc giữa trưa, trên bờ đê, chỗ rẽ vào làng em cách đường dốc ra mộ hơn trăm m. Xe ô tô cậu mất lái lao vào cạnh đường. Lúc mọi người nhà em chạy ra, cậu C. nằm cạnh vũng máu, bê bết bên ngoài cửa xe, đầu hướng ra tim đê.
Vào viện, đến tối thì cậu C tỉnh. Mặt cậu trắng bệch. Cậu em đột nhiên khóc, bảo cả nhà gọi bà vào cho cậu gặp, rồi đuổi hết mọi người ra ngoài. Cả nhà em lo lắm, nên đứng ngoài rình nghe trộm. Bà em vừa vào, cậu em nấc lên một tiếng "Nhà mình có nợ nần gì ai không mẹ". Bà em đứng chết trân, lặng người đi...
Bà em hỏi, tại sao đi ô tô bao năm, đi mòn cả cái đê đấy rồi mà giữa trưa lại đâm vào lề? Tại sao lái ô tô mà lại bị gãy chân, nằm lăn ra giữa đường như thế trong khi xung quanh không có vết phanh nào cả? Cậu em sợ lắm. Giọng cậu chùng xuống, bảo, lúc cậu lái xe trên đê, bỗng giữa đường có một người đánh xe ngựa chạy ngược lại, lao thẳng vào phía cậu. Cậu em hoảng quá đánh lái đâm vào bờ đê. Lúc này vẫn tỉnh táo, nhưng không thấy đau chỗ nào cả. Tự nhiên người đấy thò tay vào lôi cậu ra giữa đường, chân tập tễnh, há ngoác mồm lè lưỡi đỏ lòm, bảo "Tao lấy lại của thằng con mày 1 chân". Cậu em thấy cái xe ngựa nghiến qua người, rồi ngất đi không biết gì cả....
Bà em khóc, chạy ra ngoài bảo các mợ chăm sóc cho cậu, rồi bắt xe ôm từ 108 đi thẳng về Gia Lâm. Mọi người đưa cậu đi mổ, lúc này cậu em lại mê man...
Trở lại chuyện năm xưa ông em cứu cô N. trên sông. Cứu người là làm phúc, nhưng những chuyện xảy ra sau này khiến ông em hiểu đã mắc nợ với 3 người, bà ăn xin, cô N. và Hà Bá!
Hà bá không cho phép bắt người trên sông, cướp người thì phải đền mạng, đấy là quy tắc bất di bất dịch cho bất cứ sinh linh nào sống trên khúc sông của Hà bá. Ông em biết điều đấy, nhưng một phần vì là trai trẻ, sông nước quanh năm, một phần vì cái bản năng phải cứu người, ông em cũng chẳng màng.
Năm mẹ em 12 tuổi, lũ lên cao, xác người chết dạt vào làng nhiều, dân cũng đem chôn cho bằng hết. Đêm đấy đi làm về, ông em gặp một xác người trôi dọc triền đê. Hô hoán to rồi ông nhảy xuống kéo cái xác vào bờ. Xác một người đàn ông chết đã lâu, trương phềnh, hôi thối, kẹt theo cái cây trôi lập lờ. Chật vật mãi ông cũng kéo được vào bờ. Vừa vào đến nơi, cái chân xác chết kẹt vào thân cây, đứt rời, rơi lại sông bặt tích... Lúc này dân cũng kéo ra. Ông em nhìn theo chỗ cái chân người vừa rớt xuống, định nhảy xuống mò nhưng đột nhiên linh tính thế nào, vác áo lên vai trở về nhà.
Đấy cũng là đêm 5 mẹ con bà em gặp ông tướng người Tàu, và cũng là đêm ông em vác dao đuổi ra sông....
Người ta thường nói con gái 13 tuổi là tuổi trăng non, là thời điểm bắt đầu trở nên xinh đẹp và dậy thì thành thiếu nữ. Ở cái vùng đất này, con gái cả thường gánh vác nặng nề hơn con trai, chẳng hiểu vì lý do gì.
Có một chuyện mà sau này người làng kể lại ông em mới biết. Khi ông bỏ đi, cái xác người đột nhiên rục rịch chuyển động rồi trôi thẳng ra sông, không sao níu lại. Có người khẳng định, thề sống thề chết rằng nó mở mắt nhìn theo hướng ông em đang trèo lên đê... Cơ mà ông em coi thế là vớ vẩn, chẳng tin...
Năm mẹ em tròn 13 tuổi, trong làng có điều quái dị.
Đường ra sông đột nhiên mở rộng, sáng nào người làng đi qua cũng thấy có vết chân ngựa. Hàng đêm ngoài bãi có tiếng rậm rịch, ý ới, cả tiếng gầm gừ, nhưng tuyệt nhiên không ai dám bén mảng ra ngó nghiêng. Đây là đất độc.
Cái chỗ mọi năm chôn người chết trôi, các ụ đất tự nhiên cứ phẳng dần rất nhanh, qua mấy đêm mà trở nên bằng phẳng, chẳng phân biệt được mộ ai với ai cả. Dân làng coi đó là điềm gở, ngày đêm lên chùa cầu khất. Lại lập cái đàn ở bờ sông cúng bái trong suốt 5 hôm. Người ta bảo, có điềm Hà bá đòi người...
Cái tiếng gầm gừ và rậm rịch ngoài bãi cứ diễn ra liên tiếp đến tháng 8 năm đấy. Trăng tròn, mẹ em cũng chớm 13 tuổi, và trung thu cũng là lúc âm khí trở nên nặng nề nhất...
Đêm trung thu, ông em đi làm ca 3, vừa lúc đó có người gõ cửa. Bà em chạy ra mở, ngoài sân vắng tanh, chỉ thấy một cơn gió thổi vào tắt hết đèn nến. Mẹ em chạy lại ôm 3 đứa em, còn bà thì loay hoay chốt cừa và đi tìm lửa. Bỗng từ góc nhà có cái bóng to lù, mắt đỏ quạnh phát sáng, giọng ồm ồm bảo.. "Chúng mày có thần yểm mãi được thì đời 2 thằng này sẽ bị tuyệt tự" Nói điều chỉ vào 2 ông cậu em rồi biến mất. Bà em sợ quá chạy lên ban thờ, thì chỗ thờ ông tướng Tàu hương đã lụi từ lúc nào. Ngoài trời mây kéo che mất ánh trăng....
Sau này, khi nhiều chuyện xảy ra, bà có kể với em và một vài người khác về mọi chuyện. Bà em hiểu, năm mẹ em gần 13 tuổi Hà bá muốn đòi nợ... Cái xác trôi vào đê năm đấy là Hà bá đưa vào, dụ kéo ông em xuống sông nhưng không thành. Sau nó mất chân, vì thế mà cũng sinh lòng oán ghét. Việc cậu C. bị ngã ngoài đê là nó làm để đòi lại cái chân....
Mọi hoạn nạn tưởng thế là qua, nhưng chẳng dễ dàng như vậy...
[to be continued]

Câu chuyện thứ 15: THẰNG TRỘM CÂM



Từ hồi gãy chân, và bó bột cả người, cậu C. càng ít ra ngoài. Cậu em là người quảng giao nhưng rất nguyên tắc, chẳng bao giờ tiếp khách vào buổi tối, đặc biệt là đồng nghiệp hay chuyện công việc. Cả ngày cậu loanh quanh trên phòng ở tầng 2. Có người đến thăm thì tiếp, không lại nằm đọc báo. Cơ mà ngày đi làm cũng ít người nghỉ được.
Buổi sáng có bà với mợ L ở nhà, nhưng cậu em chẳng hợp tính với người nào nên cũng chẳng bao giờ nói chuyện. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, em với thằng TA lại mò sang chơi để cậu đỡ cảm thấy cô quạnh. Bạn bè cậu em nhiều, nhưng đa phần là bạn làm ăn hoặc cùng công ty. Bà em bảo cậu C từ nhỏ ít khi chia sẻ, rất kiệm lời, và cũng chẳng bao giờ có bạn thân. Số bạn bè ít ỏi hay chơi cùng cậu, người ở lại Liên Xô, người lại tha phương cầu thực tứ xứ, chẳng thấy trở về. Cậu C. là người ít nói, thế nhưng từ hồi tai nạn nằm nhà, lại đâm ra kể chuyện nhiều với em và thằng TA. Cậu bảo hồi nhỏ chơi thân với một thằng cùng làng lắm.
Trái với cái tính hổ báo và ngang tàng của cậu D., cậu C. là người điềm tĩnh. Chẳng ai thấy cậu cãi nhau hay to tiếng với người khác bao giờ. Giống như mọi thằng trẻ con khác trong làng, từ nhỏ cậu em có thú vui là ra bãi chơi. Trẻ con làng đông lắm và cũng lắm trò. Lúc thì thả diều dọc triền bãi, lúc thì đi ăn trộm ngô, khoai của mấy nhà trên sông, chán thì bày trò đánh nhau loạn xạ. Nhưng cậu C lại khác. Cậu thích tha thẩn gần mép nước hay ngồi nặn đất, nặn cát hơn. Cứ thế cậu em lặng lẽ bên cạnh đám trẻ con ồn ào tối ngày đánh lộn trên bãi cát ven sông.
Năm cậu C 10 tuổi, có 2 bố con ông đóng cối dạt đến làng em. Hai bố con ông ấy cất chòi ngoài bãi chứ không xin đất của làng. Ban ngày ông bố đi loanh quanh kiếm việc, thằng con ngồi nhà hóng, chẳng nói chuyện với ai bao giờ. Người làng gọi nó là thằng Bột câm.
Thằng Bột câm trạc tuổi 2 ông cậu em nên dễ kết bạn. Nó đặc biệt thân thiết với cậu C, một phần vì chung cái sở thích nghịch đất cát triền bãi, và cũng một phần lớn vì cả 2 đều ít nói như nhau...
Năm cậu C 14 tuổi thì xảy ra một chuyện.
Trong làng lúc đấy hay mất trộm. Lúc thì con chó con mèo, lúc thì cái chày hay con dao rựa. Thằng trộm hay lấy cắp vào buổi trưa, nhưng chẳng ai thấy bao giờ, và cũng chẳng để lại dấu vết gì. Hồi đấy ăn trộm là tội không lớn, nhưng rất dễ bị xử theo luật rừng. Mất của, dân ức lắm. Cái làng yên ả bỗng trở nên ồn ã... thế nhưng vẫn bị mất đều đều, mà cũng chẳng có dấu vết gì của thằng trộm cả. Mọi nghi vấn người làng em dồn hết vào bố con thằng Bột câm, vì trước khi họ đến làng chẳng bị trộm bao giờ.
Buổi trưa hôm đấy lại mất trộm. Một nhà gần bãi bị mất cái thớt gỗ. Cả làng ầm mĩ, sôi sục kéo nhau ra bãi, thẳng hướng nhà thằng Bột câm. Lúc này bố nó đi đóng cối ở làng bên...
Đạp cửa vào, thấy thằng Bột câm đang ngồi trên chõng, có cái thớt treo phía đằng sau, dân làng gào thét ầm mĩ lôi nó ra ngoài. Thằng Bột câm ú ớ không nói được, chỉ biết quẫy đạp nhưng chẳng làm được gì. Người làng lôi nó ra đến đầu đường lớn thì chém chết.
Xác thằng Bột câm bị chặt đi một ngón tay. Ngón trỏ của bàn tay phải.
Ông bố nó về, ôm xác con mà khóc ngất, nguyền rủa cả làng rồi nhảy xuống sông. Cái chòi lá cũng bị thiêu rụi. Ai cũng hả hê, đáng đời thằng ăn trộm...
Chuyện xảy ra hơn 30 năm trước, nhưng cái chết của thằng bạn thân ám ảnh cậu C suốt đời. Cậu em bảo đến giờ vẫn không tin thằng nó là thằng ăn trộm.... Em cũng chẳng hỏi nữa.
Năm cậu C. bị tai nạn là năm 2009. Năm đấy trời nhiều mây âm u, bà em bảo khí âm chuyển dòng, lặng lẽ đi chùa nhiều hơn. Mấy chỗ cây cỏ, vườn tược trong nhà cứ đìu hiu...
Sau cái chuyện con khướu, cậu em khóa hẳn cái phòng tầng 3 lại. Con B cũng chuyển xuống tầng 2 nằm cùng bố mẹ. Cậu em bảo từ dạo đấy thỉnh thoảng ở cái phòng trên lại nghe thấy tiếng kéo sột soạt, hay tiếng bước chân cộp cộp đi lên tầng 3 lúc nửa đêm. Ban đầu cậu cũng kinh, nhưng mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần, mà cũng chẳng thấy quỷ quái yêu ma gì lộng hành, nên cậu cũng mặc kệ. Giờ đợi khỏi ốm rồi tính sau.
Đêm đấy nhà em có trộm!
Nghỉ cuối tuần, mợ H đưa con B về nhà ngoại chơi, cậu C nằm ngủ một mình trên gác 2. Con L đi chơi với bạn trai về muộn, nửa đêm đi qua nhà cậu C, thấy có cái bóng đang đi trên bờ rào. Nó hoảng quá hét ầm lên, cái bóng đu qua mái nhà bà em rồi chạy ra vườn sau nhà cậu C. Thấy động, cậu D trong buồng vác gậy chạy ra, theo hướng con Linh chỉ, ập vào nhưng chẳng thấy gì cả.
Lúc này thì phòng cậu C. sáng đèn.
Cả nhà chạy lên, thì thấy cậu em ngồi rất im, trước mặt là cái gói nhỏ bọc bằng giấy báo đã nâu xỉn... Một lúc lâu sau, cậu C nhón tay mở cái gói, bên trong là 1 cái ngón tay người khô đét, ngón tay trỏ của bàn bên phải....
Bà em chẳng nói gì, đem cái gói lên cái phòng tầng 3, rồi ở lì trên đấy.
Sáng hôm sau chỗ vườn bà, cậu D tìm thấy con chó đá đã bị đập nát đầu. Chỗ cái đầu vỡ còn lẫn 2 cái mắt chó còn dính máu tươi đang trừng trừng nhìn ra chỗ bờ sông...
 

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,471
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Câu chuyện thứ 16: TRẢ NGHĨA

Theo nhiều quan điểm thì cõi âm là có thật. Cõi âm không có nghĩa là địa ngục, hay một nơi tối tăm u uất nào đó. Đối với những con người sống ven bờ đê sông Hồng, cõi âm ở ngay bên cạnh. Người âm luôn ở gần người sống, có điều thấy được hay không cần phải là người có Căn. Khoa học cũng như rất nhiều người cố bỏ công nghiên cứu, xâu chuỗi các hiện tượng, cố đưa ra lời giải thích hợp lý nhất về ma, quỷ, hay nói cách khác là người âm. Thế nhưng chẳng bao giờ có cách tư duy nào làm được chuyện đấy cả. Người chết luôn hiện hữu bên cạnh người sống, và đi theo những ai được cho là Hợp Vía.
Bà em là người có Căn.
Bà em bảo, có Căn có nghĩa là có âm khí trong người. Khi dương khí mạnh thì tự chủ được, còn gọi là nặng vía, nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó, phần âm trong người lớn hơn thì ắt sẽ gặp những điều quái dị. Năm 2009, khí âm đổi chiều, và cũng là năm nhà em xảy ra nhiều chuyện kì dị nhất; bà em lẳng lặng lên chùa lễ lạt nhiều hơn. Trong nhà lúc nào cũng có tiếng tụng kinh gõ mõ, nếu không phải do bà tụng, thì cũng bật băng đài. Tiếng Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật cứ đều đều, từng chập từng chập quanh nhà.
Năm đấy bà em ốm. 2 cái đầu gối không hiểu sao cứ đau buốt dại đi. Mẹ em đưa bà đi nằm viện nửa tháng thấy đỡ rõ rệt. Thế nhưng về đến nhà thì lại đau như cũ. Bà em đi lại có điều khó khăn hơn trước, tập tễnh, và chẳng thể ngồi xổm được. Thời gian nằm viện, bà em dặn cậu mợ ở nhà nhớ bật cái băng tụng kinh di đà hằng ngày, chớ có quên, và phải chú ý để hướng cái loa ra phía vườn sau...
Bà em đi viện tất cả là 16 ngày. Lúc về, cái chân bị đau lại, bà đâm ra cau có, thế nhưng cũng chẳng tỏ thái độ thay đổi gì, ngoài những lúc cố nén tiếng thở dài thườn thượt... Năm đấy cậu C. bị tai nạn và cũng là lúc con chó đá chuyển lên vườn sau nhà bà. Nó ở đấy vì nguyên nhân gì, hay do ai chuyển đến, bà em cũng chẳng giải thích, chỉ bảo không phải là bà mà thôi.
Trở lại chuyện sau đêm ăn trộm mò vào nhà cậu C, thái độ cậu đột nhiên phấn chấn hẳn. Cả nhà thấy cậu vui vẻ, lại ăn ngủ tốt, lại đi lại dễ dàng hơn trước nên cũng chẳng hỏi nhiều. Riêng chuyện cái ngón tay ở đâu ra và bây giờ ở chỗ nào thì cậu em giữ kín, tuyệt nhiên chẳng kể cho ai. Chỉ thấy cậu D tỏ ra băn khoăn lắm.
Tối đấy nhà ngoại em mất điện, mọi người lại ra sân nhà cậu D hóng mát. Đem chuyện cái ngón tay ra nói thì cậu D. tự nhiên trầm hẳn. Cậu em bảo đấy là cái ngón tay của thằng Bột câm....
Cái ngày thằng Bột câm bị làng bắt, 2 cậu em đang chơi ngoài bờ đê. Thấy làng có chuyện, theo đám trẻ con chạy về hóng. Cậu D kể, cậu C. nhỏ con hơn nên lách vào trước, đến khi cậu chen lên được, cũng là lúc thằng Bột bị bổ con dao vào đầu, mắt nó trào máu, nhìn đăm đăm vào cậu C. mà ú ớ không kêu được câu nào... Người làng chém chết thằng Bột xong, vứt xác nó ở gốc tre đầu đường lớn mà bỏ đi gọi bố nó. Cậu D cũng theo đám trẻ con chạy đi, phần vì hóng hớt, phần vì cũng kinh hãi chẳng dám nhìn vào cái xác bị bửa đôi đầu. Thế nhưng chẳng thấy cậu C đâu cả. Lúc cậu em quay về tìm, thì chỗ cũ chỉ còn cái xác thằng Bột, nằm úp vào gốc tre, máu hòa với cái chất lỏng nhầy nhầy chảy ra từ đầu và bàn tay nó lênh láng. Cậu em sợ quá chạy về nhà.
Đến tối muộn thì cậu C. về. Bà với cậu D. hỏi gì cũng chẳng nói. Một lúc sau thấy lôi từ đằng sau ra một cái bọc, ngón tay thằng Bột câm !
Cậu C bảo, lúc mọi người chạy đi, cậu em chỉ thấy thương xót nó, mà tuyệt nhiên chẳng sợ sệt gì. Đầu óc tự nhiên mơ hồ, thấy bàn tay thằng Bột câm chỉ vào bụi cỏ bên cạnh... Cậu em chạy ra thì tìm thấy cái ngón tay, chẳng hiểu sao đem gói lại rồi ra bờ sông ngồi.
Bà em sợ quá, bắt cậu đem trả cho thằng Bột, nhưng xác nó đã theo bố chìm xuống sông. Cậu em đem chôn cái ngón tay cạnh gốc hồng bì trong vườn sau nhà bà...
Mọi người nhà em nghe cậu D kể mà đâm ra kinh hãi.
Cậu D. kể xong càng tỏ ra đăm chiêu, đứng dậy chửi đỏng "ĐM, để tao xem mày là thần thánh phương nào", rồi bỏ vào bếp lấy cái chép, cầm đèn pin phăm phăm đi ra chỗ trồng cây hồng bì năm xưa. Mọi người bảo 40 năm rồi, bao mùa nước lên, nước rút, cây hồng bì cũng đã chặt rất lâu, làm gì còn gì mà đào với bới.
Thế nhưng cậu D. vẫn hằm hằm đi ra chỗ vườn bà, rọi đèn vào đoạn chỗ gốc cây ngày trước mà đào lấy đào để. Đào rộng sang cả hai bên, miệng cậu không ngớt chửi rủa, khóe mép sùi bọt như bị dại. Mợ L sợ lắm, chạy vào van xin và giật cái chép ra. Cậu em chẳng nói gì, gạt mọi người ra rồi gầm lên "Đứa nào bước vào đây tao chém chết hết!" Cái chép vung loang loáng, mặt cậu em dại đi dưới ánh đèn pin.
Đột nhiên thấy bà em đứng ở cửa phòng, gọi giật tên cậu, rồi sấn sổ đi đến ôm chặt ngang hông. Được một lúc thì cậu em đờ đẫn đi rồi bình tĩnh lại. Bà em bảo mọi người lên hết phòng khách nhà cậu C có chuyện cần nói...
Cậu C. đang ngồi trầm ngâm hút thuốc. Lúc này cậu em mới kể.
Đêm hôm đấy, lúc con Linh ré lên, cậu em cũng giật mình thức dậy. Lúc sau có người đen sì mở cửa phòng cậu mà đi thẳng đến giường, chìa ra cái gói. Lúc đến gần, trong bóng tối mờ mờ, cậu em thấy vết chém sâu trên mặt, làm cái đầu hơi tách ra, kinh hoàng nhận ra thằng Bột! Thằng Bột nhìn cậu 1 lúc, rồi chẳng hiểu sao cất tiếng nói "Nhà mày có 2 ác linh" Cái vết chém dao trên đầu cứ kêu tong tỏng. "Có con chó thành tinh ngoài vườn, nó muốn giết mẹ con nhà mày"
"Đừng chôn nữa, cầm lên mà yểm"
Rồi nó biến vụt đi mất. Lúc đấy mọi người mới ập vào.
Từ hồi bà đem cái ngón tay đi, tiếng lục đục cũng hết, nhưng cũng chẳng có ai dám mò lên nữa.
Chỉ còn cái ác linh thứ 2...
[to be continued]

Câu chuyện thứ 17: CÁI GIẾNG


Hầu như làng quê nào ở miền Bắc cũng có một con sông của riêng mình. Cũng như vậy, dân làng Bắc Biên trăm đời nay sống chung với những đợt nước lên xuống đều đặn của sông Hồng. Con sông chở cho làng em nguồn sống, và cả những xác người chết trôi trương phềnh mỗi đợt lũ về. Cái khúc sông đấy, ngay bản thân nó cũng chứa đựng những thứ kỳ dị. Dù những con nước đấy có cướp đi bao mạng người làng em, nhưng họ cũng không hề vì thế mà oán trách, chỉ cố tránh xa nước sông vào những giờ nhất định trong ngày...
Như mọi vùng quê khác, nhà nào cũng có một cái giếng; phần vì để lấy nước cho tiện, phần cũng hạn chế ra sông vào những giờ bất khả kháng. Cái sản nghiệp bên ngoại em là do cụ xây. Cụ em làm cho chế độ cũ, nên cũng vì thế nhà xây theo kiểu phương tây. Cụ bảo ăn nước giếng không sạch, bảo người xây một cái bể nước mưa to đùng trong vườn.
Năm ông ngoại lấy bà em, nhờ bạn bè trong làng cùng đào cái giếng. Cái giếng ở mảnh sân nhỏ dưới chân cầu thang nhà cậu D., cạnh cái chuồng chó, đối diện cửa ra vườn sau. Chẳng biết ông đào thế nào mà quanh năm, dù nước lên hay xuống, mưa to hay hạn hán thì mực nước trong giếng vẫn không thay đổi. Cứ lưng lửng ở giữa, chẳng đầy hơn mà cũng chẳng vơi đi bao giờ. Nước trong giếng cũng lạ, lấy nước ở sông mà múc lên gầu nào gầu nấy trong vắt, chẳng có tí gợn đỏ phù sa. Cả nhà lấy thế làm mừng lắm, chỉ có ông ngoại em thỉnh thoảng nén tiếng thở dài, và chẳng tỏ ra vui thú gì cả.
Người chết luôn sống chung với người sống. Họ đi cùng, ngồi cùng, đôi khi là nhìn chằm chằm vào người sống gây ra cảm giác rùng mình hay đột nhiên nổi da gà. Bà em bảo, những nơi thê thảm, chứa đựng ít linh khí của đất trời thường là nơi hồn ma bóng quế tụ tập. Đối với làng em, chỗ đấy không phải bãi tha ma, mà là đoạn bờ sông nơi chôn những cái xác thối rữa trôi về làng mỗi đợt nước lên.
"Đất có Thổ công, sông có Hà bá". Khu đất nào cũng có thần linh trấn yểm, và cả vía của những người sống trên đó nữa.
Ông em đào xong cái giếng trong vườn được 5 năm, năm 62 bà ngoại em sinh cậu C, trong làng có đứa chết đuối. Hồi đấy vườn rộng, trồng nhiều cây trái, lại rào thưa nên trẻ con hay sang nhà ông bà em bẻ trộm chuối, khế hay chơi trốn tìm ngoài bờ tre. Thằng bé cùng làng mò vào trốn, giữa trưa nắng, chẳng hiểu đi đứng thế nào mà lộn cổ xuống giếng nhà em. Đến tối mẹ nó đi tìm, khóc lóc thảm thiết, cả làng đổ ra sông mò. Mò đến trưa hôm sau vẫn không thấy... Lúc này mới vào nhà em múc nước rửa chân, cái gầu rơi xuống đập cộp vào đầu thằng bé. Xác nó vớt lên, làng giữ chặt không cho mẹ nó vào gần. Đấy là thông tục của dân chài lưới. Phàm người chết đường chết chợ, đặc biệt là chết trôi sông, thì phải táng ở ngoài đường, cấm không cho mẹ đến gần. Giữ được một lúc thì bà mẹ nó vùng ra được, chạy lại ôm xác con. Bất chợt thằng bé co giật mạnh, từ các lỗ trên mặt nó, miệng, tai, mũi, và 2 hốc mắt, máu tươi chảy ra thành dòng, hòa với nước rơi lại vào giếng nhà em tong tỏng...
Táng xong thằng bé đấy, trẻ con cũng chẳng mò sang vườn nhà ông bà ngoại em chơi nữa. Và cũng từ đấy sinh lắm chuyện quái dị. Đợt đấy nhà chẳng dám dùng nước giếng nữa, chuyển sang dùng nước mưa ở cái bể to. Cái bể to nằm ở gần sân sau nhà cậu D bây giờ, muốn ra phải đi qua cái giếng. Bà em bảo, vào những đêm sáng trăng, chỗ cái giếng hay có tiếng trẻ con than khóc, rồi tiếng kêu cứu thất thanh. Thế nhưng chẳng ai dám ra xem thế nào cả... 3 tháng sau, ông em nhờ thầy trong làng đến cúng, cúng 3 hôm liền, từ đấy cái giếng không còn tiếng ai oán nữa. Ông em đem miếng gỗ to mà đậy lại.
Bẵng đi một thời gian, con cháu chẳng để ý, ông bà cũng chẳng nhắc, chẳng hiểu ai bỏ cái nắp ra, cả nhà lại múc nước dùng bình thường.
Năm 2004, cái giếng đột nhiên trào nước xối xả, nước phù sa đỏ lòm như máu, loang khắp sân. Đến ngày hôm sau thì hết, nhưng mực nước cứ giữ xâm xấp ở miệng, dù trời nắng to...
Trong quan niệm của nhiều người, động thổ nghĩa là động vào vong, và động vào thổ địa. Đất mang khí âm, nước sông mang khí âm. Đem khoét một lỗ sâu trên mặt đất mà cho âm quyện với âm, cái giếng chẳng khác nào đường đi tắt của vong vào đất người sống. Chuyện này vốn dĩ chẳng hay ho với bất cứ gia đình nào, đặc biệt là với những người mang nợ với Hà bá..
Có một điều bà em dặn đi dặn lại khi anh em em còn nhỏ:
"Đi ra ngoài thì mở cửa phòng thật to, còn khi vào phòng phải đóng cửa thật kín"
2004 là năm con Linh bị ma dụ và theo về nhà, cũng là năm bà em bắt đầu đưa con chó đá vào để trong vườn. Hai hốc mắt nó phẳng lỳ, lạnh lẽo, chẳng hiểu do cố tình xoay đặt hay không mà hướng thẳng ra phía cái giếng cổ năm xưa.
Người ta bảo chết trẻ thiêng lắm, nhưng cũng dễ hóa giải. Cái vong thằng trẻ con năm xưa sau đợt cúng 3 hôm đã không còn nữa. Thế nhưng chỗ cái giếng vẫn thỉnh thoảng vang lên tiếng u u, như tiếng gió đập vào 2 bên thành, rợn tóc gáy. Từ hồi cậu D. chuyển cái chuồng chó về gần đấy, 2 con chó chẳng cắn đêm nữa. Mỗi tối xích nhốt vào chuồng chúng nó lại trở nên khó bảo, lồng lộn hay giãy đạp loạn xạ. Cái hôm con Linh bị ma theo về, chỗ cái giếng cổ vẫn im lặng như tờ....
Trở lại chuyện 2 con chó bà em nuôi năm cậu mợ D đẻ con Linh.
Cái đêm mợ L đẻ, trong làng có con chó mẹ cũng sinh ra một lứa chỉ 2 con chó con. Bà em thích lắm, xin cả 2 con về nuôi, đặt tên là Tin và Mic. Lúc bà em sang xin chó, mặt bà bạn tỏ ra kì lạ, nhưng cũng ậm ừ cho qua chuyện. Bà em bảo 2 con này bằng tuổi con Linh, coi như là bạn nối khố. Càng sống lâu 2 con càng tỏ ra trái tính trái nết. Con Tin vui vẻ, hoạt bát bao nhiêu thì con Mic lại tỏ ra lầm lỳ, lúc nào cũng gầm gừ trong cuống họng, mắt vằn đỏ liếc nhìn xung quanh...
Buổi sáng hôm mộ con Tin bị đào mất, bà em chết lặng.... Bà em đứng rất lâu cạnh cái mộ chó trong vườn sau nhà cậu D, mặt bần thần tím tái. Đến trưa thì mời sư thầy đến nhà. Sư thầy đến nhà em, ra cái mộ chó, bất chợt tay lần tràng hạt mà như nói bâng quơ "Nhà bà xưa nay chỉ nuôi 1 con chó, không có con thứ hai" Sư bảo giờ đem lấp cái hố đi, nhưng đừng lấy đất bờ sông ở khu này.
Thế nhưng cậu D. chẳng quan tâm.
Đợi bà với sư vào nhà, cậu em đem đất 2 bên mà lấp hố lại cho đỡ mất công.
Cái khoanh đất 3 năm sau vẫn còn nâu mới roi rói.....
3 ngày sau khi lấp, có chó lạ xuất hiện trong vườn nhà bà em. Bọn này chỉ đến lúc nửa đêm, gào lên ăng ẳng, chạy lạo xạo ngoài vườn nhưng tuyệt nhiên mấy con chó nhà các cậu không sủa lại tiếng nào.
"Gấuuuuuuuuuuu"
3 đêm liền nó sủa ngoài vườn nhà bà, sát bờ bãi ra sông. Tiếng nó cứ to rồi nhỏ dần, như chó sói tru. Rồi tiếng rít và tiếng cắn 2 hàm răng vào với nhau cồm cộp càng lúc càng sát vách nhà bà em.
Đến hôm thứ 3 thì người nhà em mới dám ra đoạn đấy ngó. Cái chỗ bờ tre gần đấy đặc dấu chân chó quấn lấy nhau. Cứ thế xa dần vườn mà ra đoạn bờ tre. Đến gốc tre thì dừng hẳn lại. Cậu D. thấy lạ đem xẻng ra xúc... Được một quãng thì kinh hãi nhận ra, dưới gốc tre ngoài bờ sông là xác con Tin và con Mic. Con Mic đầu vẫn đội nón, nhưng mồm ngoạm chặt lấy cổ con Tin, trào máu đen sì chỗ kẽ răng........
Bà ngoại em bảo cậu đem xác 2 con mà đốt đi, rồi lấy tro trộn vào đất sét đắp lại chỗ bờ tre như trước. Từ đấy tiếng con chó lạ cũng chẳng còn.
Cái năm 2004, nước giếng phun lên đỏ lòm, con Linh 2 lần bị ma dụ, cả nhà hoang mang lắm. Sau đợt đấy thấy bà em hay xách bị ra sông từ lúc sáng sớm. 10 ngày liên tục, rồi bà chẳng ra nữa, chỉ thấy đặt con chó đá ở góc vườn sau nhà cậu D. Con chó đá không có hốc mắt.
Rồi lại mời sư sang trấn yểm. Nhìn thấy bãi đất nâu tươi chôn con Tin năm xưa, sư chỉ thẳng mặt cậu em mà mắng nhiều lắm. Ngày hôm đấy sư không về chùa, ở lì lại chỗ vườn sau mà tụng với bà em.
Sáng hôm sau sư gọi cậu em ra, mặt rầu rĩ mà rằng
"Mẹ cháu xưa nay nuôi nhầm con chó độc, chỉ nuôi 1 con mà ngỡ như 2. Con chó độc này luôn tỏ ra hoạt bát, mạnh khỏe, nhưng lúc nào nó cũng muốn tìm cơ hội mà giết mẹ con cháu. Nhà cháu có cái tinh ngựa đánh trận khôn lắm, nhờ vía nó canh mà con kia chưa làm hại được ai"
Nay bà ngoại em đem chỗ đất sét trộn tro 2 con lúc trước nhét vào khối đá, đúc thành hình con chó đem đặt yểm ở vườn nhà để tránh nó chạy trốn ra sông. Lại đem khoét mắt đi, để phòng cho nó không thấy đường mà làm trò càn nhiễu.
Cái chỗ vườn yên ổn một thời gian, cho đến năm khí âm xoay vần, bà em đau yếu đi hẳn...
con chó đá chẳng hiểu do ai đem đi, tự nhiên chuyển vào trong vườn bà...
Nó vẫn im lìm, nhưng chỗ hốc mắt trống trơn chẳng còn hướng ra cái giếng cổ như trước nữa...
[to be continued]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top