Sâm thử là hay còn gọi chuột sâm được nuôi bằng nhân sâm, cho uống nước sương đọng trên lá sen vào những đêm trăng rằm.
Phải là loại chuột sống trên đỉnh Ngũ Hành Sơn quanh năm hấp thụ linh khí của trời đất, để có loại chuột này cũng phải bắt vào mùa thu khi lá vàng rơi phủ kín đỉnh ngũ hành loài chuột này sẽ bắt đầu sinh sản. Người ta sẽ phải tìm và bắt cho kì được những chú chuột con vào đúng đêm trăng rằm sau đó mang về nuôi trong một cái lồng bằng vàng ròng cho ăn toàn nhân sâm ngàn năm hảo hạng và uống nước được đọng trên các bông hoa sen, đến khi chuột đẻ con ra thì lấy những con khỏe mạnh nhất nuôi riêng theo các thức đó để sinh ra một lớp chuột tiếp theo nhưng lớp chuột này vẫn chưa được sử dụng. Cứ nuôi như vậy đến đời thứ 3 chuột mới là “Thập toàn đại bổ” người ta mới bắt những chú chuột bao tử ra chế biến món ăn và thế là tất cả các tinh hoa, bén ngậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, bổ thận tráng dương của nhân sâm vốn được Phương đông đặt lên hàng đầu.
Nguyên Ðại sứ Tây Ban Nha kể lại rằng đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hỏn hãy còn cựa quậy – nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà an cái món này thì… nhất định phải… trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.
Mọi người nhìn nhau Tây Thái Hậu cầm dĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chít chít, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra… Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể và Ngài nói:
- Mời chư vị.
Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ nguồi trơ ra mà nhìn.
Tây Thái Hậu bèn cười mà nói đùa:
- Tôi thấy tiếc cho đất nước tôi vì không có được nền văn minh Âu Mỹ như các ngài, nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy các ngày quả là lạc hậu, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Ðông.
Không một ông nào trả lời vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn kinh dị, cầu kỳ đến thế bao giờ.
Chính cái ông Ðại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chít chít, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, nhè ra, và một tháng sau còn sợ.
Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả là “Chậm tiến” và mấy ông già con cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa…”