- Biển số
- OF-8949
- Ngày cấp bằng
- 27/8/07
- Số km
- 70
- Động cơ
- 537,200 Mã lực
Hải quân Triều Tiên (North Korea Navy – NKN)
Toàn bộ lực lượng hải quân Triều Tiên gồm 46.000 quân nhân. Hải quân chia làm hai hạm đội: hạm đội bờ biển phía đông và hạm đội bờ biển phía tây. Bộ chỉ huy hạm đội phía đông đặt ở Toejo Dong, hai căn cứ chính là Najin và Wosan.
Bộ chỉ huy hạm đội phía tây đặt ở Namp, hai căn cứ chính là Pipagot và Sagon Ni. Ngoài những căn cứ chính trên còn nhiều căn cứ nhỏ nằm rải rác trên toàn bộ ven biển bán đảo Triều Tiên.
Hải quân Triều Tiên không tổ chức lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân hải quân. Các hoạt động đổ bộ đều theo sự chỉ đạo từ lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Force – SOF).
Theo một số thông tin mới, Triều Tiên có ít tàu khu trục và tàu hộ tống. Chúng đều được trang bị các hệ vũ khí cũ, lạc hậu. Đó là các lớp tàu khu trục Najin và Soho, tàu hộ tống lớp Sariwon.
Hải quân Triều Tiên có khoảng 43 tàu tuần tra mang tên lửa có điều khiển trang bị tên lửa đối hạm SS-N-2 Styx hoặc phiên bản CSS-N-1 do Trung Quốc sản xuất (sao chép tên lửa Styx).
Trong số các tàu đó, có 12 tàu thuộc lớp OSA-1, 10 tàu lớp Soju do Triều Tiên tự sản xuất dựa theo OSA và 19 tàu tấn công tốc độ cao. Tàu OSA và Soju đều mang bốn tên lửa chống hạm CSS-N-1, có tầm bắn 40 km dẫn đường ra đa.
Bộ phận lớn nhất trong các đơn vị tàu chiến Triều Tiên là các loại tàu phóng lôi, tàu tuần tiễu, tàu tấn công tốc độ cao, tàu đổ bộ. Họ có khoảng 200 tàu phóng lôi, gần nửa trong số đó do Triều Tiên tự đóng. Tất cả trang bị pháo phòng không cỡ 25mm và 37mm.
Triều Tiên có ít nhất 62 tàu tấn công lớp Chaho vũ trang hệ thống pháo phản lực phóng loạt dùng để yểm trợ lính đổ bộ, bắn phá bờ biển, thậm chí tấn công tàu nổi.
Mặc dù không tổ chức lính thủy đánh bộ nhưng Triều Tiên có tới 200 tàu đổ bộ lớn nhỏ. Bao gồm 100 tàu đổ bộ cỡ nhỏ lớp Nampo, loại tàu này chế theo thân tàu phóng lôi P-6 (Liên Xô) chở được 30 lính bộ binh; 8 tàu đổ bộ cỡ trung lớp Hantae chở 3-4 xe tăng hạng nhẹ và 125 tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ lớp Kong Bang.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên sử dụng hầu hết các lớp tàu do Trung Quốc và Liên Xô sản xuất, gồm bốn tàu lớp Whiskey vũ trang 12 ngư lôi hoặc 24 thủy lôi; 22 tàu lớp Romeo do Trung Quốc sản xuất, nhiều khả năng Trung Quốc đã trợ giúp Triều Tiên tự đóng mới lớp tàu này.
Tàu Romeo mang 14 ngư lôi và 24 thủy lôi, cải tiến hệ thống định vị siêu âm. Đó là chưa kể đến 32 chiếc tàu cỡ nhỏ lớp SangO.
Hình ảnh từ vệ tinh cảng tàu ngầm quân sự BTT
Hầu hết các tàu ngầm của BTT được viện trợ và mua từ Liên Xô hoặc TQ , nhưng hầu hết đã cũ kỹ và lạc hậu , một số được TT nghiên cứu và trang bị cho tàu ngầm của mình
Trong biên chế hải quân Bắc Triều, loại tàu chiến đấu tốt nhất, lớn nhất và mạnh nhất là các khu trục hạm hạng nhẹ lớp Najin. Najin có lượng choán nước khoảng 1.500 tấn, dài 102m mét, vũ khí diệt hạm chủ lực là hai tên lửa đối hải CSS-N-1.
Chiếm số đông trong đội tàu chiến chủ lực Triều Tiên là 43 tàu tuần tiễu trang bị tên lửa đối hải SS-N-2A Styx (hoặc phiên bản CSS-N-1 của Trung Quốc), các kiểu tàu này đều có lượng choán nước nhỏ, thích hợp tuần tra bảo vệ vùng ven biển. Cụ thể, Triều Tiên có 12 tàu lớp Osa, 10 tàu lớp Soju, 19 tàu tấn công tốc độ cao. Trong đó, tất cả tàu Osa và Soju đều mang được bốn tên lửa CSS-N-1 (tên lửa dẫn đường bằng radar hoặc đầu dò tầm nhiệt, tầm bắn 46km).
Bộ phận lớn nhất trong hải quân Triều Tiên là các đội tàu phóng ngư lôi, tàu tấn công tốc độ cao, tàu đổ bổ cỡ nhỏ và tàu thuyền tuần tra. Họ có khoảng 200 tàu phóng lôi, gần một nửa trong số đó do Triều Tiên tự sản xuất, tất cả đều trang bị pháo phòng không 25mm và 37mm, ngư lôi 533mm.
Type 037 do Trung Quốc chế tạo được lắp cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1200 ở mũi tàu.
Triều Tiên còn chế tạo ít nhất 62 tàu tuần tra hỗ trợ hỏa lực lớp Chaho, điểm đặc biệt của loại tàu này lắp hệ thống pháo phản lực phóng loạt lên boong tàu với mục đích cung cấp hỏa lực mạnh trong các chiến dịch đổ bộ.
Đối với tàu đổ bộ cỡ nhỏ, hải quân Triều Tiên sở hữu tới 200 chiếc. Có khoảng 100 chiếc thuộc lớp Nampo phát triển dựa trên thân tàu phóng lôi P-6. Nampo có tốc độ khá cao 40 hải lý/giờ, tầm hoạt động 620km, chở được 30 lính bộ binh cùng trang bị chiến đấu cơ bản. Ngoài ra, những tàu đổ bộ tốt nhất của Triều Tiên là 8 chiếc lớp Hantae có sức chứa 3-4 xe tăng.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên gồm 4 tàu lớp Whiskey và 22 tàu ngầm lớp Minh. Trong đó, tàu ngầm Whiskey do Liên Xô thiết kế cuối những năm 1950 có lượng choán nước 1.350 tấn (dưới mặt biển), trang bị sáu máy phóng ngư lôi 533mm (12 quả) và tên lửa hành trình đối hạm tầm xa SS-N-3. Whiskey có tầm hoạt động lên tới 11.000 km (dưới mặt biển) hoặc 25.000 km (trên mặt biển)
Tàu ngầm lớp Minh do quân đội Trung Quốc phát triển dựa theo thiết kế tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô. Tàu trang bị ngư lôi cỡ 533mm và thủy lôi.
Nội tạng bên trong của nó đây
Triều Tiên tự chế tạo tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Sang O với số lượng lên tới 32 chiếc, chủ yếu thích hợp tuần tra ven biển, tàu lắp hai máy phóng lôi cỡ 533mm.
Hình ảnh các chiến sĩ Hải Quân Triều Tiên
Toàn bộ lực lượng hải quân Triều Tiên gồm 46.000 quân nhân. Hải quân chia làm hai hạm đội: hạm đội bờ biển phía đông và hạm đội bờ biển phía tây. Bộ chỉ huy hạm đội phía đông đặt ở Toejo Dong, hai căn cứ chính là Najin và Wosan.
Bộ chỉ huy hạm đội phía tây đặt ở Namp, hai căn cứ chính là Pipagot và Sagon Ni. Ngoài những căn cứ chính trên còn nhiều căn cứ nhỏ nằm rải rác trên toàn bộ ven biển bán đảo Triều Tiên.
Hải quân Triều Tiên không tổ chức lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân hải quân. Các hoạt động đổ bộ đều theo sự chỉ đạo từ lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Force – SOF).
Theo một số thông tin mới, Triều Tiên có ít tàu khu trục và tàu hộ tống. Chúng đều được trang bị các hệ vũ khí cũ, lạc hậu. Đó là các lớp tàu khu trục Najin và Soho, tàu hộ tống lớp Sariwon.
Hải quân Triều Tiên có khoảng 43 tàu tuần tra mang tên lửa có điều khiển trang bị tên lửa đối hạm SS-N-2 Styx hoặc phiên bản CSS-N-1 do Trung Quốc sản xuất (sao chép tên lửa Styx).
Trong số các tàu đó, có 12 tàu thuộc lớp OSA-1, 10 tàu lớp Soju do Triều Tiên tự sản xuất dựa theo OSA và 19 tàu tấn công tốc độ cao. Tàu OSA và Soju đều mang bốn tên lửa chống hạm CSS-N-1, có tầm bắn 40 km dẫn đường ra đa.
Bộ phận lớn nhất trong các đơn vị tàu chiến Triều Tiên là các loại tàu phóng lôi, tàu tuần tiễu, tàu tấn công tốc độ cao, tàu đổ bộ. Họ có khoảng 200 tàu phóng lôi, gần nửa trong số đó do Triều Tiên tự đóng. Tất cả trang bị pháo phòng không cỡ 25mm và 37mm.
Triều Tiên có ít nhất 62 tàu tấn công lớp Chaho vũ trang hệ thống pháo phản lực phóng loạt dùng để yểm trợ lính đổ bộ, bắn phá bờ biển, thậm chí tấn công tàu nổi.
Mặc dù không tổ chức lính thủy đánh bộ nhưng Triều Tiên có tới 200 tàu đổ bộ lớn nhỏ. Bao gồm 100 tàu đổ bộ cỡ nhỏ lớp Nampo, loại tàu này chế theo thân tàu phóng lôi P-6 (Liên Xô) chở được 30 lính bộ binh; 8 tàu đổ bộ cỡ trung lớp Hantae chở 3-4 xe tăng hạng nhẹ và 125 tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ lớp Kong Bang.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên sử dụng hầu hết các lớp tàu do Trung Quốc và Liên Xô sản xuất, gồm bốn tàu lớp Whiskey vũ trang 12 ngư lôi hoặc 24 thủy lôi; 22 tàu lớp Romeo do Trung Quốc sản xuất, nhiều khả năng Trung Quốc đã trợ giúp Triều Tiên tự đóng mới lớp tàu này.
Tàu Romeo mang 14 ngư lôi và 24 thủy lôi, cải tiến hệ thống định vị siêu âm. Đó là chưa kể đến 32 chiếc tàu cỡ nhỏ lớp SangO.
Hình ảnh từ vệ tinh cảng tàu ngầm quân sự BTT
Hầu hết các tàu ngầm của BTT được viện trợ và mua từ Liên Xô hoặc TQ , nhưng hầu hết đã cũ kỹ và lạc hậu , một số được TT nghiên cứu và trang bị cho tàu ngầm của mình
Trong biên chế hải quân Bắc Triều, loại tàu chiến đấu tốt nhất, lớn nhất và mạnh nhất là các khu trục hạm hạng nhẹ lớp Najin. Najin có lượng choán nước khoảng 1.500 tấn, dài 102m mét, vũ khí diệt hạm chủ lực là hai tên lửa đối hải CSS-N-1.
Chiếm số đông trong đội tàu chiến chủ lực Triều Tiên là 43 tàu tuần tiễu trang bị tên lửa đối hải SS-N-2A Styx (hoặc phiên bản CSS-N-1 của Trung Quốc), các kiểu tàu này đều có lượng choán nước nhỏ, thích hợp tuần tra bảo vệ vùng ven biển. Cụ thể, Triều Tiên có 12 tàu lớp Osa, 10 tàu lớp Soju, 19 tàu tấn công tốc độ cao. Trong đó, tất cả tàu Osa và Soju đều mang được bốn tên lửa CSS-N-1 (tên lửa dẫn đường bằng radar hoặc đầu dò tầm nhiệt, tầm bắn 46km).
Bộ phận lớn nhất trong hải quân Triều Tiên là các đội tàu phóng ngư lôi, tàu tấn công tốc độ cao, tàu đổ bổ cỡ nhỏ và tàu thuyền tuần tra. Họ có khoảng 200 tàu phóng lôi, gần một nửa trong số đó do Triều Tiên tự sản xuất, tất cả đều trang bị pháo phòng không 25mm và 37mm, ngư lôi 533mm.
Type 037 do Trung Quốc chế tạo được lắp cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1200 ở mũi tàu.
Triều Tiên còn chế tạo ít nhất 62 tàu tuần tra hỗ trợ hỏa lực lớp Chaho, điểm đặc biệt của loại tàu này lắp hệ thống pháo phản lực phóng loạt lên boong tàu với mục đích cung cấp hỏa lực mạnh trong các chiến dịch đổ bộ.
Đối với tàu đổ bộ cỡ nhỏ, hải quân Triều Tiên sở hữu tới 200 chiếc. Có khoảng 100 chiếc thuộc lớp Nampo phát triển dựa trên thân tàu phóng lôi P-6. Nampo có tốc độ khá cao 40 hải lý/giờ, tầm hoạt động 620km, chở được 30 lính bộ binh cùng trang bị chiến đấu cơ bản. Ngoài ra, những tàu đổ bộ tốt nhất của Triều Tiên là 8 chiếc lớp Hantae có sức chứa 3-4 xe tăng.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên gồm 4 tàu lớp Whiskey và 22 tàu ngầm lớp Minh. Trong đó, tàu ngầm Whiskey do Liên Xô thiết kế cuối những năm 1950 có lượng choán nước 1.350 tấn (dưới mặt biển), trang bị sáu máy phóng ngư lôi 533mm (12 quả) và tên lửa hành trình đối hạm tầm xa SS-N-3. Whiskey có tầm hoạt động lên tới 11.000 km (dưới mặt biển) hoặc 25.000 km (trên mặt biển)
Tàu ngầm lớp Minh do quân đội Trung Quốc phát triển dựa theo thiết kế tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô. Tàu trang bị ngư lôi cỡ 533mm và thủy lôi.
Nội tạng bên trong của nó đây
Triều Tiên tự chế tạo tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Sang O với số lượng lên tới 32 chiếc, chủ yếu thích hợp tuần tra ven biển, tàu lắp hai máy phóng lôi cỡ 533mm.
Hình ảnh các chiến sĩ Hải Quân Triều Tiên