Thời những năm chiến tranh ác liệt đường không và giai đoạn sau đó,hầu như nhà ai cũng có chiếc đèn pin của Tàu. Chiếc đèn pin này gắn bó như 1 đồ vật bất li thân của các bác cán bộ tiểu khu,thôn,xã. Hình ảnh bác cán bộ HTX vai khoác chéo chiếc đài Tran sít to, chiếc đèn pin mạ sáng bóng treo lủng lẳng ở thắt lưng bằng dây dù vẫn thường thấy.
Nhà cháu cũng có 2-3 cái,chủ yếu dùng để đi.....đồng.
Chả là khu nhà cháu tuy 1 số nhà nhưng phải mười mấy hộ sinh hoạt chung các công trình phụ như bếp,sân,bể nước,buồng tắm và nhà vs. Nhà vs là loại hố xí 2 ngăn nằm sâu tít bên trong,nó gần sang phố đằng sau (cty vệ sinh lấy phân toàn đi đường phố sau) buộc phải dùng đèn ngay cả ban ngày vì dọc lối đi là 1 nơi ở của hộ gia đình khác,đoạn này lúc nào cũng tối như hũ nút vì ko có ánh sáng mặt trời.
Khổ nhất là bị đau bụng ban đêm phải mò mẫm vào trong nên buộc phải có cái đèn pin soi đường.
Nghĩ lại hồi đó,với khung cảnh vắng lặng heo hút, tối đen như mực,tiếng bản lề cọt kẹt đều đặn của chiếc cảnh cửa gỗ mục bị gió lùa,thỉnh thoảng bất chợt có cơn gió mạnh thổi đến khiến cửa đập mạnh vào nhau tạo ra âm thanh rất hãi hùng,bất cứ đứa trẻ nào đi vào đấy cũng phải giật mình thon thót, dựng tóc gáy mặt mũi tái như mít nhái vì sợ.
Đã thế dọc con đường vào nhà vs là nơi ngủ của 1 cụ già người Tàu,cụ này ban ngày vẫn khoác cái thùng gỗ đi rao bán lạc rang ở phố cổ,tối về nằm ngủ trên chiếc ghế bố bằng vải. Cụ này già lắm rồi,đến lúc ko đi bán hàng đc nữa thì nằm liệt ở ghế,đầu trọc lốc,trắng nhởn. Hôm nào mà vô tình rọi đèn pin chả may vào mặt ô già đó thì có khi phát sợ đến nỗi mứt thụt ngược lại phía trong,tan hết ngay cơn đau bụng. Về sau ô cụ mất khiến hội trẻ con trong xóm thở phào nhẹ nhõm vì ko phải mang trong mình nỗi sợ mỗi khi vào trong đó nữa.
Tuy hết cảnh hoang mang lo sợ thần hồn nát thần tính thì lại tiếp tục 1 nỗi sợ nữa,nỗi sợ vì bẩn. Chả là sau giải phóng,các hố xí xổm 2 ngăn kiểu rơi tự do,gió thổi mát mít đc thành phố xoá bỏ nâng cấp lên thành loại bán tự hoại. Loại này có bể chứa và phải dội nước,khi nào đầy bể chứa thì báo cho cty vs đến lấy. Đội Cổ Nhuế vẫn thường xuyên đến dọn free và mỗi lần dọn lại biếu cho mỗi chuồng xí 1 cái chổi xể (xóm nhà cháu có 3 buồng vs). Bọn này mỗi lần đến là cạy mấy viên gạch lên để múc,sau đó chỉ đậy sơ sài lên. Gặp những hôm mưa dầm kéo dài,nước chảy xuống khiến bể đầy,mứt dềnh lên nếu không để ý mà dẫm vào cạnh của viên gạch,nước phía dưới phọt lên có khi tới cả mặt.
Và vai trò của chiếc đèn pin cực kỳ quan trọng.
Nhà cháu cũng có 2-3 cái,chủ yếu dùng để đi.....đồng.
Chả là khu nhà cháu tuy 1 số nhà nhưng phải mười mấy hộ sinh hoạt chung các công trình phụ như bếp,sân,bể nước,buồng tắm và nhà vs. Nhà vs là loại hố xí 2 ngăn nằm sâu tít bên trong,nó gần sang phố đằng sau (cty vệ sinh lấy phân toàn đi đường phố sau) buộc phải dùng đèn ngay cả ban ngày vì dọc lối đi là 1 nơi ở của hộ gia đình khác,đoạn này lúc nào cũng tối như hũ nút vì ko có ánh sáng mặt trời.
Khổ nhất là bị đau bụng ban đêm phải mò mẫm vào trong nên buộc phải có cái đèn pin soi đường.
Nghĩ lại hồi đó,với khung cảnh vắng lặng heo hút, tối đen như mực,tiếng bản lề cọt kẹt đều đặn của chiếc cảnh cửa gỗ mục bị gió lùa,thỉnh thoảng bất chợt có cơn gió mạnh thổi đến khiến cửa đập mạnh vào nhau tạo ra âm thanh rất hãi hùng,bất cứ đứa trẻ nào đi vào đấy cũng phải giật mình thon thót, dựng tóc gáy mặt mũi tái như mít nhái vì sợ.
Đã thế dọc con đường vào nhà vs là nơi ngủ của 1 cụ già người Tàu,cụ này ban ngày vẫn khoác cái thùng gỗ đi rao bán lạc rang ở phố cổ,tối về nằm ngủ trên chiếc ghế bố bằng vải. Cụ này già lắm rồi,đến lúc ko đi bán hàng đc nữa thì nằm liệt ở ghế,đầu trọc lốc,trắng nhởn. Hôm nào mà vô tình rọi đèn pin chả may vào mặt ô già đó thì có khi phát sợ đến nỗi mứt thụt ngược lại phía trong,tan hết ngay cơn đau bụng. Về sau ô cụ mất khiến hội trẻ con trong xóm thở phào nhẹ nhõm vì ko phải mang trong mình nỗi sợ mỗi khi vào trong đó nữa.
Tuy hết cảnh hoang mang lo sợ thần hồn nát thần tính thì lại tiếp tục 1 nỗi sợ nữa,nỗi sợ vì bẩn. Chả là sau giải phóng,các hố xí xổm 2 ngăn kiểu rơi tự do,gió thổi mát mít đc thành phố xoá bỏ nâng cấp lên thành loại bán tự hoại. Loại này có bể chứa và phải dội nước,khi nào đầy bể chứa thì báo cho cty vs đến lấy. Đội Cổ Nhuế vẫn thường xuyên đến dọn free và mỗi lần dọn lại biếu cho mỗi chuồng xí 1 cái chổi xể (xóm nhà cháu có 3 buồng vs). Bọn này mỗi lần đến là cạy mấy viên gạch lên để múc,sau đó chỉ đậy sơ sài lên. Gặp những hôm mưa dầm kéo dài,nước chảy xuống khiến bể đầy,mứt dềnh lên nếu không để ý mà dẫm vào cạnh của viên gạch,nước phía dưới phọt lên có khi tới cả mặt.
Và vai trò của chiếc đèn pin cực kỳ quan trọng.