Lái xe đường trường thường gây mệt mỏi, nhàm chán... dẫn đến mất tập trung. Vì thế, trong những hành trình dài bạn cần có lộ trình cụ thể với những điểm nghỉ ngơi dọc đường.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu an toàn đường bộ (HSRC), Đại học Tổng hợp Bắc Carolina (Mỹ), hàng năm tại Mỹ có khoảng 284.000 trường hợp gây tai nạn do mất tập trung khi lái xe. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự sao nhãng của lái xe như: tác động từ ngoài xe: 29,4%; điều chỉnh đài hoặc CD: 11,4%; nói chuyện với người ngồi trong xe: 2,8%; ăn hoặc uống: 1,7%; sử dụng điện thoại di động: 1,5%; hút thuốc lá: 0,9%...
Gặp chướng ngại vật
Trong trường hợp này các lái xe thường cuống và đạp phanh mạnh hết cỡ, nhưng với xe không trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) thì dễ bị bó, dẫn tới mất lái. Do đó, điều khiển xe không được trang bị ABS, bạn không được đạp chân phanh quá mạnh để tránh bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới xe bị văng, trượt trên mặt đường. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, bạn hãy nhả ra một chút rồi tiếp tục nhấn theo kiểu nhấp/nhả liên tục và kết hợp đánh lái để xe dừng đúng chỗ.
Với những xe được trang bị ABS, khi phanh khẩn cấp bạn hãy cố đạp mạnh chân phanh, sau đó giữ chặt phanh cho tới khi xe dừng hẳn. Lúc này, bạn không phải lo xe bị văng hoặc bó phanh, mà tập trung vừa phanh vừa đánh lái theo hướng đã định sẵn. Theo các chuyên gia LXAT của Mercedes - Benz Việt Nam, nếu xe được trang bị ABS nhưng khi gặp sự cố nếu lái xe không nhấn hết chân phanh kể cả ở tốc độ cao, hoặc không giữ chân phanh cho tới khi xe dừng hẳn, mà phanh kiểu không dứt khoát và nhả phanh theo phản xạ, thì xe có nguy cơ bị văng, trượt, va đập...
Bánh xe bị trượt khỏi đường
Đây là sự cố rất hay gặp khi bạn lái xe đường trường. Trong trường hợp này bạn không nên vội vàng tìm mọi cách đưa xe trở lại mặt đường ngay mà bình tĩnh giảm ga, không chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh, bởi phanh xe trong lúc này có thể làm hỏng hệ thống phanh ABS do 4 bánh xe tiếp xúc với mặt đường không đều. Cách xử lý hiệu quả nhất là giảm tốc độ ở mức bạn có thể làm chủ được, tiếp tục giữ thẳng lái để lái xe song song với lề đường, sau đó tìm điểm thích hợp (chiều cao lề đường và mặt đường không quá chênh lệch) rồi nhẹ nhàng đánh lái để xe trở lại mặt đường.
Nổ lốp
Khi xe vận hành ở tốc độ cao trong nhiều giờ trên đường trường làm cho bề mặt lốp nóng lên, nguy cơ nổ lốp rất cao, đặc biệt là với những xe không được thay lốp định kỳ. Khi một trong 4 lốp xe bị nổ, theo bản năng người lái sẽ cố chạy chậm lại và lái xe vào lề đường. Tuy nhiên, lốp nổ sẽ làm cho xe sẽ mất thăng bằng, việc đổi hướng khi đang chạy với tốc độ cao sẽ không có tác dụng, thậm chí gây lật xe...
Để hạn chế những rủi ro trong tình huống này, bạn cần giữ chặt chân ga trong khoảng 5 giây và giữ thẳng lái để chủ động kiểm soát xe và hướng cho xe chạy thẳng trên đường. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhả chân ga và tiếp tục chạy thẳng trên làn đường đang lưu thông và tránh không đạp phanh. Khi xe đã chạy chậm lại, bật đèn báo rẽ và từ từ áp vào lề đường.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu an toàn đường bộ (HSRC), Đại học Tổng hợp Bắc Carolina (Mỹ), hàng năm tại Mỹ có khoảng 284.000 trường hợp gây tai nạn do mất tập trung khi lái xe. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự sao nhãng của lái xe như: tác động từ ngoài xe: 29,4%; điều chỉnh đài hoặc CD: 11,4%; nói chuyện với người ngồi trong xe: 2,8%; ăn hoặc uống: 1,7%; sử dụng điện thoại di động: 1,5%; hút thuốc lá: 0,9%...
Gặp chướng ngại vật
Trong trường hợp này các lái xe thường cuống và đạp phanh mạnh hết cỡ, nhưng với xe không trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) thì dễ bị bó, dẫn tới mất lái. Do đó, điều khiển xe không được trang bị ABS, bạn không được đạp chân phanh quá mạnh để tránh bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới xe bị văng, trượt trên mặt đường. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, bạn hãy nhả ra một chút rồi tiếp tục nhấn theo kiểu nhấp/nhả liên tục và kết hợp đánh lái để xe dừng đúng chỗ.
Với những xe được trang bị ABS, khi phanh khẩn cấp bạn hãy cố đạp mạnh chân phanh, sau đó giữ chặt phanh cho tới khi xe dừng hẳn. Lúc này, bạn không phải lo xe bị văng hoặc bó phanh, mà tập trung vừa phanh vừa đánh lái theo hướng đã định sẵn. Theo các chuyên gia LXAT của Mercedes - Benz Việt Nam, nếu xe được trang bị ABS nhưng khi gặp sự cố nếu lái xe không nhấn hết chân phanh kể cả ở tốc độ cao, hoặc không giữ chân phanh cho tới khi xe dừng hẳn, mà phanh kiểu không dứt khoát và nhả phanh theo phản xạ, thì xe có nguy cơ bị văng, trượt, va đập...
Bánh xe bị trượt khỏi đường
Đây là sự cố rất hay gặp khi bạn lái xe đường trường. Trong trường hợp này bạn không nên vội vàng tìm mọi cách đưa xe trở lại mặt đường ngay mà bình tĩnh giảm ga, không chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh, bởi phanh xe trong lúc này có thể làm hỏng hệ thống phanh ABS do 4 bánh xe tiếp xúc với mặt đường không đều. Cách xử lý hiệu quả nhất là giảm tốc độ ở mức bạn có thể làm chủ được, tiếp tục giữ thẳng lái để lái xe song song với lề đường, sau đó tìm điểm thích hợp (chiều cao lề đường và mặt đường không quá chênh lệch) rồi nhẹ nhàng đánh lái để xe trở lại mặt đường.
Nổ lốp
Khi xe vận hành ở tốc độ cao trong nhiều giờ trên đường trường làm cho bề mặt lốp nóng lên, nguy cơ nổ lốp rất cao, đặc biệt là với những xe không được thay lốp định kỳ. Khi một trong 4 lốp xe bị nổ, theo bản năng người lái sẽ cố chạy chậm lại và lái xe vào lề đường. Tuy nhiên, lốp nổ sẽ làm cho xe sẽ mất thăng bằng, việc đổi hướng khi đang chạy với tốc độ cao sẽ không có tác dụng, thậm chí gây lật xe...
Để hạn chế những rủi ro trong tình huống này, bạn cần giữ chặt chân ga trong khoảng 5 giây và giữ thẳng lái để chủ động kiểm soát xe và hướng cho xe chạy thẳng trên đường. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhả chân ga và tiếp tục chạy thẳng trên làn đường đang lưu thông và tránh không đạp phanh. Khi xe đã chạy chậm lại, bật đèn báo rẽ và từ từ áp vào lề đường.