- Biển số
- OF-150682
- Ngày cấp bằng
- 27/7/12
- Số km
- 4
- Động cơ
- 356,940 Mã lực
Có một nhà báo Mỹ đã “ngả mũ thán phục” trước “tài” điều khiển xe máy của người Việt. Ông ta có lý, và sẽ có lý hơn nếu biết thêm được những kỹ năng đi xe máy kỳ tài của người Việt dưới đây.
1. Kỹ năng quan sát
Không phải ngẫu nhiên mà Nhà báo người Mỹ – Debi Goodwin coi việc quan sát khi đi xe máy ở Việt Nam như là “Bí quyết của ánh mắt”. Với tình trạng giao thông “hỗn loạn” như ở Việt Nam, không bí quyết nào tốt hơn giúp bạn “sống sót” và trở về nhà đó là khả năng quan sát.
Hẳn không ít người trong chúng ta đã từng lao xe đến một ngã tư không đèn đỏ, không cảnh sát giao thông. Mọi người đi theo “tiếng gọi của con tim”. Ai thích đi kiểu gì thì đi. Lúc đó, bạn phải vận dụng tối đa khả năng quan sát. Quan sát càng nhanh, bạn tránh, vượt càng tốt.
2. Kỹ năng phán đoán
Quan sát thôi chưa đủ. Người điều khiển xe máy ở Việt Nam còn phải có một tài phán đoán cực tốt. Hãy nhìn người khác đi và đoán xem anh ta định đi theo kiểu gì. Đừng tin vào việc anh ta bật đèn xi-nhan, vì có đôi khi, anh ta bật xi-nhan trái nhưng lại rẽ phải, hoặc bất ngờ rẽ hoặc quay ngoắt đầu mà chẳng cần phải xi-nhan.
Lái xe ở Việt Nam, bạn cần phải có óc phán đoán như một trung vệ bóng đá. Hãy bắt bài ý tưởng của người tham gia giao thông để có cách xử lý của riêng mình. Bên cạnh đó, bạn lại phải có sự khôn ngoan, lanh lợi của một tiền đạo. Nếu thấy xe phía trước có ý định rẽ phải, hãy điều khiển xe “sửa lưng” hướng đi của họ.
3. Kỹ năng vượt đèn đỏ
Đừng dại gì mà chấp hành đèn tín hiệu giao thông một cách quá theo nguyên tắc. Nếu đèn đỏ còn khoảng 4-5 giây, hãy rồ ga và phóng nhanh lên phía trước. Nếu bạn không làm điều đó, bạn sẽ rất dễ bị nghe những tiếng chửi rủa, những tiếng còi inh ỏi phía sau.
Khi đèn hiệu đang ở tín hiệu xanh, chuyển sang vàng và thậm chí là sang đỏ, đừng ngần ngại vượt đèn. Chấp hành đúng đèn hiệu, bạn rất dễ bị xe phía sau cố vượt đèn đỏ và tông vào phía sau xe bạn.
4. Kỹ năng “liều”
Đi xe máy ở Việt Nam là bạn phải biết tạt đầu ôtô, cắt ngang một dãy ôtô dài để vượt lên phía trước nếu không muốn đợi lâu. Bạn cũng cần có kỹ năng đi ngược chiều, đối mặt với dòng xe cộ đang lao ầm ầm trước mặt để sang điểm mình muốn, đỡ phải đi vòng vèo cho xa xôi. Bạn cũng chẳng cần phải đi qua vòng xuyến nếu muốn, hãy cắt ngang cho nhanh, các phương tiện sẽ tránh bạn, dù hơi nguy hiểm nhưng nhanh hơn, tội gì! Tất cả những kỹ năng điều khiển này cần phải được hội tụ bởi khả năng “liều”. Ở Việt Nam, bạn phải liều bạn mới đi xe máy được.
5. Kĩ năng chọn vị trí
Trời nắng, bạn tạm dẹp qua luật giao thông. Hãy chọn chỗ có bóng dâm khi dừng đèn đỏ, một cái bóng cây hay đứng cạnh một chiếc xe lớn chẳng hạn. Hãy đừng quan tâm người khác nghĩ gì, bạn chỉ quan tâm đến bạn mà thôi. Thực tế là nhiều người vẫn đang làm như vậy và thực tế là giao thông Việt Nam đang trở nên rối ren hơn cũng vì thế.
6. Kỹ năng lách luật
Đường đông, hoặc tắc nghẽn. Bạn hãy cố len lên, bất chấp luật lệ. Vì nếu bạn không len lên, bạn sẽ phải đứng hàng giờ chờ đợi mà đôi khi còn bị người khác ném cho vài câu chửi hoặc những cái nhìn khó chịu. Hãy vượt lên phía trước bằng cách lấn sang làn đường bên trái, đi lên vỉa hè, thậm chí là đi hẳn sang bên ngược chiều.
7. Kỹ năng đi xe bằng một tay
Nếu bạn đang vội, đang đi xe có điện thoại mà không muốn dừng lại. Hãy vô tư vừa đi, vừa gọi điện hoặc nhắn tin. Có điều, muốn làm được điều này, bạn phải có kỹ năng đi xe bằng một tay. Đừng lo, khối người đang làm như bạn. Dĩ nhiên, tính mạng của bạn là do bạn chịu trách nhiệm.
8. Kỹ năng sắp xếp và chuyên chở
Đừng nghĩ chiếc xe của bạn chỉ dùng để chở người. Nếu bạn muốn chở hàng hóa gì cồng kềnh trên xe máy mà không muốn thuê xe ôtô, bạn vẫn có thể làm được. Hãy vừa đi, vừa vác, vừa đi, vừa treo, vừa ôm, vừa đi vừa kéo thêm một chiếc xe bò hoặc vừa đi vừa đẩy thêm một chiếc xe khác. Bạn hãy học một số người ở khả năng chở 4-5 người trên một chiếc xe – số người mà bạn phải thuê một chiếc taxi 4 chỗ vẫn thấy chật chội. Bạn cũng có thể chuyên chở tất cả những gì bạn mua được từ siêu thị về nhà từ tivi, tủ lạnh, giường chiếu, bàn, ghế… miễn là bạn biết cách sắp xếp và trốn được mấy anh cảnh sát giao thông.
9. Kỹ năng chiến đấu
Cuối cùng, để đi xe máy được ở Việt Nam, bạn phải được trang bị cả kỹ năng chiến đấu. Nếu xảy ra va chạm rất có thể bạn phải đối mặt với những lời chửi rủa, nặng hơn nữa là những cú bạt tai, những cú đấm hay “bị ăn” cả cái mũ bảo hiểm vào đầu.
Kết luận:
Thật buồn khi chúng tôi phải khuyên bạn những điều trên đây, nhưng thực tế giao thông ở Việt Nam đang là như vậy. Nếu bạn muốn thay đổi tình hình giao thông ở Việt Nam, hãy tôn trọng luật lệ, hãy có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Đó mới là điều chúng tôi muốn khuyên bạn. Hãy chung tay để việc tham gia giao thông được trở nên an toàn hơn và mong bạn sớm không phải dùng đến tất cả những kỹ năng mà chúng tôi vừa nêu ra.
(Theo VTC News/ TTTĐ)
1. Kỹ năng quan sát
Không phải ngẫu nhiên mà Nhà báo người Mỹ – Debi Goodwin coi việc quan sát khi đi xe máy ở Việt Nam như là “Bí quyết của ánh mắt”. Với tình trạng giao thông “hỗn loạn” như ở Việt Nam, không bí quyết nào tốt hơn giúp bạn “sống sót” và trở về nhà đó là khả năng quan sát.
Hẳn không ít người trong chúng ta đã từng lao xe đến một ngã tư không đèn đỏ, không cảnh sát giao thông. Mọi người đi theo “tiếng gọi của con tim”. Ai thích đi kiểu gì thì đi. Lúc đó, bạn phải vận dụng tối đa khả năng quan sát. Quan sát càng nhanh, bạn tránh, vượt càng tốt.
2. Kỹ năng phán đoán
Quan sát thôi chưa đủ. Người điều khiển xe máy ở Việt Nam còn phải có một tài phán đoán cực tốt. Hãy nhìn người khác đi và đoán xem anh ta định đi theo kiểu gì. Đừng tin vào việc anh ta bật đèn xi-nhan, vì có đôi khi, anh ta bật xi-nhan trái nhưng lại rẽ phải, hoặc bất ngờ rẽ hoặc quay ngoắt đầu mà chẳng cần phải xi-nhan.
Lái xe ở Việt Nam, bạn cần phải có óc phán đoán như một trung vệ bóng đá. Hãy bắt bài ý tưởng của người tham gia giao thông để có cách xử lý của riêng mình. Bên cạnh đó, bạn lại phải có sự khôn ngoan, lanh lợi của một tiền đạo. Nếu thấy xe phía trước có ý định rẽ phải, hãy điều khiển xe “sửa lưng” hướng đi của họ.
3. Kỹ năng vượt đèn đỏ
Đừng dại gì mà chấp hành đèn tín hiệu giao thông một cách quá theo nguyên tắc. Nếu đèn đỏ còn khoảng 4-5 giây, hãy rồ ga và phóng nhanh lên phía trước. Nếu bạn không làm điều đó, bạn sẽ rất dễ bị nghe những tiếng chửi rủa, những tiếng còi inh ỏi phía sau.
Khi đèn hiệu đang ở tín hiệu xanh, chuyển sang vàng và thậm chí là sang đỏ, đừng ngần ngại vượt đèn. Chấp hành đúng đèn hiệu, bạn rất dễ bị xe phía sau cố vượt đèn đỏ và tông vào phía sau xe bạn.
4. Kỹ năng “liều”
Đi xe máy ở Việt Nam là bạn phải biết tạt đầu ôtô, cắt ngang một dãy ôtô dài để vượt lên phía trước nếu không muốn đợi lâu. Bạn cũng cần có kỹ năng đi ngược chiều, đối mặt với dòng xe cộ đang lao ầm ầm trước mặt để sang điểm mình muốn, đỡ phải đi vòng vèo cho xa xôi. Bạn cũng chẳng cần phải đi qua vòng xuyến nếu muốn, hãy cắt ngang cho nhanh, các phương tiện sẽ tránh bạn, dù hơi nguy hiểm nhưng nhanh hơn, tội gì! Tất cả những kỹ năng điều khiển này cần phải được hội tụ bởi khả năng “liều”. Ở Việt Nam, bạn phải liều bạn mới đi xe máy được.
5. Kĩ năng chọn vị trí
Trời nắng, bạn tạm dẹp qua luật giao thông. Hãy chọn chỗ có bóng dâm khi dừng đèn đỏ, một cái bóng cây hay đứng cạnh một chiếc xe lớn chẳng hạn. Hãy đừng quan tâm người khác nghĩ gì, bạn chỉ quan tâm đến bạn mà thôi. Thực tế là nhiều người vẫn đang làm như vậy và thực tế là giao thông Việt Nam đang trở nên rối ren hơn cũng vì thế.
6. Kỹ năng lách luật
Đường đông, hoặc tắc nghẽn. Bạn hãy cố len lên, bất chấp luật lệ. Vì nếu bạn không len lên, bạn sẽ phải đứng hàng giờ chờ đợi mà đôi khi còn bị người khác ném cho vài câu chửi hoặc những cái nhìn khó chịu. Hãy vượt lên phía trước bằng cách lấn sang làn đường bên trái, đi lên vỉa hè, thậm chí là đi hẳn sang bên ngược chiều.
7. Kỹ năng đi xe bằng một tay
Nếu bạn đang vội, đang đi xe có điện thoại mà không muốn dừng lại. Hãy vô tư vừa đi, vừa gọi điện hoặc nhắn tin. Có điều, muốn làm được điều này, bạn phải có kỹ năng đi xe bằng một tay. Đừng lo, khối người đang làm như bạn. Dĩ nhiên, tính mạng của bạn là do bạn chịu trách nhiệm.
8. Kỹ năng sắp xếp và chuyên chở
Đừng nghĩ chiếc xe của bạn chỉ dùng để chở người. Nếu bạn muốn chở hàng hóa gì cồng kềnh trên xe máy mà không muốn thuê xe ôtô, bạn vẫn có thể làm được. Hãy vừa đi, vừa vác, vừa đi, vừa treo, vừa ôm, vừa đi vừa kéo thêm một chiếc xe bò hoặc vừa đi vừa đẩy thêm một chiếc xe khác. Bạn hãy học một số người ở khả năng chở 4-5 người trên một chiếc xe – số người mà bạn phải thuê một chiếc taxi 4 chỗ vẫn thấy chật chội. Bạn cũng có thể chuyên chở tất cả những gì bạn mua được từ siêu thị về nhà từ tivi, tủ lạnh, giường chiếu, bàn, ghế… miễn là bạn biết cách sắp xếp và trốn được mấy anh cảnh sát giao thông.
9. Kỹ năng chiến đấu
Cuối cùng, để đi xe máy được ở Việt Nam, bạn phải được trang bị cả kỹ năng chiến đấu. Nếu xảy ra va chạm rất có thể bạn phải đối mặt với những lời chửi rủa, nặng hơn nữa là những cú bạt tai, những cú đấm hay “bị ăn” cả cái mũ bảo hiểm vào đầu.
Kết luận:
Thật buồn khi chúng tôi phải khuyên bạn những điều trên đây, nhưng thực tế giao thông ở Việt Nam đang là như vậy. Nếu bạn muốn thay đổi tình hình giao thông ở Việt Nam, hãy tôn trọng luật lệ, hãy có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Đó mới là điều chúng tôi muốn khuyên bạn. Hãy chung tay để việc tham gia giao thông được trở nên an toàn hơn và mong bạn sớm không phải dùng đến tất cả những kỹ năng mà chúng tôi vừa nêu ra.
(Theo VTC News/ TTTĐ)