[Thảo luận] KỸ NĂNG CẤP CỨU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI LÁI XE: Sơ cứu TNGT & Hồi sinh tim phổi

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Đáng ra đoạn video và bài viết này nên được post trong Trạm xá OF, nhưng em xin phép OFERS và MINS&MODS được post ngoài này một thời gian để hy vọng có được nhiều OFERS xem và học tập, kỹ năng này rất cần thiết cho bất cứ ai và ở bất cứ đâu, nhất là khi đang bon bon trên đường. Em sẽ cập nhật liên tục trên thớt nếu các OFERS thấy thực sự cần thiết.

Tiêu đề: CPR training video 2010/2011 Guidelines - Preview Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation

[video=youtube;vXim8rU7lY8]http://www.youtube.com/watch?v=vXim8rU7lY8&feature=iv&annotation_id=annotation_64833 4[/video]

Tiêu đề: CPR training video 2011 - First Aid Safetycare Cardiopulmonary Resuscitation

[video=youtube;5r7haVfZXek]http://www.youtube.com/watch?v=5r7haVfZXek&feature=player_embedded[/video]

Tiêu đề: One Rescuer CPR Demo (một người thực hiện hồi sinh tim phổi)

[video=youtube;exDlIss5SxQ]http://www.youtube.com/watch?v=exDlIss5SxQ[/video]

Tiêu đề: Two Rescuer CPR Demo (hai người thực hiện hồi sinh tim phổi)

[video=youtube;PUIIzlbTIHM]http://www.youtube.com/watch?v=PUIIzlbTIHM[/video]


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN Ở NGƯỜI LỚN

I. TIẾP CẬN NẠN NHÂN AN TOÀN
- Để đảm bảo bạn, nạn nhân và người xung quanh được an toàn trong khi hồi sinh tim phổi: hiện trường cứu hộ phải thực sự an toàn
- Hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nếu có do thổi ngạt miêng-miệng, miệng-mũi. Dụng cụ thổi ngạt chuyên dụng có van một chiều rất hữu ích trong trường hợp này

II. KIỂM TRA ĐÁP ỨNG CỦA NẠN NHÂN
- Lắc hai vai nạn nhân nhẹ nhàng
- Hỏi to nạn nhân: "Bạn/anh/chị... có ổn không?"



IIIa. NẾU NẠN NHÂN ĐÁP ỨNG
- Để nạn nhân ở nguyên tư thế ban đầu (tư thế nạn nhân khi được phát hiện) nhằm tránh gây tổn thương nguy hại thêm (tổn thương cột sống...)
- Cố gắng tìm nguyên nhân gây tổn thương và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có thể
- Đánh giá lại nạn nhân đều đặn

IIIb. NẾU NẠN NHÂN KHÔNG ĐÁP ỨNG
- Kêu, gọi hay cầu cứu sự giúp đỡ
- Để nạn nhân nằm ngửa, mở đường thở bằng cách lật ngửa đầu và nâng cằm
+ Đặt một bàn tay lên trán nạn nhân và lật ngửa đầu nạn nhân ra sau nhẹ nhàng và để các ngón tay cái và trỏ tự do để bóp bịt mũi nạn nhân nếu cần thổi ngạt
+ Để các đầu ngón tay của bàn tay kia của bạn ở dưới cằm nạn nhân, nâng cằm lên để mở đường thở



IV. KIỂM TRA HÔ HẤP
- Giữ mở đường thở, quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở bình thường
+ Quan sát sự di động của lồng ngực
+ Nghe tiếng thở qua miệng nạn nhân
+ Cảm nhận hơi thở của nạn nhân



- Những phút đầu sau ngừng tuần hoàn, nạn nhân có kiểu thở: thở hắt ra, thở nặng nề, ầm ĩ (do tụt lưỡi) hoặc thở hổn hển
- Khi quan sát, nghe và cảm nhận nhịp thở thì không được quá 10 giây để xác định nhịp thở. Nếu không chắc chắn là nhịp thở bình thường thì phải hành động như với nhịp thở không bình thường:
+ Tiến hành ngay 2 lần thổi ngạt
+ Nếu đáp ứng, để nạn nhân ở tư thế an toàn
+ Nếu không đáp ứng, kiểm tra ngay mạch cảnh/mạch bẹn và tiến hành ép ngực (ép tim)

Va. NẾU NẠN NHÂN THỞ BÌNH THƯỜNG
- Để bệnh nhân nằm ở tư thế an toàn (nằm nghiên, chân trên co, chân dưới duỗi, cẳng tay trên kê dưới cổ, tay dưới duỗi)
- Nhắn tìm, kêu hoặc cầu cứu sự giúp đỡ, gọi xe cứu thương
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân liên tục
- Chú ý: cứ 30 phút lại thay đổi tư thế an toàn một lần (nghiêng sang phía đối diện) để giải phóng áp lực đè lên cẳng tay dưới cổ



Vb. NẾU NẠN NHÂN THỞ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
- Nhắn tìm, kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu chỉ có mình bạn thì gọi ngay xe cứu thương và bắt đầu ép ngực (ép tim) như sau:
+ Quỳ xuống cạnh nạn nhân
+ Đặt gót của một bàn tay lên trung tâm ngực của nạn nhân
+ Đặt gót của bàn tai còn lại lên mu của bàn tay đầu tiên
+ Cài các ngón của hai bàn tay với nhau và đảm bảo sao cho lực ép không tác động trực tiếp lên các xương sườn. Không ép ở vùng thượng vị và phần dưới xương ức
+ Giữ tư thế tay thẳng đứng ở phía trên ngực nạn nhân và ấn xuống xương ức 4 - 5 cm
+ Sau mỗi lần ấn, thả lỏng tay để giải phóng toàn bộ lực ép trên thành ngực nhưng không để mất sự tiếp xúc giữa tay bạn và xương ức. Lặp lại với nhịp độ 100 nhịp/phút
+ Tỷ lệ về thời gian của mỗi lần ép và thả lỏng lồng ngực nên cân bằng nhau
+ Không dựa vào mạch cảnh, mạch đùi bắt được như là một thước đo dòng máu động mạch hiệu quả





VIa. PHỐI HỢP ÉP NGỰC VỚI THỔI NGẠT
- Cứ sau 30 lần ép ngực thì mở đường thở một lần bằng cách lật ngửa đầu ra sau và nâng cằm
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay đặt trên trán nạn nhân bóp chặt vào mũi nạn nhân



- Mở miệng nạn nhân nhưng vẫn giữ được tư thế nâng cằm
- Hít một hơi thở bình thường và đặt môi của bạn lên miệng nạn nhân. Đảm bảo rằng bạn tạo được điểm tỳ tốt
- Thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân trong 1 giây như nhịp thở bình thường trong khi vẫn quan sát sự căng phồng của lồng ngực nạn nhân





- Giữ nguyên tư thế đầu ngửa và nâng cằm, để miệng bạn ra khỏi nạn nhân và quan sát lồng ngực nạn nhân xẹp xuống để thở khí ra
- Bạn tiếp tục hít một hơi thở bình thường khác và thổi đủ mạnh vào miệng nạn nhân một lần nữa. Sau đó ngay lập tức dùng tay chỉnh lại tư thế nạn nhân và tiến hành tiếp 30 lần ép ngực
- Liên tục ép ngực và thổi ngạt với tỷ lệ 30:2
- Chỉ dừng lại kiểm tra nạn nhân nếu thấy bắt đầu có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi



- Chú ý: nếu thổi ngạt mà không làm lồng ngực căng phồng lên như bình thường, thì khi đó các bước tiếp theo bạn phải làm:
+ Kiểm tra miệng nạn nhân và loại bỏ bất cứ sự tắc nghẽn nào
+ Kiểm tra lại xem tư thế ngửa đầu và nâng cằm có đúng không
- Nếu có thêm người hỗ trợ, có thể luân phiên nhau tiến hành hồi sinh tim phổi cho nạn nhân mỗi 1 - 2 phút để giữ sức và phải đảm bảo thời gian gián đoạn hồi sinh tim phổi tối thiểu trong khi luân phiên

VII. HỒI SINH TIM PHỔI LIÊN TỤC CHO TỚI KHI
- Đội cứu hộ được trang bị đầy đủ tới và đảm nhận tiếp
- Nạn nhân bắt đầu thở bình thường
- Bạn bị kiệt sức

VIII. HỒI SINH TIM PHỔI CHỈ BẰNG ÉP NGỰC CÓ THỂ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU
- Khi bạn không thể hoặc miễn cưỡng/không muốn thổi ngạt mà chỉ có thể thực hiện ép ngực
- Nếu chỉ ép ngực thì bạn nên ép liên tục với nhịp độ 100 nhịp/phút
- Chỉ dừng lại kiểm tra khi nạn nhân có nhịp thở bình thường. Nếu chưa có nhịp thở bình thường thì không được gián đoạn việc hồi sinh tim phổi
- Ở nạn nhân người lớn, hồi sinh tim phổi bằng ép ngực mà không thổi ngạt cho kết quả tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với không hồi sinh tim phổi

CẤP CỨU/HỒI SỨC CHẤN THƯƠNG TRƯỚC BỆNH VIỆN: PHTLS (PREHOSPITAL TRAUMA LIFE SUPPORT)
Kính các kụ/mợ, em xin được tiếp tục update video theo sự góp ý của một OFER.
Sau khi đã biết sơ qua về kỹ thuật "Hồi sinh tim phổi cơ bản ở người lớn", ta tiếp tục thăm quan hiện trường diễn tập cứu hộ nạn nhân trong một tai nạn giao thông.
Bài diễn tập này nằm trong chương trình đào tạo PHTLS (Prehospital Trauma Life Support), tạm dịch là "Cấp cứu/hồi sức chấn thương trước bệnh viện".
Các kụ/mợ cố gắng tập trung quan sát nhé, chỉ cần học 10 mà làm được 1 nhưng vẫn hiệu quả là được^^

[video=youtube;sCgHyHdn7Ng]http://www.youtube.com/watch?v=sCgHyHdn7Ng&feature=related[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cái này hay đấy cụ. Trước đây em có đọc là cứ nhấn 5 phát thì hà hơi 1 phát hả cụ :D
 

drbacgms

Xe tăng
Biển số
OF-28096
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
1,619
Động cơ
500,741 Mã lực
Phổ biến kiến thức đê...........hehehe
Cái chương trình này của cụ chủ thớt khá hay
Tuy nhiên, nếu mục đich phổ biến kiến thức đang đi trên đường gặp tai nạn để cấp cứu thì cụ chủ thớt phải phổ biến kiến thức của chương trình ITLS (international trauma life support) hehe
Cái đó nó thiết thực hơn, hehe
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,076
Động cơ
480,119 Mã lực
Hay quá cụ Chinh ơi :).Hình như có 2 người 1 người xoa bóp tim 1 người thổi ngạt phải ko cụ :)
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,076
Động cơ
480,119 Mã lực
phải xoa tim từ 70 đến 80 lần 1 phút phải ko cụ chinh :)
 

nhathuoconline

Xe điện
Biển số
OF-30723
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
2,887
Động cơ
507,650 Mã lực
Nơi ở
nhathuoconline
Website
www.nhathuoc360.com
Em lướt bằng ipad ko coi được cụ à , cụ cứ để đó chiều em về coi vậy, hay cụ thuyết minh luôn để anh em áp dụng (b)
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG

Mục tiêu
1. Kể tên các bước đánh giá cấp 1 và cấp 2.
2. Trình bày được các bước đánh giá cấp 1.
3. Trình bày được đánh giá thì 2 và phát hiện tổn thương.

I. Đại cương:
- Tử vong do chấn thương đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong lứa tuổi 1 đến 44. Tử vong do chấn thương có thể xảy ra ở 3 giai đoạn cao điểm: cao điểm thứ nhất là trong vòng vài giây đến vài phút sau chấn thương: có khoảng 50% tử vong ở cao điểm này, thường là tử vong do chấn thương não nặng, tổn thương tủy nặng, vỡ tim, vỡ động mạch chủ hoặc mạch máu lớn; cao điểm điểm thứ 2 là trong vòng vài phút đến vài giờ sau chấn thương: khoảng 30% tử vong ở cao điểm này, thường tử vong là do máu tụ dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng, tràn máu/tràn khí màng phổi, vỡ tạng đặc, vỡ xương chậu hoặc các tổn thương gây mất máu khác; cao điểm thứ 3 là nhiều ngày tới nhiều tuần sau: có khoảng 20% tử vong ở cao điểm này, thường là do nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

- Mục đích của cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương là nhằm ngăn ngừa tử vong trong giai đoạn cao điểm thứ 2. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo ô xy và các chức năng sống theo thứ tự ưu tiên, sau đó là khảo sát đầy đủ các tổn thương và điều trị phù hợp. Một cách tối ưu thì bệnh nhân chấn thương nặng cần phải được đánh giá và điều trị một cách nhanh chóng và theo trình tự. Hội Phẫu thuật Hoa kỳ (American College of Surgeons) đã xây dựng một cách tiếp cận hệ thống đối với bệnh nhân chấn thương (Advanced Trauma Life Support – ATLS) bao gồm 3 bước:
+ Đánh giá cấp 1 (Primary survey): đánh giá ban đầu và đảm bảo các chức năng sống
+ Đánh giá cấp 2 (Secondary survey): phát hiện và xử trí các tổn thương
+ Đánh giá cấp 3 (Tertiary survey): khám lại định kỳ theo dõi

- Bệnh nhân chấn thương cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời các tổn thương đã có hoặc các tổn thương có nguy cơ xảy ra, bởi dội cấp cứu phối hợp đa chuyên khoa với sự trợ giúp của các nguồn lực cần thiết khác để làm giảm hoặc tránh khỏi nguy cơ tử vong hoặc tàn tật

Bảng 1. Các bước đánh giá và kiểm soát ban đầu bệnh nhân chấn thương


II. Đánh giá cấp 1: đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống
- Đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống theo trình tự được trình bày trong bảng 2. Trong tiếng Anh, các bước này được đặt tên theo trình tự ABCDE, rất dễ nhớ.

- Khi tiến hành thăm khám, cần để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, không nên để bệnh nhân ngồi hoặc đứng. Nếu có nhiều nhân viên y tế cùng tham gia xử lý thì mọi người phải tiến hành đồng thời dưới sự điều phối chung của một trưởng nhóm có thể là một bác sỹ hay một y tá điều dưỡng cấp cứu thạo việc và nắm vững các phác đồ cấp cứu. Cần phải đánh giá lại nhiều lần để có thể xử trí kịp thời khi có tiến triển.

- Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân được chuyển tới thì cần ưu tiên cấp cứu bệnh nhân không ổn định hoặc nguy kịch trước. Bác sỹ phụ trách cấp cứu và y tá trưởng tua trực hay đội cấp cứu thực hiện phân loại thứ tự ưu tiên cấp cứu.

[FONT=&quot]Bảng 2. [FONT=&quot]Đánh giá cấp 1 (Đánh giá ban đầu và đảm bảo các chức năng sống)


[/FONT]
[/FONT] 1. Đánh giá và đảm bảo đường thở (và cố định cột sống cổ) (Airway):
- Trước tiên cần nhanh chóng kiểm tra xem đường thở có thông thoáng không. Cần đặc biệt chú ý thăm khám phát hiện tắc nghẽn đường thở nếu thấy có dị vật trong họng miệng hoặc trong đường thở, chấn thương mặt, vùng cổ, chấn thương sọ não có điểm glassgow ≤ 8 điểm, sốc nặng.

Bảng 3. Các bước đánh giá thông thoáng đường thở


- Nếu nghi ngờ tắc nghẽn đường thở: cho thở ô xy và thực hiện các giải pháp chống đường thở: kéo hàm nâng cằm (chin lift and jaw thrust) nhưng cần tránh ưỡn ngửa đầu, đặt canuyn tránh tụt lưỡi ; lấy bỏ dị vật trong miệng/ hút đờm dãi họng miệng; sau đó, cân nhắc đặt NKQ hoặc MKQ hoặc các kỹ thuật khác (mặt nạ thanh quản, chọc màng nhẫn giáp…)

- Đặt Nội khí quản: không nên vội đặt nội khí quản ngay mà cần kiểm tra chắc chắn bệnh nhân không bị tràn khí màng phổi áp lực hoặc bị ép tim cấp. Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi áp lực và bị ép tim, khi đặt ống NKQ, áp lực lồng ngực tăng sẽ gây ngừng tim nên phải ưu tiên làm thông thoáng đường thở. Nên chọn đặt ống NKQ qua miệng, nhất là trong những trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có thể bị vỡ nền sọ, có chống chỉ định đặt ống NKQ qua mũi. Cần đặt nội khí quản trong các trường hợp sau:
[FONT=&quot]o Cần bảo vệ đường thở[/FONT]
[FONT=&quot]o Suy hô hấp hoặc sốc[/FONT]
[FONT=&quot]o Điểm Glasgow < 9[/FONT]
[FONT=&quot]o Tắc nghẽn đường hô hấp trên[/FONT]
[FONT=&quot]o Tổn thương nhiệt đường thở (hít)

[/FONT] - Nếu tắc nghẽn đường hô hấp trên mà đặt NKQ (hoặc kỹ thuật khác) thất bại hoặc không thực hiện được: có thể chọc kim qua màng nhẫn giáp hoặc mở màng nhẫn giáp. Chỉ định:
[FONT=&quot]o Phù nề thanh môn[/FONT]
[FONT=&quot]o Chấn thương mặt[/FONT]
[FONT=&quot]o Chấn thương thanh quản[/FONT]
[FONT=&quot]o Bỏng do hít [/FONT]
[FONT=&quot]o Dị vật đường thở thanh quản[/FONT]

- Bất động cột sống cổ thẳng trục: có khoảng 1-3% bệnh nhân chấn thương nặng có tổn thương nặng cột sống cổ với nguy cơ trở thành tổn thương không vững khi ngửa cổ để đặt NKQ. Do vậy đều cần thận trọng coi là có tổn thương cột sống cổ ở tất cả các bệnh nhân chấn thương do vật tù hoặc sang chấn mạnh. Đặc biệt cần cố định cột sống cổ khi có một trong các biểu hiện sau:
[FONT=&quot]o Chấn thương đầu hoặc cổ[/FONT]
[FONT=&quot]o Mất ý thức sau chấn thương[/FONT]
[FONT=&quot]o Đau cổ[/FONT]
[FONT=&quot]o Có triệu chứng thần kinh tương ứng với tổn thương tuỷ cổ[/FONT]
[FONT=&quot]o Chấn thương trong hoàn cảnh: đâm xe, ngạt nước, va chạm khi chơi thể thao[/FONT]
Kỹ thuật cố định: có thể dùng đai (nẹp) cố định cổ hoặc cố định bằng đặt túi cát hai bên cổ.

2. Đánh giá và đảm bảo thông khí (Breathing):
- Mục tiêu là: 1) phát hiện và xử trí ngay các tổn thương trong khoang ngực/ảnh hưởng thông khí đe dọa tính mạng ; và 2) đảm bảo nhịp thở về bình thường hoặc gần bình thường, lồng ngực di động tốt, bệnh nhân hết tím, và SpO2 > 95%.

- Sau khi làm thông thoáng đường thở, cần nhanh chóng đánh giá tình trạng thông khí của bệnh nhân: quan sát thở tự nhiên, di động lồng ngực, đếm tần số thở, nghe tiếng thở, đo bão hoà oxy SpO2 nếu có điều kiện. Hai thăm dò cơ bản, quan trọng cần làm ngay tại chỗ để giúp cho chẩn đoán: xquang ngực thẳng và siêu âm định hướng chấn thương (FAST). Siêu âm định hướng chấn thương (FAST) được sử dụng ngày càng rộng rãi.

- Nếu thở tự nhiên: thở oxy qua gọng kính hoặc qua mặt nạ (mặt nạ không thở lại). Nếu thở yếu hoặc không thở, suy hô hấp: bóp bóng qua mặt nạ hoặc đặt NKQ nếu có chỉ định và TKNT qua NKQ.

- Phát hiện nhanh và xử trí ngay các tổn thương đe dọa tính mạng

Bảng 4. Các tổn thương đe dọa tính mạng ngay và xử trí cấp cứu*

* Chẩn đoán và xử trí TKMP áp lực, tràn máu màng phổi nhiều, ép tim cấp có thể chỉ cần dựa vào lâm sàng mà không cần đợi xquang.

3. Đánh giá, đảm bảo huyết động và cầm máu (Circulation):
- Mục tiêu: 1) đánh giá tình trạng tưới máu và thể tích lòng mạch; 2) khôi phục thể tích lòng mạch nếu có giảm thể tích lòng mạch; 3) kiểm soát chảy máu; theo dõi và định kỳ đánh giá lại.

- Nhanh chóng đánh giá tình trạng tuần hoàn (sốc, đe dọa sốc hay ổn định?):
[FONT=&quot]o [/FONT]Quan sát toàn trạng và phát hiện chảy máu
[FONT=&quot]o [/FONT]Mạch và tần số tim: giảm thể tích thường gây nhịp tim nhanh, tuy nhiên có thể không có nhịp nhanh tương ứng với giảm thể tích nếu có cường phó giao cảm, xúc cảm, đau hoặc có dùng thuốc gây nhịp chậm.
[FONT=&quot]o [/FONT]Da: hồng, ấm, khô hay nhợt,lạnh ẩm
[FONT=&quot]o [/FONT]Thời gian phục hồi tưới máu mao mạch
[FONT=&quot]o [/FONT]Huyết áp (huyết áp bình thường cũng không chắc chắn loại trừ khả năng huyết động bất ổn và mất máu, do tụt huyết áp do mất máu thường chỉ xuất hiện khi mất trên 30% thể tích máu)
[FONT=&quot]o [/FONT]Ghi ECG để đánh giá nhịp tim (nếu có loạn nhịp: chấn thương tim? Phân li điện cơ: ép tim, TKMF áp lực, giảm thể tích? Nhịp chậm: thiếu oxy máu, hạ thân nhiệt?
[FONT=&quot]o [/FONT]Để giúp tìm kiếm nguồn gốc mất máu trong, có thể làm siêu âm định hướng nhanh (FAST), ngoài ra còn có thể chụp xquang phổi, xquang khung chậu, chọc rửa ổ bụng, chụp CTscan bụng (nếu bệnh nhân ổn định).

- Hầu hết các trường hợp sốc trong chấn thương đều là sốc giảm thể tích do chảy máu. Tuy nhiên lưu ý đến các nguyên nhân khác có thể gây sốc ở bệnh nhân chấn thương: hạ thân nhiệt nặng, toan máu nặng, sốc tủy, ép tim cấp do tràn máu màng ngoài tim, tràn khí màng phổi áp lực.

- Nếu có rối loạn hoặc nguy cơ rối loạn huyết động:
[FONT=&quot]o Thở oxy 100% qua mặt nạ (mặt nạ không thở lại)[/FONT]
[FONT=&quot]o Đặt 2 đường truyền ngoại biên đường kính lòng lớn (trên 18G đối với người lớn). Đối với trẻ em, nếu lấy đường truyền ngoại biê khó khăn. Có thể nên đặt đường truyền tĩnh mạch hiển lớn, trường hợp khẩn cấp có thể truyền dịch qua màng xương ở vùng tuỷ xương chày.[/FONT]
[FONT=&quot]o Truyền nhanh (bolus) 20 ml/kg. Tại phòng cấp cứu, đối với người lớn, cần truyền lượng lớn dung dịch (Ringer lactat hoặc natri clorua 0,9%) từ 2000 - 3000 ml, cần làm ấm dịch lên 39oC và điều chỉnh tốc độ truyền để đảm bảo huyết áp tâm thu ở mức 100 mmHg. Trong chấn thương, do tăng tính thấm của thành mạch dẫn tới lượng máu tuần hoàn giảm, cần truyền một lượng dịch truyền lớn hơn lượng máu đã mất. Nếu có sốc mất máu thường cần truyền đến 10 đơn vị máu. Mặc áo chống sốc có hiệu quả với những bệnh nhân bị gãy xương chậu ở thể gãy không ổn định.[/FONT]
[FONT=&quot]o Lưu ý đến tam chứng bệnh lý của chấn thương khi hồi sức bệnh nhân chấn thương có sốc: hạ thân nhiệt, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu.[/FONT]
[FONT=&quot]o Nếu bệnh nhân chấn thương bị sốc mất máu mà không kiểm soát được thì sẽ phải chuyển nhanh vào phòng mổ để mổ cấp cứu cầm máu (“damage control” surgery)

[/FONT] - Trong tổn thương lồng ngực, ngoài sốc do giảm thể tích máu, còn có thể là sốc tim hoặc sốc do ép tim cấp. Tổn thương có thể gặp là tràn khí màng phổi áp lực và tràn máu màng ngoài tim cấp, tổn thương tim cấp. Có thể giải quyết tạm thời tình trạng sốc bằng dẫn lưu lồng ngực (TKMP áp lực) hoặc chọc màng tim (đối với ép tim cấp)

- Tổn thương tuỷ sống có thể dẫn tới sốc thần kinh, trong trường hợp này có thể phân biệt bằng các triệu chứng điển hình như mạch chậm, liệt tứ chi và vã mồ hôi lạnh từ vị trí tổn thương trở xuống. Trong hầu hết các trường hợp, truyền dịch có thể giúp ổn định tình trạng tuần hoàn. Nếu huyết áp không kiểm soát được sau khi đã bù dịch, thì cần dùng catecholamines. Với chấn thương sọ não nặng, đặc biệt là với người già và trẻ em, có thể gây tụt huyết áp, những trường hợp này cũng điều trị giống như tổn thương tuỷ sống.

4. Tình trạng thần kinh:
- Đánh giá nhanh tình trạng ý thức và tình trạng thần kinh ngay sau khi kiểm soát sơ bộ được đường thở, thông khí và tuần hoàn:
A- Tỉnh (Alert)
V- Đáp ứng với lời nói (Responds to voice)
P- Đáp ứng với đau (responds to Pain)
U- Mất ý thức (Unconscious)
Khám đồng tử (kích thước và phản xạ đồng tử với ánh sáng)
Đánh giá và theo dõi điểm Glasgow

- Tiến hành đánh giá thần kinh chi tiết sẽ thực hiện sau khi đã đánh giá ban đầu và xử trí hồi sinh ổn định tình trạng bệnh nhân. Cho dù có bị tổn thương ý thức cũng không nên chụp CT scan não ngay mà cần đợi cho tới khi thực hiện xong xử trí và tình trạng tuần hoàn và hô hấp của bệnh nhân đã tạm ổn định

- Ngoài tổn thương ý thức cần tìm các dấu hiệu khác của tăng áp lực nội sọ như mạch chậm, buồn nôn, giãn đồng tử một hoặc hai bên. Nếu tình trạng tuần hoàn ổn định, nhẹ nhàng nâng cao đầu và cho bệnh nhân tăng thông khí nhự (PaCO2 khoảng 32-35 mmHg) . Nếu có hiệu ứng khỗi choáng chỗ cùng với tổn thương nội sọ, cần giảm áp lực bằng phẫu thuật và cho dùng Manitol 1ml/kg trước khi phẫu thuật. Khi tới bệnh viện dù ý thức bệnh nhân còn tốt nhưng vẫn có những trường hợp đột nhiên xấu đi, phải đánh giá lại mức độ ý thức nhiều lần, nếu tình trạng ý thức trở nên suy đồi đi, cần chụp CTscan để xem xét lại tổn thương.

5. Đảm bảo thân nhiệt và bộc lộ để quan sát toàn thân:
- Cởi bỏ quần áo để dễ dàng cho thăm khám, tránh bỏ sót tổn thương.
[FONT=&quot]o Nếu bệnh nhân tỉnh và ổn định: có thể cởi bỏ nhẹ nhàng quần áo nhưng vẫn phải giữ cột sống thẳng trục. Sau khi khám xong có thể cho bệnh nhân mặc lại quần áo ngay. [/FONT]
[FONT=&quot]o Nếu bệnh nhân không ổn định, bất tỉnh: thường cần phải cắt bỏ quần áo bệnh nhân để có thể bộc lộ nhanh chóng và an toàn. Cần rất thận trọng khi cắt bỏ quần áo để tránh làm tổn thương bệnh nhân cũng như cắt phải các đường truyền dịch…nếu có.

[/FONT] - Sau khi cởi bỏ quần áo, cần phủ bệnh nhân bằng chăn ấm hoặc các tấm ga…để tránh mất nhiệt và đảm bảo kín đáo, riêng tư của bệnh nhân.

- Giảm thân nhiệt có thể gây rối loạn đông máu và làm tăng tử vong cho các bệnh nhân bị chấn thương nặng. Nếu thân nhiệt trung tâm < 37 độ C, cần đảm bảo thân nhiệt bằng đắp chăn, ủ ấm và máy sưởi làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu cần truyền dịch và truyền máu với lượng lớn cần làm nóng dịch ở mức nhiệt độ trên dưới 390C. Cần chú ý đo và theo dõi thân nhiệt thường xuyên.

6. Theo dõi các dấu hiệu sống:
- Cần theo dõi sát các dấu hiệu sống cho đến khi bệnh nhân ổn định (mỗi 5 phút). Sau đó theo dõi tuỳ theo chỉ định cụ thể từng trường hợp.

- Nên theo dõi bằng máy monitoring liên tục. Nhưng khi có thay đổi của 1 dấu hiệu sống, cần kiểm tra lại bằng đo trực tiếp. Nên có các thiết bị theo dõi bệnh nhân như điện tâm đồ, đo nồng độ ôxy máu. Chú ý theo dõi lượng nước tiểu, tốt nhất là cứ mỗi15 - 30 phút đo một lần và đảm bảo duy trì thể tích nước tiểu 1ml/kg/giờ. Với những bệnh nhân có tình trạng tuần hoàn không ổn định hoặc cần phân tích khí máu động mạch thường xuyên thì nên đặt ống thông đường động mạch và liên tục theo dõi áp lực động mạch bằng phương pháp xâm nhập.

III. Đánh giá cấp 2: chẩn đoán và điều trị các tổn thương
Sau khi đã tạm ổn định các chức năng sống, cần nhanh chóng hỏi bệnh và đánh giá một cách hệ thống các tổn thương. Đánh giá cấp 2 là thăm khám toàn thân từ đầu đến chân, bao gồm cả các lỗ tự nhiên nhằm sàng lọc tất cả các tổn thương trước khi đưa ra chiến lược điều trị cụ thể.

1. Hỏi bệnh:
- Sau khi tạm kiểm soát được các chức năng sống, cần nhanh chóng khai thác bệnh sử (trong khi thực hiện các bước ABCDE, nếu vẫn còn thời gian và có đủ nhân lực thì có thể vừa làm vừa tranh thủ hỏi chi tiết bệnh sử của bệnh nhân nhưng vẫn phải ưu tiên vào kiểm soát các chức năng sống). Những người bị chấn thương đa phần đều không có khả năng nói chuyện được nên cần cố gắng lấy thông tin từ đội cấp cứu, người chứng kiến và người nhà. Nội dung bệnh sử cần hỏi được trình bày trong bảng. Nó bắt đầu bằng các từ AMPLE trong tiếng Anh, rất dễ nhớ.

Bảng 5. [FONT=&quot]Thông tin cần khai thác (AMPLE)


Bảng 6. Thông tin cơ bản cần khai thác theo cơ chế chấn thương[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT] 2. Thăm khám:
- Cố gắng đánh giá đầy đủ các tổn thương, tránh bỏ sót tổn thương nhất là tổn thương ở phía sau: chẩm, gáy, cột sống, lưng. Nên tuân thủ trình tự thăm khám nhìn, sờ, gõ, nghe và lần lượt từ đầu đến chân, từ trước ra sau (tuân thủ thăm khám một cách hệ thống theo trình tự sẽ giúp giảm thiểu khả năng bỏ sót tổn thương):
[FONT=&quot]o Đầu: đồng tử, mắt (đáy mắt, nhãn cầu, thuỷ tinh thể), chảy dịch não tuỷ[/FONT]
[FONT=&quot]o Hàm mặt[/FONT]
[FONT=&quot]o Cổ- cột sống cổ[/FONT]
[FONT=&quot]o Ngực[/FONT]
[FONT=&quot]o Bụng[/FONT]
[FONT=&quot]o Trực tràng/đáy chậu (perineum)[/FONT]
[FONT=&quot]o Các chi[/FONT]
[FONT=&quot]o Lưng và cột sống (khi thăm khám cột sống lưng, phải đảm bảo giữ thẳng trục cột sống cổ.)[/FONT]

- Nên khảo sát tổn thương theo 5 vùng cơ thể cho dễ đánh giá và lên kế hoạch xử trí: 1) Đầu và cổ; 2) Ngực; 3) Bụng; 4) Tiểu khung; 5) tứ chi

2. Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán:
- Song song với việc thực hiện những mục trên, cần chụp X-quang thường quy tại giường để không di chuyển bệnh nhân (trừ những bệnh nhân có khả năng đi lại được thì sẽ đưa đi chụp). Để sàng lọc các tổn thương có nguy cơ dẫn tới tình trạng tuần hoàn không ổn định, cần chụp lồng ngực, cột sống cổ, chụp xương chậu. Ngoài ra, phải nhanh chóng kiểm tra bằng siêu âm xem có tình trạng ép tim hay không, có đọng dịch trong túi Morison, túi Douglas và trong ổ bụng hay không, Cho dù lúc đầu không nhận thấy thì sau một thời gian vẫn phải đánh giá lại. Nhờ phương pháp chẩn đoán có tính chất hỗ trợ này, ta có thể phán đoán được nguyên nhân của sốc phát sinh từ điểm nào của tổn thương để nhanh chóng xử trí. Việc kiểm tra tổn thương các cơ quan nội tạng bằng siêu âm có thể thực hiện sau khi xử trí hồi sức và đánh giá ban đầu.

- Tiến hành lấy máu và nhanh chóng làm các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hoá bao gồm công thức máu, đông máu, điện giải máu, glucose máu, nồng độ rượu trong máu, SGOT/SGPT, amylase, CK, CK-MB, nhóm máu, các phản ứng chéo để truyền máu. Nên làm khí máu động mạch cho một số bệnh nhân nhất định nếu thấy cần để đánh giá hô hấp và toan máu.

3. Các biện pháp xử trí khác:
- Hầu hết các trường hợp sau khi đo lượng nước tiểu và làm siêu âm, nếu phát hiện *** máu cần đặt xông tiểu có bóng. Tuy nhiên với những trường hợp có chảy máu đầu bãi, trường hợp xuất huyết dưới da tại bộ phận dương vật, tụ máu ở tinh hoàn và trường hợp khám trực tràng bằng tay thấy biến dạng tiền liệt tuyến, trường hợp gãy xương chậu thì phải liên tục kiểm tra bằng X quang xem đường niệu có tổn thương hay không để đặt ống xông. Nếu có tổn thương lớn tại đường tiểu ví dụ như vỡ thì không được đặt xông tiểu.

- Để làm giảm áp dạ dày, tránh ăn/uống sặc, cần đặt ống thông dạ dày. Thông thường đặt ống thông qua mũi, tuy nhiên với những trường hợp nghi ngờ gãy xương cuốn mũi, vỡ nền sọ, gãy xương hàm trênkhi đặt ống thông dạ dày có thể chọc lên hộp sọ do vậy cần đặt ống thông qua miệng.

- Phần lớn các bệnh nhân đều cần tiêm phòng uốn ván

- Chỉ định kháng sinh là tùy theo từng trường hợp, khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cần dùng kháng sinh cho 3 trường hợp chấn thương sau: 1) có đặt dẫn lưu/dụng cụ theo dõi áp lực nội sọ hoặc có mở/dẫn lưu ngực (thường gặp nhiễm khuẩn gram dương); 2) vết thương thấu bụng (vi khuẩn gram âm ái và kỵ khí); 3) gãy xương hở (vi khuẩn gram dương).

IV. Dự kiến vận chuyển:
- Trong giai đoạn đầu điều trị, nếu nhận thấy việc điều trị bệnh nhân không thể thực hiện tốt tại cơ sở hiện tại, cần vừa tiến hành hồi sức vừa chuyển bệnh nhân tới cơ sở cấp cứu ngoại phù hợp gần nhất. Khi chuyển bệnh nhân, người phụ trách bệnh nhân sẽ trình bày và bàn giao trực tiếp cho bác sỹ tiếp nhận về tình hình người bệnh. Nên có bác sỹ đi cùng xe cấp cứu với bệnh nhân khi chuyển đi.

- Điều trị chấn thương ở các bộ phận riêng biệt của cơ thể, chỉ nên được tiến hành sau khi thực hiện các bước nêu trên, ổn định các dấu hiệu sống của bệnh nhân hoặc gần đạt được điều đó. Cùng với đánh giá cấp hai chi tiết vùng đầu, mặt, cổ, lồng ngực, ổ bụng, cột sống, tuỷ sống, xương chậu, tứ chi, mạch máu ngoại vi, đồng thời phán đoán xem tại cơ sở mình có khả năng điều trị được hay không, có nên chuyển đi hay không. Không mất thời gian vào chẩn đoán, không kéo dài phẫu thuật và thuyên chuyển.

Tài liệu tham khảo
1. Basic Trauma and Burn Support. Trong: Fundamental Critical Care Support. 4th edition. © 2007 by Society of Critical Care Medicine
2. Trauma: Emergency Resuscitation Perioperative Anesthesia Surgical Management. © Informa Healthcare 2007
3. The Trauma Manual: Trauma and Acute Care Surgery. 3rd edition 2008
 
Chỉnh sửa cuối:

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu

Mục tiêu
1. Trình bày được phân loại các cách di dời và vận chuyển bệnh nhân.
2. Trình bày được vận chuyển bệnh nhân trong bệnh viện và chuyển viện.
3. Trình bày được các tư thế an toàn.

1. ĐẠI CƯƠNG
- Để vận chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác, nhân viên cứu hộ cần có một kế hoạch rõ ràng. Cần nhẩm trước trong đầu chiến lược thu nhận và vận chuyển bệnh nhân. Thu nhận là xác định vị trí, che chở và bảo vệ an toàn cho bệnh nhân. Trong kế hoạch nhân viên cứu hộ cần phải biết những hạn chế của mình cũng như những nguồn có thể huy động khác và cách tiếp cận được những nguồn đó. Sử dụng các trang thiết bị sẵn có bất cứ khi nào có thể.
- Vận chuyển bệnh nhân nặng luôn có nguy cơ nhất định do vận chuyển cho bệnh nhân và nhân viên vận chuyển
- Mục tiêu của vận chuyển cấp cứu:
+ Cố gắng hạn chế các nguy cơ xấu do vận chuyển cho bệnh nhân
+ Tránh chấn thương, nguy hiểm cho nhân viên

2. PHÂN LOẠI
- Di dời bệnh nhân khỏi hiện trường
- Vận chuyển từ hiện trường về bệnh viện
- Vận chuyển trong bệnh viện
- Vận chuyển giữa các bệnh viện

3. NÂNG DI DỜI BỆNH NHÂN CẤP CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG
- Khó khăn nếu bệnh nhân bị kẹt tại những chỗ khó tiếp cận, nguy hiểm
- Cần tránh tổn thương cho nhân viên y tế (nhân viên y tế bị thường hoặc tử vong sẽ không còn cứu được bệnh nhân[FONT=&quot][FONT=&quot]![/FONT][/FONT])
- Trước khi chuyển đi bệnh nhân phải được:
+ Có tư thế thích hợp
+ Phủ kín, phủ ấm..
+ Đảm bảo an toàn
3.1. Lập kế hoạch thu nhận và vận chuyển bệnh nhân: cần lưu ý đến 4 yếu tố sau:
- Tình trạng bệnh nhân, bao gồm cả tình trạng trước mắt và những nguy cơ có thể xảy ra đe doạ sự sống của bệnh nhân.
- Sự nguy hiểm của môi trường xung quanh và những hạn chế khác có thể làm tổn thương đến sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên cứu hộ.
- Các phương tiện và/ hoặc những nhân viên cứu hộ sẵn có tại thời điểm đó.
- Sức khỏe và khả năng cũng như các hạn chế chuyên môn của nhân viên cứu hộ tham gia vận chuyển.
3.2. Nguyên tắc nâng - khiêng: Khi tiến hành vận chuyển bệnh nhân, cần tuân theo hai nguyên tắc cơ bản về nâng và khiêng như sau:
- Thứ nhất là dùng các nhóm cơ dài nhất, khỏe nhất để vận chuyển bệnh nhân (cơ nhị đầu, cơ tứ đầu và nhóm cơ mông). Khi cơ co với một tốc độ trung bình, hiệu suất co cơ sẽ đạt tối đa. Một điểm quan trọng là sử dụng chân chứ không phải lưng để nâng bệnh nhân.
- Thứ hai là giữ cho tay và chân sát với thân người để trọng tâm cơ thể không bị lệch. Giữ trọng lượng phải nâng gần với thân mình. Điều này sẽ giúp nhân viên cứu hộ không bị mất sức khi vận chuyển bệnh nhân.
Đánh giá tình hình để đảm bảo rằng, các nhân viên cứu hộ có thể nâng bệnh nhân lên và vượt qua bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Khi nâng bệnh nhân, cơ thể của nhân viên cứu hộ sẽ hoạt động như một cần trục cơ khí. Để thắng trọng lượng nghỉ của một bệnh nhân đang cần được nâng lên, cần có một chỗ đứng hoặc một vị trí và một lực cần thiết.
3.3. Hướng dẫn nâng - khiêng an toàn
- Ước lượng trọng lượng phải nâng và lượng sức mình. Chỉ nâng trọng lượng mà mình có thể nâng được. Trọng lượng tối đa mà một người có thể nâng phụ thuộc vào tuổi, giới, khối cơ và hoàn cảnh thực tế.
- Sử dụng các phương tiện sẵn có một cách hiệu quả.
- Đặt cả hai chân trên mặt đất với một chân hơi đặt lên trước so với chân kia để tạo một vị trí vững chắc.
- Phân bố trọng lượng bệnh nhân đều lên 2 chân.
- Khi phải nâng thấp dưới đầu gối, tỳ người lên đầu gối và đùi; giữ lưng thẳng. Không tỳ vào thắt lưng để nâng bệnh nhân.
- Giữ vững đầu. Di chuyển nhẹ nhàng. Di chuyển đột ngột, xóc nảy làm cơ hoạt động quá sức và dẫn đến tổn thương cơ.
- Lên gân bụng khi nâng bệnh nhân và kéo về phía hông. Giữ cho vai thẳng trục với lưng và khung chậu.
- Giữ thẳng đầu gối khi nâng để đảm bảo đùi và hông tạo ra lực nâng chính.
- Chuyển động thẳng, tránh xoay, vặn. Giữ cho vai vuông góc với khung chậu.
- Đi chậm, sử dụng các động tác phối hợp. Khi vận chuyển bệnh nhân hoặc khiêng cáng, bước chân không nên dài hoặc rộng hơn vai.
- Bất cứ khi nào có thể, nên đi về phía trước, tránh đi lùi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng và việc vận chuyển được nhẹ nhàng.
- Khi đặt cáng hoặc ván khiêng xuống, cần tuân thủ các nguyên tắc như khi nâng để duy trì sự an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các đồng nghiệp khác trong suốt quá trình vận chuyển. Điều này sẽ duy trì sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên cứu hộ khi gặp địa hình không bằng phẳng hoặc những trở ngại khác.
Cần chú ý ngoài nâng bệnh nhân nhân viên y tế còn phải nâng cả trọng lượng của các thiết bị đi kèm (cáng, võng, bình oxy..)Khi cần lựa chọn, hãy chọn thiết bị sẵn có nhẹ nhất, nhỏ nhất để hạn chế sức lực của mình.
3.4. Nâng: Để nâng trọng lượng lên
- Đặt chân mở rộng một cách thoải mái, căng cơ bụng để khóa lưng trong tư thế cong vào trong một cách nhẹ nhàng.
- Đứng dạng chân ở cuối cáng (võng) và đặt chân vuông góc với mạt đất
- Dồn trọng lượng cơ thể vào bàn chân hoặc ngay phía sau. Đứng lên trong tư thế khóa lưng và nâng thân mình trước khi bắt đầu nâng hông lên.

3.5. Hướng dẫn khiêng an toàn (Tránh mang vác trực tiếp- cố gắng dùng xe có bánh lăn)
- Ước lượng trọng lượng phải nâng và lượng sức nhân viên
- Phối hợp nhịp nhàng và trao đổi rõ ràng với đồng nghiệp
- Sử dụng kỹ thuật nâng an toàn
- Đặt gan bàn tay và tất cả các ngón tay tiếp xúc hoàn toàn với vật được nâng lên
+ Đảm bảo các ngón tay hướng về cùng một góc
+ Đặt hai tay cách nhau khoảng 10”
+
Khi có từ bốn nhân viên cứu hộ trở lên vận chuyển cáng, mỗi người trong số họ chỉ dùng một bàn tay để khiêng cáng.
3.6. Hướng dẫn kéo - đẩy an toàn
- Phải “khóa lưng” và tránh xoay vặn khi tiếp cận bệnh nhân. Thêm vào đó, tránh quá ưỡn lưng khi với lên trên cao. Tránh vươn quá xa về phía trước trên 15 - 20” để đỡ bất kỳ vật nặng có kích thước khá lớn nào. Cũng nên tránh mọi sự gắng sức quá mức trên 1 phút.
- Kéo:
+ Nên kéo theo hướng thẳng trục với cơ thể
+ Tỳ gối và giữ trọng lực gần với cơ thể
- Đẩy:
+ Lực đẩy nên phát ra từ khoảng giữa vai và thắt l*ưng
+ Nếu cần đẩy cao: cần chỉnh lại vị trí đứng phù hợp
+ Nếu trọng l*ượng cần đẩy ở thấp: quỳ gối và đẩy
3.7. Phân loại di dời bệnh nhân
- Di dời khẩn cấp
- Di dời cấp cứu
- Di dời không cấp cứu
- Di dời một số nhóm bệnh nhân đặc biệt
+ Chấn thương cột sống, tuỷ
+ Sốc
+ Có thai.
A. Di dời khẩn cấp:
- Cần di dời bệnh nhân ngay trư*ớc khi thăm khám đánh giá, chăm sóc, ổn định tình trạng bệnh nhân
- Tình huống:
+ Hiện trường nguy hiểm: đám cháy, nổ, chất độc ..
+ Không tiến hành cấp cứu được do vị trí và tư thế bệnh nhân
+ Cần chuyển bệnh nhân phía ngoài để tiếp cận bệnh nhân nặng nguy kịch phia trong
- Kỹ thuật di dời khẩn cấp:
+ Cần tránh làm nặng thêm các tổn thương (đặc biệt cột sống - tuỷ)
+ Nên kéo bệnh nhân theo trục dọc cơ thể
+ Ba kỹ thuật cơ bản:
. Nắm cổ áo - vai áo và kéo
. Đặt bệnh nhân nằm trên chăn hoặc áo khoác và kéo chăn
. Luồn tay dưới nách bệnh nhân, nắm cẳng tay bệnh nhân và kéo từ phía sau
B. Di dời không cấp cứu:
- Khi hoàn cảnh hiện trường thuận lợi
- Tình trạng bệnh nhân ổn định
- Lập kế hoạch di dời
- Trước khi tiến hành di dời bệnh nhân, đội trưởng đội cứu hộ phải đảm bảo các bước sau:
+ Có đủ nhân lực cần thiết.
+ Các chướng ngại vật đã được phát hiện hoặc được di dời.
+ Các trang thiết bị tốt nhất đã sẵn sàng.
+ Các bước thực hiện được thảo luận kỹ.

4. VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN CẤP CỨU TRONG - NGOÀI BỆNH VIỆN
- Thực tế thường xuyên phải vận chuyển bệnh nhân nặng trong và giữa các bệnh viện vì nhu cầu chăm sóc điều trị, hồi sức tích cực, thăm dò chẩn đoán..
- Bệnh nhân luôn có nguy cơ nặng lên và gặp nguy hiểm trong khi vận chuyển
- Quyết định vận chuyển phải thực sự có lợi cho bệnh nhân. Luôn phải cân nhắc giữa ích lợi và nguy cơ của vận chuyển
- Hạn chế các nguy cơ cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển:
+ Chuẩn bị kế hoạch vận chuyển chu đáo: đánh giá và dự đoán được nhu cầu chăm sóc và can thiệp có thể phải thực hiện trong khi vận chuyển
+ Nhân viên vận chuyển thích hợp: xử lý được các diễn biến trong khi vận chuyển
+ Phương tiện vận chuyển thích hợp: đáp ứng được các diễn biến trong khi vận chuyển
- Tốt nhất là việc vận chuyển được đảm nhiệm bởi đội vận chuyển chuyên nghiệp
4.1. Vận chuyển trong trong bệnh viện
- Chuyển đến các khoa thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh
- Các phòng can thiệp
- Phòng mổ
- Khoa điều trị tích cực
A. Thảo luận trước khi chuyển:
- Thảo luận giữa các bác sỹ, giữa bác sỹ với y tá, giữa y tá với y tá về tình trạng bệnh nhân, điều trị (duy trì liên tục sự chăm sóc và điều trị bệnh nhân)
- Xác định nơi nhận đã sẵn sàng đón bệnh nhân
- Thông báo cho bác sỹ chính: bệnh nhân sẽ chuyển đi, ai sẽ chuyển bệnh nhân, các nguy cơ có thể khi rời khỏi khoa
- Hồ sơ bệnh án: ghi chỉ định vận chuyển, ghi diễn biến trong quá trình vận chuyển
B. Nhân viên vận chuyển:
- Tối thiểu phải có hai nhân viên để vận chuyển bệnh nhân
- Một y tá hồi sức cấp cứu hoặc y tá chuyên về vận chuyển
- Một người phụ: kỹ thuật viên, y tá thường (bác sỹ)
- Có thêm 1 bác sỹ trong trường hợp ệnh nhân nhân nặng nguy cơ rối loạn các chức năng sống hoặc nguy cơ cần can thiệp
C. Phương tiện:
- Máy theo dõi điện tim/máy phá rung
- Ph*ương tiện can thiệp hô hấp và bóng mặt nạ
- Bình oxy đủ dùng trên 30 phút
- Thuốc tối thiểu cấp cứu: adrenalin, atropin, lidocain
- Thuốc duy trì: an thần, salbutamol, vận mạch
- Tiêm truyền (máy truyền dịch, bơm tiêm điện)
- Nếu thở máy: máy thở khi vận chuyển phải đảm bảo các chức năng cơ bản nh*ư máy đang thở tại khoa hồi sức cấp cứu
D. Theo dõi trong khi vận chuyển:
- Đảm bảo theo dõi như đang được theo dõi tại khoa hồi sức cấp cứu
- Theo dõi liên tục và ghi định kỳ: điện tim, nồng độ oxy máu (SpO2)
- Theo dõi và ghi định kỳ: huyết áp, mạch, nhịp thở
- Theo dõi đặc biệt tuỳ theo bệnh nhân:EtCO2, đo huyết áp liên tục, áp lực động mạch phổi liên tục, áp lực nội sọ,áplực tĩnh mạch trung tâm, cung lượng tim
- Cần đặc biệt lưu ý 2 thời điểm:
+ Khi rời khoa chuyển: chuyển bệnh nhân từ giường lên cáng
+ Khi đến khoa tiếp nhận: chuyển bệnh nhân từ cáng lên gi*ường
4.2. Vận chuyển giữa các bệnh viện:
- Nguy cơ cao cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển
- Phải cân nhắc giữa ích lợi và nguy cơ của vận chuyển[FONT=&quot]
[/FONT]
A. Lí do chính để chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện:
[FONT=&quot]- [/FONT]Bệnh nhân cần đư*ợc chăm sóc hồi sức tích cực hơn
[FONT=&quot]- [/FONT]Cần có kỹ thuật thăm dò chuyên khoa cao hơn so với cơ sở y tế đang điềutrị
[FONT=&quot]- [/FONT]Cần có kỹ thuật can thiệp chuyên khoa cao hơn so với cơ sở y tế đang điều trị
B. Thảo luận trước khi chuyển
[FONT=&quot]- [/FONT]Bác sỹ với bác sỹ:
+ Tình trạng bệnh nhân, điều trị
+ Xác định chỉ định vận chuyển, chiến lư*ợc xử trí
+ Xác định nơi nhận đã chuẩn bị sẵn sàng đón bệnh nhân
+ Cách thức và phương tiện vận chuyển
+ Chuẩn bị phương tiện dụng cụ
[FONT=&quot]- [/FONT]Hồ sơ bệnh án:
+ Bệnh án tóm tắt (tình trạng, diễn biến, điều trị)
+ Tóm tắt phần theo dõi, chăm sóc thực hiện điều trị của y tá (duy trì liên tục theo dõi, chăm sóc, điều trị)
+ Các phim xquang, CT scan, MRI
C. Nhân viên vận chuyển:
[FONT=&quot]- [/FONT]Tối thiểu hai nhân viên (không kể lái xe)
[FONT=&quot]- [/FONT]Một nhân viên là y tá hồi sức cấp cứu có kinh nghiệm, bác sỹ, kỹ thuật viên vận chuyển (làm đ*ược: đặt NKQ, xử lý loạn nhịp, cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngừng thở)
[FONT=&quot]- [/FONT]Nếu không có bác sỹ đi cùng: cần có ph*ương tiện liên lạc trên xe và duy trì liên lạc với bác sỹ
D. Các phương tiện tối thiểu:
[FONT=&quot]- [/FONT]Các phương tiện bảo vệ đường thở và duy trì thông khí:
+ Bóng và mặt nạ
+ Dụng cụ bảo vệ, khai thông đường thở
+ Đèn đặt NKQ, ống NKQ
+ Bình oxy đủ dùng trên 1 giờ
+ Máy hút đờm, xông hút đờm
[FONT=&quot]- [/FONT]Máy theo dõi điện tim/máy phá rung
[FONT=&quot]- [/FONT]Dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch
[FONT=&quot]- [/FONT]Thuốc cấp cứu, thuốc duy trì điều trị
[FONT=&quot]- [/FONT]Phương tiện liên lạc với bệnh viện chuyển, bệnh viện nhận
E. Theo dõi trong khi vận chuyển:
[FONT=&quot]- [/FONT]Các theo dõi tối thiểu
+ Theo dõi điện tim liên tục
+ Theo dõi định kỳ: HA- Nhịp thở
+ Nên có: SpO2
[FONT=&quot]- [/FONT]Tuỳ theo bệnh nhân:
+ Đo HA liên tục - ALĐM phổi liên tục - ALNS
+ALTMTT - cung l*ượng tim
[FONT=&quot]- [/FONT]Nếu thông khí nhân tạo: báo động tối thiểu (AL cao-tuột, hở đường thở)
[FONT=&quot]- [/FONT]Ghi chép diễn biến trong khi vận chuyển
F. Cần đặc biệt lưu ý 2 thời điểm:
- Khi rời khoa chuyển: chuyển bệnh nhân từ giường lên cáng, xe ô tô
- Khi đến khoa tiếp nhận:
- Khi chuyển bệnh nhân từ cáng sang giường
- Bàn giao hồ sơ bệnh án - xquang
- Bàn giao các y lệnh - thực hiện các y lệnh (thuốc đang dùng, đã dùng-thuốc pha trong dịch truyền..)
- Đảm bảo sự liên tục về theo dõi - điều trị - kế hoạch thăm dò chẩn đoán, điều trị

5. TƯ THẾ BỆNH NHÂN TRƯỚC TRONG KHI VẬN CHUYỂN ĐẾN BỆNH VIỆN
5.1. Tư thế bệnh nhân
[FONT=&quot]- [/FONT]Trước và trong khi vận chuyển là giai đoạn bệnh nhân cấp cứu và chấn thương có nguy cơ bị tiến triển nặng thêm (do rung, lắc, ..)[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT]Cần đặt tư thế bệnh nhân phù hợp với tình trạng thần kinh, thông khí, huyết động, thương tổn.
+ Góp phần đảm bảo hô hấp, huyết động
+ Hạn chế tiến triển nặng, th*ương tổn thêm
+ Làm quá trình cấp cứu dễ thực hiện hơn
- Cần theo dõi diến biến và chọn lại tư thế cho phù hợp với tình trạng mới của bệnh nhân.
[FONT=&quot]+ [/FONT]Bệnh nhân tỉnh thường chọn cho mình tư thế thích hợp nhất, cảm thấy dễ chịu nhất.Cần tôn trọng tư thế lựa chọn của bệnh nhân nếu thấy tư thế ấy phù hợp
[FONT=&quot]+ [/FONT]Trong bệnh cảnh chấn thương:
Luôn phải chú ý đến chấn thương cột sống, đặc biệt là chấn thương cột sống cổ
Cần giữ thẳng trục đầu - cổ - thân
Nẹp cổ nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ
5.2. Bốn nhóm t*ư thế cơ bản
- Nằm ngửa
- Nằm nghiêng
- Ngồi
- Nằm sấp
5.2.1. Nằm ngửa- ngang
- Ngừng tuần hoàn - ngừng thở (cổ ưỡn)
- Chấn thương cột sống: cho phép thực hiện các biện pháp cấp cứu hô hấp- tuần hoàn
5.2.2. Nằm ngửa, chân cao
- Áp dụng: chảy máu nhiều - giảm thể tích nặng (bệnh nhân tỉnh)
- Chống chỉ định: gẫy chân hoặc x*ương chậu
5.2.3. Nằm ngửa, đùi gấp
- Áp dụng: vết thương hoặc chấn thương bụng kín.
- Tác dụng: giảm đau bụng (do làm lỏng các cơ bụng)
5.2.4. Nằm ngửa, đầu cao 10-30 độ
- Áp dụng: chấn thương sọ não
- Tác dụng: tăng tuần hoàn tĩnh mạch trở về, giảm phù não
- Nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên huyết áp
5.2.5. Nằm nghiêng an toàn
- Áp dụng: rối loạn ý thức (không rối loạn hô hấp, tuần hoàn)
- Tác dụng: Giải phóng đường thở, hạn chế nguy cơ hít vào phổi
5.2.6. Tư thế sản khoa (nằm nghiêng an toàn sang trái)
- Áp dụng cho bệnh nhân mang thai trên 7 tháng có tác dụng giảm chèn ép của tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới
5.2.7. Ngồi - chân thõng:
- Áp dụng trong trường hợp phù phổi cấp
- Tác dụng: giảm tuần hoàn tĩnh mạch trở về tim
5.2.8. Nửa ngồi - chân thẳng
- Áp dụng: khi khó thở và bệnh nhân còn tỉnh (hen phế quản, bệnh phổi mãn..).
- Tác dụng: cơ hoành dễ di động hơn, giảm đè ép của các tạng ổ bụng
5.2.9. Nửa ngồi- chân gấp
- Áp dụng: chấn th*ương bụng-ngực.
- Tác dụng: ngồi làm đễ cho thở- gấp chân làm chùng cơ bụng
5.2.10. Ngồi ngả ra trước
- Viêm nắp thanh quản (ch*ưa đặt NKQ).
- Tác dụng: giảm cản trở hô hấp giảm nguy cơ tắc đ*ường khí do phù nề nắp thanh quản. Trong trường hợp chảy máu mũi sẽ làm hạn chế chảy máu mũi sau
5.2.11. Nằm sấp
- Hiếm áp dụng, áp dụng: vết thương hoặc vết bỏng lưng quá đau
- Khó chịu cho bệnh nhân- nguy cơ nặng thêm hô hấp
- Khó theo dõi bệnh nhân
[FONT=&quot]
[/FONT]
6. VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN TRONG BỆNH CẢNH CHẤN THƯƠNG
- Cầm máu
+ Vết thương cắt cụt hoặc gần cắt cụt: garô vòng quanh chi
+ Các vết thương khác: ép trực tiếp vào động mạch chảy máu hoặc ép ngay sát trên chỗ vết thương bằng băng đo huyết áp bơm lên trên số huyết áp tối đa.
+ Nếu có tổn thương xương gây chảy máu: nên nẹp bằng nẹp hơi vừa các tác dụng cố định xương vừa cầm máu.
- Gãy xương và trật khớp gây biến dạng chi cũng cần đặt lại đúng tư thế và nẹp lại trước khi vận chuyển. Động tác xử trí này giúp phòng các biến chứng: gãy xương kín bị chuyển thành gãy xương hở, hoại tử vùng da bị căng, kéo xoắn hoặc ép động mạch
- Băng phủ bằng băng vô khuẩn cho các gãy xương hở
- Tư thế vận chuyển tùy thuộc tổn thương:
+ Tổn thương chi trên đơn thuần: nên chọn tư thế nửa ngồi (sẽ thoải mái cho bệnh nhân hơn)
+ Tổn thương chi dưới: nên chọn tư thế nằm ngửa, kê chân cao khoảng 10-20 độ (tác dụng giảm phù nề)
+ Không được để chi tổn thương rơi ra ngoài cáng, chi đung đưa khi vận chuyển

Tài liệu tham khảo
1. Sơ cấp cứu trong môi trường lao động, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hà Nội, 2001
2. Guideline for the transfer of critically ill patients
3. Les dossier du généraliste
4. Lifting and moving patients. Trong: care and transportation 1997
5.Recommandations concernant les transports médicalisés intrahospitaliers. Conference de consensus de la SFAR 1994
 
Chỉnh sửa cuối:

St.Andrews

Xe hơi
Biển số
OF-86954
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
150
Động cơ
409,800 Mã lực
Em sẽ update dần dần kụ nhé. Trước tiên cần biết bước này đã^^
Em thấy mấy cái ở dưới còn có cái bóp bóp gì đới , cụ phổ biến cái nào mà ko cần cái bóp bóp đó, chứ trên đường kiếm đâu ra ? .. với lại thường chỉ có một người làm thôi, liên hoàn ấn ngực và thổi ngạt .. ngày xưa em cũng được học nhưng giờ quên mất rồi
 

Mr_Che

Xe buýt
Biển số
OF-17746
Ngày cấp bằng
22/6/08
Số km
672
Động cơ
512,715 Mã lực
Nơi ở
FUNS
Website
www.vaidep.com.vn
trước Tết cty em cũng có buổi training về vụ hồi sức cấp cứu này, nghĩ lại hôm đấy thấy mấy ông bên sở y tế mất vệ sinh quá, toàn cho bà con hà hơi thổi ngạt vào chú hình nộm mà có nhõn 1 cái giấy lau đi lau lại :| trong khi mấy anh pro trong clip có hẳn 1 dụng cụ chụp vào miệng nạn nhân trước khi hà hơi thổi ngạt, may mà hôm đấy em đứng ngoài ko thực tập :D
 

Bobby Car

Xe buýt
Biển số
OF-84372
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
905
Động cơ
419,280 Mã lực
Cụ chủ thớt , nếu ấn ấn lồng ngực thì gẫy hết xương thì có nguy hiểm hông ?

Nếu nạn nhân đội mũ bảo hiểm ( xe 2b ) thì sao ?
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cụ chủ thớt , nếu ấn ấn lồng ngực thì gẫy hết xương thì có nguy hiểm hông ?

Nếu nạn nhân đội mũ bảo hiểm ( xe 2b ) thì sao ?
Nếu làm đúng kỹ thuật thì xương sườn không gẫy đâu kụ à. Nếu gẫy thì cũng phải chấp nhận kụ à, lúc đó phải thổi ngạt thật tốt để làm lồng ngực phồng lên^^
 

freethinker

Xe tăng
Biển số
OF-8847
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
1,460
Động cơ
551,764 Mã lực
Lúc hà hơi là thổi ra hay thổi vào hả cụ. cụ thông cảm nếu em hởi ngớ ngẩn vì em chưa làm cái này bao giờ.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Kính các kụ/mợ, em xin được tiếp tục update video theo sự góp ý của một OFER.
Sau khi đã biết sơ qua về kỹ thuật "Hồi sinh tim phổi cơ bản ở người lớn", ta tiếp tục thăm quan hiện trường diễn tập cứu hộ nạn nhân trong một tai nạn giao thông.
Bài diễn tập này nằm trong chương trình đào tạo PHTLS (Prehospital Trauma Life Support), tạm dịch là "Cấp cứu/hồi sức chấn thương trước bệnh viện".
Các kụ/mợ cố gắng tập trung quan sát nhé, chỉ cần học 10 mà làm được 1 nhưng vẫn hiệu quả là được^^

[video=youtube;sCgHyHdn7Ng]http://www.youtube.com/watch?v=sCgHyHdn7Ng&feature=related[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,567 Mã lực
Thank cụ,
phaỉ học cai này thôi, sẽ có lúc hữu dụng
Nhưng mà mỗi tội lâu ko ôn lại là quên ngay!
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Thead này nằm ở Bệnh xá OF lâu lắm rồi, nay em xin chuyển sang Box ATGT và sẽ cập nhật dần dần:)
 

kienbeu

Xe điện
Biển số
OF-47438
Ngày cấp bằng
26/9/09
Số km
2,978
Động cơ
489,080 Mã lực
Nơi ở
một cõi đi về
Bài này rất hữu ích cho mọi người khi tham giao thông..! Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết dẫn đến chết người.
Thanks cụ chủ thớt nhé:))
 

jackup

Xe hơi
Biển số
OF-55225
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
153
Động cơ
450,685 Mã lực
Đặc thù ngành nghề của em phải có chứng chỉ an toàn như sơ cứu người, phòng cháy chữa cháy. Thú thật thực hành thì rất đơn giản, nhưng người bị tai nạn giao thông, nếu đã ngất, ngừng tim thì phần lớn đã bị chấn thương rất nặng, máu chảy nhiều chỗ và thực tế rất rất ít bác đủ can đảm để hà hơi thổi ngạt đối với người lạ. Nếu em nhớ không nhầm thì gần đây nhất, Mỹ cấm hay ko khuyến khích người ko có chuyên môn động chạm vào nạn nhân vì nhiều khi gây hậu quả rất lớn đối với nạn nhân. Có bác nào chuyên về an toàn confirm hoặc sửa sai giùm em cái.
 

trangfamIt

Xe buýt
Biển số
OF-126937
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
881
Động cơ
385,346 Mã lực
Tuổi
37
cái này hồi học ĐH khi tập quận sự cũng được học qua nhưng đến phần hà hơi thổi ngạt chúng nó suy nghĩ đen tối quá nên không thực hành được chỉ biết sơ cứu vết thương thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top