[Funland] Kinh tế vĩ mô năm 2016

Bamboo Village

Xe tải
Biển số
OF-400224
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
412
Động cơ
233,270 Mã lực
Tuổi
29
Em nói thật, các cụ cứ bàn về nhược điểm của chế độ này làm gì? Có thay đổi được gì đâu!

Quan trọng là dự đoán được xu hướng vận động của các chính sách để tính toán cho mình, đối với dân kinh doanh là tính toán để đầu tư, với người thường thì tính toán gửi tiền tiết kiệm vào đâu, cho con cái học nghề gì.
Em nghĩ dân trí cao hơn, các diễn dàn cũng có tác động.
Giờ truyền thông cũng mạnh, face cũng là 1 công cụ mà.
Dự đoán sao mà dự được, chính sách có nhưng đến với cuộc sống lại khác.
 

Bamboo Village

Xe tải
Biển số
OF-400224
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
412
Động cơ
233,270 Mã lực
Tuổi
29
toàn là cái to lớn , thôi em chạy xe làm vài chục đây
Xe ôm cũng là thành phần kinh tế cụ à cũng chịu tác động.
Khái niệm thất nghiệp, ở nước ngoài thông kê được là không có việc và không có thu nhập.
ở Việt Nam như xe ôm, bán hoa quả, chén nước chè, hỏi có nghề nghiệp không? vẫn có thu nhập khủng ấy chứ.
 

Newlines

Xe tăng
Biển số
OF-337569
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
1,180
Động cơ
284,400 Mã lực
1/ Em nghĩ dân trí cao hơn, các diễn dàn cũng có tác động.
Giờ truyền thông cũng mạnh, face cũng là 1 công cụ mà.

Dân trí lớp trung lưu trở lên cao hơn nhưng tỷ lệ của lớp này thấp/ không đủ ảnh hưởng.
Dân trí phần còn lại không phát triển và bị bẫy trong vòng luẩn quẩn của khó khăn và cam chịu.
(Xin tìm hiểu thực tế đời sống công nhân các khu công nghiệp, hay đơn giản phân tích dân trí của dòng người đầu năm đi lễ hội ở các đình chùa lớn sẽ rõ)

2/ Dự đoán sao mà dự được, chính sách có nhưng đến với cuộc sống lại khác.

Làm ăn hơn nhau ở việc dự đoán này cụ ạ.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,396
Động cơ
481,318 Mã lực
Em thấy cái này trên mạng, hơi dài nhưng cũng nói nhiều ý hay về nền KT của ta. Mời các cụ tham khảo

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng mặt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nền kinh tế thị trường: Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ.
Nền kinh tế Việt nam: Nền kinh tế Việt Nam, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội chủ nghĩa) từ năm 1985-1986, đến nay đã được 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành.
Để có sự so sánh, phân biệt được nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, cần tìm hiểu ba yếu tố lớn sau đây.
1- Nguyên lý kinh tế thị trường: Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
- Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế Việt nam đã vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.
- Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung - cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung - cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý cung - cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.
- Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng.
2- Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường: Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm:
- Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi.
- Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
- Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào.
Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh.
Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
- Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế Việt Nam là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân Việt Nam nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm.
- Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phẩm cho nền kinh tế. Không những thế, doanh nghiệp nhà nước chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự.
- Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ở Việt Nam, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: "Tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 16 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này.
3- Tác động chính sách: Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định.
Chính sách kinh tế ở Việt Nam đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường…
Với sự khác biệt rõ ràng về nguyên lý, môi trường thể chế và tác động chính sách của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đã hiểu được căn nguyên những yếu kém, bất cập và cả sự tan hoang của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chỉ có trở lại đúng với các nguyên lý, loại bỏ yếu tố chính trị, để thị trường quyết định và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục và phát triển một cách bình thường./.
Hà Nội, ngày 15/02/2016
Nguyễn Vũ Bình
 

Bamboo Village

Xe tải
Biển số
OF-400224
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
412
Động cơ
233,270 Mã lực
Tuổi
29
1/ Em nghĩ dân trí cao hơn, các diễn dàn cũng có tác động.
Giờ truyền thông cũng mạnh, face cũng là 1 công cụ mà.

Dân trí lớp trung lưu trở lên cao hơn nhưng tỷ lệ của lớp này thấp/ không đủ ảnh hưởng.
Dân trí phần còn lại không phát triển và bị bẫy trong vòng luẩn quẩn của khó khăn và cam chịu.
(Xin tìm hiểu thực tế đời sống công nhân các khu công nghiệp, hay đơn giản phân tích dân trí của dòng người đầu năm đi lễ hội ở các đình chùa lớn sẽ rõ)

2/ Dự đoán sao mà dự được, chính sách có nhưng đến với cuộc sống lại khác.

Làm ăn hơn nhau ở việc dự đoán này cụ ạ.
1. Thế mới có cái gọi là sử lý khủng hoảng truyền thông.
 

quattranck

Xe tải
Biển số
OF-353143
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
376
Động cơ
267,640 Mã lực
Kinh tế Nhà nước làm ăn thua lỗ không hiệu quả, kinh tế tư nhân thì bị bóp nghẹt. VN sắp trải qua tình trạng suy thoái đình đốn kéo dài cực kỳ nguy hiểm.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
992
Động cơ
444,355 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Nói chung mọi thứ vẫn tối như hũ nút. Chừng nào còn theo CNXH thì chừng đó còn như vậy bởi chính khiếm khuyết của thể chế chính trị nó tạo ra như vậy, chứ đừng đổ lỗi cho 1 cá nhân nào.

Điểm sáng lớn nhất theo em đó là các leaders nhiệm kỳ này có vẻ “sạch” hơn một chút. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta nên mừng bởi Mr. Lú thắng Mr. X.

Cụ ý chả lú đâu, nhưng với vị trí đứng đầu Đoảng, cụ ý phải phát ngôn như vậy, còn cách nào khác nhỉ. Mr. X có lên thì cũng phát ngôn giống hết thôi. Các cụ đừng mơ cụ Tivi lên thay đổi dc cái gì.

Có chăng là tivi lên sẽ làm nát Đoảng hơn, dẫn tới tiến trình thay đổi đến sớm hơn mà thôi.

Ai đó phát biểu rằng, lãnh đạo chả cần xuất chúng thần linh gì, chỉ cần bớt ăn đi một chút, tạo điều kiện cho dân một chút thì tự dân sẽ tạo ra tiền, sẽ đưa kinh tế phát triển.

Bộ máy lãnh đạo so với các nhiệm kỳ cũ cũng có vẻ có trình độ hơn: Mr. Huệ, Mr. Bình, Mr. Đam, Mr. Nhân, Mr. Thăng… là những người có kiến thức và tư duy lãnh đạo tốt hơn, hy vọng sẽ tạo ra được cái gì đó, dù chỉ là nhỏ nhoi.
 

Bamboo Village

Xe tải
Biển số
OF-400224
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
412
Động cơ
233,270 Mã lực
Tuổi
29
Em thấy cái này trên mạng, hơi dài nhưng cũng nói nhiều ý hay về nền KT của ta. Mời các cụ tham khảo

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng mặt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nền kinh tế thị trường: Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ.
Nền kinh tế Việt nam: Nền kinh tế Việt Nam, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội chủ nghĩa) từ năm 1985-1986, đến nay đã được 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành.
Để có sự so sánh, phân biệt được nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, cần tìm hiểu ba yếu tố lớn sau đây.
1- Nguyên lý kinh tế thị trường: Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
- Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế Việt nam đã vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.
- Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung - cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung - cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý cung - cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.
- Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng.
2- Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường: Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm:
- Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi.
- Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
- Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào.
Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh.
Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
- Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế Việt Nam là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân Việt Nam nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm.
- Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phẩm cho nền kinh tế. Không những thế, doanh nghiệp nhà nước chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự.
- Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ở Việt Nam, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: "Tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 16 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này.
3- Tác động chính sách: Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định.
Chính sách kinh tế ở Việt Nam đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường…
Với sự khác biệt rõ ràng về nguyên lý, môi trường thể chế và tác động chính sách của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đã hiểu được căn nguyên những yếu kém, bất cập và cả sự tan hoang của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chỉ có trở lại đúng với các nguyên lý, loại bỏ yếu tố chính trị, để thị trường quyết định và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục và phát triển một cách bình thường./.
Hà Nội, ngày 15/02/2016
Nguyễn Vũ Bình
Cảm ơn cụ vì 1 bài viết khá hay.
Một môi trường trong sạch chưa có, cá lớn được cưng chiều, được điều khiển bằng bàn tay giật bằng tiền tham những.
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,471
Động cơ
-185,256 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Kinh tế Nhà nước làm ăn thua lỗ không hiệu quả, kinh tế tư nhân thì bị bóp nghẹt. VN sắp trải qua tình trạng suy thoái đình đốn kéo dài cực kỳ nguy hiểm.
Cụ Alan Phan chết rồi nên lâu lâu chả đọc được bài nào phân tích kinh tế vĩ mô VN gì cả
Chơi với 1 cụ nhiều năm chơi chứng, hôm Tết cụ ấy lái Merc C250 sang nhà em gọi em đi ăn nhà hàng mới nghe được tí ti về kinh tế Việt
 

itanht

Xe tải
Biển số
OF-203192
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
481
Động cơ
323,700 Mã lực
dạ e nhà nông nên nếu hỏi em sản xuất gì thì e chỉ biết trồng rau nuôi lợn chăn gà thôi nên theo em là phải phát triển nông nghiệp #-o. Giờ ra chợ thịt rau củ quả toàn hàng nhập ^:)^^:)^^:)^
 

vietbio310

Xe máy
Biển số
OF-366544
Ngày cấp bằng
13/5/15
Số km
72
Động cơ
255,408 Mã lực
VN xuất khẩu lao động sang Lào và Cam Pu Chia ồ ạt rồi các cụ ơi.

http://motthegioi.vn/kinh-te/tin-trong-nuoc-va-quoc-te/viet-nam-chinh-thuc-bi-lao-campuchia-vuot-mat-186572.html

Vì sao lao động miền Trung đổ xô đi làm hộ chiếu

Ở quê nghèo không có việc làm, hoặc thu nhập thấp, nhiều thanh niên Hà Tĩnh, Nghệ An chấp nhận rủi ro sang Lào, Thái Lan làm công việc chân tay với hy vọng kiếm tiền, có tích lũy trước khi lập gia đình.
Sáng 16/2, trời mưa phùn giá rét, hàng trăm người dân tập trung tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) để làm hộ chiếu đi sang các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan…

Tay cầm sổ hộ khẩu, mắt chăm chú dõi theo các cán bộ để chờ gọi tên làm thủ tục, Hoàng Ngọc Tân (23 tuổi, trú xã Đức Long, Đức Thọ) cho biết, dù sáng nay trời mưa nhưng vẫn dậy từ rất sớm để đi làm cho kịp giờ. Từng tốt nghiệp cao đẳng nghề, làm ở trong nước thu nhập thấp nên Tân sang Lào "thử vận may".

"Tết vui thật, nhưng sau Tết là bao nhiêu nỗi lo, một guồng quay cuộc sống mới bắt đầu. Một số bạn bè em sang Lào làm ăn lương mỗi tháng cũng được 9 triệu đồng. Sang đây em sẽ cố gắng làm, gom góp ít tiền về giúp bố mẹ, đồng thời để dành sau này cưới vợ", Tân nói.


Trong hai ngày làm việc đầu năm mới, hàng nghìn người dân đã tới làm thủ tục xuất ngoại tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng

Từng hơn một năm sang Thái Lan làm ăn, Hương (24 tuổi, trú xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà) kể rằng trước đó làm bưng bê tại nhà hàng, lương mỗi tháng trừ chi phí cũng tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng. Về quê ăn Tết được hơn một tuần, Hương quyết định sang lại nước bạn, bởi so sánh chung với mặt bằng thu nhập ở trong nước thì làm bên Thái Lan ổn hơn.

Hương kể cuộc sống ở xứ người vô cùng khó khăn, nhiều lúc cô đơn tủi thân. Sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ làm ruộng, phía sau còn hai em nhỏ dại, học xong cấp 3, Hương đi làm thuê nhiều nghề, sau đó tìm cách xuất ngoại để hỗ trợ gia đình.

"Nếu so với lao động chân tay thì công việc em làm ở Thái Lan lương ổn hơn, nhưng cũng phải đánh đổi nhiều thứ như xa gia đình, bố mẹ, tương lai cũng mơ hồ, nhiều đêm nằm ngủ em chỉ biết khóc", Hương nói và cho hay sẽ đi làm nốt năm nay, sau đó về quê kiếm tấm chồng ổn định cuộc sống.

Có mặt tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) đa phần là nam nữ thanh niên tuổi 18 đến 28. Đi theo họ là người thân như anh chị, bố mẹ.


Người làm hộ chiếu đa phần là thanh niên khoảng 18-28 tuổi. Ảnh: Đức Hùng

Mặc chiếc áo đã bạc màu, quần ống cao ống thấp chưa kịp thả xuống, ông Quyết (trú xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn) cho hay cùng con gái bắt xe buýt xuống TP Hà Tĩnh từ tờ mờ sáng để làm hộ chiếu. Con gái ông Quyết năm nay 19 tuổi, tốt nghiệp lớp 12 và đậu một số trường cao đẳng nhưng không đi học, vì sợ học xong cũng khó có việc làm.

Người cha với mái đầu đã bạc tâm sự rằng ý thức được việc con gái đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài có tiền và cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng ở nhà làm ăn thì không ăn thua, tương lai rất mơ hồ. "Để lấy chồng cũng phải có tiền, không tiền thì chẳng ai lấy", ông Quyết nói với giọng buồn.

Ngoài việc bố mẹ đưa con đi làm hộ chiếu thì cũng có những cặp "tình nhân" dẫn nhau đi với ước vọng nguyện cùng gắn bó để đổi đời. Năm nay mới 22 tuổi nhưng trông Tuấn và Tâm (cùng trú huyện Cẩm Xuyên) già dặn. Cả hai yêu nhau đã được 3 năm, ý định sẽ đến với nhau, nhưng vì chưa có ai ổn định nên mong muốn về sống chung một nhà đang tạm thời bị gác lại.

Vì kinh tế khó khăn chưa đến được với nhau, Tuấn bàn với Tâm cùng xuất ngoại để làm ăn. "Bọn em tính sẽ làm thuê ở Thái Lan hai năm, sau đó gom góp tiền về nhà làm đám cưới, rồi mở một hàng quán tạp hóa nho nhỏ bán kiếm ăn qua ngày", Tuấn cười hiền rồi cùng dắt tay Tâm ra về trong mưa phùn lạnh tê tái.


Nhiều ông bố mái tóc pha sương dẫn con đi làm thủ tục xuất ngoại với mong ước con sớm ổn định kinh tế để kiếm một tấm chồng. Ảnh: Đức Hùng

Đứng dõi theo con làm thủ tục xuất ngoại, nhiều ông bố, bà mẹ buồn nhiều hơn vui. Biết con đi làm ở nước ngoài sẽ có tiền, nhưng xa con thì không nỡ, tha hương cầu thực xứ người rủi ro cũng nhiều. Được thông báo đã làm xong mọi thủ tục, ôm vai xoa đầu con gái, ông Quyết động viên "cố lên con".

Trao đổi với VnExpress, đại tá Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) cho biết, hai ngày làm việc đầu năm mới, lượng người làm thủ tục xuất ngoại đi sang các nước Đông Nam Á tăng đột biến.

"Riêng trong hôm qua chúng tôi xử lý hơn 1.000 hồ sơ, đơn vị phải bố trí 100% cán bộ, làm việc thông tầm để giúp đỡ tất cả những ai có nhu cầu", đại tá Thuận nói và cho hay quy trình xử lý mỗi hồ sơ khoảng 15 phút, sau 8 ngày sẽ nhận được hộ chiếu.

Hôm qua trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Bính Thân, hàng trăm người dân Nghệ An đã đến Phòng Xuất nhập cảnh (Công an Nghệ An) để làm hộ chiếu xuất cảnh sang Lào, Thái Lan... Đa số đến làm thủ tục là lao động phổ thông làm việc tại Lào, Thái Lan.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,474
Động cơ
483,897 Mã lực
Nơi ở
rừng
VN xuất khẩu lao động sang Lào và Cam Pu Chia ồ ạt rồi các cụ ơi.

http://motthegioi.vn/kinh-te/tin-trong-nuoc-va-quoc-te/viet-nam-chinh-thuc-bi-lao-campuchia-vuot-mat-186572.html

Vì sao lao động miền Trung đổ xô đi làm hộ chiếu

Ở quê nghèo không có việc làm, hoặc thu nhập thấp, nhiều thanh niên Hà Tĩnh, Nghệ An chấp nhận rủi ro sang Lào, Thái Lan làm công việc chân tay với hy vọng kiếm tiền, có tích lũy trước khi lập gia đình.
Sáng 16/2, trời mưa phùn giá rét, hàng trăm người dân tập trung tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) để làm hộ chiếu đi sang các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan…

Tay cầm sổ hộ khẩu, mắt chăm chú dõi theo các cán bộ để chờ gọi tên làm thủ tục, Hoàng Ngọc Tân (23 tuổi, trú xã Đức Long, Đức Thọ) cho biết, dù sáng nay trời mưa nhưng vẫn dậy từ rất sớm để đi làm cho kịp giờ. Từng tốt nghiệp cao đẳng nghề, làm ở trong nước thu nhập thấp nên Tân sang Lào "thử vận may".

"Tết vui thật, nhưng sau Tết là bao nhiêu nỗi lo, một guồng quay cuộc sống mới bắt đầu. Một số bạn bè em sang Lào làm ăn lương mỗi tháng cũng được 9 triệu đồng. Sang đây em sẽ cố gắng làm, gom góp ít tiền về giúp bố mẹ, đồng thời để dành sau này cưới vợ", Tân nói.


Trong hai ngày làm việc đầu năm mới, hàng nghìn người dân đã tới làm thủ tục xuất ngoại tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng

Từng hơn một năm sang Thái Lan làm ăn, Hương (24 tuổi, trú xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà) kể rằng trước đó làm bưng bê tại nhà hàng, lương mỗi tháng trừ chi phí cũng tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng. Về quê ăn Tết được hơn một tuần, Hương quyết định sang lại nước bạn, bởi so sánh chung với mặt bằng thu nhập ở trong nước thì làm bên Thái Lan ổn hơn.

Hương kể cuộc sống ở xứ người vô cùng khó khăn, nhiều lúc cô đơn tủi thân. Sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ làm ruộng, phía sau còn hai em nhỏ dại, học xong cấp 3, Hương đi làm thuê nhiều nghề, sau đó tìm cách xuất ngoại để hỗ trợ gia đình.

"Nếu so với lao động chân tay thì công việc em làm ở Thái Lan lương ổn hơn, nhưng cũng phải đánh đổi nhiều thứ như xa gia đình, bố mẹ, tương lai cũng mơ hồ, nhiều đêm nằm ngủ em chỉ biết khóc", Hương nói và cho hay sẽ đi làm nốt năm nay, sau đó về quê kiếm tấm chồng ổn định cuộc sống.

Có mặt tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) đa phần là nam nữ thanh niên tuổi 18 đến 28. Đi theo họ là người thân như anh chị, bố mẹ.


Người làm hộ chiếu đa phần là thanh niên khoảng 18-28 tuổi. Ảnh: Đức Hùng

Mặc chiếc áo đã bạc màu, quần ống cao ống thấp chưa kịp thả xuống, ông Quyết (trú xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn) cho hay cùng con gái bắt xe buýt xuống TP Hà Tĩnh từ tờ mờ sáng để làm hộ chiếu. Con gái ông Quyết năm nay 19 tuổi, tốt nghiệp lớp 12 và đậu một số trường cao đẳng nhưng không đi học, vì sợ học xong cũng khó có việc làm.

Người cha với mái đầu đã bạc tâm sự rằng ý thức được việc con gái đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài có tiền và cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng ở nhà làm ăn thì không ăn thua, tương lai rất mơ hồ. "Để lấy chồng cũng phải có tiền, không tiền thì chẳng ai lấy", ông Quyết nói với giọng buồn.

Ngoài việc bố mẹ đưa con đi làm hộ chiếu thì cũng có những cặp "tình nhân" dẫn nhau đi với ước vọng nguyện cùng gắn bó để đổi đời. Năm nay mới 22 tuổi nhưng trông Tuấn và Tâm (cùng trú huyện Cẩm Xuyên) già dặn. Cả hai yêu nhau đã được 3 năm, ý định sẽ đến với nhau, nhưng vì chưa có ai ổn định nên mong muốn về sống chung một nhà đang tạm thời bị gác lại.

Vì kinh tế khó khăn chưa đến được với nhau, Tuấn bàn với Tâm cùng xuất ngoại để làm ăn. "Bọn em tính sẽ làm thuê ở Thái Lan hai năm, sau đó gom góp tiền về nhà làm đám cưới, rồi mở một hàng quán tạp hóa nho nhỏ bán kiếm ăn qua ngày", Tuấn cười hiền rồi cùng dắt tay Tâm ra về trong mưa phùn lạnh tê tái.


Nhiều ông bố mái tóc pha sương dẫn con đi làm thủ tục xuất ngoại với mong ước con sớm ổn định kinh tế để kiếm một tấm chồng. Ảnh: Đức Hùng

Đứng dõi theo con làm thủ tục xuất ngoại, nhiều ông bố, bà mẹ buồn nhiều hơn vui. Biết con đi làm ở nước ngoài sẽ có tiền, nhưng xa con thì không nỡ, tha hương cầu thực xứ người rủi ro cũng nhiều. Được thông báo đã làm xong mọi thủ tục, ôm vai xoa đầu con gái, ông Quyết động viên "cố lên con".

Trao đổi với VnExpress, đại tá Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) cho biết, hai ngày làm việc đầu năm mới, lượng người làm thủ tục xuất ngoại đi sang các nước Đông Nam Á tăng đột biến.

"Riêng trong hôm qua chúng tôi xử lý hơn 1.000 hồ sơ, đơn vị phải bố trí 100% cán bộ, làm việc thông tầm để giúp đỡ tất cả những ai có nhu cầu", đại tá Thuận nói và cho hay quy trình xử lý mỗi hồ sơ khoảng 15 phút, sau 8 ngày sẽ nhận được hộ chiếu.

Hôm qua trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Bính Thân, hàng trăm người dân Nghệ An đã đến Phòng Xuất nhập cảnh (Công an Nghệ An) để làm hộ chiếu xuất cảnh sang Lào, Thái Lan... Đa số đến làm thủ tục là lao động phổ thông làm việc tại Lào, Thái Lan.
Đây là tin buồn cho kinh tế Vn. Thực sự có thể hiểu như là một cuộc tháo chạy khỏi Việt nam. Thiên đường bị chối bỏ.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
E chỉ quan tâm cuối tháng có đủ tiền đong gạo cho cả nhà thôi
 

Bamboo Village

Xe tải
Biển số
OF-400224
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
412
Động cơ
233,270 Mã lực
Tuổi
29
Đây là tin buồn cho kinh tế Vn. Thực sự có thể hiểu như là một cuộc tháo chạy khỏi Việt nam. Thiên đường bị chối bỏ.
Kinh tế VN có thế mạnh là sản xuất công cụ biết nói phải không cụ.
Thị trường lao động mở nhất, xuất khẩu lao động mạnh.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,474
Động cơ
483,897 Mã lực
Nơi ở
rừng
Lao động ra đi, chất xám không về, vậy là làm giàu cho thằng khác. Trong nước chỉ còn doanh nghiệp dạng ông bà già mí con nít thôi!
 
Biển số
OF-392078
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
266
Động cơ
238,330 Mã lực
Tuổi
42
Thì kinh tế Việt Nam vẫn theo sau các nước và khoảng cách ngày càng xa thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top