Tìm kiếm trên OF không thấy chủ đề gần giống như vậy, kể cả lục tìm các bài viết của cụ
Ngao5, thôi thì mở thớt mới, tránh loãng các thớt kia
Nghiên cứu mà cụ
rachfan đề cập
What was the capacity of European colonial states? How fiscally extractive were they? What was their capacity to provide public goods and services? And did this change in the “developmentalist” era of colonialism? To answer these questions, we use archival sources to build a new dataset on...
halshs.archives-ouvertes.fr
Fiscal Capacity and Dualism in Colonial States : The French Empire 1830-1962
Denis Cogneau 1, 2, 3
Yannick Dupraz 4
Sandrine Mesplé-Somps 5, 6, 1
1
IRD - Institut de Recherche pour le Développement
2
PSE - Paris School of Economics
3
PJSE - Paris Jourdan Sciences Economiques
4
UCD - University College Dublin [Dublin]
5
DIAL - Développement, institutions et analyses de long terme
6
PSL - Université Paris sciences et lettres
Cụ rachfan có vẽ nhầm chuồng Published online by
Cambridge University Press
06 April 2021, nên cứ khẳng định
đồng hồ Cambridge thì
không bao giờ sai 
Để tránh những phím thủ chưa đọc kỹ nội dung, bay ngay vào chém lỗ thì ngu gì Pháp đầu tư, em lược sơ những thông tin ban đầu với Fact & Figures đầy trên Internet, ai xoắn thì cứ hỏi GS Google
- Đông Dương thuộc Pháp được chính phủ Pháp chỉ định là
colonie d'exploitation (thuộc địa khai thác kinh tế).
- Trước năm 1930 Pháp chủ yếu thu thuê từ việc độc quyền buôn bán thuốc phiện, muối và rượu.
- Sau năm 1930 thì bắt đầu đa dạng hơn từ Đông Lào: cao su, chè, gạo, cà phê, hồ tiêu, than, kẽm, thiếc. Nam Lào (Campuchia) thì chủ yếu là lúa và hồ tiêu, còn Lào được coi là kém hiệu quả vì chủ yếu khai thác được ít gỗ. Đông Lào gần như đóng góp chủ lực trong tổng thu ngân sách của Đông Dương, chủ yếu từ miền Nam với cao su, chè và cà phê, đào mỏ ở miền Bắc và miền Trung tuy cũng đáng kể nhưng vẫn thua miền Nam. Công nghiệp tại Đông Lào như dệt may, thuốc lá, bia và xi măng tuy cũng góp phần vào xuất khẩu, nhưng tỷ trọng không đáng kể.
- Pháp xác định Đông Lào là nguồn thu chính, nên đã chi tiêu công mạnh tay cải thiện mạng lưới giao thông và liên lạc, trong đó ưu tiên phía Nam trước, tiếp đến phía Bắc.
Công cuộc khai thác thuộc đia của Pháp có vô vàn khoảng tối cũng như điểm sáng, có giá trị tích cực với một số đông này và tội lỗi với số đông khác, mang đến những lợi ích cũng như gây ra những hậu quả với xứ Đông Lào .... mênh mang quá, thôi thớt này chỉ bàn về kinh tế.
Đầu tiên ta thử bàn là có thực sự Pháp thua lỗ ở Đông Dương không, chủ yếu là ở Đông Lào ? Lý do thua lỗ chủ yếu là khoản vay trong nhiệm kỳ Paul Doumer (1897 - 1902) đầu tư vào hạ tầng , theo nhiều ý kiến cho rằng Đông Dương thuộc Pháp (1858 - 1954) vẫn còn nợ và chưa trả hết khoản vay này (nhiệm kỳ Paul Doumer), do đó xác định rằng Pháp thua lỗ tại Đông Dương.
Trưa rồi đi kiếm gì bỏ bụng cái đã, chiều rảnh sẽ hầu Fact & Figures về khoản vay nợ của trong nhiệm kỳ Paul Doumer sau nhé CCCM.