[ATGT] Kinh nghiệm xử lý kính mờ xe khi trời mưa

podr everet

Xe buýt
Biển số
OF-331981
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
903
Động cơ
290,104 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vụ này phụ thuộc rất nhiều vào dòng xe của các cụ, xe có đh 2 chiều thì bật AC và nấc sưởi ấm, (có xe khi bật nấc sưởi thì AC không hoạt động), có xe chỉ có đh lạnh, kiểu này nhiều lúc phải chịu rét trong xe khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, hoặc hé cửa kính xuống.
Trước đây nhà cháu đi em Hinlux, 2010, đi vùng Lạng Sơn mùa lạnh, bị mờ kính, liên tục phải dùng khăn khô để lau, chẳng làm cách nào được, vì mở cửa hay bật đh đều không ổn vì lạnh. Cái này cũng không thường xuyên, chỉ bị tầm sáng sớm, và lúc trời mưa khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ c.
 

Old car

Xe tải
Biển số
OF-191331
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
207
Động cơ
331,510 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh trên bốn bánh
Hiện tượng kính xe bị mờ do thời tiết gây khó khăn không ít cho người lái xe. Để khắc phục hiện tượng này thì theo kinh nghiệm của các bác tài già ( ngày xưa ô tô làm gì có sấy kính, điều hoà ):
1 - Sử dụng thuốc lào hoặc giấy báo vò nát rồi xoa đều lên mặt trong của kính xe.
2 - Xịt nước rửa kính cho ướt đều mặt kính ( không được lau )
* Trong trường hợp kính lái bị hỏng gạt mưa mà không thể khắc phục tại chỗ được thì có thể dùng xà phòng bột xoa đều lên mặt ngoài kính lái ( giúp nước mưa trôi nhanh không đọng hạt ) sẽ giúp người lái xe quan sát dễ hơn.

P/S Trên đây là kinh nghiệm để khắc phục tạm thời những sự cố do thời tiết gây ra chỉ áp dụng khi không có giải pháp nào tốt hơn thôi nhé!
 

asd123

Xe đạp
Biển số
OF-324502
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
31
Động cơ
287,710 Mã lực
Bài viết bổ ích cám ơn bác.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện tượng kính xe bị mờ do thời tiết gây khó khăn không ít cho người lái xe. Để khắc phục hiện tượng này thì theo kinh nghiệm của các bác tài già ( ngày xưa ô tô làm gì có sấy kính, điều hoà ):
1 - Sử dụng thuốc lào hoặc giấy báo vò nát rồi xoa đều lên mặt trong của kính xe.
2 - Xịt nước rửa kính cho ướt đều mặt kính ( không được lau )
* Trong trường hợp kính lái bị hỏng gạt mưa mà không thể khắc phục tại chỗ được thì có thể dùng xà phòng bột xoa đều lên mặt ngoài kính lái ( giúp nước mưa trôi nhanh không đọng hạt ) sẽ giúp người lái xe quan sát dễ hơn.

P/S Trên đây là kinh nghiệm để khắc phục tạm thời những sự cố do thời tiết gây ra chỉ áp dụng khi không có giải pháp nào tốt hơn thôi nhé!
Bây giờ mà các cụ xoa thuốc lào vào mặt trong kính là hỏng đấy nhá. Mặt trong không phải làm gì cả vì đã có điều hòa hút ẩm. Chỉ có các xe tải, xe đời tống không điều hòa mới nên nghĩ tới chiêu trò này.
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,848
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Kinh nghiệm cụ chủ vẫn phải dùng thêm giấy ăn để lau ah, có cách nào điều chỉnh chế độ điều hòa để k phải dùng giấy k cụ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,178 Mã lực
Các bác phản bác nhiều, nhưng như em đã viết là xứ lạnh họ xử lý mờ kính khác xứ nóng mình (tất nhiên là có "xứ giữa")!
Nhưng nếu lên Sa Pa (hay hôm mùa đông rét buốt) mà lại xử lý giống hôm trời ấm là hỏng rồi!


Nếu trời lạnh thì nên tạn dụng điều hoà nóng thổi mạnh lên kính, còn hôm nóng (cả mát) mưa (mưa phùn) thì lại dùng hơi lạnh (nhưng hơi thổi ra lại rất khô). Tuy vậy dùng hơi lạnh thì chỉ lên thổi mạnh trực tiếp lên kích thời gian ngắn lúc mới vào xe thôi!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,178 Mã lực
(Ui dà, làm một tràng mới phát hiện ra là thớt nói khi trời mưa, thôi kệ :D, chót gõ dài rồi :P )
Ây dà, theo em thì ngắn gọn thế này : nếu bị mờ kính hay nói cách khác là đọng sương thì luôn tuân theo nguyên tắc đọng sương phía nóng (ấm) hơn. Không cứ là trong xe nhiều ẩm hay không!
Ví dụ, có một tấm kính đặt thẳng đứng, mặt bên trái lạnh, mặt bên phải nóng (hoặc ấm) hơn thì mặt bên phải này sẽ bị mờ hoặc đọng sương.
Các cụ có thể thử bằng cách hướng cửa thổi gió lạnh ở cửa thổi bên ghế phụ vào kính bên phụ. Một lúc sau sẽ thấy kính bị mờ mặc dù bên ngoài trời có thể là 37 hoặc 38 độ.
Lý do thì giải thích dài lắm. Nhưng biết thì dễ xử lý thôi. Kính lái và kính sau thì có sấy kính roài, còn kính bên thì chả có, phải dùng cách nào?
Cứ theo nguyên tắc đơn giản nhất là giảm chênh lệch nóng lạnh giữa hai mặt kính thôi. Nếu đường không bụi thì mở cửa một lát. Nếu bụi thì căn cứ thời tiết ngoài trời và nhiệt độ trong xe để chỉnh điều hòa. Ví dụ bên ngoài đang là 16 độ, bên trong xe đang 28 độ do chạy điều hòa sưởi, chắc chắn tất cả các kính sẽ bị mờ do đọng nước phía bên trong xe. Xử lý bằng cách chịu rét một chút (bật điều hòa lạnh hoặc mở cửa kính).
Bác phức tạp hoá vấn đề mà lại giải thích trật lất mất rồi!
Đọng sương chỉ là hiện tượng ngưng tụ khi hơi nước trong không khí đạt trạng thái bão hoà (đạt sát 100%). % là cái độ ẩm tương đối, không đo bằng gam/lit (hay m3) mà là tỷ lệ hơi nước so với tỷ lệ cao nhất mà không khí chứa được ở 1 nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ càng cao không khí càng chứa được nhiều (hơi) nước và ngược lại. Khi không khi ấm hơn tiếp xúc với bề mặt lạnh, nhiệt độ giảm đi làm khả năng chứa nước giảm đi và độ ẩm tương đối tăng lên. Khi độ ẩm tương đối đến mức bão hoà hơi nước ngưng tụ lại. Một tấm kính mà bác đo được mặt nóng/mặt lạnh thì hơi khó, mà hiện tượng bác quan sát bởi vị nhiệt độ bề mặt tấm kính bên không khí nóng lạnh hơn (nhiệt độ không khí) làm hơi nước bên ấy ngưng đọng lại làm bác lại tưởng hơi nước chỉ đọng trên bề mặt kính nóng (còn cái bên không khí lạnh hơn thì ngược lại - bề mặt kính nóng hơn không khí)!
Dễ hơn là bác cầm 1 que kém sẽ thấy nó "bốc khói", đám khói ấy là những hạt sương ngưng tụ do không khí tiếp xúc với cái kem lạnh!
 
Chỉnh sửa cuối:

chjpheols

Xe đạp
Biển số
OF-147181
Ngày cấp bằng
26/6/12
Số km
33
Động cơ
360,330 Mã lực
Nơi ở
Cái lò gạch cũ
Bài viết hay và rất hữu ích. Kính bác chủ thớt 1 chén
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,003
Động cơ
857,595 Mã lực
Bác phức tạp hoá vấn đề mà lại giải thích trật lất mất rồi!
Đọng sương chỉ là hiện tượng ngưng tụ khi hơi nước trong không khí đạt trạng thái bão hoà (đạt sát 100%). % là cái độ ẩm tương đối, không đo bằng gam/lit (hay m3) mà là tỷ lệ hơi nước so với tỷ lệ cao nhất mà không khí chứa được ở 1 nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ càng cao không khí càng chứa được nhiều (hơi) nước và ngược lại. Khi không khi ấm hơn tiếp xúc với bề mặt lạnh, nhiệt độ giảm đi làm khả năng chứa nước giảm đi và độ ẩm tương đối tăng lên. Khi độ ẩm tương đối đến mức bão hoà hơi nước ngưng tụ lại. Một tấm kính mà bác đo được mặt nóng/mặt lạnh thì hơi khó, mà hiện tượng bác quan sát bởi vị nhiệt độ bề mặt tấm kính bên không khí nóng lạnh hơn (nhiệt độ không khí) làm hơi nước bên ấy ngưng đọng lại làm bác lại tưởng hơi nước chỉ đọng trên bề mặt kính nóng (còn cái bên không khí lạnh hơn thì ngược lại - bề mặt kính nóng hơn không khí)!
Dễ hơn là bác cầm 1 que kém sẽ thấy nó "bốc khói", đám khói ấy là những hạt sương ngưng tụ do không khí tiếp xúc với cái kem lạnh!
Cụ chạm vào ... Nghề của em đới :D.

Em đã lấy ví rụ là thổi gió lạnh vào kính bên bên phụ, ngoài trời đang 37 độ, đọng sương bên ngoài nhá. Em làm rồi, :D.

Cụ hỏi anh gúc hộ em, đọng sương phía nóng nhá. :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,178 Mã lực
Cụ chạm vào ... Nghề của em đới :D.
Em đã lấy ví rụ là thổi gió lạnh vào kính bên bên phụ, ngoài trời đang 37 độ, đọng sương bên ngoài nhá. Em làm rồi, :D.
Cụ hỏi anh gúc hộ em, đọng sương phía nóng nhá. :D
chẳng biết nghề của bác là gì,
nhưng trên kia đã nói bác thấy bên ngoài 37oC và kính bên ngoài mờ nên bác tưởng phía kính nóng mới đọng sương!

Để giúp thêm bác dễ hiểu hơn, nếu đúng nghề có khi còn giúp bác nâng tay nghề thì bác nên làm thử thí nghiệm này nhé:
Lấy 1 tấm kính cho vào tủ lạnh một lúc cho nó lạnh đi (tấm kính A) và 1 tấm khác dùng máy sấy tóc sấy dần cho nhiệt độ nó tăng lên (cao hơn nhiệt độ phòng, nhưng chẳng cần cao quá, tý nữa sờ vào bỏng tay, đó là tấm kính B).
Hôm trời không quá lạnh (vào mùa này là tốt nhất) bác mang 2 tấm kính ấy vào phòng không điều hoà treo lên 1 lúc và sờ vào cả 2 xem cái nào ẩm, tấm A lạnh hay tấm B nóng (nếu định úp 2 tấm kính ấy lại với nhau cho giống phía trong và ngoài kính xe thì bác nên lót 1 tấm bìa ở giữa chúng để chúng khỏi truyền nhiệt độ cho nhau)?

Trên kia em đã viết để giải thích tại sao, nhưng chắc bác không tin, vậy ra hiệu sách hoặc mượn ai quyển Vật lý lớp 10 trong phần Độ ẩm không khí - độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỷ đối họ giải thích chắc rõ ràng hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,003
Động cơ
857,595 Mã lực
chẳng biết nghề của bác là gì,
nhưng trên kia đã nói bác thấy bên ngoài 37oC và kính bên ngoài mờ nên bác tưởng phía kính nóng mới đọng sương!
Hề hề, rõ khổ cái thân em, em đã bẩu nà giải thích nó dài dòng lắm. thôi thì đã dùng đến cả mấy cái độ ẩm tuyệt đối ... đó thì em bổ sung thêm vài cái nữa cho nó hoành :D

Về nguyên lý, chả cần độ ẩm là bao nhiêu phần trăm đâu nhá. Tại một trạng thái nhất định của không khí ẩm, bao giờ cũng có một nhiệt độ bão hòa hay còn gọi là nhiệt độ điểm sương. Nếu nhiệt độ của một bề mặt nào đó thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ điểm sương của trạng thái không khí này, ngay lập tức sẽ xuất hiện trạng thái lỏng (bão hòa) hoặc gọi là ngưng ẩm, hoặc gọi là đọng sương v.v...

Ví rụ, ở nhiệt độ 37 độ C, độ ẩm khoảng 72 % thì nhiệt độ điểm sương khoảng 33 độ. Nếu nhiệt độ bề mặt kính là 32 độ thì xuất hiện sương ngay. Hết sức chú ý là xuất hiện ở phía 37 độ nhá.

Rồi, giờ đến tấm kính. Cụ tưởng tưởng tình huống em đã nêu với kính bên phụ nhá. Em dùng gió lạnh thổi vào kính bên phụ, cứ cho là 25 độ C. Ngoài trời 37 độ C. Rồi, sau một khoảng thời gian ích xì, :D, chỗ kính hứng gió lạnh đó giảm dần nhiệt độ, đúng không ạ. Tuy nhiên, tính theo chiều vuông góc với tấm kính thì phía bên trong sẽ khoảng 27 độ (ví dụ thế), kính cũng chỗ ấy nhưng phía ngoài sẽ khoảng 30 độ. Ấy thế là với trạng thái không khí em vừa nêu thì đọng sương hay còn gọi là mờ kính phía ngoài, tức là phía nóng cụ nhớ :D

Dài dòng và lòng thòng :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,178 Mã lực
Đây là những gì bác viết: "Ví dụ, có một tấm kính đặt thẳng đứng, mặt bên trái lạnh, mặt bên phải nóng (hoặc ấm) hơn thì mặt bên phải này sẽ bị mờ hoặc đọng sương. Các cụ có thể thử bằng cách hướng cửa thổi gió lạnh ở cửa thổi bên ghế phụ vào kính bên phụ. Một lúc sau sẽ thấy kính bị mờ mặc dù bên ngoài trời có thể là 37 hoặc 38 độ."

Và bác phản bác lại em, dù cuối cùng thì bác nói có khác gì đâu?

Vì kính xe bị gió điều hoà làm lạnh nên gây nên hiện tượng đọng nước (hay sương) làm mờ!
Muốn tránh, thì chỉ nên tận dụng luồng khí khô từ điều hoà ra để làm khô kính lúc ban đầu rồi không nên thổi trực tiếp hơi lạnh lên kính nữa!!!

Em cũng đã chạy xe 10 năm ở xứ lạnh. Về mùa đông, mới bước vào xe thì lại phải làm ngược lại là tận dụng làn hơi nóng thổi để làm khô kính (nhất là kính lái). Điều hoà nóng về mùa đông có thể sử dụng được trong xe mà không sợ kính bị mờ. Trời quá lạnh hơi nóng còn giúp tan băng dễ cạo băng bám quanh kính+tuyết tan dễ gạt khi chạy,...!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ginkgo

Xe buýt
Biển số
OF-332530
Ngày cấp bằng
24/8/14
Số km
792
Động cơ
282,914 Mã lực
Em cũng nghĩ là mưa to quá thì dừng cho an toàn ạ,
 

dungvit

Xe hơi
Biển số
OF-7686
Ngày cấp bằng
3/8/07
Số km
112
Động cơ
540,072 Mã lực
Em chuyển mỗi phím sấy kính trước thế là ổn hết
 

Starmovies

Xe tăng
Biển số
OF-183178
Ngày cấp bằng
3/3/13
Số km
1,050
Động cơ
346,602 Mã lực
Xử lý vụ đọng hơi nước kính lái đi trời mưa em thường bật điều hòa hoặc sấy kinh là giải quyết được vấn đề, nhưng còn vấn đề khá nan giải là việc đọng nước ở 2 kính (cánh cửa) bên lái và bên phụ để nhìn gương chiếu hậu, nhiều khi ko nhìn thấy gì do nước đọng trên kính, kéo kính lên xuống mấy lần ko hết (trường hợp mưa nhỏ), còn mưa to thì chịu vì sợ nước vào trong xe. Nhờ các các Cụ tư vấn cách sử lý đọng nước trên kính cửa xe giúp em với ạ. Thanks các CỤ!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,178 Mã lực
Xử lý kính mờ cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Hôm trời ẩm mà nhiệt độ không cao (như mùa xuân ở phía bắc hay cả đông-xuân ở miền Trung) và đúng hôm trời mưa nhiều người quần áo-đầu tóc ướt vào xe thì điều hoà dù bật hết cỡ cũng không thể làm tan nhanh được hơi nước từ quần áo-đầu tóc đang bốc ra. Nếu không thể chờ được phải chạy ngay thì trong xe phải chuẩn bị được 1 cái khăn bằng da (hoặc loại khăn không để lại mùn khi lau kính ướt) để lau nhanh kính, dù trời mưa vẫn phải để hé cửa kính (cửa có vè sẽ cho phép mở rộng hơn). Việc mở hé+đóng lại sẽ phải thường xuyên tuỳ hoàn cảnh để cân bằng gió + nước lọt vào xe!
Ngay cả việc dùng điều hoà mát thổi làm khô kính cũng chỉ nên để luồng hơi thổi trực tiếp lên kính một lúc ban đầu thôi, sau đó phải hướng luồng gió lạnh khỏi kính, vì kính lạnh đi sẽ làm tăng thêm hơi nước đọng!
Mùa ẩm tháng 7-8 (ngâu) thì lại cần tránh để nhiệt độ trong xe quá thấp. Nếu tốc độ chạy không đủ cao thì kính cả 4 phía lạnh (theo nhiệt độ trong xe) sẽ bị hơi nước phía bên ngoài phủ mù. Kinh trước bằng gạt nước, kính sau bằng sấy kính còn làm cho chúng trong lại, nhưng kính 2 bên chỉ còn cách đóng-mở dùng cái chắn cao su bên ngoài "gạt" hộ!
Hôm trời rất lạnh (ở phía Bắc hôm gió mùa mạnh hay lên vùng núi cao) và mưa phùn, nhiều người quần áo + đầu tóc ướt vào xe thì không thể dùng điều hòa mát mà phải dùng điều hoà nóng, luống gió nóng hướng thổi trực tiếp lên kính lái và kính 2 cửa sổ trước, bật công tắc lấy gió ngoài và hơi hé cửa sổ phía sau khi chạy sẽ giúp tan mù trên kính nhanh hơn!

Trong xe luôn nên có 1 cái khăn bằng da mỏng (hay khăn không để lại mùn khi lau trên kính ướt) để lúc cần phải lau kính!
....!
 
Chỉnh sửa cuối:

zhenzhu

Xe tải
Biển số
OF-210219
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
281
Động cơ
317,850 Mã lực
Xử lý thế nào khi ngoài trời mưa to, không thể hé kính được; Hơn nữa vào mua đông, bật điều hòa thì ngồi trong xe lạnh run người;
Gấu nhà em đi xe thường những hôm trời mát thường ko cho bật điều hòa vì lạnh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top