Trong quá trình sử dụng, chiếc xe ôtô có thể nảy sinh một số vấn đề, một phần là do sự thiếu hiểu biết của bạn về xe, hoặc cũng có khi là do cấu tạo của chiếc xe chưa được hoàn hảo. Bài này sẽ giới thiệu với bạn một số kinh nghiệm, góp phần giải quyết những vấn đề đó.
Không nên tắt động cơ khi tốc độ vòng quay lớn:
Không nên làm điều này bởi: thứ nhất, khi vòng quay đang lớn, mọi chi tiết của động cơ bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nhất, nếu đột ngột tắt động cơ thì bơm nước, quạt gió ngừng hoạt động, nước làm mát trong hệ thống ngừng luân chuyển, sẽ gây quá nhiệt cục bộ các chi tiết. Ở vòng quay không tải, chế độ nhiệt của động cơ sẽ bị giảm và kém ổn định. Nếu trong buồng cháy của xi-lanh có nhiều muội thì sẽ xảy ra hiện tượng tự cháy: đó là sau khi tắt khoá điện, động cơ vẫn nổ (do hỗn hợp vẫn bốc cháy được nhờ muội nóng, không cần tới tia lửa điện từ bu-gi). Khi đó rất dễ xảy ra gãy, vỡ động cơ.
Thứ hai là, khi tắt khoá điện thì rơ-le điều chỉnh điện áp ngay lập tức bị ngắt khỏi hệ thống điện. Tuy nhiên, nếu vòng quay động cơ cao, thì sau khi tắt khoá điện, động cơ chưa dừng ngay mà còn tua một số vòng. Trong khoảng thời gian đó, máy phát điện vẫn phát điện mà không có rơ-le điều khiển, điện áp phát ra có thể lên tới 50V, phóng vào hệ thống điện. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng xấu tới hệ thống điện. (Có thể không phải cả 50V phóng vào hệ thống, vì phần lớn được bình ắc-quy hấp thụ, nhưng điện áp khoảng 16V phóng vào chắc chắn).
Những xung điện này chỉ xảy ra trong khoảng phần trăm giây, nhưng như thế cũng có thể phá hỏng hệ thống điện tử. Đối với các động cơ có tua-bin tăng áp, nếu tắt động cơ khi vòng quay cao thì sẽ gây hiện tượng sau: vì dầu bôi trơn các vòng bi của tua-bin là cùng chung với hệ thống dầu bôi trơn động cơ, nếu trước khi tắt, động cơ quay ở vòng quay thấp trong một vài phút thì cụm ống xả và vỏ tua-bin tăng áp được giảm nhiệt độ. Còn khi tắt động cơ ở vòng quay cao, lượng dầu bôi trơn đọng lại trong ổ bi tua-bin sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt độ cao của ổ bi, gây ra cặn làm giảm ma sát ổ bi, kết quả là tuổi thọ của ổ bi giảm.
Kiểm tra thường xuyên xem xe có bị rò chảy không:
Hàng ngày, sau khi xe dời khỏi chỗ đỗ nên quan sát lại vị trí đã đỗ xe để phát hiện xe có rò chảy gì không. Đối với xe cũ, điều này lại càng quan trọng. Ví dụ, cảm biến đo áp suất dầu bôi trơn có rỉ dầu. Không phát hiện kịp thời thì đến một lúc nào đó, dầu nhờn phun ra thành dòng làm hết dầu, cháy máy. Vì vậy, khi xe đỗ ở đâu đó, trước khi bước lên xe hãy ngó xuống gầm xe xem xe có dấu vết rò chảy gì không.
ghe nhạc trên xe với những giai điệu ưa thích thì hấp dẫn rồi. Tuy vậy, đôi khi nên tắt nhạc trong chốc lát để có thể nghe thấy những tiếng động khác thường khi xe chạy
Nên để ý nghe những tiếng động lạ khi xe chạy:
ví dụ: trước khi dùng nơi đèn hiệu giao thông để phát hiện xem phanh có tiếng kêu không: hay lúc đang chạy trên đường để phát hiện có tiếng kêu lạ ở bánh xe, hoặc trong hệ thống truyền động không.
Đối với nâng kính điện:
Không nên dùng tay ấn kính khi nâng hạ bằng điện để tránh làm hỏng bánh răng nhựa.
Giảm xóc bị hỏng:
Do đường xấu, giảm xóc có thể bị hỏng, khi đó xe bám đường sẽ kém hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ nhận rõ và nguy hiểm khi tốc độ cao hơn 100km/h. Vậy thì hãy đi với tốc độ dưới 80km/h và chú ý rằng quãng đường phanh sẽ dài hơn bình thường (vì độ bám đường kém hơn).
Song nếu xe của bạn có hệ thống bó cứng bánh xe khi phanh (ABS) thì phải chú ý hơn tới tình trạng kỹ thuật của các giảm xóc, bởi vì, vào thời điểm khi bánh xe không bám đường mà đạp phanh thì bánh xe sẽ bị bó cứng ngay. Khi đó hệ thống ABS nhận thấy bánh xe bị phanh bó cứng nên sẽ ngắt phanh (để bánh xe không bị bó). Tuy mỗi lần tác động của hệ thống ABS chỉ trong khoảng phần trăm giây, nhưng nếu bánh xe liên tục không bám đường như thế thì chiếc xe trở thành không có phanh, mặc dù bạn đạp phanh hết cỡ.
Các đồ chơi để trước mặt lái xe:
Bên dười kính chắn gió, phía trước người lái nếu có vài đồ chơi hay vật khước lúc lắc khi xe chạy thì dường như khoang xe cũng trở nên sống động và đẹp hơn. Tuy nhiên cho dù người lái không nhìn những vật này khi lái xe thì khi chúng lắc lư cũng làm ảnh hưởng tới vùng thị giác bên. Trong quá trình lái xe có rất nhiều thứ được người lái phát hiện chính là nhờ vùng thị giác bên quan trọng này. Ví dụ khi đi giữa dòng xe thì hoạt động của các xe ở hai bên (và cả ở phía sau qua gương hậu) đều được phát hiện nhờ thị giác bên nghĩa là không cần nhìn thẳng vào đối tượng mà vẫn phát hiện ra nó. Và khi đó, những lá bùa hộ mệnh cứ lắc lư sẽ làm bạn phát hiện ra đối tượng chậm tới 0,5 giây.
Nên có thêm một chìa khoá dự phòng:
Chìa khoá dự phòng này có thể dấu kín bên ngoài xe như bên trong chắn đòn hay dưới gầm để trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng có thể mở được xe. Trong thực tế, trường hợp bỏ quên chìa khoá trong xe rồi sập cửa vẫn thường xảy ra.
Khi đỗ xe:
Đỗ xe qua đêm (trong nhà hoặc bãi đỗ xe cũng vậy), nhất là khi lâu không sử dụng xe thì không nên kéo phanh tay, vì các guốc phanh có thể bị kẹt rỉ, sau đó khó nhả phanh tay. Tốt nhất là gài số hay để ở vị trí P đối với hộp số tự động.
Kính chắn gió
Lái xe ban đêm khi ngược chiều nhau nhiều người lái không chịu chuyển sang pha gần (cốt). Nếu bạn cảm thấy hay bị chói mắt bởi pha ngược chiều thì cần lau sạch mặt trong kính chắn gió.Mặt bên trong kính trước thường bị một lớp màng mỏng bao phủ. Lớp màng này có thể do khói thuốc lá (nếu hút trong xe) hoặc do chính các chi tiết nhựa trong xe bị đốt nóng tạo ra (ta thường ngửi thấy mùi nhựa). Lâu dần, lớp màng này có ảnh hưởng đến sự khúc xạ ánh sáng. Trên xa lộ, xe ngược chiều tuy còn cách xa nhưng pha của nó vẫn làm bạn chói mắt. Có thể tránh bằng cách dán lên kính trước 2-3 mảnh băng dính mờ kích thước 1x1 cm, để sao cho khi hơi cúi đầu thì chúng che được nguồn sáng ngược chiều. Tất nhiên, khi xe ngược chiều đến gần thì những mảng băng dính này sẽ không còn tác dụng nữa.
Chìa khoá xe:
Càng ít thứ đồ trang trí treo vào móc khoá điện thì càng đỡ làm hỏng ổ khoá và càng lâu phải thay ổ khoá điện. Khi chùm chìa khoá càng nhiều chìa cùng nhiều thứ đồ trang trí thì chúng càng lắc mạnh và nhanh làm hỏng ổ khoá.
Châm thuốc trong xe:
Sau khi châm thuốc nên thổi sạch chỗ châm thuốc rồi mới đẩy nó vào hốc, vì nếu không chẳng mấy chốc mà trong đó đầy tàn thuốc, khiến châm thuốc có thể không cháy được nữa.
Cũng khong nên lắp châm thuốc của các loại xe khác nhau vào xe mình vì có thể làm cháy cầu chì trong mạch điện.
Khoá khoang chứa đồ:
Ở một số model xe, khoang chứa đồ có khoá điện. Khi nhấn nút mở khoá mà không mở được thì đừng vội tìm xem cầu chì có bị cháy hay không. Chỉ cần mở lắp hộp, kiểm tra xem có nút ấn để chốt khoá điện không và nút đó đã bị ấn xuống chưa.
----
Bài này em st được,các bác còn kinh nghiệm nào nữa xin chỉ giáo thêm:^)
Không nên tắt động cơ khi tốc độ vòng quay lớn:
Không nên làm điều này bởi: thứ nhất, khi vòng quay đang lớn, mọi chi tiết của động cơ bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nhất, nếu đột ngột tắt động cơ thì bơm nước, quạt gió ngừng hoạt động, nước làm mát trong hệ thống ngừng luân chuyển, sẽ gây quá nhiệt cục bộ các chi tiết. Ở vòng quay không tải, chế độ nhiệt của động cơ sẽ bị giảm và kém ổn định. Nếu trong buồng cháy của xi-lanh có nhiều muội thì sẽ xảy ra hiện tượng tự cháy: đó là sau khi tắt khoá điện, động cơ vẫn nổ (do hỗn hợp vẫn bốc cháy được nhờ muội nóng, không cần tới tia lửa điện từ bu-gi). Khi đó rất dễ xảy ra gãy, vỡ động cơ.
Thứ hai là, khi tắt khoá điện thì rơ-le điều chỉnh điện áp ngay lập tức bị ngắt khỏi hệ thống điện. Tuy nhiên, nếu vòng quay động cơ cao, thì sau khi tắt khoá điện, động cơ chưa dừng ngay mà còn tua một số vòng. Trong khoảng thời gian đó, máy phát điện vẫn phát điện mà không có rơ-le điều khiển, điện áp phát ra có thể lên tới 50V, phóng vào hệ thống điện. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng xấu tới hệ thống điện. (Có thể không phải cả 50V phóng vào hệ thống, vì phần lớn được bình ắc-quy hấp thụ, nhưng điện áp khoảng 16V phóng vào chắc chắn).
Những xung điện này chỉ xảy ra trong khoảng phần trăm giây, nhưng như thế cũng có thể phá hỏng hệ thống điện tử. Đối với các động cơ có tua-bin tăng áp, nếu tắt động cơ khi vòng quay cao thì sẽ gây hiện tượng sau: vì dầu bôi trơn các vòng bi của tua-bin là cùng chung với hệ thống dầu bôi trơn động cơ, nếu trước khi tắt, động cơ quay ở vòng quay thấp trong một vài phút thì cụm ống xả và vỏ tua-bin tăng áp được giảm nhiệt độ. Còn khi tắt động cơ ở vòng quay cao, lượng dầu bôi trơn đọng lại trong ổ bi tua-bin sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt độ cao của ổ bi, gây ra cặn làm giảm ma sát ổ bi, kết quả là tuổi thọ của ổ bi giảm.
Kiểm tra thường xuyên xem xe có bị rò chảy không:
Hàng ngày, sau khi xe dời khỏi chỗ đỗ nên quan sát lại vị trí đã đỗ xe để phát hiện xe có rò chảy gì không. Đối với xe cũ, điều này lại càng quan trọng. Ví dụ, cảm biến đo áp suất dầu bôi trơn có rỉ dầu. Không phát hiện kịp thời thì đến một lúc nào đó, dầu nhờn phun ra thành dòng làm hết dầu, cháy máy. Vì vậy, khi xe đỗ ở đâu đó, trước khi bước lên xe hãy ngó xuống gầm xe xem xe có dấu vết rò chảy gì không.
ghe nhạc trên xe với những giai điệu ưa thích thì hấp dẫn rồi. Tuy vậy, đôi khi nên tắt nhạc trong chốc lát để có thể nghe thấy những tiếng động khác thường khi xe chạy
Nên để ý nghe những tiếng động lạ khi xe chạy:
ví dụ: trước khi dùng nơi đèn hiệu giao thông để phát hiện xem phanh có tiếng kêu không: hay lúc đang chạy trên đường để phát hiện có tiếng kêu lạ ở bánh xe, hoặc trong hệ thống truyền động không.
Đối với nâng kính điện:
Không nên dùng tay ấn kính khi nâng hạ bằng điện để tránh làm hỏng bánh răng nhựa.
Giảm xóc bị hỏng:
Do đường xấu, giảm xóc có thể bị hỏng, khi đó xe bám đường sẽ kém hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ nhận rõ và nguy hiểm khi tốc độ cao hơn 100km/h. Vậy thì hãy đi với tốc độ dưới 80km/h và chú ý rằng quãng đường phanh sẽ dài hơn bình thường (vì độ bám đường kém hơn).
Song nếu xe của bạn có hệ thống bó cứng bánh xe khi phanh (ABS) thì phải chú ý hơn tới tình trạng kỹ thuật của các giảm xóc, bởi vì, vào thời điểm khi bánh xe không bám đường mà đạp phanh thì bánh xe sẽ bị bó cứng ngay. Khi đó hệ thống ABS nhận thấy bánh xe bị phanh bó cứng nên sẽ ngắt phanh (để bánh xe không bị bó). Tuy mỗi lần tác động của hệ thống ABS chỉ trong khoảng phần trăm giây, nhưng nếu bánh xe liên tục không bám đường như thế thì chiếc xe trở thành không có phanh, mặc dù bạn đạp phanh hết cỡ.
Các đồ chơi để trước mặt lái xe:
Bên dười kính chắn gió, phía trước người lái nếu có vài đồ chơi hay vật khước lúc lắc khi xe chạy thì dường như khoang xe cũng trở nên sống động và đẹp hơn. Tuy nhiên cho dù người lái không nhìn những vật này khi lái xe thì khi chúng lắc lư cũng làm ảnh hưởng tới vùng thị giác bên. Trong quá trình lái xe có rất nhiều thứ được người lái phát hiện chính là nhờ vùng thị giác bên quan trọng này. Ví dụ khi đi giữa dòng xe thì hoạt động của các xe ở hai bên (và cả ở phía sau qua gương hậu) đều được phát hiện nhờ thị giác bên nghĩa là không cần nhìn thẳng vào đối tượng mà vẫn phát hiện ra nó. Và khi đó, những lá bùa hộ mệnh cứ lắc lư sẽ làm bạn phát hiện ra đối tượng chậm tới 0,5 giây.
Nên có thêm một chìa khoá dự phòng:
Chìa khoá dự phòng này có thể dấu kín bên ngoài xe như bên trong chắn đòn hay dưới gầm để trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng có thể mở được xe. Trong thực tế, trường hợp bỏ quên chìa khoá trong xe rồi sập cửa vẫn thường xảy ra.
Khi đỗ xe:
Đỗ xe qua đêm (trong nhà hoặc bãi đỗ xe cũng vậy), nhất là khi lâu không sử dụng xe thì không nên kéo phanh tay, vì các guốc phanh có thể bị kẹt rỉ, sau đó khó nhả phanh tay. Tốt nhất là gài số hay để ở vị trí P đối với hộp số tự động.
Kính chắn gió
Lái xe ban đêm khi ngược chiều nhau nhiều người lái không chịu chuyển sang pha gần (cốt). Nếu bạn cảm thấy hay bị chói mắt bởi pha ngược chiều thì cần lau sạch mặt trong kính chắn gió.Mặt bên trong kính trước thường bị một lớp màng mỏng bao phủ. Lớp màng này có thể do khói thuốc lá (nếu hút trong xe) hoặc do chính các chi tiết nhựa trong xe bị đốt nóng tạo ra (ta thường ngửi thấy mùi nhựa). Lâu dần, lớp màng này có ảnh hưởng đến sự khúc xạ ánh sáng. Trên xa lộ, xe ngược chiều tuy còn cách xa nhưng pha của nó vẫn làm bạn chói mắt. Có thể tránh bằng cách dán lên kính trước 2-3 mảnh băng dính mờ kích thước 1x1 cm, để sao cho khi hơi cúi đầu thì chúng che được nguồn sáng ngược chiều. Tất nhiên, khi xe ngược chiều đến gần thì những mảng băng dính này sẽ không còn tác dụng nữa.
Chìa khoá xe:
Càng ít thứ đồ trang trí treo vào móc khoá điện thì càng đỡ làm hỏng ổ khoá và càng lâu phải thay ổ khoá điện. Khi chùm chìa khoá càng nhiều chìa cùng nhiều thứ đồ trang trí thì chúng càng lắc mạnh và nhanh làm hỏng ổ khoá.
Châm thuốc trong xe:
Sau khi châm thuốc nên thổi sạch chỗ châm thuốc rồi mới đẩy nó vào hốc, vì nếu không chẳng mấy chốc mà trong đó đầy tàn thuốc, khiến châm thuốc có thể không cháy được nữa.
Cũng khong nên lắp châm thuốc của các loại xe khác nhau vào xe mình vì có thể làm cháy cầu chì trong mạch điện.
Khoá khoang chứa đồ:
Ở một số model xe, khoang chứa đồ có khoá điện. Khi nhấn nút mở khoá mà không mở được thì đừng vội tìm xem cầu chì có bị cháy hay không. Chỉ cần mở lắp hộp, kiểm tra xem có nút ấn để chốt khoá điện không và nút đó đã bị ấn xuống chưa.
----
Bài này em st được,các bác còn kinh nghiệm nào nữa xin chỉ giáo thêm:^)
Chỉnh sửa cuối: