Trẻ con viết chữ (O, A...) cũng phải từ bảng đen đến dòng kẻ ô-ly. Thợ xây cũng gọi "dây thày, thước thợ'' đấy thôi. Mỗi người đều có cách riêng, miễn sao khi ra đường lái xe an toàn là được.
- Khi nhận xe bạn nên kiểm tra. Tuy rằng trước hôm thi, hội đồng và thanh tra đã kiểm tra đủ nhưng cẩn thận vẫn hơn, tránh rủi ro hy hữu ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả. Nếu thấy có lỗi về xe phải yêu cầu hội đồng chấm thi đổi ngay. Bạn nên kiểm tra lốp còn đủ hơi, kiểm tra gương ngoài có đạt yêu cầu không, nhiều xe do các học viên dùng chung, không biết cách sử dụng dễ bị gẫy lẫy điều khiển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bài thi.
Vào trong xe, kiểm tra lại gương lần nữa. Thử côn phanh ga số, bật tắt chìa khóa điện một hai lần, kiểm tra đồng hồ vòng tua có hoạt động...Ok! Ký phiếu nhận xe.
Trước khi vào bài thi phải điều chỉnh ghế lái, chỉnh lại gương ngoài cho hơi cúp xuống, sao cho nhìn thấy lốp sau và vạch kẻ đường. Gương giữa phải bao quát được phía sau với góc nhìn rộng nhất. Không quên nhai kẹo cao su để giảm bớt căng thẳng. Nhớ dành một cái dán vào vị trí mà thường ngày các thầy vẫn dán băng dính để xác định cữ khi dừng xe ở bài dừng xe đúng vạch có tính điểm. Nhớ thắt dây an toàn trước khi xuất phát, nếu không muốn bị mất 5 điểm.
- Những bài nào, chỗ nào cần xi-nhan là phải nhớ.
- Bài ''Dừng và khởi hành ngang dốc'' là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất. Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, nên sâu ga hơn một chút để có đà. Gần đến vạch dừng chừng 10 m, cắt côn, rà phanh, khi ''kẹo cao su'' trùng với vạch dừng thì đạp phanh dừng hẳn. Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).
Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.
Nếu thấy trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa. (xe trôi quá 50 cm là đi về). Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn tắt, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề-pa (quá 30s cũng đi về).
- Bài ''Lái xe qua vết bánh xe" và trước khi vào bài "ghép xe vào nơi đỗ" đều phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề.
-Bài ''Qua đường hẹp vuông góc" và bài "Lái xe qua đường vòng quanh co" thì nên lái thật chậm, cần thiết thì đỡ nửa côn cho xe giảm tốc độ xuống đến mức có thể. Nhớ hai bài này phải bám lưng, cẩn thận bánh sau đè vạch.
- Bài ''Ghép vào nơi đỗ". Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến. Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở của chuồng thì đánh hết lái sang phải. Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với ''kẹo cao su" thì trả lại lái hai vòng. Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch. Xe cũng đã thẳng lái.
Toàn bộ xe chếch so với mặt ngang của cửa chuồng một góc 45 độ. Lúc này quá đơn giản. Đạp hết côn, móc số lùi, vừa lùi vừa đánh lái sang trái 1,5 vòng. Khi tay gương ngang bằng với cửa chuồng, tức là đã tương đối cân xe, chỉ việc trả lại lái về bên phải 1,5 vòng. Lúc này đã thẳng lái, nằm cân giữa chuồng (kiểm tra lại bằng gương chiếu hậu). Tiếp tục lùi thật chậm cho đến khi nghe thấy tiếng bíp thì côn, phanh dừng xe. Trả lại số 1 tiến ra....
- Một điểm chú ý nữa là khi thấy xe khác đã vào bài thi của từng bài, tức là họ đã vào vạch tính điểm của bài đó rồi thì tuyệt đối không bám theo. Nếu bám theo sát họ, họ bị lỗi trừ điểm vì đè vạch thì xe bạn cũng bị trừ oan theo. Ngược lại xe bạn bị đè vạch thì xe trên cũng bị trừ oan, nếu hai xe quá gần nhau, đều nằm trong vạch tính điểm.
- Các bài khác thì đơn giản rồi. Cố gắng đừng để bị trừ điểm vì lỗi vớ vẩn.
Bạn nên nhớ, cái gì mới mà chẳng khó. Trước khi trở thành họa sĩ, họ cũng phải dùng que đo, dây rọi để dựng hình. Thành họa sĩ thì mới dùng ''cảm giác'', cảm xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa...
Trẻ con viết chữ (O, A...) cũng phải từ bảng đen đến dòng kẻ ô-ly. Thợ xây cũng gọi "dây thày, thước thợ'' đấy thôi. Mỗi người đều có cách riêng, miễn sao khi ra đường lái xe an toàn là được.
- Khi nhận xe bạn nên kiểm tra. Tuy rằng trước hôm thi, hội đồng và thanh tra đã kiểm tra đủ nhưng cẩn thận vẫn hơn, tránh rủi ro hy hữu ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả. Nếu thấy có lỗi về xe phải yêu cầu hội đồng chấm thi đổi ngay. Bạn nên kiểm tra lốp còn đủ hơi, kiểm tra gương ngoài có đạt yêu cầu không, nhiều xe do các học viên dùng chung, không biết cách sử dụng dễ bị gẫy lẫy điều khiển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bài thi.
Vào trong xe, kiểm tra lại gương lần nữa. Thử côn phanh ga số, bật tắt chìa khóa điện một hai lần, kiểm tra đồng hồ vòng tua có hoạt động...Ok! Ký phiếu nhận xe.
Trước khi vào bài thi phải điều chỉnh ghế lái, chỉnh lại gương ngoài cho hơi cúp xuống, sao cho nhìn thấy lốp sau và vạch kẻ đường. Gương giữa phải bao quát được phía sau với góc nhìn rộng nhất. Không quên nhai kẹo cao su để giảm bớt căng thẳng. Nhớ dành một cái dán vào vị trí mà thường ngày các thầy vẫn dán băng dính để xác định cữ khi dừng xe ở bài dừng xe đúng vạch có tính điểm. Nhớ thắt dây an toàn trước khi xuất phát, nếu không muốn bị mất 5 điểm.
- Những bài nào, chỗ nào cần xi-nhan là phải nhớ.
- Bài ''Dừng và khởi hành ngang dốc'' là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất. Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, nên sâu ga hơn một chút để có đà. Gần đến vạch dừng chừng 10 m, cắt côn, rà phanh, khi ''kẹo cao su'' trùng với vạch dừng thì đạp phanh dừng hẳn. Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).
Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.
Nếu thấy trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa. (xe trôi quá 50 cm là đi về). Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn tắt, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề-pa (quá 30s cũng đi về).
- Bài ''Lái xe qua vết bánh xe" và trước khi vào bài "ghép xe vào nơi đỗ" đều phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề.
-Bài ''Qua đường hẹp vuông góc" và bài "Lái xe qua đường vòng quanh co" thì nên lái thật chậm, cần thiết thì đỡ nửa côn cho xe giảm tốc độ xuống đến mức có thể. Nhớ hai bài này phải bám lưng, cẩn thận bánh sau đè vạch.
- Bài ''Ghép vào nơi đỗ". Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến. Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở của chuồng thì đánh hết lái sang phải. Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với ''kẹo cao su" thì trả lại lái hai vòng. Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch. Xe cũng đã thẳng lái.
Toàn bộ xe chếch so với mặt ngang của cửa chuồng một góc 45 độ. Lúc này quá đơn giản. Đạp hết côn, móc số lùi, vừa lùi vừa đánh lái sang trái 1,5 vòng. Khi tay gương ngang bằng với cửa chuồng, tức là đã tương đối cân xe, chỉ việc trả lại lái về bên phải 1,5 vòng. Lúc này đã thẳng lái, nằm cân giữa chuồng (kiểm tra lại bằng gương chiếu hậu). Tiếp tục lùi thật chậm cho đến khi nghe thấy tiếng bíp thì côn, phanh dừng xe. Trả lại số 1 tiến ra....
- Một điểm chú ý nữa là khi thấy xe khác đã vào bài thi của từng bài, tức là họ đã vào vạch tính điểm của bài đó rồi thì tuyệt đối không bám theo. Nếu bám theo sát họ, họ bị lỗi trừ điểm vì đè vạch thì xe bạn cũng bị trừ oan theo. Ngược lại xe bạn bị đè vạch thì xe trên cũng bị trừ oan, nếu hai xe quá gần nhau, đều nằm trong vạch tính điểm.
- Các bài khác thì đơn giản rồi. Cố gắng đừng để bị trừ điểm vì lỗi vớ vẩn.
Bạn nên nhớ, cái gì mới mà chẳng khó. Trước khi trở thành họa sĩ, họ cũng phải dùng que đo, dây rọi để dựng hình. Thành họa sĩ thì mới dùng ''cảm giác'', cảm xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa...
Trẻ con viết chữ (O, A...) cũng phải từ bảng đen đến dòng kẻ ô-ly. Thợ xây cũng gọi "dây thày, thước thợ'' đấy thôi. Mỗi người đều có cách riêng, miễn sao khi ra đường lái xe an toàn là được.