Nói đến các vụ hôn nhau liên hoàn, chắc chắn các cụ thường nghĩ tới các cụ dính chùm ba, bốn xe hoặc thậm chí sáu, bẩy chiếc lần lượt hôn mít nhau. Vậy tại sao khi hôn mít, lại thường dính nhiều xe?
Theo em có mấy lý do như sau:
-Nếu xe trước phanh (không có chướng ngại vật), xe sau cũng phanh gần như cùng lúc (do chú ý quan sát đèn phanh xe trước), như vậy 2 xe không có khả năng va chạm do chúng có cùng quãng đường phanh (hoặc hơn kém chút xíu, không dẫn tới va chạm). Nhưng nếu xe sau không để ý, hơi nhãng ra nói chuyện hoặc nhìn ngó sang ngang, thực hiện phanh chậm thêm 1 – 2 giây thì sự va chạm hầu như không tránh khỏi.
- Nếu xe trước phanh quá gấp, thậm chí có chướng ngại vật, quãng đường phanh sẽ ngắn hơn bình thường (do vừa bị cản bởi phanh, vừa bị cản bởi chướng ngại vật), xe sau kể cả bám đúng cự ly vẫn có thể va chạm do quãng đường phanh của xe sau sẽ dài hơn của xe trước.
- Một khi đã có va chạm của 2 xe đầu, các xe sau đều dễ dính do quãng đường phanh (chính xác hơn là quãng đường dừng) ngắn hơn quãng đường phanh bình thường nhiều. Ví dụ, 3 xe A, B, C đi nối tiếp nhau và cho rằng quãng đường phanh của 3 xe đều là 30m. Nếu chúng đi cách nhau 20m, khi xe A phanh, nó sẽ bị trôi thêm 30m kể từ khi dận phanh. Xe B dận phanh chậm hơn 1 giây, coi như đi thêm 10m và cộng thêm quãng đườn phanh 30m, như vậy B sẽ cách A 10m. Tương tự C cũng cách B 10m. Nhưng nếu A bị đâm vào chướng ngại vật, quãng đường dừng khi đó chỉ là 10m, và như vậy B sẽ đâm A và C cũng sẽ đâm B và cứ thế với các xe D, E... Nếu B, C và các xe sau quan sát tốt từ xa, có thể dự đoán được tình hình của xe A và phanh trước, khả năng va chạm sẽ giảm đi nhiều..
- Các lỗi do chủ quan, xử lý kém.. ví dụ như xe trước không có đèn phanh (nhất là xe tải), phản ứng phanh chậm hoặc kỹ năng phanh kém (ấn là ấn lút sàn, xe dễ bị drift và quay, thậm chí lật) hay thậm chí xe cuối cùng bị điên, đạp ga húc vào các xe trước và gây nên cảnh dồn toa.
Kinh nghiệm rút ra:
- Luôn giữ khoảng cách an toàn
- Luôn chú ý tập trung vào xe trước, nhất là khi khoảng cách gần, kể cả trong phạm vi an toàn.
- Nếu có thể, nhận định các tình huống xa hơn xe trước. Ví dụ nếu nhìn thấy một chiếc xe đang quay đầu từ xa, ta có thể giảm ga trước khi xe trước sáng đèn phanh.
- Chú ý đèn phanh phải đầy đủ
- Nếu quan sát thấy xe sau bám hơi gần, nhấp nhẹ phanh để cho đèn phanh sáng nhằm cảnh báo.
- Không đi sau xe to làm khuất tầm nhìn. Nếu bị dính vào tình huống đó, tìm cách vượt, nếu không vượt được thì dãn cự ly hơn bình thường.
Một vụ dồn toa do xe điên sau cùng húc lên các xe trước khi đang bị tắc đường trong tp HCM
Theo em có mấy lý do như sau:
-Nếu xe trước phanh (không có chướng ngại vật), xe sau cũng phanh gần như cùng lúc (do chú ý quan sát đèn phanh xe trước), như vậy 2 xe không có khả năng va chạm do chúng có cùng quãng đường phanh (hoặc hơn kém chút xíu, không dẫn tới va chạm). Nhưng nếu xe sau không để ý, hơi nhãng ra nói chuyện hoặc nhìn ngó sang ngang, thực hiện phanh chậm thêm 1 – 2 giây thì sự va chạm hầu như không tránh khỏi.
- Nếu xe trước phanh quá gấp, thậm chí có chướng ngại vật, quãng đường phanh sẽ ngắn hơn bình thường (do vừa bị cản bởi phanh, vừa bị cản bởi chướng ngại vật), xe sau kể cả bám đúng cự ly vẫn có thể va chạm do quãng đường phanh của xe sau sẽ dài hơn của xe trước.
- Một khi đã có va chạm của 2 xe đầu, các xe sau đều dễ dính do quãng đường phanh (chính xác hơn là quãng đường dừng) ngắn hơn quãng đường phanh bình thường nhiều. Ví dụ, 3 xe A, B, C đi nối tiếp nhau và cho rằng quãng đường phanh của 3 xe đều là 30m. Nếu chúng đi cách nhau 20m, khi xe A phanh, nó sẽ bị trôi thêm 30m kể từ khi dận phanh. Xe B dận phanh chậm hơn 1 giây, coi như đi thêm 10m và cộng thêm quãng đườn phanh 30m, như vậy B sẽ cách A 10m. Tương tự C cũng cách B 10m. Nhưng nếu A bị đâm vào chướng ngại vật, quãng đường dừng khi đó chỉ là 10m, và như vậy B sẽ đâm A và C cũng sẽ đâm B và cứ thế với các xe D, E... Nếu B, C và các xe sau quan sát tốt từ xa, có thể dự đoán được tình hình của xe A và phanh trước, khả năng va chạm sẽ giảm đi nhiều..
- Các lỗi do chủ quan, xử lý kém.. ví dụ như xe trước không có đèn phanh (nhất là xe tải), phản ứng phanh chậm hoặc kỹ năng phanh kém (ấn là ấn lút sàn, xe dễ bị drift và quay, thậm chí lật) hay thậm chí xe cuối cùng bị điên, đạp ga húc vào các xe trước và gây nên cảnh dồn toa.
Kinh nghiệm rút ra:
- Luôn giữ khoảng cách an toàn
- Luôn chú ý tập trung vào xe trước, nhất là khi khoảng cách gần, kể cả trong phạm vi an toàn.
- Nếu có thể, nhận định các tình huống xa hơn xe trước. Ví dụ nếu nhìn thấy một chiếc xe đang quay đầu từ xa, ta có thể giảm ga trước khi xe trước sáng đèn phanh.
- Chú ý đèn phanh phải đầy đủ
- Nếu quan sát thấy xe sau bám hơi gần, nhấp nhẹ phanh để cho đèn phanh sáng nhằm cảnh báo.
- Không đi sau xe to làm khuất tầm nhìn. Nếu bị dính vào tình huống đó, tìm cách vượt, nếu không vượt được thì dãn cự ly hơn bình thường.
Một vụ dồn toa do xe điên sau cùng húc lên các xe trước khi đang bị tắc đường trong tp HCM
Chỉnh sửa cuối: